Pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam - 2

nợ xấu. Từ đó đề ra một số giải pháp hoàn thiện để nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động xử lý nợ xấu các ngân hàng thương mại nhà nước nói riêng và của cả hệ thống ngân hàng nói chung.

Thứ ba, luận văn góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc xử lý tốt các vấn đề liên quan đến nợ xấu, trên cơ sở phù hợp với thông lệ quốc tế.

Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống và toàn diện về pháp luật xử lý nợ xấu ngân hàng thương mại nhà nước. Kết quả nghiên cứu của luận văn có giá trị tham khảo trong công tác xây dựng, nghiên cứu và áp dụng pháp luật nhất là trong bối cảnh chúng ta tiến hành cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước lớn trong năm 2007 và trong quá trình cải cách ngân hàng theo cam kết và lộ trình với WTO.

6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề chung về nợ xấu của ngân hàng thương mại nhà nước.

Chương 2: Giải pháp xử lý nợ xấu, thành tựu và một số bất cập về pháp luật liên quan đến xử lý nợ xấu.

Chương 3: Kinh nghiệm nước ngoài và một số đề xuất về giải pháp hoàn thiện khung pháp luật về xử lý nợ xấu ngân hàng thương mại nhà nước.

Chương 1‌

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.


1.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NGHIÊN CỨU VÀ QUY ĐỊNH VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU

Pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam - 2

Là trung gian tài chính, các ngân hàng là cầu nối đầu tư và tiêu thụ, tạo đà phát triển nền kinh tế theo xu hướng tăng về chất lượng và hàm lượng. Trong hoàn cảnh nền kinh tế chuyển đổi, để có thể phát triển kinh tế đi đôi với ổn định xã hội, các quốc gia cần phải chú trọng và xây dựng được một hệ thống ngân hàng vững mạnh và hoạt động hiệu quả vì ngân hàng phản ánh sức khỏe nền kinh tế.

Các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam, bao gồm: BIDV, ICB, VCB, MHB, VBARD vẫn đang chiếm giữ hơn 70% huy động vốn và 80% thị phần tín dụng nhưng có mức tỷ lệ nợ quá hạn rất cao; tỷ lệ lãi /tài sản cố định ở mức rất thấp. Các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam chỉ ở mức trung bình khá so với các nước ở khu vực châu Á như Thái Lan, Singapore… "Tỷ trọng vốn tự có / tổng tài sản có điều chỉnh rủi ro hiện ở mức trên 5 % trong khi các nước trong khu vực luôn lớn hơn hoặc bằng 8 %; chi phí nghiệp vụ / tổng tài sản Có cao hơn tỷ lệ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và huy động bình quân 1,5 lần trong khi các nước trong khu vực luôn nhỏ hơn 1" [27]. Hệ quả là, các ngân hàng thương mại nhà nước không phát huy được khả năng sử dụng vốn, chất lượng phục vụ được cải tiến với tốc độ chậm, nếu không nói là tương đối yếu so với thế giới. Có thể nói, các ngân hàng thương mại nhà nước có chất lượng và hiệu quả hoạt động không cao. Do đó, xử lý nợ xấu, nâng cao năng lực phòng ngừa và quản trị rủi ro là việc rất cần thiết.

Hơn nữa, việc gia nhập WTO đem đến cho đất nước chúng ta nhiều cơ hội và thách thức hơn. Rõ ràng, khi bước vào sân chơi chúng ta phải có bản

lĩnh và năng lực thì mới có thể trở thành một người chơi xuất sắc. Trong một sân chơi quá rộng và có nhiều anh tài, ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam phải tự cải biến nội lực và nâng cao khả năng cạnh tranh. Xử lý nợ xấu giúp ngân hàng có năng lực tài chính và sự lành mạnh trong hoạt động ngân hàng, kéo theo là niềm tin của giới đầu tư và các đối tác. Trên nền tảng tài chính vững mạnh, không có quá nhiều rủi ro, việc nhận được nhiều vốn từ kênh quốc tế với ngành ngân hàng sẽ trở thành hệ quả tất yếu.

Vì hoạt động chủ yếu dựa trên vốn vay của người có tiền nhàn rỗi trong dân cư nên kinh doanh ngân hàng luôn chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn. Các ngân hàng thương mại nhà nước là "bà đỡ" cho nền kinh tế, là kênh rót vốn đặc biệt quan trọng (phần lớn tổng nguồn tín dụng của 4 ngân hàng thương mại nhà nước hàng đầu là dành cho doanh nghiệp nhà nước). Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường, rủi ro đạo đức… Những rủi ro này luôn luôn đe dọa sự an toàn và lành mạnh của toàn bộ hệ thống. Trong các loại rủi ro kể trên, rủi ro tín dụng được đánh giá là loại rủi ro nghiêm trọng nhất đối với ngân hàng. Theo cuốn "Risk Management in Banking" của Joel Bessis thì rủi ro tín dụng được hiểu là những tổn thất do khách hàng không trả được nợ hoặc sự giảm sút chất lượng tín dụng của những khoản vay. Sự hiện diện của rủi ro tín dụng sẽ đe dọa sự an toàn của cả hệ thống. Xử lý nợ xấu là cách hiệu quả giúp cho ngân hàng tích lũy được vốn, nâng cao năng lực tài chính để có thể đối phó được tất cả các rủi ro khác nhau.

Trong thời gian dài, các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam có nguồn tài chính hạn chế và thiếu vốn nghiêm trọng (Phụ lục 4, 5). Trong khoảng 3 năm (từ năm 2002 - 2005). Chính phủ đã bổ sung 9.000 tỷ cho 4 ngân hàng thương mại nhà nước lớn (Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, ngân hàng Đầu tư và Phát triển, ngân hàng Công thương Việt Nam) chủ yếu là dạng trái phiếu Chính phủ với lãi suất 3,3 %. Hàng năm các ngân hàng thương mại nhà nước

còn bổ sung thêm khoảng 3.000 tỷ dưới hình thức trích lập dự phòng và lợi nhuận giữ lại, tuy nhiên nó vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các ngân hàng. Rõ ràng, ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam có nội lực yếu, nếu không xử lý tốt nợ xấu thì dù có được rót vốn và sử dụng nhiều phương pháp, các ngân hàng thương mại nhà nước có thể lâm vào tình trạng khó khăn vì nợ xấu đã rút đi phần lãi rất lớn của ngân hàng.


1.2. KHÁI NIỆM NỢ XẤU


Nợ xấu là những khoản nợ quá hạn mà người đi vay nợ không trả được nợ cho ngân hàng. Các ngân hàng coi đây là khoản nợ không sinh lời cần theo dõi và xử lý. Theo quan điểm của Ngân hàng Liên minh Châu Âu thì có thể xác định nợ xấu trong hoạt động của các ngân hàng thương mại như sau:

a. Nợ xấu là những khoản nợ không thể thu hồi được

- Những khoản nợ đã hết hiệu lực hoặc những khoản nợ không có căn cứ đòi bồi thường từ người mắc nợ;

- Người mắc nợ bỏ trốn hoặc bị mất tích, không có gia tài hoặc tài sản giữ lại để thanh toán nợ;

- Những khoản nợ mà người mắc nợ đồng ý thanh toán trong quá khứ nhưng phần còn lại không thể được đền bù, những khoản nợ trong đó tài sản được chuyển để thanh toán nợ nhưng giá trị còn lại không đủ để trang trải toàn bộ nợ;

- Những khoản nợ mà người mắc nợ kết thúc hoạt động kinh doanh hoặc thanh lý tài sản hoặc kinh doanh bị thua lỗ và tài sản còn lại không đủ để trang trải toàn bộ nợ;

- Những khoản nợ mà người mắc nợ kết thúc hoạt động kinh doanh hoặc thanh lý tài sản hoặc kinh doanh bị thua lỗ và tài sản còn lại không đủ để trả nợ.

b. Nợ có thể thanh toán đầy đủ cho ngân hàng

Những khoản nợ không có tài sản thế chấp hoặc tài sản đưa ra để thế chấp nhưng không đủ.

c. Nợ có thể không thanh toán đầy đủ cho ngân hàng

Đó là những khoản nợ không có tài sản thế chấp hoặc tài sản đưa ra để thế chấp nhưng không đủ để trả nợ (ngân hàng không thể thu hồi đầy đủ món nợ vì người mắc nợ rất khó kiếm được lợi nhuận đầy đủ món nợ từ công việc kinh doanh) hoặc việc kinh doanh đang bị thua lỗ trong một vài năm hoặc người mắc nợ không liên lạc với ngân hàng để thanh toán lãi hoặc gốc kỳ hạn >1 năm kể từ ngày đến hạn thanh toán hoặc hoàn cảnh chỉ rõ rằng phần lớn tiền nợ sẽ không thể thu hồi được như:

- Ngân hàng không thể liên lạc được với người mắc nợ hoặc không thể tìm được người mắc nợ.

- Người mắc nợ khó có thể trả nợ và yêu cầu sắp xếp lại lịch trả nợ nhưng không đền bù được nợ trong thời gian thỏa thuận.

- Tài sản thế chấp không đủ để trả nợ và hoàn trả khi đến hạn hoặc tài sản thế chấp ở ngân hàng không được chấp thuận về mặt pháp lý và hoạt động kinh doanh của người mắc nợ bị thua lỗ trong một vài năm hoặc việc kinh doanh bị chấm dứt hoặc đang trong quá trình thanh lý tài sản.

- Những khoản nợ đến hạn thanh toán và hoàn cảnh cho thấy sự can thiệp của tòa án phải được thực hiện đến cùng hoặc tòa án can thiệp buộc việc trả nợ phải được thực hiện.

- Tòa án tuyên bố người mắc nợ bị phá sản và ngân hàng đã yêu cầu trả nợ và cho rằng phần bồi hoàn sẽ ít hơn dư nợ [31].

Định nghĩa trên là một định nghĩa của quốc tế về nợ xấu - Nó thể hiện tiêu thức về nợ xấu. Nó cũng thể hiện quản điểm phân loại nợ xấu gắn với các nguyên nhân. Định nghĩa trên bao quát khá đầy đủ về bản chất nợ xấu khi

nhận định nợ xấu tổng thể dựa trên sự chậm trễ về thời hạn cũng như bản chất khái niệm.

Theo ông Trần Đình Định, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, có thể hiểu nợ xấu là nợ gốc, lãi không thu hồi được một phần hay toàn bộ, là nợ không sinh lời bởi không thu được toàn bộ hay chỉ thu được một phần lãi vay.

Có rất nhiều cách định nghĩa về nợ xấu. Có nhiều khái niệm có liên quan nhưng không đồng nhất, như nợ xấu (bad debt), nợ quá hạn (non - performing loans), nợ có vấn đề (doubtful debt). Chúng đều là các khoản nợ gần như không có khả năng thanh toán và bắt buộc phải xử lý bằng bút toán xóa nợ. Theo Điều 13, Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, ban hành kèm theo Quyết định 1627/QĐ- NHNN ngày 31/12/2001, "khi đến kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi, nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn và không được điều chỉnh kỳ hạn nợ gốc hoặc lãi hoặc không được gia hạn nợ gốc hoặc lãi thì tổ chức tín dụng chuyển toàn bộ số dư nợ sang nợ quá hạn". Định nghĩa này vẫn tập trung ở sự phân tích về nợ xấu, dưới góc độ thời gian mà chưa chú ý đến bản chất khoản nợ.

Hiện nay nợ xấu được định nghĩa trong Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 (sau đây gọi tắt là Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN) của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 04 năm 2007, về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN.

Theo đó, nợ xấu (bad debt) hay còn gọi là nợ không hoạt động (non - performing loans) là các khoản nợ thuộc các nhóm 3,4 và 5 quy định tại Điểm 3, khoản 1, Điều 1 Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 04 năm 2007, về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập

và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và Điều 7 của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng được ban hành theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, nợ xấu được phân loại theo phương pháp "định lượng" và "định tính". Theo phương pháp "định lượng", nợ xấu gồm 3 nhóm:

Nhóm 3: Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại điểm b khoản này;

- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 3 điều này.

Nhóm 4: Nợ nghi ngờ, bao gồm:

Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 3 điều này.

Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn, bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;

- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 điều này.

Theo phương pháp " định tính", tại Điều 7của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng ban hành Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN thì nợ xấu gồm 3 nhóm:

- Nhóm 3: Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

- Nhóm 4: Nợ nghi ngờ, bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao.

- Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.

Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng đã phản ánh một nhu cầu cấp bách, đó là sự phân biệt về tính chất của nợ xấu so với các loại nợ khác như nợ tồn đọng, nợ khó đòi... Quyết định trên đặt ra yêu cầu quản lý nợ, kiểm soát rủi ro cao hơn đối với các tổ chức tín dụng và việc thi hành Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN sẽ đánh giá đúng bản chất và chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Việc thi hành các quy định mới đòi hỏi nhiều thay đổi tại các ngân hàng, chẳng hạn như yêu cầu đủ vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn khác để trích lập dự phòng

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 29/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí