Đối Với Các Hộ Kinh Doanh Tham Gia Kinh Doanh Du Lịch

- Là cơ chế chính sách của Nhà nước, chính quyền địa phương trong việc giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, quan tâm đầu tư CSHT, điện, đường, trường, trạm, khuyến khích người dân tham gia vào hoạt động du lịch như là một trong những biện pháp xóa đói giảm nghèo.

- Là cơ chế chính sách của UBND Tỉnh, sở Du lịch, UBND các huyện Con Cuông trong chính sách phát triển của mình với cộng đồng dân cư sống trên địa bàn, những người mà lợi ích gắn liền với rừng, với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa nơi đây. Đặc biệt là huyện Con Cuông, trong chính sách phát triển Du lịch cộng đồng của mình cần phải đưa mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng cư dân bản địa vào chương trình hành động.

4.2.8.2. Cơ chế vốn

Bất cứ một giải pháp khả thi nào đều cần có vốn để thực hiện. Nguồn vốn cho việc phát triển du lịch cộng đồngvà nâng cao chất lượng cuộc sống dân địa phương phải được huy động từ những nguồn khác nhau, trực tiếp và gián tiếp:

- Vốn từ một phần lợi nhuận do du lịch đem lại

- Vốn từ ngân sách

- Vốn từ chính sách cho vay ưu đãi với người nghèo của ngân hàng

- Vốn từ các khoản viện trợ, tài trợ của các tổ chức quốc tế

- Vốn từ đóng góp của các công ty du lịch

- Vốn từ quyên góp tự nguyện của khách du lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 253 trang tài liệu này.

Cơ chế vốn là ngoài việc huy động vốn còn là việc điều hành, quản lý và sử dụng vốn sao cho đúng việc, đúng mục đích và đúng giá trị.

4.2.8.3. Cơ chế vận hành

Phát huy giá trị di sản văn hóa của người Thái trong phát triển du lịch cộng đồng ở Con Cuông, Nghệ An - 24

Để tất cả các giải pháp trên được tiến hành đúng kế hoạch cần phải có một cơ chế vận hành hiệu quả. Cơ chế vận hành chính là đầu não chỉ huy, kiểm tra mọi tiến độ của các giải pháp. Cơ chế vận hành có thể giao cho UBND huyện và các xã với sự hỗ trợ của các chuyên gia giám sát quản lý. Cơ chế vận hành chính là việc thúc đẩy mọi công việc, mọi chỉ tiêu, mọi kế hoạch, mọi giai đoạn thực hiện được diễn ra đồng bộ, hiệu quả.

Bên cạnh đó, cơ chế điều hành cũng có chức năng giám sát tiến độ, tham mưu cho các giải pháp được tiến hành tốt hơn, sát với thực tế hơn.

4.3. Đề xuất, khuyến nghị

4.3.1. Đối với UBND tỉnh Nghệ An

UBND tỉnh Nghệ An cần có những cơ chế, chính sách về vấn đề nâng cao cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhằm tạo điều kiện cho du lịch trên địa bàn huyện Con Cuông phát triển.

Huy động mọi nguồn lực đầu tư vào du lịch nhằm tạo ra khả năng cung ứng đầy đủ các dịch vụ du lịch, nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm. Tỉnh cần có một quỹ riêng được huy động từ nguồn Ngân sách nhà nước, từ sự hỗ trợ của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp lữ hành. Lập ra một cơ quan chuyên trách về vấn đề của dân tộc Thái ở phòng dân tộc tôn giáo huyện Con Cuông.

Tiến hành kiểm tra, đánh giá tiềm năng du lịch tại các bản người Thái một cách chính xác, tỉ mỉ để xây dựng được cách chính sách, cơ chế hợp lý trong việc thúc đẩy du lịch trên địa bàn đi lên.

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục ý thức người dân ở Con Cuông nói riêng và người Thái ở Nghệ An nói chung trong hoạt động du lịch.

Nâng cấp các tuyến giao thông gắn với các điểm du lịch và điểm tiềm năng du lịch như: Đường Môn Sơn đi Cò Phạt và Bản Búng, đường Bồng Khê đi Môn Sơn, đường Thị trấn đi Thác Kèm.

4.3.2. Đối với Sở Du lịch Nghệ An

Có chiến lược xúc tiến, quảng bá các sản phẩm du lịch mang đặc trưng của đồng bào Thái. Tuyên truyền, quảng bá rộng rãi thông tin du lịch cho du khách trong và ngoài nước.

Thường xuyên mở các đợt tuyên truyền, quảng bá thông qua các hệ thống phát thanh, xuất bản các tạp chí nhằm nâng cao ý thức bảo tồn và khai thác nguồn tài nguyên du lịch đặc trưng, mang đậm bản sắc tộc người.

Xây dựng các mô hình du lịch hợp lý: Du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái – cộng đồng, du lịch văn hóa, du lịch khám phá,… Phối hợp với các nhà nghiên cứu tiến hành điều tra đánh giá nguồn tài nguyên du lịch ở các bản người Thái.

Có các chính sách khôi phục lại làng nghề, nghề thủ công truyền thống tiêu biểu ở đây là dệt thổ cẩm, đan lát. Xây dựng các sản phẩm lưu niệm mang đậm dấu ấn người Thái.

Có chính sách đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ quản lý và nhân viên trong ngành du lịch. Thường xuyên mở các lớp đào tạo, tổ chức các buổi học bắt buộc nhằm nâng cao năng lực, kiến thức chuyên ngành. Chú trọng tổ chức đào tạo bồi dưỡng chuyên sâu về quản lý du lịch cho cán bộ quản lý nhà nước về du lịch đồng thời mở các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ và nhân dân trong hoạt động du lịch và bảo vệ môi trường du lịch. Tổ chức các lớp học tập, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước cho lãnh đạo địa phương và hộ kinh doanh dịch vụ du lịch.

Kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư hỗ trợ cho phát triển du lịch Con Cuông.

Tập trung chỉ đạo, cố vấn hỗ trợ cho huyện Con Cuông trong việc sản xuất các sản phẩm địa phương để tập trung giới thiệu, bán tại các điểm du lịch.

Tiếp tục có ý kiến đề xuất cơ chế tạo điều kiện thuận lợi cho khách nước ngoài vào du lịch vùng biên giới.

4.3.3. Đối với UBND huyện Con Cuông

Thường xuyên tổ chức các cuộc thi sáng tác văn nghệ, các bài viết về truyền thống văn hóa dân tộc Thái góp phần giới thiệu những giá trị văn hóa Thái tới đông đảo quần chúng nhân dân đặc biệt là du khách gần xa.

Tiếp tục triển khai và thực hiên sâu rộng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, trong đó đưa nội dung phát huy bản sắc văn hóa vào hoạt động du lịch. Bởi chỉ khi bản sắc văn hóa được giữ gìn, du lịch mới có thể khai thác tối đa các nguồn lực.

Huyện Con Cuông nên sớm xây dựng các bản làng du lịch trên địa bàn huyện, có thể chọn 2 xã Môn Sơn và Lục Dạ thực hiện thí điểm, bởi đây là nơi còn lưu giữ được nhiều nhất, đậm nét nhất những yếu tố văn hóa Vật thể và phi vật thể, mặt khác, nơi đây có di tích lịch sử cách mạng - Cây đa Cồn Chùa nơi diễn ra lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ hằng năm. Để thực hiện dự án xây dựng bản du lịch, chính

quyền địa phương nên tổ chức các đoàn khảo sát thực tế và học hỏi kinh nghiệm ở một số địa phương khác trong cả nước.

Huyện cần có chính sách hỗ trợ việc khôi phục nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Một mặt, nó góp phần rất lớn vào việc bảo tồn văn hóa tộc người, mặt khác, đây là sản phẩm du lịch nổi bật hàng đầu của đồng bào Thái hiện nay. Huyện phải tìm thị trường du lịch đảm bảo yếu tố đầu ra cho sản phẩm thổ cẩm, nếu giải quyết được vấn đề này là động lực khích lệ rất lớn cho người dân.

Đẩy mạnh thực hiện chương trình khảo sát, sưu tầm văn hóa dân tộc Thái, lựa chọn ưu tiên và đầu tư kinh phí của các di tích. Các địa chỉ văn hóa đang bị xuống cấp và có nguy cơ mai một.

Nên sưu tầm các câu chuyện hay văn bản bằng tiếng Thái cổ có nội dung gợi trí tò mò của du khách (như ý nghĩa của địa danh Con Cuông và các tên riêng, sự kỳ bí của suối Nước Mọc,…), cổ vũ sáng tác thơ ca, nhạc họa từ những câu chuyện này nhằm thu hút hút du khách vào các hoạt động trải nghiệm.

Có các chính sách khôi phục lại làng nghề, nghề thủ công truyền thống tiêu biểu ở đây là dệt thổ cẩm, đan lát.

Nên chú trọng đến các hội, đoàn thể và vai trò của các già làng, trưởng bản trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản trong phát triển du lịch cộng đồng.

Xây dựng các mô hình du lịch hợp lý: Du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái – cộng đồng, du lịch văn hóa, du lịch khám phá,… Phối hợp với các nhà nghiên cứu tiến hành điều tra đánh giá nguồn tài nguyên du lịch ở các bản người Thái. Khi xây dựng mô hình phải đảm bảo các tiêu chuẩn chung:

- Là một phương thức hoạt động trong kinh doanh du lịch mà cộng đồng dân cư là người giữ vai trò chủ đạo trong phát triển và duy trì dịch vụ

- Các điểm du lịch cộng đồng là nơi có tài nguyên nhiên nhiên và nhân văn phong phú chưa chịu tác động nhiều của vấn đề môi trường

- Phát triển du lịch cộng đồng đảm bảo sự công bằng trong chia sẻ nguồn thu nhập du lịch cho cộng đồng giữa các bên tham gia

- Đảm bảo văn hóa, thiên nhiên bền vững, cân bằng với tiêu chuẩn kinh tế, văn hóa và môi trường

- Nguồn tài nguyên du lịch được khai thác hợp lý, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn môi trường văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa địa phương, thúc đẩy các làng nghề truyền thống.

Bên cạnh đó các mô hình phải đảm bảo các tiêu chuẩn cụ thể về: Tiêu chuẩn lựa chọn điểm du lịch cộng đồng, tiêu chuẩn lựa chọn các hộ xây dựng nhà nghỉ trọ, tiêu chuẩn phục vụ ăn uống. Ngoài ra chúng ta còn phải lưu ý những tiêu chuẩn về đội văn nghệ, nhà văn hóa, đội ngũ thuyết minh, vệ sinh công cộng…

4.3.4. Đối với người dân địa phương

Người dân địa phương cần hợp tác với chính quyền để du lịch có điều kiện phát triển, đồng thời thái độ phải cởi mở, niềm nở chào đón khách du lịch.

Đồng thời, người dân cần có ý thức trong việc bảo vệ môi trường, giữ gìn kiến trúc nhà sàn truyền thống, cảnh quan không gian du lịch, đẩy mạnh nghề thủ công truyền thống, đặc biệt là nghề dệt thổ cẩm.

Đồng bào cần giữ gìn văn hóa truyền thống bền vững, tiến bộ, tạo điều kiện bảo tồn, phát huy các lễ hội, các làn điệu dân ca,… Những giá trị cũ có thể cải biến, chắt lọc những yếu tố tích cực để phục vụ cho sự phát triển du lịch.

Chính đồng bào địa phương là người sáng tạo ra văn hóa dân tộc mình, đồng thời cũng là người kế tục, bào tồn và phát huy giá trị truyền thống trong đời sống hiện đại và trong hoạt động du lịch vì vậy người dân cần ý thức được vai trò, vị trí của mình, thực hiện hiệu quả chính sách nhà nước về mảng du lịch.

4.3.5. Đối với các hộ kinh doanh tham gia kinh doanh du lịch

Thực hiện đăng ký kinh doanh và kinh doanh du lịch theo pháp luật, cung cấp cho du khách những sản phẩm du lịch cộng đồng tốt nhất, thể hiện lòng hiếu khách, phát huy giá trị di sản văn hóa thông qua trang phục, văn hóa ứng xử, và sản phẩm du lịch.

Thường xuyên trau dồi, học tập kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghiệp vụ, kiến thức ngoại ngữ và tu dưỡng phẩm chất để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ và có phẩm chất tốt.

Cần tìm hiểu về nhu cầu cụ thể của từng đoàn khách để đáp ứng tối đa nhu cầu chính đáng của du khách, không chỉ về vật chất là các sản phẩm hấp dẫn mà còn

về tinh thần là thái độ ứng xử phù hợp với nhu cầu của từng phân khúc du khách. Điều này sẽ càng củng cố thêm vị trí và hình thành thương hiệu du lịch của các hộ kinh doanh nói riêng và du lịch cộng đồng Con Cuông nói chung.

Thường xuyên cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đặc biệt là nhà vệ sinh và vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, nhà hàng, thiết bị đồ dùng, môi trường. Nhân viên mặc khách du lịch mang đồng phục phù hợp với văn hóa truyền thống.

Liên kết với các hộ gia đình kinh doanh khác để phân chia lượt khách và hỗ trợ nhau về dịch vụ sản xuất, hợp tác tích cực với chính quyền địa phương, các tổ chức, các doanh nghiệp để tranh thủ sự hỗ trợ về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, kinh nghiệm, thị trường... cho phát triển sản xuất nghề và kinh doanh du lịch.

Tích cực đóng góp cho việc bảo tồn, khôi phục nghề, văn hóa truyền thống, và phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ tài nguyên môi trường ở địa phương, vệ sinh môi trường, đối xử văn minh, lịch sự, thân thiện, cởi mở, trung thực với du khách.

Tích cực tham gia các chương trình giáo dục du lịch, và các chương trình giáo dục kinh tế - xã hội khác để nâng cao nhận thức. Tích cực tham gia kinh doanh các dịch vụ bổ sung, bảo tồn phát triển các nghề truyền thống, sản xuất nông phẩm để cung cấp cho du khách, thị trường và nâng cao thu nhập.

4.3.6. Đối với các doanh nghiệp lữ hành

Tăng cường khảo sát, nghiên cứu tiềm năng du lịch của các bản người Thái, xây dựng các tour du lịch sinh thái VQG Pù Mát kết hợp du lịch văn hóa dân tộc Thái ở huyện Con Cuông nhằm thu hút đông đảo khách du lịch.

Các doanh nghiệp cần căn cứ thời gian diễn ra các hoạt động sinh hoạt văn hóa, lễ hội để thiết kế nhiều tour du lịch có chất lượng và đáp ứng được nhu cầu khám phá lịch sử văn hóa của khách du lịch khi đến vùng này.

Thiết lập tour du lịch dựa vào cộng đồng: lựa chọn một vài khu vực điển hình, nổi bật về bản sắc văn hóa của đồng bào Thái để thiết lập tour du lịch làm điểm nhấn tại Khu Dự trữ Sinh quyển Tây Nghệ An. Có thể lựa chọn Bản Nưa - Yên Khê và Bản Yên Thành - Lục Dạ - Con Cuông để phát triển và phối hợp thiết lập tuyến du lịch cộng đồng với các công ty du lịch, công ty lữ hành.

Tăng cường quảng bá hơn nữa văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào Thái ở Con Cuông ở trong nước và quốc tế. Xây dựng thương hiệu du lịch cho các bản Thái. Xác định thị trường tiềm năng để có kế hoạch kinh doanh và xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp, thu hút khách mua. Chú trọng đầu tư các sản phẩm du lịch đặc trưng, đảm bảo cả chất lượng lẫn số lượng.

Các doanh nghiệp lữ hành cần chú trọng việc đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, lao động phải có kiến thức sâu sắc về văn hóa dân tộc Thái nơi đây, đồng thời phải có kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống hoặc khả năng ngoại ngữ cao để giới thiệu cho khách quốc tế.

Tăng cường hợp tác, liên kết cùng các hộ gia đình sản xuất nghề truyền thống, các hộ gia đình kinh doanh du lịch và Ban quản lý các di tích lịch sử văn hóa, chính quyền địa phương để tạo ra các sản phẩm du lịch cộng đồng có chất lượng cao, đa dạng hấp dẫn du khách, đem lại hiệu quả cao.

Tôn trọng các chỉ tiêu về sức chứa tại các điểm đến du lịch cộng đồng, tôn trọng các giá trị văn hóa truyền thống và tài nguyên môi trường tại điểm đến.

Giáo dục nhân viên và du khách ý thức tôn trọng và bảo tồn tài nguyên môi trường du lịch, hỗ trợ cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch, phát triển cộng đồng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa tộc người.

Đóng góp đầy đủ các loại lệ phí với cộng đồng địa phương, chia sẻ công bằng các lợi ích về du lịch với các bên tham gia, hỗ trợ đào tạo nghề du lịch, giới thiệu và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Hỗ trợ người dân bản địa xúc tiến quảng bá du lịch cộng đồng và tiếp thị có trách nhiệm với du khách.

4.3.7. Đối với du khách

Thực hiện, tôn trọng luật pháp của đất nước, và các quy định, quy chế của các điểm tham quan du lịch, giữ gìn bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch, tôn trọng truyền thống văn hóa bản địa, ứng xử với cộng đồng địa phương văn minh lịch sự thân thiện.

Sử dụng dịch vụ du lịch và tiêu dùng những sản phẩm du lịch của cộng đồng địa phương. Hỗ trợ cộng đồng địa phương phát triển du lịch, phát huy các giá trị văn hóa và phát triển kinh tế địa phương.

Tư vấn, phản hồi với các công ty du lịch và chủ nhà về chất lượng sản phẩm du lịch và sản phẩm hàng hóa.

Giới thiệu, tuyên truyền cho bạn bè, người thân về các sản phẩm du lịch cộng đồng tại Con Cuông và các địa phương khác.

* Tiểu kết chương 4

Chương 3 của luận án đã xác định những cơ sở khoa học của việc xây dựng các giải pháp, kiến nghị đồng thời đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa của người Thái trong phát triển du lịch cộng đồng ở Con Cuông.

Các giải pháp và kiến nghị được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu lý luận về du lịch cộng đồng, về mối quan hệ giữa các di sản văn hóa và du lịch cộng đồng, về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và các khoa học có liên quan, thực tiễn phát triển du lịch cộng đồng trên thế giới và ở Việt Nam. Căn cứ vào việc điều tra, phân tích đánh giá khả năng phát huy giá trị các di sản văn hóa của người Thái ở Con Cuông, thực trạng phát huy giá trị di sản văn hóa, thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Con Cuông. Căn cứ vào đường lối chỉ đạo, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Trung ương, quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 định hướng, quy hoạch tổng thể phát triển KT–XH, phát triển du lịch của Nghệ An đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Con Cuông đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Đề án “Xây dựng và phát triển du lịch huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An thời kỳ 2013 – 2020, Luật Du lịch Việt Nam, các văn bản pháp Luật du lịch và các lĩnh vực có liên quan khác.

Luận án đã đề xuất các giải pháp đối với từng di sản văn hóa cụ thể. Trong đó nhấn mạnh các giải pháp về bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, đầu tư phát triển hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật tại các danh lam thắng cảnh để phát huy giá trị của các di sản văn hóa vật thể. Đối với các di sản văn hóa phi vật thể ngoài giải pháp bảo tồn, cần chú trọng khai thác các nội dung, các công đoạn khách có thể quan sát và tham gia để làm nổi bật giá trị di sản, đồng thời phát triển dưới các hình thức khác nhau để tăng tính hấp dẫn cho các sản phẩm du lịch.

Xem tất cả 253 trang.

Ngày đăng: 23/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí