Phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên hiện nay - 2


Uledop đã luận chứng khá sâu sắc dưới góc độ triết học, khẳng định sự tồn tại trọn vẹn của con người, sự phát triển toàn diện của lực lượng sáng tạo, trí tưởng tượng, đời sống tình cảm cũng như đời sống thể lực của con người là các hiện tượng cơ bản của văn hóa.

Hiện nay, khái niệm văn hóa cũng được hiểu hết sức khác nhau. Rodentan định nghĩa văn hóa với nghĩa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà con người đã sáng tạo ra gắn liền với quá trình sản xuất của mình. Fedérico Mayor - Tổng thư ký UNESCO, tiếp cận văn hóa theo nghĩa là toàn bộ diện mạo đặc trưng khắc họa nên bản sắc dân tộc, UNESCO nhìn nhận văn hóa theo nghĩa rộng rãi nhất: đó là một phức thể tinh thần, vật chất, trí thức, tình cảm; khắc họa trên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm, làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội và coi văn hóa là một tổng thể những hệ thống biểu trưng chi phối cách ứng xử và sự giao tiếp trong cộng đồng, khiến cộng đồng ấy có đặc thù riêng; Bao gồm hệ thống những giá trị để đánh giá một sự việc, một hiện tượng theo cộng đồng ấy.

Quán triệt quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa, nghiên cứu của các tác giả: Phan Ngọc (2005), trong cuốn “Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới”[93], cho rằng văn hóa là dấu ấn của một cộng đồng “lên mọi hiện tượng tinh thần, vật chất, mọi sản phẩm của thể cộng đồng này từ tín ngưỡng, phong tục cho đến cả sản phẩm công nghiệp bán ra thị trường” [93, tr. 16]; Trường Lưu (1998) với cuốn “Văn hóa đạo đức và tiến bộ xã hội”[81]; Trần Ngọc Thêm (1999) với “Cơ sở văn hóa Việt Nam [126]”; Đỗ Huy (2001) với “Cơ sở triết học của văn hóa nghệ thuật Việt Nam Nam [63]; Nguyễn Văn Huyên (2001) với “Văn hóa thẩm mỹ và sự phát triển con người Việt Nam trong thế kỷ mới” [67]; Phan Ngọc (2004) với “Bản sắc văn hóa Việt Nam” [92], “Một nhận thức về văn hóa Việt Nam” [94]… Các quan niệm văn hóa qua những định nghĩa đa dạng của các tác giả nhưng chung quy đều được biểu hiện ở những phương diện như sau:


Thứ nhất, văn hóa tồn tại tổng thể trong những sản phẩm vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, phản ánh cái chân, thiện, mỹ và sự hiện thực của nó thông qua hoạt động sống của con người trong tiến trình lịch sử.

Thứ hai, văn hóa được biểu hiện ra với những chuẩn mực, cách thức ứng xử, phong tục, tập quán, hình thái sinh hoạt vật chất và tinh thần. Những giá trị đó được con người sáng tạo và phát triển trong các mối quan hệ của họ với tự nhiên, xã hội và bản thân, đánh dấu trình độ phát triển của “bản chất người trong lịch sử xã hội”, chi phối trở lại đời sống và hoạt động của con người trong một cộng đồng nhất định.

Thứ ba, bản chất của văn hóa là sáng tạo và nhân văn theo tiêu chí chân, thiện, mỹ của mỗi cộng đồng người. Sự thống nhất giữa cái chân, cái thiện và cái mỹ là quy luật của tiến bộ xã hội về mặt văn hóa. Tiếp cận văn hóa theo các phương diện trên đây có ý nghĩa căn bản để nghiên cứu giá trị văn hóa.

* Về giá trị văn hóa

Về giá trị văn hóa cho đến nay đã có không ít những nghiên cứu, những quan niệm khác nhau. Nghiên cứu của tác giả Echacdon (1987), trong cuốn “Giá trị cuộc sống giá trị văn hóa” [43], cho rằng giá trị văn hóa là tất cả những gì góp phần thúc đẩy sự phát triển năng lực sản xuất của cá nhân và xã hội, cũng như trên lĩnh vực xây dựng các quan hệ xã hội, chính trị, nghệ thuật, khoa học và giáo dục; Tác giả La Quốc Kiệt (2003), trong cuốn “Tu dưỡng đạo đức tư tưởng”[71] đưa ra quan điểm về “giá trị nhân cách”, coi đó là sự thống nhất giữa giá trị bản thân và giá trị xã hội; đưa ra nội dung yêu cầu và con đường bồi dưỡng, xây dựng giá trị nhân cách.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Tác giả Đào Duy Anh (2013) là một trong những học giả đầu tiên ở Việt Nam trình bày giá trị văn hóa dân tộc thành hệ thống. Trong công trình “Việt Nam văn hóa sử cương” [1], ông đã trình bày 7 giá trị có thể coi là bản sắc văn hóa Việt Nam, đó là: Sức ký ức (trí nhớ) tốt, thiên về nghệ thuật và trực


Phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên hiện nay - 2

giác; Ham học, thích văn chương; Ít mộng tưởng (thiết thực); Sức làm việc khó nhọc (cần cù) ở mức ít dân tộc nào bì kịp; Giỏi chịu khổ và hay nhẫn nhục; Chuộng hòa bình, song ngộ sự thì cũng biết hy sinh vì đại nghĩa; Khả năng bắt chước, thích ứng và dung hòa rất tài.

Tác giả Nguyễn Duy Bắc và các cộng sự (2008), trong công trình “Sự biến đổi các giá trị văn hóa trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay” [7] khẳng định: “Giá trị văn hóa là giá trị phản ánh năng lực sáng tạo vươn tới các giá trị nhân văn của con người trong hoạt động thực tiễn xã hội” [7, tr. 277]. Tác giả Hoàng Chí Bảo (2010) trong “Thanh niên với việc chọn nghề để lập thân, lập nghiệp” [7] khẳng định “tính phổ biến, phổ quát của văn hóa - ở đó, con người - dân tộc và nhân loại gặp gỡ nhau, đó chính là chân - thiện - mỹ. Đây là giá trị đích thực, bền vững của một nền văn hóa, của các nền văn hóa, các thời đại văn hóa trong lịch sử nhân loại” [6, tr. 50]. Tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn (1998) trong “Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển [28] cho rằng “khi nói đến giá trị truyền thống thì hàm ý đã muốn nói tới những giá trị tương đổi ổn định, tới những gì là tốt đẹp, là tích cực, là tiêu biểu cho bản sắc văn hóa dân tộc, có khả năng truyền lại qua không gian, thời gian, những gì cần bảo vệ và phát triển” [28, tr. 16]

Công trình của tác giả Trần Văn Giàu (2001) “Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam” [43]. Từ góc độ sử học, triết học và đạo đức học, đã đưa ra những kiến giải sâu sắc và có hệ thống về nguồn gốc cũng như nội dung các giá trị truyền thống đặc thù của dân tộc Việt Nam. Các đức tính tốt đẹp như yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa được tác giả luận giải sâu sắc, trình bày có hệ thống và khoa học với ý nghĩa như một “hằng số”, một bảng giá trị tinh thần của người Việt. Những giá trị đó, theo tác giả đã được định hình ngay từ thời dựng nước, phát triển độc lập, không bị đồng hóa bởi tác động từ bên ngoài.


Tác giả Nguyễn Văn Huyên (1995) với công trình “Một số chuẩn mực giá trị ưu trội khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường” [65]. Tác giả đã phân tích sự chuyển đổi một số giá trị khi nền kinh tế nước ta chuyển từ mô hình quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Những nhận định này hiện nay vẫn tiếp tục diễn ra và có những biến đổi to lớn hơn. Chẳng hạn sự chuyển biến từ tư duy tiểu nông sang tư duy kinh tế hàng hóa, chủ nghĩa bình quân sang kiểu phân phối dựa trên tài năng và cống hiến, giá trị cá nhân không còn bị miệt thị mà được đề cao bên cạnh giá trị cộng đồng, tồn tại hài hòa với giá trị cộng đồng. Đáng chú ý, tác giả nhận định: “Giờ đây cơ chế thị trường đã đề cao tiêu chí giá trị được bổ sung và thậm chí đề cao ý nghĩa thực tế, thực dụng; sự thiên lệch về ý chí và tinh thần đang dần được chuyển ưu tiên cho hoạt động vật chất, đề cao giá trị kinh tế, từ chỗ chỉ trọng nông nay cả được trọng thương; sự giàu có về tinh thần được gia tăng thêm sự giàu có về vật chất” [65, tr. 10].

Các tác giả Nguyễn Văn Tài và Văn Đức Thanh (2010) với công trình “Hệ giá trị văn hóa Thăng Long - Hà Nội trong lịch sử giữ nước của dân tộc” [115]. Các tác giả đã phân tích yếu tố đồng đại và lịch đại, khái quát hệ giá trị quân sự phong phú, có bề dày lịch sử, mang bản sắc dân tộc và đặc trưng Thăng Long - Hà Nội. Chỉ ra những chiến công, sự kiện lịch sử, các nhân vật lịch sử tiêu biểu, những đóng góp có giá trị về mặt quân sự tiêu biểu. Đặt giá trị văn hoá quân sự của Thăng Long Hà Nội trong tương quan với thủ đô các nước. Từ đó, đề xuất một số vấn đề cơ bản về phát huy hệ giá trị văn hoá quân sự đó trong sự nghiệp bảo vệ thủ đô Hà Nội ngày nay.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc xây dựng hệ giá trị Việt Nam trong thời gian dài chưa có sự quan tâm đầy đủ nên chưa hình thành được những cơ sở khoa học cần thiết, gần đây, công trình “Hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại và con đường tới tương lai” của tác giả Trần Ngọc Thêm (2016) [127] đã trình bày vấn đề nghiên cứu này có tính hệ thống. Tác giả nhận định việc xây dựng một hệ giá trị mới phù hợp hơn,


giúp cho quốc gia dân tộc có đủ khả năng miễn dịch, đảm bảo sự phát triển kinh tế phải đi đôi với sự phát triển văn hóa - con người. Theo quy luật phát triển, hệ giá trị mới sẽ tự phát hình thành.

Kỷ yếu hội thảo khoa học “Hệ giá trị văn hóa Việt Nam trong đổi mới hội nhập” (2013), [78] với 47 tham luận, trong đó có 16 tham luận đề cập những vấn đề chung về hệ giá trị văn hóa Việt Nam, 31 tham luận đề cập đến biểu hiện của hệ giá trị văn hóa Việt Nam trong những lĩnh vực cụ thể như đô thị, nông thôn, các loại hình nghệ thuật, văn hóa dân gian, gia đình, dòng họ, cá nhân… bộc lộ sâu sắc bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam.

Các công trình trên đã tiếp cận bản chất của giá trị văn hóa là sáng tạo, luôn tồn tại và phát triển, khẳng định sức sống, trường tồn của văn hóa các dân tộc. Để không chệch khỏi quỹ đạo văn hóa dân tộc, đều nhất thiết phải nắm bắt và khôi phục lại tinh thần gốc của truyền thống trên tinh thần khoan dung văn hóa.

Bằng cách tiếp cận khác nhau, dưới góc độ triết học, quan niệm của các tác giả về giá trị và giá trị văn hóa có điểm thống nhất sau:

Thứ nhất, về thực chất giá trị văn hóa là toàn bộ sự đa dạng của hoạt động người, của các quan hệ xã hội, bao gồm cả những hiện tượng tự nhiên liên quan, nhằm đem lại lợi ích cho con người.

Thứ hai, giá trị văn hóa là toàn bộ thế giới bên trong và bên ngoài con người được hiện hình trong tư duy và tình cảm của con người với tính cách là khuôn thước của sự đánh giá. Giá trị là sự đánh giá được nảy sinh trong quan hệ giữa chủ thể với khách thể, mang ý nghĩa người ở trong đó và luôn mang tính khách quan, nhưng việc sắp xếp, đánh giá thang bậc giá trị lại do chủ quan của con người.

