Phát huy giá trị di sản văn hóa của người Thái trong phát triển du lịch cộng đồng ở Con Cuông, Nghệ An - 25

Luận án đã đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hoạt động du lịch cộng đồng tại Con Cuông qua đó phát huy hơn nữa giá trị di sản văn hóa của người Thái. Các giải pháp được đưa ra bao gồm: Khai thác hiệu quả tài nguyên môi trường du lịch, xây dựng các chương trình du lịch đặc trưng mang dấu ấn riêng của Con Cuông, phát triển và nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch như lưu trú, ăn uống, hướng dẫn du lịch và các dịch vụ mua bán nông phẩm, hàng hóa lưu niệm, đặc sản địa phương. Đồng thời luận án đã đưa ra những giải pháp cụ thể về xúc tiến và đầu tư du lịch.

Luận án đã đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa trong phát triển du lịch cộng đồng, bao gồm: Giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển; Khuyến khích ngành kinh doanh du lịch đẩy mạnh và quản lý du lịch theo hướng tôn trọng và phát huy di sản; Chú trọng bảo tồn văn hóa truyền thống, đóng góp cho xã hội, môi trường và phát triển theo hướng bền vững; Xây dựng hệ thống các quy chế về bảo tồn, phát triển và giao lưu văn hóa.

Luận án cũng đã đưa ra những giải pháp dành cho các tổ chức, cá nhân liên quan, cơ chế để thực hiện các giải pháp. Cùng với các giải pháp luận án đã đề xuất những kiến nghị với các cơ quản quản lý nhà nước về du lịch, với chính quyền địa phương trong việc quản lý, hướng dẫn và giám sát cách hoạt động du lịch cộn đồng tại Con Cuông. Kiến nghị với các công ty du lịch, các hộ tham gia kinh doanh du lịch, với cộng đồng địa phương và khách du lịch nhằm đảm bảo sự hợp tác hiệu quả nhằm phát huy tốt hơn giá trị của các di sản văn hóa của người Thái và hoạt động du lịch cộng đồng tại Con Cuông.


KẾT LUẬN


Nghiên cứu về phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc Thái trong phát triển du lịch cộng đồng đã thu hút được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Phần lớn các công trình đã công bố tập trung nghiên cứu về cách thức phát huy giá trị di sản bằng cách coi các di sản văn hóa là nguồn tài nguyên khai thác phát triển các sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách. Đây cũng là hướng tập trung nghiên cứu chính của luận án. Khoảng trống của những công trình đi trước mở ra cho luận án hướng đi mới trong việc (1) xác định mối quan hệ giữa phát huy di sản văn hóa và phát triển du lịch cộng đồng; (2) nhận diện và đánh giá khả năng phát triển du lịch cộng đồng dựa vào nguồn lực di sản văn hóa. Nếu như những nghiên cứu trước đây mới chỉ tập trung tính độc đáo, hấp dẫn của các di sản văn hóa Thái thì luận án đã tiến hành nhận diện các di sản dựa trên các yếu tố không gian, thời gian, giá trị, yếu tố tương tác. Không những vậy, luận án đã chỉ ra được những nội dung thuyết minh, những công đoạn mà khách du lịch có thể tham gia, có thể quan sát cũng như các hình thức du lịch có thể phát triển. Như vậy, đây là cách nhận diện nhằm khẳng định về tính độc đáo, hấp dẫn du lịch, đồng thời làm rõ khả năng khai thác phát triển du lịch cộng đồng, để tránh trường hợp di sản có tính độc đáo, hấp dẫn du lịch nhưng không khả thi để khai thác, phát triển du lịch. Ở bước đánh giá cho phát triển du lịch, luận án đã xây dựng được hệ thống tiêu chí đánh giá tổng hợp tài nguyên và thực trạng khai thác nhằm xác định cơ sở thực tiễn, các nguồn lực để phát huy các giá trị di sản dân tộc gắn với phát triển du lịch, vấn đề nghiên cứu này còn mờ nhạt trong các nghiên cứu tương đồng. Nhận diện và đánh giá khả năng khai thác của từng di sản kết hợp với đánh giá tổng hợp tài nguyên là một đóng góp của luận án để bổ sung cơ sở lý luận cho vấn đề phát huy giá trị của di sản văn hóa tộc người gắn với phát triển du lịch.

Luận án đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về di sản văn hóa và du lịch cộng đồng. Luận án đã tổng quan một số khái niệm như: “cộng đồng”, “du lịch cộng đồng”, “phát triển du lịch cộng đồng”, “di sản văn hóa”, “di sản văn hóa vật thể”, “di sản văn hóa phi vật thể”, “bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa”. Luận án đồng thời

đã tổng quan một số lý thuyết như: khu vực học, phát triển du lịch cộng đồng. Luận án đã giải quyết mối quan hệ giữa di sản văn hóa và phát triển du lịch cộng đồng giúp cho việc phát huy giá trị các di sản văn hóa trong phát triển du lịch cộng đồng ở vùng cư trú của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong khi vẫn bảo tồn được chính các di sản văn hóa đó. Việc xác định được mối quan hệ biện chứng giữa phát huy di sản văn hóa và phát triển cộng đồng giúp khẳng định hướng đi đúng đắn của công trình nghiên cứu khi đặt vấn đề quản lý di sản văn hóa trong bối cảnh hội nhập của đất nước hiện nay. Việc xác định mối quan hệ mật thiết giữa phát huy di sản văn hóa và phát triển du lịch cộng đồng là cơ sở để luận án đánh giá khả năng và phân tích hiện trạng phát triển du lịch cộng đồng dựa vào nguồn lực di sản văn hóa Thái ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Quy trình này được tiến hành trong 4 bước: (i) nhận diện di sản văn hóa Thái như một nguồn lực phát triển du lịch cộng đồng, (ii) đánh giá khả năng phát triển du lịch cộng đồng của di sản văn hóa Thái ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, , (iii) Phân tích thực trạng phát triển du lịch cộng đồng của di sản văn hóa Thái ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An (iii) Đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm phát huy di sản văn hóa Thái trong phát triển du lịch cộng đồng.

Để thực hiện đề tài nghiên cứu, NCS đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu bao gồm phương pháo nghiên cứu Khu vực học, phương pháp điền giã Dân tộc học, phương pháp Xã hội học, phương pháp điều tra đánh giá tài nguyên du lịch, phương pháp Lịch sử, các phương pháp phân tích tài liệu và xử lý dữ liệu. Nguyên tắc tiếp cận liên ngành buộc tác giả luận án phải sử dụng phương pháp nghiên cứu của nhiều ngành học khác nhau. Các phương pháp này được thực hiện song hành và có kết nối trong suốt lộ trình thực hiện đề tài đã giúp tác giả phát hiện ra những chiều cạnh khác nhau của đối tượng nghiên cứu và nhờ đó có cái nhìn tổng quát, toàn diện hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 253 trang tài liệu này.

Con Cuông là vùng đất chứa đựng nhiều di tích lịch sử, văn hóa, trong đó có những di tích được xếp hạng di tích văn hóa, lịch sử cấp quốc gia và cấp tỉnh. Con Cuông còn là vùng đất danh thắng, non nước hữu tình. Những danh lam thắng cảnh gắn liền với cuộc sống, văn hóa của người Thái như thác Khe Kèm, suối Nước Mọc, eo Vực Bồng, hang Nàng Màn, sông Giăng, VQG Pù Mát có thể phát triển những hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng. Con Cuông là quê hương lâu đời của người

Thái, nơi người Thái chiếm đại đa số với nhiều di sản văn hóa phi vật thể đang được lưu giữ. Thông qua việc nhận diện cho thấy các di sản văn hóa của người Thái ở Con Cuông hấp dẫn du lịch du khách bởi hai yếu tố: Thứ nhất, đó là sự hài hòa giữa các yếu tố tự nhiên và văn hóa, sự hài hòa này được thể hiện bằng việc đan xen giữa những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các di sản văn hóa phi vật thể. Thứ hai, đó là tính truyền thống, tính vùng miền của các di sản văn hóa. Văn hóa của người Thái ở Con Cuông có nhiều nét riêng biệt, độc đáo có thể thỏa mãn nhu cầu khám phá, tìm hiểu của du khách. Con Cuông không chỉ là vùng đất của di sản văn hóa Thái mà còn là vùng đất trù phú, cảnh quan hữu tình, thiên nhiên tươi đẹp. Ở đây có thể triển khai nhiều loại hình du lịch khác nhau, với nhiều nội dung và hình thức khai thác để phát triển du lịch cộng đồng.

Phát huy giá trị di sản văn hóa của người Thái trong phát triển du lịch cộng đồng ở Con Cuông, Nghệ An - 25

Trải qua thời gian dài, trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, tác động của thiên tai lũ lụt, sự tàn phá của chiến tranh… nhiều di tích lịch sử văn hóa ở Con Cuông bị tàn phá, hư hỏng, nằm trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Bên cạnh đó, nhiều giá trị văn hóa phi vật thể đã và đang bị mai một hoàn toàn. Do vậy, các tiêu chí về mức độ bền vững, thời gian khai thác và cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch lại là những bất lợi để phát huy giá trị các di sản văn hóa của người Thái trong phát triển du lịch cộng đồng.

Đến nay cộng đồng người Thái ở Con Cuông đã có những thành tựu nhất định trong công cuộc phát triển du lịch cộng đồng gắn với phát huy giá trị di sản văn hóa. Các danh lam thắng cảnh ở Con Cuông đã trở thành những điểm du lịch sinh thái cộng đồng thu hút du khách trong và ngoài nước. Khách du lịch khi đến đây có cơ hội được thưởng thức ẩm thực, biểu diễn văn nghệ, tìm hiểu về nghề dệt thuyền thống và trải nghiệm cuộc sống của cộng đồng địa phương. Điều này cho thấy giá trị một số di sản văn hóa của người Thái ở Con Cuông đã được phát huy. Bên cạnh những thành tựu bước đầu, du lịch Con Cuông vẫn chưa khai thác hiệu quả nguồn lực di sản văn hóa phi vật thể. Nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của người Thái vẫn còn bị bỏ ngõ, các phong tục, tập quán của người Thái chưa được khai thác phát triển du lịch. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, có thể kể tới như: vấn đề bảo tồn các di sản văn hóa

chưa được thực hiện tốt, nhận thức của người dân về du lịch cộng đồng chưa cao, nguồn nhân lực địa phương chưa đáp ứng nhu cầu phát triển…

Sau nhiều năm thực hiện xây dựng mô hình du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa và phát triển bền vững, người Thái ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An đã đạt được những kết quả bước đầu trong công tác quản lý, hình thành hệ thống tuyến, điểm du lịch, thu hút khách du lịch, tổng thu ngày một tăng cao. Mặc dù còn khiêm tốn nhưng kết quả đó đã mở ra một hướng đi mới cho ngành du lịch tỉnh nhà và là một trong những kế sách xóa đói giảm nghèo, phát triển nền kinh tế địa phương. Tuy nhiên lượt khách đến chưa nhiều, tổng thu còn thấp cũng phản ánh rằng thực trạng phát triển du lịch cộng đồng của các di sản văn hóa Thái ở Con Cuông còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề tài và các văn bản chỉ đạo của các cơ quan quản lý, luận án đã đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm phát huy tốt hơn giá trị của các di sản văn hóa Thái trong phát triển du lịch cộng đồng. Bên cạnh việc đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm phát huy giá trị của từng di sản văn hóa, luận án đã đưa ra các nhóm giải pháp các bên liên quan cũng như các giải pháp nhằm phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa. Luận án đã đưa ra các khuyến nghị đối với các cấp chính quyền và người dân trong việc phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa Thái. Với những giải pháp, đề xuất, khuyến nghị được xây dựng trên nền tảng lý thuyết vững chắc và gắn bó mật thiết với thực tiễn, tác giả hy vọng công trình này là đóng góp nhỏ bé vào sự nghiệp quản lý văn hóa để các Di sản văn hóa trở thành một nguồn lực phát triển đất nước trong xã hội đương đại. Dựa vào điều kiện về tài nguyên, khả năng tiếp cận, tiềm năng thị trường và thực trạng phát triển thì chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào tính khả thi, ứng dụng trong thực tiễn của các giải pháp cũng như khuyến nghị này.

Mặc dù luận án là sự nỗ lực không ngừng nghỉ của tác giả nhưng chắc chắn có những câu hỏi nghiên cứu chưa được giải quyết một cách thỏa đáng hay những điều chưa đi đến tận cùng. Những phân tích sâu về kinh tế du lịch là hạn chế nghiên cứu của luận án. Hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án chính là những giải pháp bảo tồn và phát huy những giá trị di sản văn hoá dân tộc Thái một cách cụ thể hơn,

ở mức độ cao hơn trong phát triển du lịch cộng đồng ở Con Cuông, Nghệ An và ở các địa bàn cư trú khác của người Thái trong cả nước.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN


1. Trần Thị Thủy (2017), “Phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững của người Thái huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An”, Hội nghị Quốc gia về Thái hoc Việt Nam lần thứ VIII, Nghệ An, tr. 606 - 616.

2. Trần Thị Thủy (2018),Đào tạo, nâng cao kiến thức, kỹ năng về du lịch cộng đồng cho người dân ở miền Tây Nghệ An”, Tạp chí Khoa học Xã hội & Nhân Văn, Sở Khoa học & Công nghệ Nghệ An, Số 4, tr. 59 -65.

3. Trần Thị Thủy (2018), Bản Nưa - Điểm du lịch lý thú”, Tạp chí Du lịch, Số 6, tr. 26-27.

4. Trần Thị Thủy (2018), “Khai thác văn hóa Thái trong hoạt động du lịch cộng đồng ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An”, Tạp chí Khoa học Xã hội Miền Trung, Số 2(52), tr. 51- 62.

5. Trần Thị Thủy (2018), “Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển loại hình du lịch cộng đồng ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Vinh, Tập 47/ số 4B/2018, tr. 50 -59.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


- Tiếng Việt

1. Phạm Xuân An (2015), Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại cù lao Ông Hổ, An Giang, Luận văn Thạc sỹ Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Vi Văn An (1994), “Tục lệ tang ma của nhóm Tày Mường ở miền Tây Nghệ An”, Tạp chí Dân tộc học, Số 3, tr. 61-70.

3. Vi Văn An (2017), Người Thái ở miền Tây Nghệ An, Nxb Thế giới, Hà Nội.

4. Trần Thúy Anh (chủ biên) (2014), Giáo trình Du lịch văn hóa: Những vấn đề lý luận và nghiệp vụ, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

5. Đặng Văn Bài (2007), “Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể - từ góc nhìn toàn cầu hóa”, Tạp chí Di sản văn hóa, Số 21, tr. 12 - 18.

6. Trần Lê Bảo (2011), Khu vực học và nhập môn Việt Nam học, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

7. Vi Văn Biên (2006), Văn hóa vật chất của người Thái ở Thanh Hóa và Nghệ An, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

8. Vi Văn Biên (2009), Một số phong tục và lễ hội truyền thống của người Thái ở Thanh Hóa, Nghệ An, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

9. Đỗ Thúy Bình (2004), Hôn nhân và gia đình các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

10. Nguyễn Chí Bền (2005), “Di sản văn hóa phi vật thể từ sưu tầm, nghiên cứu đến bảo tồn và phát huy” in trong cuốn Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam, Viện Văn hóa - Thông tin xuất bản, tr. 77-95.

11. Nguyễn Chí Bền (2013), “Nhà nước và công tác bảo tồn, phát huy Di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam, những bài học từ lịch sử”, Chuyên đề Bảo tồn Di sản văn hóa, Số 4 (8), tr. 8 - 17.

12. Đào Ngọc Cảnh, Nguyễn Kim Hồng (2016), “Sử dụng phương pháp thang điểm tổng hợp kết hợp với hệ thống thông tin địa lý (GIS) để đánh giá tài

nguyên du lịch tỉnh Kiên Giang”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Số 2 (80), tr. 84.

13. Phạm Thị Minh Chính (2016), Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch tại Cù Lao Chàm - Hội An, Quảng Nam, Luận văn Thạc sỹ Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

14. Vũ Văn Cường (2014), Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa, Luận văn Thạc sỹ Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

15. Nguyễn Đổng Chi (Chủ biên), (1995), Địa chí óa dân gian Nghệ Tĩnh, Nxb Nghệ An, Nghệ An.

16. Cục Di sản văn hóa (2007), Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể, Nxb Thế giới, Hà Nội.

17. Cục Di sản văn hóa (2012), Một con đường tiếp cận di sản văn hóa, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

18. Chương trình Phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội do Liên minh Châu Âu tài trợ và Quỹ Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (WWF) (2013), Sổ tay du lịch cộng đồng Việt Nam: Phương pháp tiếp cận dựa vào thị trường.

19. Nguyễn Huy Dũng (2007), Cộng đồng và vấn đề quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

20. Dự án phát triển du lịch MeKong (2008), Chương trình nhận thức về Phát triển Du lịch Sinh thái cho các huyện và làng xã.

21. Lê Hải Đăng (2011), Các nghi lễ gia đình của người Tày Mường ở Con Cuông, Nghệ An, Luận án Tiến sĩ Nhân học, Học viện Khoa học Xã hội, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.

22. Trần Kim Đôn (2004), Địa lý các huyện, thành phố, thị xã tỉnh Nghệ An, Nxb Nghệ An, Nghệ An.

23. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2006), Giáo trình Kinh tế du lịch, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2023