Phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên hiện nay - 1

LỜI CAM ĐOAN


Tôi khẳng định đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số liệu, kết quả được trình bày trong luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.


TÁC GIẢ LUẬN ÁN


Mai Thị Trang

MỤC LỤC

Trang

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC



MỞ ĐẦU


5

Chương 1.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN



10

1.1.

Các công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài luận án

10

1.2.

Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình khoa học đã công bố

và những vấn đề đặt ra luận án tập trung giải quyết



24

Chương 2.

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN

HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TÂY NGUYÊN



29

2.1.

Quan niệm phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển

bền vững Tây Nguyên



29

2.2.

Một số nhân tố cơ bản quy định phát huy giá trị văn hóa dân

tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên



52

Chương 3.

PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ

TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TÂY NGUYÊN HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA



71

3.1.

Thực trạng phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát

triển bền vững Tây Nguyên hiện nay



71

3.2.

Dự báo những nhân tố tác động và vấn đề đặt ra đối với phát huy giá

trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên



104

Chương 4.

GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA

DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TÂY NGUYÊN HIỆN NAY



117

4.1.

Nhóm giải pháp nâng cao trách nhiệm và năng lực của các chủ

thể đối với phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững tây nguyên hiện nay



117

4.2.

Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo tồn và phát triển

giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên hiện nay



132

4.3

Nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả các hoạt động định hướng giá trị văn hoá dân tộc thiểu số vào thực tiễn phát triển bền vững

Tây Nguyên



141

KẾT LUẬN


157

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ

CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN


159

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

160

PHỤ LỤC


172

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên hiện nay - 1


MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài luận án

Tây Nguyên là vùng chiến lược trọng yếu của quốc gia trong kháng chiến cũng như trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Là vùng cao nguyên đất đỏ, có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, với một kho tàng văn hoá đầy bí ẩn và đa sắc màu, sinh động trong sự thống nhất với văn hóa các dân tộc khác của nước ta. Kho tàng văn hoá đấy, đã tạo nên những giá trị văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên độc đáo. Đó là: Thứ nhất, khai thác và ứng xử hài hoà với môi trường tự nhiên, có sự thích ứng cao với các điều kiện, hoàn cảnh sống, biểu hiện qua tâm thức rừng và phương thức canh tác vừa khai thác vừa giữ gìn được rừng của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên; Thứ hai, điều tiết các quan hệ xã hội trong sự ổn định hài hoà, biểu hiện qua thiết chế buôn làng tự quản với hệ thống luật tục và toà án phong tục của tộc người dân tộc thiểu số Tây Nguyên; Thứ ba, tính phong phú, đa dạng, độc đáo, sáng tạo, biểu hiện qua các hoạt động nghệ thuật dân gian đa sắc màu và tay nghề thủ công khéo léo của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên; Thứ tư, tính cố kết cộng đồng, đề cao buôn làng trong hoạt động tín ngưỡng, lễ hội phong phú và trong hệ thống kiến trúc của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Thứ năm, đề cao vai trò của người phụ nữ trong văn hoá mẫu hệ vẫn còn ghi dấu ấn trong xã hội hiện đại.

Trong bối cảnh mới, sự nghiệp đổi mới toàn diện ở nước ta nói chung và Tây Nguyên nói riêng, đều hướng đến mục tiêu cơ bản là bảo đảm phát triển bền vững. Trên thế giới, nhiều nước lựa chọn con đường, cách thức phát triển kinh tế theo lý thuyết phát triển gắn với chấp nhận hy sinh môi trường, hy sinh sự ổn định xã hội và đã phải trả giá đắt. Quá trình tìm tòi, nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra một thực tế, phát triển hiện nay phải mang đặc trưng của phát triển bền vững và là một trong những cơ sở khoa học cho phát triển ấy phải là văn hoá. Trong xu hướng chung đó, Đảng ta đã kịp thời có các quan điểm cụ thể về văn hóa và vai trò văn hóa đối với


phát triển bền vững. Xét đến cùng, văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

Phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên, là quá trình các chủ thể có nhận thức đầy đủ về các giá trị văn hoá, từ đó tiến hành bảo tồn, phát triển các giá trị văn hoá đó. Sau đó, thông qua các hoạt động cụ thể, định hướng các giá trị đó vào trong thực tiễn phát triển bền vững Tây Nguyên. Quá trình này trước mắt đã thu được những thành tựu nhất định. Các chủ thể đã nhìn nhận, hiểu đúng được về vai trò của giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên. Thực hiện bảo tồn có hiệu quả các giá trị văn hoá của vùng, qua đó phát triển có chọn lọc các giá trị đó để phù hợp với xu hướng chung của thời đại. Trên cơ sở đó, đã định hướng các giá trị văn hoá dân tộc thiểu số vào trong các trụ cột của phát triển bền vững như kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan, mà quá trình nhận thức của các chủ thể vẫn chưa được đồng đều, hoạt đồng bảo tồn đáp ứng được số lượng, nhưng vẫn vấp phải một số hạn chế về chất lượng. Quá trình định hướng các giá trị văn hoá dân tộc thiểu số vào trong phát triển bền vững vẫn chưa khai thác được hết các thế mạnh của giá trị văn hoá, vào phát triển kinh tế, ổn định xã hội và môi trường Tây Nguyên.

Để quá trình phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số vào phát triển bền vững Tây Nguyên được hiểu quả. Cần phải tập trung thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp thiết thực. Như nâng cao trách nhiệm và năng lực của các chủ thể đối với phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên; nâng cao chất lượng hoạt động bảo tồn và phát triển giá trị văn hoá dân tộc thiểu số; nâng cao hiệu quả các hoạt động định hướng giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên.

Nghiên cứu về phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên chính là cung cấp cơ sở lý luận, thực tiễn, và những luận cứ khoa học, để thống nhất nhận thức, nhằm định hướng giá trị văn hoá dân tộc thiểu số vào


thực tiễn phát triển bền vững Tây Nguyên. Đồng thời, xác lập được hệ thống các giải pháp đồng bộ, góp phần tạo ra động lực vật chất và tinh thần to lớn, để phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên, là vấn đề mang tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu về giá trị văn hoá, hệ giá trị văn hoá, phát triển bền vững Tây Nguyên, nhưng nhìn tổng quan, chưa có công trình khoa học độc lập nào luận giải một cách hệ thống, cơ bản về phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên.

Do đó, việc lựa chọn đề tài: “Phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ là vấn đề mang ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Luận giải những vấn đề lý luận, thực tiễn và đề xuất giải pháp cơ bản phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên hiện nay.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án;

Làm rõ thực chất và những yếu tố quy định phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên;

Đánh giá thực trạng, dự báo nhân tố tác động và những vấn đề đặt ra cho phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên hiện nay;

Đề xuất những giải pháp cơ bản phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên.


Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu những vấn đề liên quan và tập trung vào những nội dung thuộc bản chất của văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên trong mối quan hệ với phát triển bền vững Tây Nguyên. Đề tài chỉ nghiên cứu giá trị văn hoá của các dân tộc thiểu số tại chỗ mà không nghiên cứu các giá trị văn hoá của các dân tộc thiểu số di dân đến. Khảo sát thực tiễn một số địa bàn trên 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Cụ thể như: huyện Đắk Hà, huyện Ngọc Hồi, thành phố Kon Tum của tỉnh Kon Tum; Huyện Kbang, huyện Chư Prông, huyện Đắk Đoa, thành phố Pleiku của tỉnh Gia Lai; huyện Đơn Dương, huyện Đức Trọng và huyện Lạc Dương, thành phố Đà Lạt của tỉnh Lâm Đồng; huyện Buôn Đôn, thành phố Buôn Ma Thuột của tỉnh Đắk Lắk. Khảo sát trong một khoảng thời gian dài kể từ sau đổi mới 1986, nhưng tập trung hơn từ năm 2006 đến nay.

4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận của luận án

Dựa vào hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, đặc biệt là mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước Việt Nam, về văn hoá, văn hoá dân tộc thiểu số, về phát triển bền vững; về phát huy vai trò văn hoá dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung và ở Tây Nguyên nói riêng trong phát triển bền vững đất nước, phát triển bền vững Tây Nguyên hiện nay.

Cơ sở thực tiễn của luận án

Dựa vào lịch sử phát triển và thực trạng phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên trong phát triển bền vững. Kết quả nghiên cứu thực tiễn của tác giả về phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên hiện nay.

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; lôgíc và lịch sử; phân tích và tổng hợp; trừu tượng hoá và khái quát hóa; hệ


thống và cấu trúc; phương pháp khảo sát, điều tra xã hội học thông qua bảng hỏi và phỏng vấn sâu; phương pháp tiếp cận giá trị; phương pháp nghiên cứu tài liệu (các báo cáo tổng kết) và phương pháp xin ý kiến chuyên gia. Ngoài ra, luận án còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu liên ngành triết học - văn hoá học để nghiên cứu đề tài.

5. Những đóng góp mới của luận án

Góp phần làm rõ quan niệm về giá trị văn hóa dân tộc thiểu số Tây Nguyên, phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên;

Góp phần làm rõ thực trạng, dự báo những nhân tố tác động tới phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên;

Góp phần làm rõ những yếu tố quy định phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triền bền vững Tây Nguyên;

Các giải pháp cơ bản được đề xuất có tính đặc thù và khả thi nhằm phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triền bền vững Tây Nguyên hiện nay.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Ý nghĩa lý luận

Góp phần bổ sung và làm rõ quan niệm và thực chất phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên.

Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần luận cứ khoa học để lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành tham khảo chỉ đạo hoạt động thực tiễn giữ gìn, phát triển, vận dụng giá trị văn hóa dân tộc thiểu số và nâng cao hiệu quả phát huy giá trị đó trong nhiệm vụ chiến lược phát triển bền vững Tây Nguyên.

Luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, học tập, giáo dục văn hóa, triết học ở các trường, hệ thống giáo dục quốc dân và những người quan tâm đến vấn đề này hiện nay.

7. Kết cấu của luận án

Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (9 tiết), Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Danh mục các công trình của tác giả đã được công bố liên quan đến luận án


Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài luận án

1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề văn hóa và giá trị văn hoá

* Về văn hóa

Văn hóa là lĩnh vực luôn được các nhà khoa học, nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu. Văn hóa là một thuật ngữ đa nghĩa, có nội hàm rất rộng, xuất phát từ tiếng La Tinh “culture” với nghĩa đen là trồng trọt ngoài đồng ruộng, nghĩa bóng là giáo dưỡng, vun đắp, phát triển con người. Ở phương Đông, ngay từ thời cổ đại, khái niệm văn hóa được hiểu với nghĩa “văn trị giáo hóa”, tức lấy “văn” để giáo hóa thiên hạ. Kế thừa khái niệm văn hóa của nhà nhân học người Anh E.B Taylo (2019), trong “Văn hóa nguyên thủy” [117], tới nay đã có hơn 400 khái niệm. Năm 1952, hai nhà nhân học người Mỹ là AL. Conrobo và C. Colackhon đã đưa ra thống kê từ năm 1871 đến năm 1950 có tới 164 định nghĩa văn hóa. Năm 1967, nhà xã hội học người Pháp A.Molo cho biết có 250 định nghĩa. Các nghiên cứu của AV. Lunatsaroxki, Pn. Phedoxeep, AG. Egorop, GI. Goman, AK. Uledop và LN. Cogan dưới góc độ triết học, xã hội học; chỉ ra sự tương tác chặt chẽ giữa văn hóa và nhân cách, đồng thời khẳng định sự tồn tại trọn vẹn của con người, sự phát triển toàn diện lực lượng sáng tạo, trí tưởng tượng, đời sống tình cảm, cũng như đời sống thể lực của con người, đó là các hiện tượng cơ bản của văn hóa. Khi nói đến văn hóa, không chỉ có ý nói đến các kết quả hoạt động sáng tạo, mà còn nói đến cả tính chất sáng tạo ấy, trong chừng mực nó góp phần phát triển tiềm năng tinh thần của con người vào toàn bộ các quan hệ lý luận, kinh tế, chính trị, đạo đức, thẩm mỹ của con người với thực tại.

Về văn hóa trong điều kiện Chủ nghĩa xã hội phát triển, nghiên cứu của tác giả AV. Lunatsaroxki, PN. Phedoxeep, AG. Egorop, GI. Gomman, AK.

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 15/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí