hàng, đặc biệt là đối với khối ngân hàng thương mại nhà nước. Tựu chung lại, những khoản nợ xấu khổng lồ tính đến thời điểm ngày 31/12/2000 đã được phân loại theo nhóm nguyên nhân và được giải quyết bằng một loạt các biện pháp sau đây.
2.1.1. Nợ quá hạn do vi phạm Quy chế tín dụng
Ngân hàng áp dụng các biện pháp để xác định rõ trách nhiệm và còn đầu mối để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì dùng mọi biện pháp tận thu: cưỡng chế, quy trách nhiệm và nếu cần thiết phải khởi tố trước pháp luật. Với số nợ tồn đọng còn lại, ngân hàng trích lập hồ sơ có phân loại nguyên nhân để gửi lên Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch Đầu tư để kiểm tra và có giải pháp xử lý về việc tìm nguồn bù đắp.
2.1.2. Nợ quá hạn do nguyên nhân rủi ro ngoài khả năng kiểm soát
Đối với nợ do nguyên nhân như: thiên tai, bão lụt, hạn hán, mất mùa, dịch bệnh… con nợ bị tuyên bố phá sản, giải thể, hoặc khách hàng bị chết, mất tích mà không còn khả năng trả nợ thì Ban thanh toán Công nợ Trung ương và các bên có liên quan đã tiến hành các thủ tục tận thu, số còn lại về nguyên tắc có hai nguồn bù đắp chính để thanh lý nợ đọng cho ngân hàng là ngân sách nhà nước và quỹ dự phòng rủi ro của chính ngân hàng bị nợ xấu.
Đối với nhóm nguyên nhân khách quan nhưng chưa phải là bất khả kháng: Được xem xét để cơ cấu lại hoặc thay đổi hợp đồng tín dụng, gồm:
+ Nhóm nợ quá hạn được xét cho khoanh nợ từ 3 - 5 năm. Con nợ là doanh nghiệp nhà nước chưa trả được nợ vay ngân hàng do chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi sự thay đổi cơ chế, chính sách và môi trường kinh doanh, do sắp xếp lại doanh nghiệp, do ngân hàng cho vay theo chỉ thị cấp trên … Việc bù đắp các khoản nợ khoanh này còn nằm trong tương lai (3 - 5 năm) của chính các con nợ. Trước mắt, ngân hàng chịu rủi ro phần thu lãi hàng năm trên loại nợ xấu này. Tuy vậy để khắc phục sự thiếu hụt vốn hoạt động và lành mạnh hoá tài chính hoạt động ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch Đầu
tư và Bộ Tài chính trình Chính phủ một cơ chế mua bán nợ và khoản nợ được khoanh được hạch toán riêng và tạm loại ra khỏi chỉ tiêu tính tỷ lệ quá hạn của ngân hàng từ thời điểm có quyết định được khoanh.
+ Nhóm nợ quá hạn được xét cho giãn nợ từ 3-5 năm: Con nợ là doanh nghiệp nhà nước chưa có khả năng trả nợ ngân hàng do kinh doanh thua lỗ, mất thời cơ tiêu thụ hàng hoá hoặc thời kỳ phát huy hiệu quả dự án sản xuất chưa tới, do nhu cầu nền kinh tế và hướng phát triển trong tương lai mà doanh nghiệp đó cần tiếp tục tồn tại. Đây là khoản dư nợ được Hội đồng tín dụng cùng chủ nợ xét cho cơ cấu lại nợ: Biến nợ trong thời gian ngắn thành nợ có thời hạn dài hơn, biến nợ quá hạn thành nợ trong hạn và con nợ vẫn phải trả lãi tiền vay trong toàn bộ thời gian chưa đáo hạn của các hợp đồng tín dụng đó. Để bù đắp thiếu hụt nguồn thanh toán (do phải kéo dài thời gian thu hồi nợ), ngân hàng thương mại nhà nước có thể sử dụng thị trường tiền tệ và thị trường mua bán nợ của Nhà nước.
+ Nhóm nguyên nhân chưa phát mại tài sản cầm cố, thế chấp.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Nợ Xấu Ở Khu Vực Ngân Hàng Thương Mại Nhà Nước
- Về Phía Ngân Hàng Thương Mại Nhà Nước
- Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Nhà Nước
- Cơ Cấu Lại Tổ Chức Và Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Nhà Nước
- Một Số Bất Cập Về Pháp Luật Liên Quan Đến Xử Lý Nợ Xấu
- Pháp Luật Dân Sự Và Đất Đai Liên Quan Đến Xử Lý Nợ Xấu
Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.
Khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp đã quá hạn, các ngân hàng đã phong toả tài sản thế chấp, cầm cố nhưng chưa phát mại được do nhiều nguyên nhân: tính chất phức tạp về quyền sở hữu của tài sản thế chấp, tính chất kém chuyển đổi giá trị của tài sản hoặc tài sản đang bị niêm phong chờ xử lý của Toà án … Về nguyên tắc, nguồn để bù đắp các khoản nợ này nằm trong chính giá trị tài sản thế chấp mà ngân hàng đang quản lý.
Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 149/2001 về việc phê duyệt đề án xử lý nợ tồn đọng và Nghị định 69/2002/NĐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2002 về quản lý và xử lý nợ tồn đọng đối với doanh nghiệp nhà nước cùng với việc thành lập Ban chỉ đạo cơ cấu lại tài chính ngân hàng thương mại với mục tiêu xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu của ngân hàng thương mại nước ta, không để tái diễn, không gây mất ổn định hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại và nền kinh tế; mặt khác phải tận thu, hạn chế tối đa tổn thất tài sản quốc gia, tiết kiệm chi ngân sách và không để xảy ra tiêu cực, gắn xử lý nợ tồn
đọng với lành mạnh hoá tài chính các doanh nghiệp nhà nước. Theo đó, việc xử lý nợ tồn đọng của hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước được thực hiện bằng một số biện pháp:
(i) Đối với nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm.
+ Các ngân hàng thương mại, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng thương mại được chủ động xử lý các tài sản bảo đảm nợ vay (tài sản thế chấp, cầm cố, tài sản gán nợ; tài sản Toà án giao cho ngân hàng) kể cả tài sản bất động sản bao gồm đất, tài sản gắn liền với đất thuộc quyền định đoạt của ngân hàng theo hình thức:
- Tự bán công khai trên thị trường.
- Bán qua trung tâm dịch vụ bán đấu giá.
- Bán cho công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại (AMC).
(ii) Những tài sản bảo đảm nợ thuộc những vụ án đã được Toà án phán quyết nhưng chưa giao cho ngân hàng, ngân hàng tập hợp Ban chỉ đạo cơ cấu lại tài chính ngân hàng thương mại đề nghị Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan thi hành án nhanh chóng giao các ngân hàng thương mại để xử lý thu hồi vốn
(iii) Những tài sản bảo đảm nợ vay chưa đầy đủ thủ tục pháp lý và hiện không có tranh chấp: các ngân hàng thương mại tâp hợp trình Ban chỉ đạo cơ cấu lại tổ chức ngân hàng thương mại xem xét đề nghị Thủ tướng yêu cầu các cơ quan chức năng nhà nước có thẩm quyền hoàn thiện thủ tục pháp lý để các ngân hàng thương mại, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng thương mại bán nhanh tài sản.
(iv) Đối với những tài sản bảo đảm nợ vay chưa bán được, các ngân hàng thương mại, công ty AMC của ngân hàng thương mại áp dụng các biện pháp như: cải tạo, nâng cấp tài sản để bán, cho thuê, khai thác kinh doanh góp vốn, liên doanh bằng tài sản để thu hồi nợ.
(v) Đối với những tài sản các ngân hàng thương mại để lại sử dụng thì phải có nguồn vốn tương ứng theo quy định của pháp luận hiện hành.
(vi) Giá bán các tài sản bảo đảm nợ vay có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị tồn đọng (gốc và lãi). Trường hợp bán tài sản với giá thấp hơn giá trị nợ tồn đọng, phần chênh lẹch được xử lý bằng nguồn dự phòng rủi ro của ngân hàng thương mại và các ngân hàng này cũng sẽ trực tiếp theo đòi, thu hồi nợ. Trường hợp bán tài sản với giá cao hơn giá nợ tồn đọng thì phần chênh lệch được xử lý theo quy định pháp luật hiện hành
+ Đối với nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm và không còn đối tượng để thu hồi.
Các ngân hàng thương mại nhà nước và các công ty AMC trực thuộc phải phân loại nợ thành nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm và nợ tồn đọng không còn đối tượng để thu hồi nợ, sau đó báo cáo ngân hàng Nhà nước Việt Nam để trình Ban chỉ đạo cơ cấu ngân hàng thương mại xem xét trước khi trình Thủ tướng Chính phủ quyết định xử lý.
+ Đối với nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm nhưng con nợ còn tồn tại, đang hoạt động cho phép các AMC ngân hàng thương mại nhà nước thực hiện một số biện pháp:
(i) Bán lại nợ để thu hồi vốn theo Quy chế mua bán nợ thông thường
(ii)Chuyển nợ thành vốn góp vào doanh nghiệp và phần vốn góp này được chuyển nhượng; trong trường hợp này ngân hàng thương mại nhà nước phải dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ tương ứng với phần nợ đã chuyển thành vốn góp vào doanh nghiệp và phải bảo đảm tỷ lệ vốn góp theo quy định của pháp luật.
(iii) Đánh giá lại khoản nợ tồn đọng đối với doanh nghiệp nhà nước để xác định giá trị thực còn của khoản nợ. Phần giá trị thực còn của khoản nợ được xử lý theo phương thức: chuyển thành vốn góp Nhà nước cấp bổ sung cho doanh nghiệp đồng thời nhà nước cấp bù vốn cho ngân hàng thương mại
nhà nước tương ứng với số nợ tồn đọng; hoặc xác định số nợ doanh nghiệp còn phải tiếp tục hoàn trả ngân hàng, đồng thời Nhà nước cấp bù vốn cho các ngân hàng thương mại nhà nước phần chênh lệch do đánh giá lại.
(iv) Căn cứ vào thực trạng và khả năng trả nợ của doanh nghiệp, được cơ cấu lại nợ bằng hình thức thích hợp như giãn nợ, miễn giảm lãi suất hoặc cho doanh nghiệp vay vốn để đầu tư thêm
Thực hiện hai văn bản pháp luật trên, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, ngành liên quan đã ban hành triển khai một loạt các quy định, giải pháp nhằm tháo gỡ các vướng mắc khó khăn, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại nhà nước xử lý nợ tồn đọng như:
+ Thủ tướng Chính phủ: Quyết định phương án tài chính sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng thương mại nhà nước.
+ Quyết định thành lập Ban chỉ đạo cơ cấu lại ngân hàng thương mại
+ Liên bộ Ngân hàng Nhà nước - Bộ Tư pháp ban hành thông tư hướng dẫn các ngân hàng thương mại, trong đó có ngân hàng thương mại nhà nước thực hiện việc tự bán tài sản bảo đảm.
+ Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn đánh giá nợ của doanh nghiệp nhà nước vay ngân hàng thương mại nhà nước, thông tư hướng dẫn thực hiện phương án tài chính sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước và cơ cấu lại ngân hàng thương mại.
+ Đối với khoản vay của doanh nghiệp nhà nước.
Nguyên tắc trong việc giải quyết các khoản vay này là Nhà nước sẽ không "bảo lãnh" các khoản nợ của các doanh nghiệp nhà nước, sẽ xử lý dứt điểm các khoản nợ của doanh nghiệp nhà nước tồn tại đến 31/12/2000. Nợ phát sinh sau thời điểm này sẽ giải quyết theo nguyên tắc dân sự, kinh tế chung. Việc giải quyết nợ tồn động này nhằm lành mạnh hóa tình hình tài chính của các doanh nghiệp nhà nước và xử lý tồn tại trong cơ chế, chính sách về xử lý nợ.
- Về biện pháp, Chính phủ khoanh vùng, xử lý dứt điểm nợ phải thu và nợ phải trả của doanh nghiệp với ngân sách, với ngân hàng thương mại nhà nước (trong đó có khối ngân hàng thương mại nhà nước, dự trữ quốc gia, bảo hiểm xã hội …). Các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ liên tục sẽ bị giải thể, doanh nghiệp nhà nước hoạt động tốt thì cho khoanh nợ, cấp bổ sung vốn. Các doanh nghiệp đang thực hiện thủ tục chuyển đổi (cổ phần hóa, bán, khoán kinh doanh, cho thuế hoặc chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên) sẽ được áp dụng cơ chế xử lý nợ riêng để lành mạnh hóa tài chính sau chuyển đổi. Mục đích của chính sách này là giải quyết dứt điểm nợ đọng của doanh nghiệp nhà nước nhằm tạo sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn đồng thời giảm sự "trợ cấp" từ ngân sách cho các doanh nghiệp nhà nước. Có 4 phương án xử lý nợ của các doanh nghiệp nhà nước, bao gồm:
- Doanh nghiệp nhà nước phải lập hồ sơ xác định số liệu và nguyên nhân tồn đọng đối với các khoản nợ phải thu nhưng không có khả năng thu hồi, để xử lý hoặc trình cơ quan có thẩm quyền.
- Khoản nợ phải trả ngân sách nhưng doanh nghiệp đã chiếm dụng để đầu tư thành tài sản đến nay vẫn không có khả năng thanh toán thì doanh nghiệp phải lập phương án xử lý nợ, huy động toàn bộ nguồn hiện có để bù đắp.
- Trường hợp những doanh nghiệp nhà nước bị lỗ hoặc không có khả năng thanh toán khoản nợ phải trả cho các ngân hàng thương mại nhà nước doanh nghiệp được xoá nợ lãi vay ngân hàxóavới mức số lỗ còn lại sau khi xử lý nợ ngân sách.
- Khoản tổn thất do khoanh nợ hoặc xóa nợ cho doanh nghiệp nhà nước được hạch toán vào chi phí của các ngân hàng và bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro.
+ Đối với khoản vay của hợp tác xã nông nghiệp
Theo Quyết định 146/2001/QĐ-TTg ngày 2/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý nợ tồn động của hợp tác xã nông nghiệp và Thông tư
hướng dẫn số 31/2002/TT-BTC của Bộ Tài chính, các hợp tác xã nông nghiệp bao gồm cả các các hợp tác xã nông nghiệp chuyển đổi sang hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và hợp tác xã kinh doanh tổng hợp trong khu vực nông nghiệp. Phạm vi xử lý gồm: các khoản nợ phải trả ngân hàng thương mại nhà nước, phải nộp ngân sách về thuế sử dụng đất nông nghiệp, phải trả doanh nghiệp nhà nước và các khoản nợ hợp tác xã phải trả các tổ chức đoàn thể xã hội phát sinh từ 31/12/2006 trở về trước.
- Thông tư cũng quy định rõ thẩm quyền và tiêu chuẩn xử lý nợ đối với các khoản nợ mà hợp tác xã phải trả ngân hàng thương mại; các khoản xóa nợ thuế sử dụng đất nông nghiệp cho hợp tác xã, các khoản hợp tác xã nợ doanh nghiệp nhà nước và khoản xóa nợ của hợp tác xã nợ các đối tượng khác.
2.1.3. Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại (AMC)
Công ty AMC là một trong những thiết chế chủ yếu tham gia vào quá trình xử lý nợ xấu tồn đọng các ngân hàng trong những năm qua. Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 150/2001/QĐ-TTg ngày 5 tháng 10 năm 2001 về việc thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại, các ngân hàng thương mại nhà nước đã thành lập các công ty này để giải quyết nợ xấu. Các AMC có nhiệm vụ xử lý khối lượng nợ tồn đọng tại thời điểm 31/12/2000 bao gồm cả nợ có tài sản đảm bảo và nợ không có tài sản đảm bảo. Công ty AMC là các công ty độc lập trực thuộc các ngân hàng thương mại nhà nước, thành lập theo Luật các tổ chức tín dụng và các quy định của Chính phủ. AMC hoạt động không vì mục tiêu lợi nhận mà để xử lý nợ và tài sản tồn đọng. Công ty được hưởng các ưu đãi về thuế, các điều kiện đảm bảo trong việc chuyển nhượng, khai thác tài sản.
Cơ chế xử lý nợ tồn đọng của AMC
AMC của các ngân hàng thương mại nhà nước hoạt động theo nguyên tắc nhận các khoản nợ tồn đọng có đảm bảo và không có bảo đảm của các ngân hàng thương mại nhà nước tính đến ngày 31/12/2000 theo giá trên sổ
sách. Các công ty cơ cấu lại nợ theo nguyên tắc thị trường. AMC được kỳ vọng sẽ giải quyết nợ xấu trong 2 - 3 năm sau khi thành lập.
+ Đối với nợ tồn đọng có tài sản đảm bảo: Công ty quản lý nợ có nhiệm vụ bán tài sản bảo đảm theo giá thị trường để thu hồi nợ. Trường hợp giá bán cao hơn giá trị của khoản vay thì chênh lệch được tính vào thu nhập, ngược lại giá trị khoản vay cao hơn giá bán được xử lý như sau:
- Nếu khoản nợ thuộc diện cho vay chính sách thì khoản chênh lệch đó được bù đắp bằng nguồn tài chính của Chính phủ.
- Nếu khoản nợ thuộc diện cho vay thông thường thì bù đắp khoản chênh lệch được lấy từ quỹ dự phòng rủi ro được trích của các ngân hàng thương mại.
+ Đối với nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm và không còn đối tượng để thu (doanh nghiệp đã giải thể, thanh lý, phá sản, cá nhân đã chết, mất tích), khoản nợ này cần được xóa theo hướng:
- Nếu khoản nợ thuộc diện cho vay chính sách thì được bù đắp bằng nguồn tài chính của Chính phủ.
- Nếu khoản nợ thuộc diện cho vay thông thường thì khoản bù đắp được lấp từ quỹ dự phòng rủi ro của các ngân hàng thương mại.
+ Nợ tồn đọng không có tài sản đảm bảo và con nợ còn tồn tại, đang hoạt động:
Trong trường hợp này, công ty AMC phải tận thu để thu hội nợ; trường hợp khách hàng không trả được nợ thì phải thanh lý doanh nghiệp để thu hồi nợ. Trường hợp giá trị thanh lý nhỏ hơn giá trị khoản vay thì xử lý theo hướng:
+ Nếu khoản nợ thuộc diện cho vay chính sách thì khoản chênh lệch đó được bù đắp bằng nguồn tài chính của Chính phủ.
+ Nếu khoản nợ thuộc diện cho vay thông thường thì bù đắp khoản chênh lệch đó được lấy từ quỹ dự phòng rủi ro được trích của các ngân hàng thương mại.