Phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên hiện nay - 20


Những ứng xử của người dân tộc thiểu số sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của hoạt động du lịch, trải nghiệm văn hoá trên địa bàn. Nếu không có bộ khung về ứng xử, có nhiều hành động bộc phát có thể ảnh hưởng đến diện mạo của vùng, thậm chí là diện mạo của quốc gia khi du k hách đến từ nước ngoài.

Có các chuẩn mực về ứng xử sẽ tạo nên một cộng đồng có lối sống chan hoà, thân ái. Đặc biệt là ở các không gian văn hoá chung, nếu người dân có thái độ ứng xử hoà nhã, nhân văn, chân tình gần gũi, thì mỗi người dân đều trở thành một đại sứ văn hoá của dân tộc mình, nhờ đó sẽ mang đến tình cảm cho du khách. Môi trường văn hoá đó sẽ tạo sự yên tâm, thoải mái cho du khách trong thời gian ở đây và họ sẽ còn muốn quay trở lại, điều này đảm bảo cho ngành du lịch của vùng ngày càng phát triển, đảm bảo phát huy có hiệu quả các giá trị văn hoá vào trong phát triển bền vững Tây Nguyên.


Kết luận chương 4

Văn hoá dân tộc thiểu số có ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến phát triển bền vững Tây Nguyên. Để khai thác được các tiềm năng văn hoá đang ngủ quên, đánh thức và phát huy có hiệu quả nó vào trong thực tiễn phát triển bền vững Tây Nguyên cần phải có những nhóm giải pháp sau:

Để phát huy có hiệu quả vai trò của giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên cần nâng cao trách nhiệm và năng lực của các chủ thể, cụ thể là nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các tổ chức Đảng, chính quyền và người dân tộc thiểu số đối với phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên. Để từ đó các tổ chức Đảng có thể đề ra chủ trương, chính sách, nghị quyết lãnh đạo quá trình phát huy. Hệ thống chính quyền sẽ có các kế hoạch, chương trình, chính sách, pháp luật phù hợp thực hiện quá trình phát huy đó. Đồng bào người dân tộc thiểu số Tây Nguyên sẽ hiểu rõ giá trị văn hoá dân tộc mình, từ đó nuôi dưỡng lòng tự hào, thúc đẩy họ tham gia vào quá trình phát huy giá trị văn hoá dân tộc mình vào trong thực tiễn phát triển bền vững Tây Nguyên.

Bên cạnh đó, cần phải tiến hành bảo tồn và phát triển giá trị văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên, thông qua các hoạt động cụ thể để bảo tồn, kế thừa các giá trị tốt đẹp, nhân văn, gạn lọc, loại bỏ những gì phản giá trị, phản văn hoá, mê tín dị đoan, kìm hãm quá trình phát triển. Đồng thời phát triển các giá trị mới phù hợp với xu hướng vận động của thời đại. Ngoài ra, cần đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái và các hoạt động chống phá của thế lực thù địch, với quá trình phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên.

Đồng thời, phải nâng cao hiệu quả hoạt động định hướng giá trị văn hoá dân tộc thiểu số vào thực tiễn phát triển bền vững Tây Nguyên. Thông qua các hoạt động kinh doanh có thể khai thác được giá trị văn hoá, thông qua các thiết chế văn hoá cộng đồng để điều chỉnh và quản lý các hoạt động văn hoá, thông qua việc xây dựng môi trường văn hoá cơ sở lành mạnh, để tạo tiền đề thuận lợi phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

KẾT LUẬN

Hiện nay mặc dù chưa có một công trình cụ thể nào nghiên cứu chuyên biệt về vấn đề phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên, nhưng đã có những công trình nghiên cứu những nội dung liên quan. Những nội dung này là điều kiện, tiền đề quan trọng để tác giả đi sâu vào nghiên cứu đề tài luận án. Cùng với đó, hoạt động nghiên cứu các công trình, đề tài liên quan góp phần rèn luyện tư duy độc lập, sáng tạo để hoàn thành luận án một cách thiết thực.

Phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên hiện nay - 20

Luận án đã giải quyết được nội dung các khái niệm công cụ và trung tâm: thực chất phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên. Nội dung các khái niệm như văn hóa, giá trị văn hóa dân tộc thiểu số Tây Nguyên; khái niệm về dân tộc thiểu số Tây Nguyên được khái quát và luận giải một cách cụ thể. Trên cơ sở nội dung trên, phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên phản ánh, khái quát mối quan hệ giữa các giá trị văn hóa với mục tiêu, nội dung phát triển có tính đặc thù cụ thể. Mối quan hệ đó trong trạng thái vận động, phát triển và liên tục phải giải quyết những khó khăn, phức tạp - mà cụ thể là chiến thắng các lực cản từ chủ quan và khách quan, đồng thời tạo động lực cho những giá trị được phát huy tối đa trong phát triển bền vững Tây Nguyên.

Phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên là một quá trình chịu sự quy định của năng lực và trách nhiệm của các chủ thể trong nhận thức và thực tiễn; phụ thuộc vào chất lượng công tác bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa dân tộc thiểu số Tây Nguyên trong thời kỳ mới; chịu sự tác động của hiệu quả các hoạt động định hướng giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội và môi trường Tây Nguyên. Mỗi mặt trên thống nhất ở cách tiếp cận và luận giải vai trò ở định hướng, nội dung, động lực bảo đảm cho phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên. Nó được hiểu như cơ sở, tiền đề, điều kiện cho phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững có tính đặc thù cụ thể.


Luận án đã chỉ ra những ưu điểm, hạn chế từng mặt của phát huy một cách cụ thể. Trước hết, các chủ thể đã có nhận thức tương đối đầy đủ về phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên. Đã bảo tồn và phát triển được những giá trị văn hoá cốt lõi của vùng. Đồng thời, định hướng có hiệu quả các giá trị đó vào trong thực tiễn phát triển bền vững Tây Nguyên. Tuy nhiên, cũng gặp phải những hạn chế nhất định, như một bộ phận các chủ thể còn có nhận thức chưa được đúng đắn, quá trình bảo tồn, phát triển nhiều nơi chỉ giải quyết được bề nổi, mà chưa đi vào phần cốt lõi của các giá trị văn hoá. Trong hoạt động định hướng các giá trị văn hoá vào trong thực tiễn phát triển bền vững, còn chưa khai thác hết các thế mạnh vốn có của nền văn hoá phong phú, giàu có này.

Những ưu điểm, hạn chế trên có những nguyên nhân khách quan và chủ quan cụ thể. Trong đó, nổi bật nhất là nguyên nhân chủ quan của các chủ thể. Hiện tại cũng như thời gian tới, nhưng khó khăn, thách thức vẫn còn. Nhưng nhìn chung, từng bước phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên ngày càng đi vào quỹ đạo.

Để phát huy các giá trị văn hoá dân tộc thiểu số vào trong phát triển bền vững Tây Nguyên có hiệu quả, cần thực hiện đồng bộ và nhất quán hệ thống giải pháp. Ở đây, luận án tập trung vào ba nhóm giải pháp cụ thể: nâng cao trách nhiệm và năng lực của các chủ thể đối với phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên hiện nay; nâng cao chất lượng hoạt động bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên hiện nay; nâng cao hiệu quả các hoạt động định hướng giá trị văn hoá dân tộc thiểu số vào thực tiễn phát triển bền vững Tây Nguyên. Mỗi giải pháp được luận giải gắn với từng chủ thể thực hiện các mục tiêu, nội dung cụ thể trong tính chỉnh thể thống nhất. Mặc dù có sự khác nhau, nhưng thống nhất ở nội dung tạo ra phong trào quần chúng cách mạng sâu rộng thực hiện phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên hiện nay.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN


1. Mai Thị Trang (2016), “Lễ hội truyền thống trong đời sống văn hóa của người Tây Nguyên”, Tạp chí Lý luận Chính trị và truyền thông, số tháng 4 năm 2016, tr. 69-72.

2. Mai Thị Trang (2016), “Bảo vệ rừng trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Tây Nguyên”, Tạp chí Giáo dục lý luận, số (243), tr. 70-73.

3. Mai Thị Trang (2018), “Bảo tồn, phát huy văn hóa cồng chiêng trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số (408), tr. 61-63.

4. Mai Thị Trang (2019), “Giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống để phát triển bền vững Tây Nguyên hiện nay”, Tạp chí Giáo dục và xã hội, số đặc biệt kỳ 2, tr. 301-304.

5. Mai Thị Trang (2020), “Phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản văn hoá của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số (431), tr. 56-58.

6. Mai Thị Trang (2020), “Phát triển bền vững các giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số: thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Giáo dục lý luận, số (307), tr. 53-59.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (2013) Việt Nam văn hoá sử cương, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.

2. Anne, Dehauteclocque (2004), Người Êđê một xã hội mẫu quyền, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

3. Ban chấp hành Trung ương (2016), Chỉ thị 05-CT/TW Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, ngày 15/5/2016.

4. Ban chỉ đạo Tây Nguyên (2016), Giá trị văn hóa truyền thống Tây Nguyên với phát triển bền vững, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.

5. “Bản Thỉnh nguyện của Đại hội các sắc tộc thiểu số toàn quốc về quy chế riêng biệt cho đồng bào thiểu số”, Đại hội các sắc tộc Thiểu số Việt Nam tại Pleiku ngày 25 và 26/6/1967.

6. Vũ Văn Bách (2019), Phát triển hệ giá trị văn hóa của thanh niên quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ mới, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị, Hà Nội.

