Thực Trạng Nợ Xấu Ở Khu Vực Ngân Hàng Thương Mại Nhà Nước

cũng như các thay đổi liên quan đến cơ cấu tổ chức, nhân sự, hệ thống thông tin và dữ liệu để quản lý nợ quá hạn. Mặt khác, các quy định mới cũng đặt ra những yêu cầu đối với Ngân hàng Nhà nước trong việc phát triển cơ cấu tổ chức và nhân sự để đáp ứng các yêu cầu thực tế. Ngân hàng Nhà nước sẽ có những thông tin chính xác hơn về nợ xấu, chất lượng hoạt động tín dụng của từng tổ chức tín dụng và toàn hệ thống tổ chức tín dụng, đồng thời ngân hàng Nhà nước có thể chủ động và có tầm nhìn bao quát hơn trong đánh giá khả năng quản lý, kiểm soát nội bộ và khả năng chịu đựng rủi ro của các chủ thể này. Không những thế, Ngân hàng Nhà nước cũng có khả năng quản lý, thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng tốt hơn. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng còn là một công cụ hỗ trợ thực hiện đánh giá tổ chức tín dụng theo CAMELS. Sau hai năm ban hành Quy định về việc phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng (Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN), vừa qua ngân hàng Nhà nước đã sửa đổi, bổ sung một số điều trong văn bản pháp luật này bằng Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 04 năm 2007, về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN. Cụ thể, rõ ràng và phù hợp với điều kiện thực tế của các tổ chức tín dụng là những tiêu chí mà Ngân hàng Nhà nước hướng đến khi soạn thảo và ban hành. Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 04 năm 2007, về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN đã quản lý rủi ro chặt chẽ hơn đối với các cam kết ngoại bảng.

Theo Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 04 năm 2007, về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN , các khoản bảo

lãnh, chấp nhận thanh toán và cam kết cho vay không hủy ngang vô điều kiện và có thời điểm thực hiện cụ thể (gọi chung là các cam kết ngoại bảng) phải được tổ chức tín dụng đánh giá, phân loại theo 5 nhóm thay vì chỉ phân vào nhóm 1 như Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. Điều này có nghĩa, các cam kết ngoại bảng có mức độ rủi ro tín dụng tương đương với các khoản nợ nội bảng được phân loại chặt chẽ hơn, phản ánh chính xác hơn rủi ro tín dụng của tổ chức tín dụng.

Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 04 năm 2007, về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, đã cụ thể và làm rõ hơn một số quy định của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng. Nhưng với đặc thù là các quy định mang tính nguyên tắc, nên đòi hỏi khi triển khai thực hiện, tổ chức tín dụng cần căn cứ tình hình cụ thể thực tế và các quy định liên quan để đưa ra các hướng dẫn nội bộ chi tiết, phù hợp hơn với đặc thù hoạt động của mình, đảm bảo việc quản lý rủi ro tín dụng được thực hiện tốt.

Theo đó, việc kiểm soát dựa trên đánh giá chất lượng tài sản sẽ trở thành nhiệm vụ thường xuyên của các thanh tra Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước sẽ phải xây dựng một cơ chế kiểm tra và giám sát trong việc thực hiện nhiệm vụ đánh giá đó. Do chi phí phát sinh từ những thay đổi trên sẽ chuyển sang khách hàng vay nên chi phí cho vay có thể tăng hơn. Việc cho vay có bảo đảm sẽ trở thành sự ưu tiên của các ngân hàng để giảm gánh nặng về dự phòng rủi ro.


1.3. THỰC TRẠNG NỢ XẤU Ở KHU VỰC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC

Vào những năm 1990, tỷ lệ nợ quá hạn cao trên 20% so với tổng dư nợ đã gây đổ vỡ nhiều tổ chức tín dụng, gây ra khủng hoảng toàn diện hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần và hợp tác xã tín dụng ở nước ta, gây

nên sự bất bình, thiếu tin tưởng vào hệ thống ngân hàng trong suốt thập kỷ 90. Nhờ có sự xử lý mạnh mẽ, hệ thống ngân hàng và nền kinh tế bắt đầu có những sự phát triển mới, tuy vậy tỷ lệ nợ xấu vẫn rất cao.

Tình hình nợ xấu của hệ thống ngân hàng /Tổng dư nợ (Phụ lục 1):

Trong năm 1995, để xử lý các khoản nợ của các doanh nghiệp mà xét thấy không thể thu hồi được, Chính phủ đã phải tính đến giải pháp khoanh nợ và xóa nợ. Tổng số nợ quá hạn của các doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại nhà nước được Chính phủ khoanh lại từ năm 1995 trở về trước để xử lý trong đợt tổng thanh toán nợ giai đoạn 2 là 2233, 2 tỷ đồng. Cơ cấu như sau: Nợ xấu lên lưới thanh toán tại Ngân hàng Ngoại thương là 1606 tỷ đồng, bằng 18,2% so với tổng vốn huy động, bao gồm: 570 tỷ đồng đủ điều kiện được xóa, chiếm 35,5 % tổng số nợ lên lưới thanh toán; nợ xấu tại Ngân hàng Công thương là 472 tỷ đồng, bằng 3,6 % tổng số vốn huy động, bao gồm: 421 tỷ đồng đủ điều kiện được xóa, chiếm 89,2% tổng số nợ lên lưới thanh toán; nợ xấu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển là 117 tỷ đồng, bằng 7,1% vốn huy động, bao gồm: 87,5 tỷ đồng đủ điều kiện được xóa, chiếm 74,7% tổng số nợ lên lưới thanh toán; Nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là 38,2 tỷ đồng, bằng 0,2% tổng số vốn huy động, bao gồm: 38,2 tỷ đồng đu điều kiện được xóa, chiếm 100% tổng số nợ lên lưới thanh toán [33].

Dù có nhiều biện pháp xử lý nhưng nợ xấu ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam vẫn tăng tốc độ phi mã.

Trong giai đoạn từ năm 1996 - 1998, nếu theo tiêu chuẩn Việt Nam tỷ lệ nợ quá hạn khoảng 13% song theo tiêu chuẩn quốc tế lại không dưới 30% (báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) quí IV năm 2001), tương đương với những nước có tỷ lệ nợ quá hạn đặc biệt cao.

Nếu theo số liệu của ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối năm 2000, nợ của các ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam chiếm khoảng 10,78 % / tổng dư nợ. Nếu tính cả các khoản nợ chờ xử lý, nợ phải trả thay, nợ thanh toán công nợ giai đoạn II đã lên lưới thì tổng dư nợ quá hạn lên tới khoảng 15,8%/ tổng dư nợ cho vay - gấp 4 lần vốn tự có của các ngân hàng, có nghĩa là về lý thuyết, các ngân hàng thương mại nhà nước đã lâm vào tình trạng phá sản.

Bảng 1.1: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng cho vay

(Tỷ lệ %)



2001

2002

2003

2004

Ngân hàng Công thương

17.19

13.09

9.97

3.5

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

4.08

5.3

3.1

1.72

Ngân hàng Đầu tư - Phát triển

3.51

4.63

4.71

4.49

Ngân hàng Ngoại thương

11.16

5.8

3.03

2.74

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam - 3


Tính đến cuối năm 2001, ngân hàng thương mại nhà nước chiếm tỷ trọng dư nợ khoảng 70% tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng Việt Nam, với tỷ lệ nợ quá hạn chiếm khoảng 23.000 tỷ.

Báo cáo nợ xấu 2005 cho thấy, các ngân hàng thương mại nhà nước hơn 10.000 tỷ đồng, chiếm 2,7% tổng dư nợ. Tỷ lệ này tại các ngân hàng thương mại cổ phần <2% nhưng số tuyệt đối là bao nhiêu và tỷ lệ đó có đúng không thì còn phải bàn. Nếu theo dự tính của IMF (15%), nợ xấu cả nội và ngoại bảng của các ngân hàng thương mại nhà nước là khoảng 6,2 tỷ USD (13% GDP). Với mức độ tăng trưởng tín dụng hàng năm khá cao (20%) thì tỷ lệ nợ xấu tăng trưởng nhanh hơn tăng trưởng tín dụng. Nếu nợ xấu 2002 là hơn 20000 tỷ đồng (7,2 % dư nợ) thì sang năm 2004 chỉ còn khoảng 13.000 tỷ đồng. Năm 2005 nợ xấu được biết là ở khoảng 17.500 tỷ đồng nhưng tỷ lệ giảm xuống chỉ còn 3,18% do tổng dư nợ tăng cao.

Kể từ khi có Quyết định phân loại nợ 493/2005/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, con số biểu thị nợ xấu đã có xu hướng giảm. Không ít ngân hàng đã cho công bố những con số nợ xấu ở mức lý tưởng. Theo nguồn tổng hợp

từ báo chí, nợ xấu của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đang ở mức khoảng 2,9 - 3% tổng dư nợ, cao hơn tiêu chí phân loại cũ là 0,6%. So với 12 - 13% của năm 2000 thì tỷ lệ trên là khá lý tưởng. Ngân hàng Công thương có số nợ xấu khoảng 6% tổng dư nợ, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển ở khoảng 9% tổng dư nợ. Đặc biệt, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì có số nợ xấu khoảng 2,6% tổng dư nợ.

Trên thực tế, con số này có thể cao hơn nhiều. Chỉ tính riêng 5.000 tỷ đồng nợ đọng của ngành mía đường, hàng nghìn tỷ đồng thua lỗ của Tổng Công ty Cà phê, hàng chục nghìn tỷ đồng nợ đọng trong xây dựng cơ bản và khó khăn của các doanh nghiệp xây lắp, hàng nghìn tỷ đồng nợ tài sản chưa thi hành án của các vụ án điểm như EPCO - Tăng Minh Phụng, thời điểm Tòa án tuyên án số nợ là 6.479.386 triệu đồng, dư nợ năm 2003 là 6.117.624 triệu đồng thì có thể khẳng định, số nợ xấu sẽ lớn hơn những công bố mà chúng ta đã biết.

Theo bà Susan Adams, đại diện thường trú cao cấp của IMF tại Việt Nam và ông Klaus Roland, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam thì nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam khoảng 45-60 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 7 - 10 % GDP. Theo đánh giá của những chuyên gia kinh tế thì tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể lên đến 30%.

Theo số liệu giám sát quý 4/2006, tỉ lệ nợ xấu của các ngân hàng tiếp tục giảm, chỉ chiếm 2,48% tổng dư nợ, giảm 3,88% so với quý 3. Như vậy, tính từ đầu năm 2006 đến giữa năm này, tỉ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng thương mại liên tục giảm. Tuy nhiên, không đi cùng với xu hướng của tỉ lệ nợ xấu, tỉ lệ nợ quá hạn của các ngân hàng thương mại lại tăng lên. Tính đến hết quý 3/2006, chỉ tiêu này là 10,3% trong khi đó, đến hết quý 4/2006, chỉ tiêu này là 11,26%, tăng 9,32%. Như vậy, việc tỉ lệ nợ xấu giảm nhưng tỉ lệ nợ quá hạn vẫn tăng lên là một dấu hiệu xấu của tăng trưởng dư nợ. Ngày 31/12/2006, khi BIDV công bố tỷ lệ nợ xấu ở mức 9,1%, gấp khoảng 3 lần so với các ngân hàng thương mại nhà nước khác, không chỉ là điều đáng nghi ngờ mà còn thực sự gây sốc cho không ít người. Vì BIDV phân loại nợ theo

Điều 7của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, nghĩa là gần với chuẩn mực quốc tế hơn. Một chuyên viên Ngân hàng Nhà nước tiết lộ: Từ trước tới nay, việc các ngân hàng thương mại nhà nước gia hạn nợ cho các khoản nợ quá hạn đã là chuyện bình thường. Khi qui chế mới về cách tính nợ xấu được ban hành vào năm 2005, sự thay đổi về thông tin đã diễn ra. Theo cách tính cũ, cả 4 ngân hàng thương mại nhà nước đều có nợ quá hạn dưới 5 %, nhưng khi tính theo cách tính mới thì con số sẽ hoàn toàn khác. Theo IMF, con số nợ xấu của ngân hàng Việt Nam ít nhất là 15%. Có thể con số thực tế lớn hơn so với mức báo động kia. Gia hạn nợ là một nghiệp vụ bình thường, nhưng khi bị lạm dụng, gia hạn nợ trở thành bức màn che giấu nợ xấu. Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội, năm 2005 số nợ đến hạn mà khách hàng chưa có khả năng trả được các chi nhánh ngân hàng gia hạn, gấp hai lần tỷ lệ nợ xấu. Một số ngân hàng điều chỉnh kỳ hạn trả nợ 3 - 4 lần cho một khách hàng và nợ đó vẫn xếp vào nhóm 1 hoặc nhóm 2. Các khảo sát cho thấy, nợ quá hạn thường nổi lên ở nhóm 2. Đó không phải là ngẫu nhiên. Vì nợ nhóm 2 chỉ phải trích dự phòng rủi ro là 5%. Trong khi nếu tụt xuống nhóm 3 thì ngân hàng phải trích dự phòng rủi ro là 20%. Dự phòng nhóm 4 và nhóm 5 thậm chí còn cao hơn nữa. Vậy nên sai sót trong phân loại nợ xấu dễ xảy ra, và con số chênh lệch hay chưa phản ánh đúng thực tế là có thể hiểu được.

Thông qua số liệu (Phụ lục 2) có thể thấy, trong thời gian gần đây hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước cũng đang giảm nợ xấu do đã có nhiều thành tựu trong công tác xử lý, nhưng nợ quá hạn lại tăng cao. Việc tìm hiểu các căn nguyên nợ xấu là điều rất cần thiết, giúp cho công tác xử lý nợ trở nên triệt để và nghiêm túc hơn.‌


1.4. NGUYÊN NHÂN NỢ XẤU


1.4.1. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh, mất mùa,… là nguyên nhân thường hay gặp nhưng lại vượt ngoài tầm kiểm soát và mong muốn của người cho vay và bản thân người đi vay.

Một nguyên nhân khách quan khác gây ra nợ xấu ngân hàng còn đến từ chính sách vĩ mô. Chính sách có nhiều thay đổi gây ra cho người đi vay những gánh nặng nợ nần không đáng có. Thực tế, khối doanh nghiệp nhà nước ta gặp rất nhiều khó khăn như: mất thị trường tiêu thụ sản phẩm, biến động giá cả, thị trường, do sắp xếp lại doanh nghiệp, sáp nhập, giải thể, phá sản nhưng không có khả năng trả nợ hoặc không còn đối tượng để thu hồi nợ. Rủi ro, mất mát do những nguyên nhân này gây ra cũng nằm ngoài ý chí và cố gắng của những người đi vay.

Chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước đang trong quá trình đổi mới và hoàn thiện nên thường có sự điều chỉnh, thay đổi, nhiều doanh nghiệp không theo kịp nên dự báo nhu cầu thị trường không sát, ví dụ trường hợp cho vay xi-măng, mía đường, gạch gốm sứ… Sự thay đổi thường xuyên của chính sách làm cho doanh nghiệp có vay vốn ngân hàng bị đảo lộn kế hoạch kinh doanh cũng như kế hoạch trả nợ ngân hàng. Ví dụ: Chính phủ đột ngột tăng thuế suất thuế xuất nhập khẩu ở một số mặt hàng mà trước đó ngân hàng đã mở L/C bảo lãnh nhập khẩu hoặc cho vay. Một số trường hợp thay đổi chính sách điều hành đã trực tiếp tạo ra các khoản nợ xấu cho ngân hàng thương mại nhà nước như chương trình di dân, đóng cửa rừng, ngừng xuất khẩu gỗ, gạo, thay đổi cơ chế sử dụng đất đai … hay tăng giá một số mặt hàng độc quyền như giá xăng…. Lãi suất cho vay của ngân hàng giảm và ở mức thấp (thấp hơn so với vay ngoài hay vay Quỹ tín dụng nhân dân) nên người vay có tâm lý là thà để nợ quá hạn dù lãi suất phạt nợ quá hạn 150% vẫn cứ lợi hơn. Hơn thế, khi trả nợ rồi thì khó có thể vay tiếp được do không đủ các điều kiện mới theo quy định về thủ tục vay vốn ngân hàng. Rõ ràng, trong thời gian chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, chính sách của chúng ta đang điều tiết và thay đổi nhanh chóng. Điều này dẫn đến rủi ro lớn cho cả hai phía: ngân hàng và khách hàng, và do những rủi ro này ngoài tầm kiểm soát nên cuối cùng ngân hàng cho vay phải gánh chịu tổn thất nặng nề.

Bên cạnh đó, các hoạt động cho vay theo một mục đích, theo chỉ đạo của Chính phủ, theo kế hoạch của Nhà nước đã gây rủi ro lớn cho các ngân hàng thương mại. Cơ chế bao cấp tín dụng cho doanh nghiệp nhà nước, chính sách tín dụng nông thôn và tín dụng cho ngân sách nhà nước chưa được xóa bỏ hoàn toàn khiến ngân hàng thương mại nhà nước vẫn chỉ đạo cho vay bất chấp là khoản cho vay đó có hiệu quả hay không. Thậm chí, một số chương trình được xây dựng thiếu căn cứ khoa học dẫn đến sự bất cập giữa cung và cầu. Ví dụ, có chương trình đang trong giai đoạn thực hiện thì sản lượng sản xuất đã vượt nhu cầu tiêu thụ, làm cho sản phẩm không tiêu thụ được, giá bán hạ thấp. Lẽ ra phải ngừng đầu tư nhưng địa phương vẫn thực hiện kế hoạch và buộc ngân hàng cho vay. Nhiều cơ chế chính sách can thiệp quá sâu vào hoạt động của các ngân hàng thương mại nhà nước đã cản trở các ngân hàng hoạt động trong cơ chế thị trường, hạn chế tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tạo ra tâm lý ỷ lại cho các ngân hàng này. Vậy là ngân hàng thương mại nhà nước đã gián tiếp làm mất đi những ưu thế trong kinh doanh mà các ngân hàng khác không có được, chẳng những thế mà nợ đọng còn không ngừng tăng cao.

Một trong những nguyên nhân lớn khiến cho nợ xấu tồn tại ở khối ngân hàng thương mại nhà nước là do chính sách tín dụng không hợp lý, không phát huy được nét ưu việt. Những nhược điểm của chính sách cho vay vừa là nguyên nhân sâu xa, vừa là nguyên nhân trực tiếp gây ra nợ xấu.

Điều bất hợp lý đầu tiên là sự chưa triệt để theo nguyên tắc thị trường (cân nhắc về lợi nhuận và mức rủi ro có thể chấp nhận) của chính sách cho vay. Mặc dù đã có cảnh báo từ giới phân tích nhưng sau vụ án Epco Minh Phụng thì ngay lập tức các ngân hàng chuyển hướng cho vay vào nhiều doanh nghiệp mà thực lực tài chính rất yếu kém, thậm chí các ngân hàng thương mại nhà nước còn cạnh tranh nhau với một cuộc đua ngầm tiếp thị tới các công ty để cho vay. Thực trạng cho vay với mức dư nợ tới 35- 40% vào các tổng công ty của một số ngân hàng thương mại nhà nước đã là hồi chuông báo động đỏ về chất lượng tín dụng, điển hình là các tổng công ty thuộc ngành xây dựng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/11/2023