Tạo Động Lực Thúc Đẩy Giảng Viên Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Chủ Động, Tích Cực Tham Gia Bảo Vệ Nền Tảng Tư Tưởng Của Đảng


phát triển tư duy lý luận và tích lũy tri thức của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Làm cho trình độ tri thức khoa học không theo kịp yêu cầu đổi mới toàn diện và đồng bộ nội dung, phương pháp giảng dạy và yêu cầu chung của nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay.

4.3.2. Tạo động lực thúc đẩy giảng viên khoa học xã hội và nhân văn chủ động, tích cực tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Thứ nhất, bảo đảm thông tin, tư liệu, phương tiện làm việc và các điều kiện cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Công tác thông tin tư liệu là điều kiện quan trọng, phục vụ trực tiếp cho nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Kịp thời cung cấp thông tin chính diện, phản diện; xây dựng môi trường thông tin thật sự hấp dẫn, đầy đủ, kịp thời và giữ vững định hướng chính trị trong cung cấp nguồn thông tin, tư liệu. Đây là kênh thông tin chính thức và chủ yếu để giảng viên khoa học xã hội và nhân văn tiếp cận, phát hiện vấn đề cần đấu tranh, cần bảo vệ. Do đó, thông tin thường xuyên cập nhật, chính thống và có chất lượng cao, tạo khả năng cho giảng viên có thêm những luận cứ, luận chứng khoa học để khẳng định hay phủ định một nội dung luận điểm nào đó của các thế lực thù địch.

Giảng viên khoa học xã hội và nhân văn cần cần tiếp cận nhiều nguồn tài liệu cả chính thống và không chính thống; cập nhật, bổ sung, cấp phát các loại sách, báo, tạp chí, tài liệu, cả những tài liệu, bản tin đặc biệt hàng ngày dành cho cán bộ lãnh đạo các khoa, các bộ môn. Quá trình tiếp cận thông tin, nhất là thông tin phản diện, trái chiều đòi hỏi giảng viên tỏ rõ bản lĩnh chính trị, khả năng tự định hướng tư tưởng; từ đó, có quan điểm đúng, với lý lẽ thuyết phục, kiên quyết đấu tranh bác bỏ những cách biện giải vô lý, sai trái của các thế lực thù địch.


Đảng ủy, ban giám đốc (ban giám hiệu), các khoa giáo viên, trực tiếp là giảng viên cần đầu tư, nghiên cứu, bản chất, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch qua các kênh thông tin khác nhau. Có kế hoạch bám sát các cơ quan nghiệp vụ thuộc Ban Chỉ đạo 35 Quân ủy Trung ương, Tổng cục II, Bộ Tư lệnh 86, Cục Tuyên huấn, Cục Bảo vệ An ninh quân đội Tổng cục Chính trị, các cơ quan chức năng thuộc Hội đồng Lý luận Trung ương, Tổng cục Chính trị để phổ biến thông tin chuyên đề cho các đối tượng, đặc biệt là giảng viên khoa học xã hội và nhân văn. Có kế hoạch mời các chuyên gia cao cấp đến thông tin, thông báo tình hình về những vấn đề mà các thế lực thù địch đang tập trung chống phá; tổ chức tập huấn, giới thiệu nội dung, phương pháp viết bài đấu tranh để từng bước bổ sung kỹ năng, phương pháp cho giảng viên biết cách vận dụng vào từng hình thức, phương pháp cụ thể trong đấu tranh; tổ chức giới thiệu sách, tài liệu theo chuyên đề, tạo điều kiện cho giảng viên thuận lợi trong khai thác, tiếp thu và xử lý thông tin.

Phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của ban chỉ đạo 35 các cấp trong quân đội, cơ quan chức năng của các học viện, trường sĩ quan quân đội. Các cơ quan này là nòng cốt trong bảo đảm thông tin và định hướng chính trị cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Thông tin cần bảo đảm sâu sắc, hệ thống, chất lượng, thiết thực, kịp thời và hiệu quả ngày càng cao, cần nâng cao chất lượng hệ thống mạng, thư viện điện tử. Cùng với cung cấp thông tin, tư liệu, tài liệu đầy đủ, cần bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho giảng viên. Tiếp tục trang bị thêm các phương tiện nghe nhìn, khai thác thông tin hiện đại (hệ thống mạng, máy tính…) để tra cứu, lấy thông tin phục vụ giảng viên làm việc. Có quy chế sử dụng, phương tiện kỹ thuật phục vụ nhiệm vụ đấu tranh phù hợp, sát với đặc điểm tình hình, bảo đảm tính nguyên tắc trong quản lý, khai thác các nguồn tư liệu mật; bảo đảm những thông tin cần thiết, tạo điều kiện giúp


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

giảng viên tham gia đấu tranh, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Bản thân giảng viên cần chủ động, tự giác học tập nâng cao khả năng, kỹ năng sử dụng các phương tiện thông tin; đẩy mạnh các hoạt động tra cứu tài liệu bằng nhiều hình thức. Mua sắm bảo đảm phương tiện, máy tính, trang thiết bị kỹ thuật, phục vụ, mở các phòng đọc chuyên dùng, phòng đọc hạn chế, máy chiếu, Internet. Xây dựng thư viện phần mềm, kết nối với thư viện của các cơ quan dân chính Đảng, thư viện Quốc gia..., phục vụ giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học gắn với đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Tổ chức khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin của các trung tâm thông tin thư viện lớn của Nhà nước, Bộ Quốc phòng, thư viện các học viện, trường sĩ quan, viện nghiên cứu, thông qua các mạng nội bộ, tuân thủ nguyên tắc về giữ bí mật quân sự, bí mật quốc gia.

Thứ hai, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, chế độ đãi ngộ đối với giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cơ chế, chính sách đối với nhà giáo quân đội nói chung và giảng viên

Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay - 18

khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội nói riêng có một vị trí đặc biệt quan trọng. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Quân đội mạnh là nhờ giáo dục khéo, nhờ chính sách đúng và nhờ kỷ luật nghiêm” [90, tr. 483]. Muốn phát huy vai trò của giảng viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng cần đổi mới, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách. Chính sách nào chưa rõ ràng, chưa phù hợp với sự phát triển của tình hình thực tiễn, cần điều chỉnh, sửa đổi; nội dung nào còn thiếu bổ sung cho đủ, đúng và phù hợp. Đó là hành lang pháp lý; là động lực giúp giảng viên khoa học xã hội và nhân văn yên tâm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Phát huy tối đa năng lực, trí tuệ tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm của giảng viên trong đấu tranh chống những quan điểm phản động, thù địch, góp phần bảo vệ vững chắc hệ tư tưởng của Đảng.


Các học viện, trường sĩ quan quân đội cần cụ thể hóa những chính sách, chế độ đãi ngộ trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; quan tâm tạo điều kiện mọi mặt để động viên, khuyến khích giảng viên tham gia tích cực vào nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Quân đội kịp thời bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện chế độ tiền lương, tiền phụ cấp đứng lớp, phụ cấp vượt giờ, tiền nước uống, tiền phục vụ thông tin, tiền nghiên cứu khoa học, viết tài liệu, giáo trình, cho phù hợp với tình hình mới. Ngoài các chính sách mang tính đặc thù trên, giảng viên khoa học xã hội và nhân văn cần được quan tâm hơn các chính sách về nhà ở, chính sách hậu phương quân đội, chính sách phục viên, nghỉ hưu (nhưng vẫn là cộng tác viên cho các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng).

Các chính sách được đề cập trên có nội dung đã được Nhà nước ban hành, đã được triển khai thực hiện, nhưng có những chính sách trong quân đội chưa áp dụng hoặc có loại chưa nằm trong hệ thống chính sách chung, song vì mục đích nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quân đội vẫn cần các học viện, trường sĩ quan quân đội nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện. Bên cạnh các chính sách nêu trên, cần quan tâm đến chính sách bảo đảm điều kiện làm việc, sinh hoạt học tập, nghiên cứu riêng đặc thù cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn tham gia đấu tranh phản bác cac quan điểm sai trái, thù địch, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng (tài liệu; tham quan trao đổi học thuật với đồng nghiệp trong và ngoài nước). Nghiên cứu thực hiện tốt các chính sách về đào tạo, bồi dưỡng trong nước và nước ngoài.

Có chính sách ưu đãi nâng lương, kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ; tặng thưởng các danh hiệu; thăng quân hàm trước niên hạn, vận dụng đề bạt quân hàm cao hơn so với trần quân hàm theo chức danh giảng viên đối với những giảng viên khoa học xã hội và nhân văn có thành tích đặc biệt xuất sắc trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; nghiên cứu đổi mới chế độ phụ cấp trong


thực hiện nhiệm vụ này. Quan tâm đúng mức việc đầu tư kinh phí cho việc biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy liên quan đến bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Có chính sách phù hợp để tập hợp, thu hút giảng viên đã nghỉ hưu, nhất là các chuyên gia trên lĩnh vực này tham gia cộng tác viên, bổ sung lực lượng bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

4.4. Tích cực hóa nhân tố chủ quan của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Nhóm giải pháp này có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm khơi dậy, chuyển hóa những yêu cầu khách quan của các chủ thể thành nhu cầu tự thân, tự phát huy vai trò của mình trong tự học, tự rèn của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội; sử dụng những tiềm năng về nhận thức, trách nhiệm, phẩm chất, năng lực, bản lĩnh chính trị, trình độ lý luận và kỹ năng đấu tranh vào bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Đây là giải pháp quyết định, suy đến cùng, đối với việc phát huy vai trò của đội ngũ này trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

4.4.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Thứ nhất, xác định rõ mục đích, động cơ và thái độ, trách nhiệm trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Đây là biện pháp quan trọng hàng đầu, quyết định hiệu quả nâng cao nhận thức, trách nhiệm của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn. Bởi lẽ mục đích, động cơ và thái độ, trách nhiệm đúng đắn là điều kiện quan trọng để giảng viên khoa học xã hội và nhân văn phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo cũng như lòng say mê trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trong đấu tranh. Từ nhận thức tốt sẽ xác định rõ mục đích trong đấu tranh; tạo động lực, động cơ, thái độ tốt, từ đó chuyển hóa thành ý chí quyết tâm cao,


khắc phục mọi khó khăn, thử thách kiên quyết đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch. Mỗi giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội cần xác định rõ việc tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng vừa là nhiệm vụ; vừa là vinh dự, trách nhiệm lớn lao của mình đối với sự nghiệp xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, đối với Tổ quốc, Đảng, Nhà nước và nhân dân. Để góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, giảng viên khoa học xã hội và nhân văn không đơn thuần chỉ là có mục đích, động cơ và thái độ đúng đắn, quan trọng hơn là chuyển hóa nó thành nhận thức tốt, trách nhiệm cao trong thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, đấu tranh tư tưởng, lý luận. Mỗi giảng viên khoa học xã hội và nhân văn cần đặt ra những yêu cầu cụ thể cho bản thân, xây dựng thành kế hoạch làm việc có nền nếp, biến những yêu cầu bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tiềm thức, trong tâm thế thành nhu cầu nội tại trong mỗi người; thành lòng đam mê đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Thứ hai, tiếp tục xây dựng và tổ chức thực hiện nghiêm kế hoạch giảng dạy, nghiên cứu khoa học gắn với đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch giảng dạy, nghiên cứu khoa

học và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch là khâu quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Do vậy, giảng viên khoa học xã hội và nhân văn cần có kế hoạch bồi dưỡng, tự bồi dưỡng, thực hiện các nhiệm vụ này theo từng giai đoạn, từng chủ đề, từng nội dung do các học viện, trường sĩ quan quân đội đặt ra. Kế hoạch giảng dạy, nghiên cứu khoa học và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch cần cụ thể, thiết thực, bao gồm mục tiêu, yêu cầu, nội dung và biện pháp cụ thể; mục tiêu yêu cầu đề ra sát thực, có cơ sở khoa học, chỉ tiêu phấn đấu toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, bám sát nhiệm vụ đơn vị và vai trò, chức trách,


nhiệm vụ của người giảng viên khoa học xã hội và nhân văn. Nội dung kế hoạch cần tập trung nâng cao nhận thức, trách nhiệm; đảm bảo thiết thực, hiệu quả; trong đó cần tập trung vào mục đích, động cơ và thái độ đúng đắn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Việc xác định thời gian, nội dung trong kế hoạch cần cụ thể, tránh tình trạng xây dựng kế hoạch một cách chung chung, mang tính hình thức, làm cho xong, cho có để đối phó.

Lãnh đạo, chỉ huy ở các học viện, trường sĩ quan quân đội cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá quá trình xây dựng và thực hiện nội dung, chương trình trong kế hoạch giảng dạy, nghiên cứu khoa học gắn với đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn. Mục đích là để tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, củng cố thế giới quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng trong xem xét và thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

4.4.2. Nâng cao bản lĩnh chính trị của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội

Thứ nhất, nhận thức đúng vị trí, vai trò, tầm quan trọng bản lĩnh chính trị của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Bản lĩnh chính trị của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn là kết quả của một quá trình trải nghiệm, rèn luyện và sự tự nhận thức đúng vai trò của mình trong hoạt động sư phạm. Nếu bản lĩnh chính trị không kiên định, vững vàng, giảng viên sẽ dễ bị dao động, hoặc bị cám dỗ bởi mặt trái của nền kinh tế thị trường, bị mua chuộc, đe dọa của các thế lực thù địch, phản động; sự lôi kéo của các đối tượng dẫn đến “tự diễn biến”, “tư chuyển hóa”. Do đó, giảng viên khoa học xã hội và nhân văn không chỉ cần có trình độ tri thức lý luận, năng lực, phương pháp tư duy khoa học tốt mà còn phải có bản lĩnh chính


trị vững vàng để tích cực tham gia đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Giảng viên khoa học xã hội và nhân văn cần chủ, động tích cực tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị, nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm đối công việc được giao. Tự rèn luyện để có niềm tin vững chắc, có tầm quan trọng trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; tin vào khả năng vượt qua khó khăn, gian khổ, vươn lên hoàn thành nhiệm vụ, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. Mỗi giảng viên cần biến quá trình tự giáo dục, rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng, thành hoạt động tự giác trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Bản lĩnh chính trị được biểu hiện ở ý trí quyết tâm, sự tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm của giảng viên trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, tham gia đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Nếu giảng viên nhận thức đúng vai trò của bản lĩnh chính trị thì tính chủ động, tích cực trong đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch được nâng cao. Điều đó sẽ góp phần đầy lùi các nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ. Bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng là cơ sở, nền tảng tạo nên sức mạnh, giúp họ vượt qua khó khăn, vất vả trong cuộc sống để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Thứ hai, phát huy tính tích cực, sáng tạo trong tự học, tự rèn của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn để nắm chắc, hiểu rõ giá trị, bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng luôn chịu sự tác động của các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong tự học, tự rèn để hiểu rõ bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là quá trình nhận thức đúng và giải quyết hài hòa, hiệu quả các mâu thuẫn đang tồn tại trong mỗi giảng viên.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/01/2023