7. Hoàng Chí Bảo (2010), “Thanh niên với việc chọn nghề để lập thân, lập nghiệp”, Tạp chí Cộng sản, số (809), tr. 22-25.

8. Báo Nhân dân (2008), Sử thi Tây Nguyên trước nguy cơ thất truyền, ngày 17/3/2008, Hà Nội

9. Báo Biên phòng (2012), Tà đạo Hà Mòn và những hệ luỵ, ngày 03/10/2012.

9. Nguyễn Duy Bắc (Chủ biên), (2008), Sự biến đổi của các giá trị văn hóa trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay, Nxb Từ điển bách khoa và Viện Văn hóa, Hà Nội.

10. Phan Văn Bé (1993), Tây Nguyên sử lược, tập 1 (từ thời nguyên thuỷ đến Cách mạng tháng Tám 1945), Hội giáo dục Lịch sử (thuộc Hội Sử học Việt Nam), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

11. Trương Bi, Kna Y Wơn (2002), Sử thi Dăm Tiông, Sở Văn hóa - Thông tin Đắk Lắk.


12. Trương Bi, Y Wơn (2003), Đăm Trao Đăm Rao, Sử thi Êđê Mdhur, Sở Văn hóa - Thông tin Đắk Lắk.

13. Trương Bi, Bùi Minh Vũ, Điểu Kâu (2003), Tiăng Tăch Krăk (chàng Tiăng bán tượng gỗ), Sử thi M’nông, Sở Văn hóa - Thông tin Đắk Lắk.

14. Trương Bi (Chủ biên), Đỗ Hồng Kỳ, Nguyễn Văn Kha (2003), Văn học dân gian Êđê - Mnông, Sở Văn hóa - Thông tin Đắk Lắk.

15. Trương Bi (2011), Lễ hội truyền thống dân tộc Ê Đê, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

16. Trương Bi (2019), Bảo tồn giá trị không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên,

Báo Đắk Lắk, ngày 14/02/2019.

17. Uông Thái Biểu (2019), Xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số tại các tỉnh Tây Nguyên, Báo Nhân dân, ngày 30/4/2019.

18. Trần Văn Bính (Chủ biên) (2004), Văn hóa các dân tộc Tây Nguyên thực trạng và những vấn đề đặt ra, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

19. Đăm Bo (Jacques Dournes) (2003), Mảnh đất huyền ảo (các dân tộc miền núi Nam Đông Dương), Nguyên Ngọc dịch, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

20. Bộ Phát triển Sắc tộc, Văn kiện căn bản ấn định nguyên tắc và kế hoạch thi hành chương trình cải cách điền địa liên quan đến đồng bào Thượng, Sở Kiến điền ấn hành, tài liệu Trung tâm Dân tộc học và Tôn giáo, Viện Khoa học xã hội tại Tp Hồ Chí Minh, Ký hiệu BV-093.

21. Bộ Phát triển Sắc tộc (1974), Thành quả công tác kiến điền Thượng, Sở công tác Kiến điền năm 1974, tài liệu Trung tâm Dân tộc học và Tôn giáo, Viện Khoa học xã hội tại Tp Hồ Chí Minh, Ký hiệu BV-087.

22. Bộ Quốc gia giáo dục (1957), Công văn số 18895/GD/VH ngày 19/9/1957 gửi Tổng thống Việt Nam Cộng hòa về việc tổ chức lớp dạy tiếng Việt cho đồng bào Thượng tại Kon Tum và Pleiku, TL TTLTQG II, ký hiệu: SC.12- HS.22977.

23. Bộ Văn hóa Thông tin (1994), Nếp sống - phong tục Tây Nguyên, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.


24. Nguyễn Văn Cần (2015), “Những biến động về tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị, tr.16-18.

25. Nguyễn Kỉnh Chi, Nguyễn Đổng Chi (1937), Mọi Kon Tum, Nxb Huế.

26. Nguyễn Từ Chi (2003), Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người, Nxb Văn hóa dân tộc.

27. Đào Tử Chí (1959), Bài ca chàng Đam Săn, Nxb Văn hóa, Hà Nội.

28. Nguyễn Trọng Chuẩn (1998), “Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển”, Tạp chí Triết học, số (2), tr.5 -6.

29. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Huyên (Đồng chủ biên), (2002), Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

30. Phan Hữu Dật (2018), Một số vấn đề về dân tộc học Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

31. Ngô Văn Doanh (1995), Lễ hội bỏ mả các dân tộc Bắc Tây Nguyên, Nxb Văn hóa Dân tộc.

32. Trần Trí Dõi (2000), Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

33. Jacques Dournes (2003), Miền đất huyền ảo, (Bản dịch của Nguyên Ngọc từ nguyên tác Population montagnardes du Sud - Indochinoi công bố năm 1950 trên tạp chí France-Asie), Nxb Hội nhà văn.

34. Trần Văn Dũng (2005), Những đặc điểm chính về địa danh ở Đắk Lắk,

Trường Đại học Sư phạm Vinh, Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ.

35. Đặng Thị Phương Duyên (2015), Giá trị văn hóa truyền thống với sự phát triển lối sống của thanh niên Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị, Hà Nội.

36. Phạm Đức Dương (2002), Từ văn hóa đến văn hóa học, Viện Văn hóa và Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 15/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí