Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý Xã Hội Bằng Việc Kết Hợp Những Giá Trị Trong Thể Chế Quản Lý Xã Hội Của Các Cộng Đồng Dân Tộc Thiểu Số Với Nâng Cao


biểu diễn của các nghệ nhân lành nghề. Sử dụng văn hoá nghệ thuật dân tộc thiểu số Tây Nguyên vào các sự kiện ngoại giao, để cộng đồng Quốc tế biết đến nền văn hoá độc đáo, khác lạ này. Mở rộng các hoạt động giao lưu của sinh viên vùng dân tộc thiểu số Tây Nguyên với các trường đại học trên thế giới về văn hoá, để qua các hoạt động của họ, nền văn hoá truyền thống Tây Nguyên được biết đến rộng rãi hơn, để lại ấn tượng tốt đẹp trong mắt bạn bè Quốc tế.

Cùng với phát triển ngành du lịch, đẩy mạnh đầu tư vào các giá trị văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Biến những giá trị đó thành những thế mạnh riêng biệt, tạo nên thương hiệu của ngành du lịch Tây Nguyên. Đồng thời, kết hợp với các công ty lữ hành, thiết lập các lộ trình du lịch văn hoá, sinh thái ở Tây Nguyên. Để du khách trên mỗi hành trình của mình, sẽ được trải nghiệm nền văn hoá đa sắc của người dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Dọc hành trình đó, sẽ bố trí chỗ nghỉ ngơi (trong nhà sàn), ăn uống (bằng ẩm thực của người dân tộc thiểu số). Mặt khác, nhằm đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, hướng tới giảm doanh thu từ lưu trú, ăn uống, đồng thời tăng doanh thu từ dịch vụ. Như dịch vụ nhà hàng, khách sạn, dịch vụ hướng dẫn du lịch, dịch vụ cho thuê địa điểm chụp ảnh, tổ chức sự kiện, dịch vụ vận tải… Nếu vận hành tốt, đây sẽ là một nguồn thu bền vững, để quay trở lại đầu tư để phát triển văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên.

4.3.2 Nâng cao hiệu quả quản lý xã hội bằng việc kết hợp những giá trị trong thể chế quản lý xã hội của các cộng đồng dân tộc thiểu số với nâng cao dân chủ kỷ cương trong mọi hoạt động xã hội

Thứ nhất, kết hợp giá trị luật tục với chế định pháp luật trong vận hành, quản lý xã hội

Có thể khẳng định, xã hội Tây Nguyên truyền thống vận hành ổn định được là nhờ vào luật tục. Luật tục Tây Nguyên đã thể hiện được tính dân chủ trong xử kiện. Người xử kiện không được phép lạm dụng quyền lực để xử phạt quá mức mà luật tục đã quy định, nếu không dân làng và người chịu phạt đều được quyền phản đối. Từ trong sâu thẳm của người đồng bào dân tộc


thiểu số Tây Nguyên, thiết chế buôn làng tự quản vẫn là yếu tố phát huy được nhiều vai trò tích cực. Xã hội vận hành trong một trật tự định sẵn, người đồng bào tuân thủ những quy định trong luật tục, trên cơ sở thực hiện các hoạt động sinh kế và văn hóa quen thuộc của mình. Cần thông qua việc phát huy vai trò tự quản của cộng đồng, xây dựng sức mạnh tổng hợp của cộng đồng dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên.

Do đó, những chính sách, luật định được đưa ra tại vùng dân tộc thiểu số Tây Nguyên đặc biệt cần tham khảo luật tục truyền thống, lắng nghe ý kiến của già làng, trí thức dân gian và những người phụ nữ ở đây. Trên cơ sở đó, kế thừa những thắng lợi của thiết chế quản lý xã hội bằng luật tục và già làng từ trước đến nay. Đó là những điều luật đặt ra phải xuất phát từ những đòi hỏi của cuộc sống, gần gũi, dễ hiểu, dễ truyền tải, dễ nhớ, dễ thuộc. Người thực thi pháp luật phải là người mẫu mực, có phẩm chất, đạo đức, cùng chia sẻ khó khăn, gánh vác trách nhiệm với họ, thì chắc chắn sẽ là người tạo dựng được tiếng nói trong lòng người dân tộc thiểu số. Nên ưu tiên đào tạo nguồn cán bộ thực thi pháp luật là người dân tộc thiểu số, bởi họ là người sẽ dễ dàng nắm bắt được cuộc sống của dân, vừa có kiến thức về luật tục lại được đào tạo pháp luật bài bản, sẽ quay trở về phục vụ có hiệu quả cho đồng bào của họ. Đặc biệt, trong những vụ việc mà có sự giao thoa giữa luật tục và luật pháp, thì cần tham khảo các nội dung, quy định của luật tục để giải quyết, để người đồng bào thấy được sự trân trọng phong tục tập quán họ từ phía chính quyền, từ đó tự điều chỉnh hành vi của mình.

Ở Tây Nguyên do tính đặc thù của mình, đến nay vẫn tồn tại song song giữa vai trò của luật tục và luật pháp, giữa già làng và cơ quan hành pháp. Do đó cần có chính sách cụ thể đối với già làng ở đây. Để già làng không đơn thuần tồn tại như những trí thức dân gian truyền thống nữa, thì cần căn cứ vào nguyện vọng của họ, có công tác đào tạo, nâng cao trình độ để làm tốt hơn công việc của mình. Dựa vào việc tổng kết thực tiễn, tổ chức nhân rộng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.


những tấm gương điển hình. Đồng thời cần có những chính sách hợp lý với họ, tránh việc để họ còn giữ tâm lý “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” mà làm việc qua loa theo sở thích, không có trách nhiệm thực sự đối với việc phát triển văn hóa cộng đồng.

Phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên hiện nay - 19

Dù chế độ mẫu hệ đã không còn phổ biến tại các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, nhưng người phụ nữ ở đây vẫn thể hiện những vai trò quan trọng đối với việc phát triển của mỗi gia đình và cộng đồng. Cần có các chính sách giúp phát triển cuộc sống, nhận thức của người phụ nữ dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Bởi phụ nữ vẫn là gốc rễ của mỗi con người, là yếu tố cốt lõi của giáo dục gia đình, từ đó đào tạo lớp kế cận cho tương lai của xã hội. Khi người phụ nữ làm chủ được cuộc sống của mình, có nhận thức tiến bộ, ý thức được vai trò của văn hóa dân tộc thiểu số đối với cuộc sống của họ, thì sẽ ươm mầm những tư tưởng đó vào con, cháu của mình. Hình thành nên một sự giáo dục sớm, lâu dài và có hiệu quả cao. Xây dựng chính sách cho người phụ nữ dân tộc thiểu số Tây Nguyên dựa trên nền chung của phụ nữ Việt Nam, nhưng phải tôn trọng khác biệt, tận dụng những khác biệt để mang lại hiệu quả lâu dài cho phát triển bền vững Tây Nguyên.

Khi xã hội được vận hành ổn định, sẽ là yếu tố nền tảng góp phần giải quyết các mâu thuẫn, các tiêu cực trong xã hội. Từ đó thúc đẩy ổn định an ninh chính trị, an ninh quốc phòng cho Tây Nguyên.

Thứ hai, phát huy các giá trị dân chủ công bằng trong luật tục, tập quán vào trong giải quyết các vấn đề xã hội

Trong giải quyết các vấn đề xã hội ở địa phương, cần phải đảm bảo công bằng, dân chủ với tất cả người dân, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, đều được hưởng những quyền lợi giống nhau trong khuôn khổ luật định. Công bằng là yếu tố đặc biệt quan trọng trong duy trì ổn định xã hội, bởi thực tế đến nay vẫn có các đối tượng muốn chia rẽ sự đoàn kết trong mối quan hệ giữa người Kinh và người thượng, giữa người có tôn giáo và không có tôn giáo ở Tây Nguyên. Để không có


kẽ hở cho kẻ xấu lợi dụng chia rẽ, và đảm bảo một môi trường văn hoá lành mạnh tích cực cho người dân, cần đảm bảo công bằng, trên cơ sở tôn trọng phong tục tập quán của người dân địa phương, để thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội.

Bên cạnh đó, công bằng còn được hiểu rộng ra là sự chăm lo đến tất cả các đối tượng trong xã hội. Cần thực hiện chăm lo đến người già, phụ nữ, trẻ em, người nghèo, người yếu thế trong cộng đồng. Để trong quá trình phát triển, họ không bị bỏ lại phía sau, làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch mức hưởng thụ cuộc sống của người dân. Bởi mức sống của nhóm người già, phụ nữ, trẻ em và người yếu thế được xem như là thước đo về sự văn minh, phát triển của một cộng đồng.

Bộ máy chính quyền ở địa phương cần tôn trọng người dân, phụng sự nhân dân, bảo vệ cho sự an toàn của họ. Tránh thái độ cửa quyền, quan liêu, vòi vĩnh, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân về các chủ trương chính sách để trục lợi khi giải quyết các thủ tục hành chính. Nhờ đó, người dân ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tập trung vào xây dựng cuộc sống ngày càng no ấm hơn, hạnh phúc. Khi chất lượng cuộc sống được đảm bảo, người dân tộc thiểu số có thể duy trì những tập tục tốt đẹp của mình trong sinh hoạt, lễ nghi, cũng không dễ bị các tác động xấu từ bên ngoài vào làm lung lạc, ảnh hưởng. Nhờ đó, họ tiếp tục sáng tạo ra các giá trị văn hoá mới, đồng thời có cơ hội để hưởng thụ các thành quả của quá trình phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên.

4.3.3. Xây dựng thiết chế văn hoá nhằm phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên hiện nay

Thứ nhất, tăng cường đầu tư xây dựng và nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng cơ sở vật chất văn hóa của các cộng đồng dân tộc thiểu số Tây Nguyên

Ở Tây Nguyên, thiết chế cơ sở vật chất văn hóa là hệ thống nhà rông, nhà dài, bảo tàng, nhà văn hóa, thư viện, phòng đọc, tủ sách, sân vận động, vườn hoa, công viên… Đây chính là những nơi để cho đồng bào dân cư tham


gia các sinh hoạt văn hóa cộng đồng, học tập nâng cao trình độ, thể chất, thưởng thức các giá trị văn hoá, đồng thời cũng là nơi để họ gìn giữ, bồi đắp, dung dưỡng, sáng tạo, làm giàu hơn văn hóa truyền thống dân tộc mình. Do đó, cần phải quan tâm đúng mực, đầu tư xây dựng và có cơ chế vận hành hiệu quả cơ sở vật chất văn hóa, để cho cộng đồng dân cư được duy trì các sinh hoạt văn hóa của mình.

Vừa phải ưu tiên đầu tư mạnh việc mở rộng xây dựng các cơ sở vật chất văn hoá, vừa phải tích cực bảo quản, sửa chữa kéo dài tuổi thọ cho các công trình. Trong quá trình xây dựng, khôi phục nhà rông, nhà dài, phải quan tâm đến chất lượng của công trình. Chất lượng của nhà rông, nhà dài không chỉ là sự đồ sộ, kiên cố, có khả năng che nắng che mưa, mà là sự thiêng hóa trong quá trình xây dựng. Từ khâu chọn đất, chọn gỗ, đến mỗi chi tiết hoa văn bố trí trong nhà rông đều phải được chọn lựa kỹ lưỡng, có lễ cúng thần linh. Để người đồng bào thực sự tôn trọng, kính ngưỡng và thường xuyên đến đó để thực hiện các sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Giải quyết hài hoà giữa nguyên liệu truyền thống, như gỗ với nguyên liệu tiện ích hiện đại như bê tông, cốt thép, nhằm hạn chế việc người đồng bào trở nên xa lạ với chính những công trình mang tính biểu tượng văn hoá của họ.

Bên cạnh ngân sách của nhà nước, có thể vận động nguồn lực từ nhiều thành phần xã hội. Đó là các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có tâm huyết với văn hóa Tây Nguyên. Hơn hết là vận động được sức dân, khuyến khích họ tham gia vào quá trình xây dựng và vận hành nhà rông, nhà dài, thư viện, nhà văn hoá... Tránh việc công trình xây dựng xong lại không được người đồng bào - chủ thể văn hóa Tây Nguyên đón nhận, sử dụng.

Xây dựng thiết chế cơ sở vật chất văn hóa, phải xuất phát từ những nhu cầu, đòi hỏi của thực tiễn, để có sự đầu tư hợp lý, đúng hướng. Trong quá trình lập kế hoạch và triển khai xây dựng, khôi phục các cơ sở vật chất văn hóa cần tham khảo ý kiến của nhóm người có uy tín trong cộng đồng tại các


dân tộc thiểu số. Qua đó, nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của người dân, xây dựng những công trình có giá trị thực tiễn.

Muốn nâng cao được hiệu quả sử dụng của các cơ sở vật chất văn hoá, phải xây dựng nhiều chương trình sinh hoạt văn hóa truyền thống như trình diễn cồng chiêng, đàn đá, kể sử thi… để thu hút người đồng bào đến đây sinh hoạt. Qua đó có thể kết hợp truyền dạy các giá trị văn hoá truyền thống đến người đồng bào, đặc biệt là nhóm người trẻ.

Thứ hai, nâng cao hiệu quả bộ máy quản lý văn hoá dân tộc thiểu số Tây Nguyên

Phải thực hiện bồi dưỡng, nâng cao năng lực, hướng dẫn hoạt động cụ thể và có một chính sách hợp lý cho đội ngũ cán bộ văn hóa ở xã, thôn, bản. Bởi đây là lực lượng có thể phát động phong trào quần chúng ở các địa bàn cơ sở, là cầu nối của chính quyền các cấp với nhân dân, nhờ họ, thông qua họ có thể đảm bảo hoạt động văn hóa tại địa phương đang đi đúng hướng, không bị lợi dụng bởi các cá nhân tổ chức bên ngoài.

Thiết chế tổ chức vận hành văn hóa là toàn bộ các sở ban ngành về văn hóa, nghệ thuật, thể thao… cùng bộ máy vận hành nơi đây. Để nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý, cần có các biện pháp sau: Một là, minh bạch trong tuyển dụng, ưu tiên chọn người tài, có năng lực, có trình độ, được đào tạo bài bản về công tác văn hóa, quản lý văn hóa ở những cơ sở đào tạo uy tín về phụ trách công việc; Hai là, trong suốt quá trình công tác, có sự giám sát kỹ lưỡng, công tâm, để điều chỉnh, cất nhắc những người có năng lực làm việc tốt, mang lại hiệu quả công việc cao lên những vị trí phù hợp, tránh lãng phí tài nguyên; Ba là, với một số công tác đặc thù, ưu tiên tuyển những trí thức người dân tộc thiểu số tại chỗ, bởi họ là người có quan hệ máu thịt với những giá trị văn hóa truyền thống nơi đây, bằng hiểu biết của mình lực lượng này sẽ tận tâm gìn giữ những thành trì văn hóa mà ông cha họ đã dày công xây dựng; Bốn là, có chính sách tiền lương, phụ cấp hỗ trợ hợp lý, đảm bảo cuộc sống cho cán bộ; Năm là, có chính sách thanh kiểm tra, giám sát


bởi lực lượng chuyên trách và chính nhân dân. Bởi đây là một địa bàn chiến lược trọng yếu của quốc gia, có rất nhiều cá nhân, tổ chức sẵn sàng mua chuộc cán bộ, lôi kéo họ tham gia vào những hoạt động hủy hoại văn hóa về lâu về dài. Cài cắm người của địch làm gián điệp văn hóa để âm thầm thông qua hoạt động của mình, thông qua văn hóa thực hiện các mưu đồ kinh tế, chính trị, an ninh quốc gia.

4.3.4. Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở lành mạnh, đồng bộ để phát huy giá trị văn hoá dân tộc thiểu số trong phát triển bền vững Tây Nguyên có hiệu quả

Thứ nhất, xây dựng các mối quan hệ xã hội hài hoà ở cộng đồng dân tộc thiểu số Tây Nguyên

Tây Nguyên là địa bàn có sự phong phú về tộc người và tôn giáo, điều này một mặt tạo nên sự đa dạng văn hoá, mặt khác dễ làm nảy sinh các mâu thuẫn xã hội. Điển hình như mâu thuẫn giữa người Thượng và người Kinh, mâu thuẫn giữa các tộc người cùng chung sống tại Tây Nguyên, mâu thuẫn giữa người có theo tôn giáo và người không theo tôn giáo, mâu thuẫn giữa các tôn giáo với nhau. Vì vậy cần phải thực hiện xây dựng mối quan hệ xã hội hài hoà, công bằng ở Tây Nguyên.

Phải tiến hành các hoạt động giao lưu văn hoá giữa các dân tộc cùng chung sống tại Tây Nguyên, để cho các dân tộc hiểu hơn về văn hoá của nhau, từ đó có thể chung sống hoà thuận. Như các ngày hội, các ngày tết cổ truyền dân tộc, các lễ lớn của các tộc người, để các dân tộc khác được tham gia các hoạt động văn hoá tiêu biểu của dân tộc mình.

Thứ hai, xây dựng lối sống lành mạnh, khắc phục các tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, lợi dụng tôn giáo

Muốn có được môi trường văn hoá cơ sở lành mạnh và đồng bộ, cần phải xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực ở địa phương. Khuyến khích người dân tham gia các hoạt động thể dục thể thao để nâng cao sức khoẻ.


Thực hiện tuyên truyền cho họ thấy được tác hại của việc huỷ hoại môi trường sống, để người đồng bào trong các hoạt động sống có ý thức bảo vệ môi trường. Thành lập các câu lạc bộ thể thao, câu lạc bộ văn hoá, văn nghệ tại các buôn làng, xã, thị trấn, để người dân được tham gia các hoạt động sống tích cực. Cùng với đó, đẩy mạnh các phong trào thể dục, thể thao trong quần chúng.

Định hướng người dân tránh xa các tệ nạn xã hội, như ma tuý, rượu chè, bài bạc, buôn lậu, vượt biên trái phép… Tích cực bài trừ mê tín dị đoan, cúng bái, ma chay cưới hỏi quá rườm rà, gây lãng phí thời gian và kinh tế người đồng bào. Có thể triển khai thông qua các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách, tạo các sân chơi bổ ích lành mạnh. Tuyên truyền để người đồng bào biết được sự nguy hiểm của ma tuý, từ đó chủ động tránh xa các cám dỗ, lôi kéo từ bên ngoài. Liên kết với các bệnh viện, trung tâm y tế, các tổ chức phi chính phủ để khám chữa bệnh cho đồng bào vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn, để người dân tin tưởng vào khoa học, tránh xa các hủ tục cúng bái trong chữa bệnh. Bởi đến nay, một số vùng sâu, vùng xa, bà con dân tộc thiểu số vẫn còn giữ những hình thức chữa bệnh nặng về mê tín, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sức khoẻ và tính mạng của họ. Hướng người đồng bào thực hiện chính sách hôn nhân một vợ một chồng, tập trung chăm lo nuôi dạy con cái.

Thứ ba, xây dựng các chuẩn mực văn hoá trong cộng đồng, phum sóc, thôn bản

Chính quyền các cấp cần phối hợp với những người có uy tín trong cộng đồng, các đoàn thể để xây dựng các chuẩn mực văn hoá, ứng xử, đặc biệt là ở các không gian văn hoá chung của buôn làng. Bởi cùng với sự phát triển du lịch trong thời kỳ hội nhập, cuộc sống của người đồng bào sẽ không còn ở trong những khuôn viên khép kín, biệt lập như trước nữa.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/01/2023