Thứ ba, giá trị văn hóa mang tính lịch sử và được hình thành trong hoạt động của con người, đồng hành với đời sống của con người, giá trị luôn mang tính tích cực và có tính lịch sử bởi lẽ giá trị cũng biến đổi và không ngừng được bồi đắp thêm.


Thứ tư, giá trị văn hóa được coi là cái có ý nghĩa trong một cộng đồng xã hội, trong những điều kiện nhất định đóng vai trò điều tiết mọi hoạt động của con người theo hướng tiến bộ. Giá trị xã hội, thể hiện sự phát triển trình độ người ngay trong con người và cộng đồng, thể hiện dấu ấn chân, thiện, mỹ trong tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần do con người và cộng đồng người sáng tạo ra.

Thứ năm, đưa ra quan niệm giá trị văn hóa như tổng thể các giá trị cuộc sống và làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa các giá trị chân, thiện, mỹ trong xã hội.

Thứ sáu, đưa ra cấu trúc giá trị văn hóa gồm trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kỹ năng, kỹ xảo, thế giới quan, văn hóa chính trị, kiến thức kinh tế, thái độ lao động, kỷ luật lao động, các quy tắc đạo đức, sự phát triển năng khiếu thẩm mỹ và thể lực.

Đó là những luận cứ khoa học, là tiền đề có giá trị nghiên cứu, tiếp thu, vận dụng vào trong luận án, tuy nhiên còn nhiều quan điểm khác nhau, chưa thống nhất về phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên. Đó là những gợi ý cho luận án nghiên cứu.

1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên và giá trị văn hóa dân tộc thiểu số Tây Nguyên

* Các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề văn hóa dân tộc thiểu số

Tác giả Nguyễn Như Ý (1999) trong Đại từ điển tiếng Việt [159] dân tộc thiểu số được hiểu là: “Dân tộc chiếm số ít, so với dân tộc chiếm số đông nhất trong một nước có nhiều dân tộc”. Theo đó, văn hóa dân tộc thiểu số là tổng hợp tất cả những giá trị về vật chất, tinh thần trong đời sống của cộng đồng người dân tộc thiểu số, do cộng đồng dân cư của họ sáng tạo ra trong quá trình sinh tồn và phát triển, theo tiêu chí chân - thiện - mỹ.

Có nhiều nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu về văn hóa dân tộc thiểu số, như: Nhóm tác giả Roy Ellen, Peter Parkes, Alan Bicker (2010) với công trình “Tri thức bản địa về môi trường và những biến đổi Các quan điểm nhân học phê phán” [44]. Đã chỉ ra những đặc điểm phổ biến nhất của tri thức bản


địa như: Mang tính địa phương; Là tri thức được truyền miệng, hoặc được truyền qua hình thức mô phỏng hoặc mô tả; Là hệ quả của các gắn kết thực tế trong đời sống hằng ngày và liên tục được củng cố bằng kinh nghiệm; Có xu hướng là loại kiến thức mang tính thực tiễn và giả thiết - kinh nghiệm nhiều hơn là mang tính lý thuyết đúng nghĩa…

Nhiều tác giả (2009), trong tác phẩm “Tri thức bản địa và văn hóa sinh thái của các dân tộc người thiểu số ở Việt Nam về môi trường và bảo vệ môi trường” [102]. Bao gồm nhiều bài viết, chỉ ra quan niệm về dân tộc bản địa trở thành một vấn đề nổi cộm khi nghiên cứu về văn hóa dân tộc thiểu số, nhất là trong bối cảnh sự di cư, nhập cư, giao lưu tiếp biến văn hóa xảy ra như một xu thế không thể cưỡng lại của tiến trình phát triển văn hóa.

Một nghiên cứu của Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam (1984) “Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Nam)” [127]. Bằng cách tiếp cận dân tộc học và văn hóa học, cuốn sách đã thể hiện được những vấn đề cơ bản về điều kiện tự nhiên, dân cư, ngôn ngữ, lịch sử tộc người, thành phần dân tộc, kinh tế, xã hội, văn hóa, trình bày về từng dân tộc, quá trình các dân tộc tham gia chống chủ nghĩa đế quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội nhằm thực hiện những yêu cầu thực tiễn của đất nước, nhất là những vùng dân tộc thiểu số, cụ thể là những dân tộc ít người đã sinh sống lâu đời tại những tỉnh phía Nam, được quan niệm là cộng đồng người bản địa ở khu vực này.

Tác giả Phan Hữu Dật (2018) với công trình “Một số vấn đề về dân tộc học Việt Nam” [30] Công trình lý giải nguồn gốc của các dân tộc trên thế giới và mối quan hệ đối với các dân tộc ở Việt Nam, lý giải các luồng di cư để kiến tạo nên diện mạo một quốc gia đa dân tộc, đa văn hóa của nước ta qua các thời kỳ đến tận ngày nay. Từ đó có cái nhìn sâu sắc về truyền thống văn hóa của các tộc người ở các địa phương. Đặt văn hóa trong tương quan với sự phát triển, liệu có phải việc lưu lại những giá trị cổ xưa sẽ kéo lùi sự phát triển chung của xã hội?


Tác giả Trương Bi (2011), với cuốn “Lễ hội truyền thống dân tộc Êđê”[15] nghiên cứu bài bản, công phu về hệ thống lễ hội truyền thống của dân tộc Ê Đê. Dù năng suất lao động không cao nhưng văn hóa nương rẫy là đặc điểm nổi bật của gia đình mẫu hệ Ê Đê. Nó là điều kiện cơ bản để tạo nên nghi lễ

- lễ hội vòng đời người và nghi lễ - lễ hội nông nghiệp độc đáo của cộng đồng người Ê Đê trên cao nguyên Đắk Lắk. Đáng chú ý là phần lớn nghi lễ ở Tây Nguyên chỉ có lễ mà không có hội, như lễ bỏ mả, lễ hỏi, lễ cưới, lễ cúng sức khỏe… Do đó, tính lễ ở đây được đề cao, tính hội rất mờ nhạt. Về sau, cùng với quá trình di cư, tính hội ngày càng xâm nhập sâu vào văn hoá Tây Nguyên.

Tác giả Buôn Krông Tuyết Nhung (2012), với cuốn “Văn hóa mẫu hệ qua sử thi Ê đê”[104]. Công trình trên cơ sở khảo sát văn hóa mẫu hệ Ê Đê trong đời sống tộc người, đã tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa mẫu hệ Ê Đê được biểu hiện qua hệ thống đề tài, qua hệ thống nhân vật nữ để đối chiếu văn hóa mẫu hệ qua văn học với thực tiễn, cũng như tìm hiểu, đánh giá sự tiếp nhận văn hóa mẫu hệ của cộng đồng. Khám phá thêm những nét độc đáo của văn hóa mẫu hệ được thể hiện trong sử thi, góp phần khẳng định thêm giá trị lịch sử - văn hóa và chức năng văn hóa - nghệ thuật của sử thi Ê Đê trong xã hội Ê Đê hiện nay, làm cơ sở cho công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Các công trình này đã nghiên cứu công phu, có chiều sâu về các vấn đề xoay quanh nguồn gốc, đời sống, văn hóa, phong tục, tập quán, hướng phát triển và con người của đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam trên cả nước. Cụ thể:

Thứ nhất, nước ta có một nền văn hóa phong phú đa dạng, biểu hiện sâu sắc qua đời sống văn hóa của hệ thống tộc người dân tộc thiểu số.

Thứ hai, mỗi dân tộc đều có lối sống, phong tục tập quán, hình thức canh tác, tín ngưỡng... mang bản sắc riêng, gắn liền với cuộc sống, tập quán và địa hình cư trú.

Thứ ba, văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số đang đứng trước nguy cơ bị “đồng hóa”, hòa tan và mai một. Đặt ra một vấn đề cấp thiết về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/01/2023