Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại Nhà Nước

trong hoạt động ngân hàng thương mại nhà nước. Các khoản cho vay theo chỉ định của nhà nước (mía đường, cà phê, khắc phục thiên tai...) và những khoản cho vay của các ngân hàng thương mại nhà nước cho các doanh nghiệp nhà nước đã, đang và sẽ là nguy cơ chủ yếu đối với an toàn hệ thống. Việc trích lập dự phòng rủi ro cũng chưa đúng với thực tế rủi ro mà các ngân hàng thương mại phải đối mặt thể hiện qua bảng thống kê (Phụ lục 4, 5).

Thêm vào đó, vốn tự có nhỏ so với quy mô tài sản ở ngân hàng thương mại nhà nước: Khả năng tự bổ sung vốn tự có bị hạn chế do tốc độ tăng tài sản Có lớn nhưng khả năng sinh lời không được cải thiện tương ứng. Hiện tại hệ số an toàn vốn (vốn tự có/tổng tài sản Có rủi ro)thấp hơn so với hệ số an toàn vốn của nhiều ngân hàng trong khu vực châu Á; thậm chí, có nguy cơ ngày càng xấu đi do tốc độ tăng tài sản có nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng vốn tự có mà nợ xấu tiếp tục gia tăng (Ngân hàng Nhà nước, 2006). Hầu hết các tổ chức tín dụng cổ phần, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã đạt được mức an toàn vốn trên 8%. Trong khi đó một số ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất của Việt Nam 2006 chưa đạt được mức chuẩn này.

Bảng 1.2: Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại nhà nước


Chỉ tiêu

1999

2000

2001

2002

2003

Nợ quá hạn/tổng dư nợ (%)

14,74

11,19

8,74

7,58

5,01

Lợi nhuận ròng/ Vốn tự có (RoE)(%)

8,63

12,81

15,58

9,43

6,54

Lợi nhuận ròng/Tổng tài sản Có (RoA)(%)

0,36

0,36

0,38

0,3

0,38

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam - 5


Lợi nhuận thấp, nợ quá hạn cao dẫn tới việc các ngân hàng này không có nguồn trích dẫn để có thể tăng vốn điều lệ và vốn tự có ngoài việc trông chờ vào ngân sách nhà nước. Đây chính là một nghịch lý mà các ngân hàng gặp phải trong quá trình xử lý những khoản nợ khó đòi.

1.4.2.2. Nguyên nhân do chủ quan của khách hàng

Do hiệu quả sản xuất kinh doanh kém, kinh doanh chủ yếu bằng vốn vay ngân hàng nên nhiều khách hàng gặp rủi ro cao và kết quả là gây thiệt hại

lớn cho chủ thể cho vay. Năng lực tài chính của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu. Mô hình Tổng công ty 90, 91 và các đơn vị thành viên độc lập khiến cho tiềm lực kinh tế bị phân tán. Kết quả kiểm tra cho thấy doanh nghiệp nhà nước chỉ có từ 5 - 10% vốn để hoạt động, còn lại là vay ngân hàng tới hơn 90% để sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng vay hơn 70% vốn kinh doanh).Trong khi đó, cơ chế quản lý của doanh nghiệp còn nhiều sơ hở và bất cập, năng lực và kinh nghiệm quản lý yếu kém, công nghệ lạc hậu, máy móc thiết bị cũ kĩ, hàng hóa không đủ sức cạnh tranh dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp và đây cũng là gánh nặng trong môi trường đầu tư ngân hàng.

Bên cạnh đó, nhiều khách hàng có tư tưởng lợi dụng kẽ hở của pháp luật để tính toán lừa đảo, sử dụng vốn sai mục đích, vay không có ý định trả nợ. Trong đó có nhiều giám đốc doanh nghiệp còn có những hành vi phạm pháp như lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản, có nhiều biểu hiện sai phạm trong chi tiêu, gây lãng phí tài sản nhà nước. Có thể kể ra trường hợp điển hình từ vụ án Epco Minh Phụng.

Công ty Minh Phụng đã được các cơ quan chức năng có thẩm quyền cho phép thực hiện chức năng kinh doanh xây dựng cơ sở hạ tầng, địa ốc. Toàn bộ hoạt động của Tăng Minh Phụng đã được thực hiện trong phạm vi chức năng cho phép. Tuy nhiên, từ những quy định của Luật công ty về điều kiện, thủ tục thành lập công ty TNHH, về vốn pháp định đăng ký… Tăng Minh Phụng đã "lách" luật bằng việc mượn danh nghĩa người thân, anh em, bạn bè và cung cấp vốn để họ tiến hành thành lập các công ty nói trên theo đúng thủ tục luật định. Các công ty "vệ tinh" được thành lập chỉ nhằm mục đích giúp Tăng Minh Phụng vay vốn để đối phó với hạn mức cho vay "10%" như là một sự "lách luật" đã cho thấy tính bất cập của quy định này với những hạn chế trong cơ chế kiểm tra, giám sát tính xác thực về tư cách chủ thể trong quan hệ tín dụng ngân hàng, cũng như những quy định về thẩm định giá trị tài sản khi xem xét cho vay hoặc bảo lãnh hoạt động tín dụng ngân hàng.

Vậy là, cùng với hệ thống pháp luật đất đai chưa ổn định, sự nhận thức và những biện pháp "lách luật" của Minh Phụng đã tạo ra một vòng xoáy địa ốc của những cơn báo tín dụng, mở ra một trong những vụ án trọng điểm kinh tế trong những năm gầy đây mà đến nay cũng chưa khắc phục hết hậu quả [28].

1.4.2.3. Những nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân khách quan và chủ quan, có rất nhiều nguyên nhân khác đan chéo, gây ra nợ xấu ở khối ngân hàng thương mại nhà nước trong những năm qua. Có thể coi đây là những "gia vị", làm cho "món nợ xấu" trở nên "đậm đà" hơn. Đó là:

- Chiến lược hoạt động và quy hoạch phát triển của toàn hệ thống ngân hàng cũng đang trong quá trình hình thành và phát triển, cùng với chiến lược kinh doanh của các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam chưa rõ ràng, dẫn đến việc cấp vốn điều lệ của Chính phủ cho các ngân hàng thương mại nhà nước kém hiệu quả.

- Nhiều phương tiện nghiệp vụ hoạt động của ngân hàng còn đang trong quá trình xây dựng, thích ứng dần tới môi trường kinh doanh quốc tế. Mặt khác, quyền chủ động và tự chủ về tài chính của các ngân hàng cũng còn bị hạn chế, chưa tách bạch giữa tín dụng ưu đãi theo chính sách của Chính phủ với tín dụng thương mại theo cơ chế thị trường, dẫn tới việc quản lý hạch toán và phân định trách nhiệm không minh bạch và kết quả là bị lợi dụng.

- Việc sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước tiến hành chậm, gây ảnh hưởng đến tiến độ và tình hình xử lý nợ của ngân hàng.

- Hệ thống thông tin quản lý chưa chính xác dẫn đến nguy cơ nợ xấu. Việt Nam chưa có một cơ chế công bố thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và ngân hàng. Khi các ngân hàng thương mại nhà nước cố gắng chạy mở rộng tín dụng trong điều kiện môi trường thông tin không cân xứng thì nguy cơ nợ xấu tất yếu sẽ phát sinh.

Việc chuyển đổi hoạt động tín dụng sang cơ chế thương mại thực sự còn bất cập là: chỉ muốn cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước vì yêu cầu về thẩm định dự án quản lý rủi ro đơn giản hoặc hầu như không đặt ra đối với doanh nghiệp tư nhân. 60% tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước là dành cho các doanh nghiệp nhà nước với các điều kiện tín dụng ưu đãi hơn như thẩm định dễ dàng và không cần thế chấp.

- Lãi suất tự do hóa, tỉ giá thả nổi là khuynh hướng của tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, do nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển nên giai đoạn đầu của việc làm này có hạn chế là không phản ánh đúng cung cầu trên thị trường, không gắn với mức độ rủi ro của vốn vay.

- Tăng trưởng tín dụng cao trong khi khả năng phát triển kinh tế không đạt (mía đường, vay đánh bắt xa bờ), tập trung cho vay vào khối doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ, đa phần phải tái cơ cấu khiến cho nợ xấu tăng mạnh.

- Tham nhũng làm suy yếu hệ thống tài chính, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phân bổ các nguồn lực tài chính trong nền kinh tế dẫn đến nợ xấu trong hệ thống ngân hàng.

- Bảo hiểm chưa phát triển. Bảo hiểm tiền gửi vẫn đang trong giai đoạn phát triển, khi mới chỉ có bảo hiểm tiền gửi mà chưa có sự liên hệ với pháp luật phá sản nên ít nhiều có tác dụng tiêu cực đến ngành ngân hàng, làm cho sự an toàn và lành mạnh trong ngành tài chính ngân hàng bị sút giảm.


1.5. HẬU QUẢ CỦA NỢ XẤU


Khi ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, đặc biệt là do sự không thành công của khối ngân hàng thương mại nhà nước, công chúng sẽ thiếu tin tưởng khiến cho tích lũy nội bộ ở Việt Nam thấp. Tỷ lệ tích lũy nội bộ thấp là nguyên nhân hạn chế tăng trưởng dài hạn đồng thời duy trì sự lệ thuộc vào quốc tế. Các ngân hàng thương mại nhà nước sẽ không làm tốt chức năng trung gian tài chính, luồng vốn nhàn rỗi trong dân cư sẽ tự động chảy đến những chỗ khác nhau. Trong khi nền kinh tế của chúng ta đang khát vốn, người gửi tiền bị suy

giảm lợi nhuận, nợ không sinh lời gia tăng làm cho ngân sách nhà nước bị suy giảm mạnh.

Mặt khác, nợ xấu có nguy cơ gây ra sự sụp đổ cho hệ thống ngân hàng, gây mất ổn định xã hội vì nợ xấu có thể gây khủng hoảng tài chính. Lãi suất tăng dẫn đến nợ xấu tăng. Khi người gửi tiền nhận ra dấu hiệu không lành mạnh của các định chế tài chính này, một hiệu ứng nguy hiểm mang tính dây chuyền sẽ xảy ra: người gửi tiền đồng loạt rút tiền ra khỏi hệ thống, làm cho ngân hàng có thể bị sụp đổ tức thì. Khi ngân hàng bị mất khả năng thanh toán thì nền kinh tế và sự ổn định xã hội cũng đi xuống.

Bên cạnh đó, nợ xấu cũng khiến ngân hàng mất cơ hội nhập. Khi ngân hàng thương mại nhà nước có lượng nợ xấu cao, họ không thể công khai thực trạng tài chính của mình. Sự không minh bạch thông tin kéo dài làm giảm, thậm chí mất lòng tin của dân chúng và quốc tế. Khi đó các cánh cửa có thể đóng sập lại ngay trước mỗi ngân hàng.

Nợ xấu làm chậm quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn của các Tổ chức tín dụng, làm chậm vòng quay của vốn, giảm hiệu quả sử dụng vốn, giảm lợi nhuận.

Chi phí xử lý các khoản nợ xấu lớn (lãi tiền gửi, chi phí quản lý và chi phí khác...). Tất cả các loại chi phí này đều phải được bù từ nguồn lãi, do đó đương nhiên làm giảm lợi nhuận của ngân hàng và làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng đi xuống, thậm chí gây lỗ. Quỹ lương dành cho cán bộ công nhân viên ngân hàng do ngân hàng đã trích tiền ở đây bù vào quỹ dự phòng rủi ro sẽ giảm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của những người làm ngân hàng.

Không những thế, nợ xấu còn hạn chế khả năng mở rộng và tăng trưởng tín dụng. Nó tác động trực tiếp đến khả năng tài chính của ngân hàng thương mại nhà nước khi phân tích đánh giá tình hình tài chính, làm họ mất khả năng và cơ hội đầu tư cũng như hội nhập.

Dịch vụ ngân hàng bị hạn chế sẽ kìm hãm sự phát triển nền kinh tế. Vốn ứ đọng sản xuất kinh doanh đình trệ làm cho doanh nghiệp hoạt động càng kém hiệu quả hơn.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Có thể thấy sự tồn tại nợ xấu trong khối ngân hàng thương mại nhà nước là điều đã diễn ra trong hoạt động của hệ thống ngân hàng từ lâu nay. Sự hiện diện của nợ xấu là một kết quả phức hợp của rất nhiều nguyên nhân khác nhau, từ những nguyên nhân khách quan bất khả kháng như thiên tai, môi trường kinh tế chưa năng động, chính sách pháp luật chưa phù hợp đến những nguyên nhân chủ quan của ngành ngân hàng, đòi hỏi phương pháp xử lý phải được tiếp cận từ nhiều khía cạnh. Các công cụ, cách thức khác nhau đều phải được Luật hóa, thông qua quá trình này, các biện pháp khác được chính thức thừa nhận và có hiệu lực thi hành trên toàn hệ thống. Pháp luật xử lý nợ xấu là tổng thể các phương pháp, cách thức, biện pháp khác nhau điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình xử lý nợ xấu giữa chủ nợ, con nợ và các bên có liên quan. Tuy không có một đạo luật chính thức điều chỉnh vấn đề nợ xấu song nhiều vấn đề liên thông trong quá trình xử lý nợ giữa các cơ quan khác nhau trong hệ thống lập pháp, hành pháp, tư pháp của nước ta được giải quyết bằng một hệ thống các văn bản pháp luật khác nhau. Chính phủ và các ngân hàng đã và đang nỗ lực tìm ra các giải pháp để giải quyết nợ xấu. Xu hướng chung là kết hợp các công cụ hành chính, tư pháp và nghiệp vụ ngân hàng để xử lý tận gốc các khoản nợ xấu ở khu vực ngân hàng thương mại nhà nước.

Chương 2‌

GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU, THÀNH TỰU VÀ MỘT SỐ BẤT CẬP VỀ PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN XỬ LÝ NỢ XẤU.


2.1. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU


Đứng trước nguy cơ nghiêm trọng đối với ngân hàng và nền kinh tế, nếu không có sự phản ứng kịp thời, các định chế tài chính ở nước ta sẽ có thể tan vỡ bất cứ lúc nào nên Nhà nước, Chính phủ và các Bộ, ban, ngành đã đồng loạt ban hành những văn bản quy phạm pháp luật để đối phó với tỉ lệ nợ đọng quá hạn tăng cao ở doanh nghiệp nhà nước cũng như nợ xấu ở khối ngân hàng. Những văn bản quan trọng nhất gồm có:

- Luật Đất đai 2003.

- Luật Doanh nghiệp nhà nước 2004.

- Luật Hôn nhân và Gia đình 2000.

- Luật Phá sản 1993, 2004.

- Nghị định 69/2002/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý và xử lý nợ tồn đọng đối với doanh nghiệp nhà nước.

- Thông tư 85/2002/TT-BTC ngày 26 tháng 9 năm 2002 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 69/2002/NĐ-CP ngày 12/7/2002 của Chính phủ về quản lý và xử lý nợ tồn đọng đối với doanh nghiệp nhà nước.

- Thông tư 74/2002/TT-BTC của BTC ngày 9 tháng 9 năm 2002 hướng dẫn việc đánh giá lại khoản nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm của ngân hàng thương mại nhà nước.

- Quyết định số 92/2002/QĐ-TTg ngày 29 tháng 1 năm 2001 phê duyệt phương án tài chính để thực hiện cơ cấu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng thương mại nhà nước 2001-2003 và Công văn số 36/CP-KTTH ngày 15/7/2002 về cấp bổ sung vốn điều lệ.

- Quyết định số 43/2001-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2001 thành lập Ban Chỉ đạo cơ cấu lại tài chính ngân hàng thương mại do Phó Thủ tướng Chính phủ làm trưởng ban.

- Quyết định 131/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Ngân hàng Chính sách Xã hội.

- Quyết định 109/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 5 tháng 6 năm 2003 về việc thành lập công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp.

- Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

- Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN ngày 3 tháng 2 năm 2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng an hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

- Quyết định 150/2001/QĐ-TTg của ngày 5 tháng 10 năm 2001 về việc thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại.

- Quyết định 149/2001/TTg về việc phê duyệt đề án xử lý nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại.

- Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

- Quyết định 18/2007 sửa đổi Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

Những văn bản pháp luật trên là những căn cứ pháp lý quan trọng nhất trong quá trình tái cơ cấu và xử lý tận gốc các khoản nợ có vấn đề của ngân

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 29/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí