Thực Trạng Pháp Luật Về Thủ Tục Hành Chính Thuế

quyết vấn đề này, nhiều nước áp dụng phương pháp quản lý hiện đại là quản lý thuế trên cơ sở dữ liệu thông tin tổng hợp và kỹ thuật quản lý rủi ro. Tính rủi ro trong quản lý thuế là khả năng để xét các trường hợp gian lận mà không bị phát hiện, ngăn chặn kịp thời do người nộp thuế lợi dụng sự thông thoáng của cơ chế “tự khai, tự nộp”. Mức độ quản lý rủi ro thuế sẽ cao khi hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về người nộp thuế không đảm bảo được tính đầy đủ, toàn diện, kịp thời; hoặc bộ máy quản lý thuế không đủ độ tinh nhuệ, bộ máy quản lý giám sát bị tha hóa, biến chất, tham nhũng; hoặc lực lượng, phương tiện để phục vụ cho công tác quản lý không đảm bảo. [4, 94]

Kinh nghiệm của các nước áp dụng thành công cơ chế tự khai tự nộp thuế cho thấy, một trong những yếu tố quan trọng nhất đảm bảo tính hiệu quả trong quản lý thuế là cơ quan quản lý thuế phải có được hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thông tin đầy đủ về người nộp thuế và khả năng ứng dụng tốt những thành tựu về công nghệ thông tin trong thu thập, quản lý và sử dụng các nguồn thông tin về người nộp thuế. Thông tin người nộp thuế được xác định là cơ sở, là xuất phát điểm cho mọi hoạt động quản lý thuế của cơ quan quản lý thuế. Hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về người nộp thuế được khai thác sử dụng hầu hết các nghiệp vụ quản lý thuế như: Công tác đăng ký thuế, công tác xử lý tờ khai thuế, kế toán thuế, hoàn thuế; công tác quản lý thu nợ và cưỡng chế thuế; công tác kiểm tra, thanh tra thuế; công tác phân tích dự báo thu NSNN; thông tin báo cáo chỉ đạo điều hành và xây dựng chiến lược kế hoạch hoạt động của ngành thuế; cung cấp thông tin báo cáo cho Bộ Tài chính và các cơ quan nhà nước có liên quan. Từ thông tin về người nộp thuế này, cơ quan thuế xử lý bằng các nghiệp vụ quản lý như: phân tích, đối chiếu, so sánh, … tìm ra các lỗi vi phạm, các hành vi gian lận, trốn thuế của người nộp thuế, qua đó sẽ đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, phân loại đối tượng nộp thuế theo các mức độ khác nhau để có biện pháp quản lý thuế thích hợp cho từng loại đối tượng. [4, 94]

Thứ hai, nhóm quy phạm pháp luật về kiểm tra, thanh tra thuế GTGT

Kiểm tra thuế là công việc thường xuyên mang tính nghiệp vụ của cơ quan quản lý thuế nhằm kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, tài liệu trong hồ sơ thuế nhằm mục đích đánh giá sự tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế.

Kiểm tra thuế được thực hiện tại trụ sở của cơ quan thuế hoặc tại trụ sở của đối tượng nộp thuế. Đối với trường hợp kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế, quy trình kiểm tra gồm 2 bước: đối chiếu hồ sơ khai thuế và kiểm tra hồ sơ để làm rõ nội dung cần bổ sung trong hồ sơ khai thuế. Đối với trường hơp kiểm tra tại trụ sở đối tượng nộp thuế, quy trình kiểm tra phức tạp hơn so với kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế, gồm 4 bước sau: Chuẩn bị kiểm tra; Tiến hành kiểm tra;Tổng hợp kết quả và kết thúc kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế;Xử lý kết quả kiểm tra.

Thanh tra thuế là việc kiểm tra đối tượng nộp thuế ở mức độ cao hơn, toàn diện hơn nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý những hành vi trái pháp luật. Thanh tra là một hoạt động kiểm tra nên giữa thanh tra và kiểm tra có những điểm giống nhau, cả hai hoạt động đều phải xem xét tình hình thực tế của đối tượng nhằm phát hiện, phân tích, đánh giá thực trạng tình hình, làm rõ đúng sai, chỉ rõ nguyên nhân để có biện pháp khắc phục. Do vậy, giữa thanh tra, kiểm tra có thể có cùng nội dung hoặc phương pháp tiến hành trong những phạm vi công việc nhất định.

Có thể sử dụng nhiều phương pháp thanh tra, kiểm tra; trong đó một trong những phương pháp quan trọng là vận dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra thuế. Quản lý rủi ro là quá trình nhận diện, đánh giá, phân tích để có phương án giải quyết một cách có hệ thống nhằm tối đa hóa khả năng xảy ra khi có hệ quả tích cực và tối thiểu hóa khả năng xảy ra khi có hiệu quả tiêu cực. Cụ thể hơn, có thể hiểu quản lý rủi ro là một quá trình đo lường hay đánh giá về quy mô hoặc tính chất nghiêm trọng của một sự việc, một hiện tượng, một vấn đề, trên cơ sở đó lập chiến lược quản lý rủi ro. Từ cách hiểu trên về rủi ro và quản lý rủi ro cho thấy bản chất của việc áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra thuế là việc phân loại và đánh giá người nộp thuế dựa trên hệ thống những tiêu

thức rủi ro về thuế nhằm xác định những người nộp thuế có mức độ tuân thủ thấp và khả năng gian lận cao về thuế để tập trung nguồn lực thanh tra, kiểm tra thuế theo nguyên tắc ưu tiên nguồn lực để thanh tra, kiểm tra những người nộp thuế có thể mang lại tổn thất lớn nhất và những sai phạm có nhiều khả năng xảy ra nhất.

Thông thường, thanh tra thuế được thực hiện theo định kỳ với người nộp thuế lớn, ngành nghề kinh doanh đa dạng, quy mô lớn và phức tạp; hoặc đối với người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế và thanh tra để giải quyết các khiếu nại, tố cáo về thuế hoặc theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Quy trình thanh tra thuế bao gồm các bước sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

- Bước 1: Lập kế hoạch thanh tra. Cơ quan quản lý thuế thu thập, khai thác các thông tin dữ liệu về người nộp thuế từ đó đánh giá, phân tích để lựa chọn đối tượng lập kế hoạch thanh tra, trừ các trường hợp thanh tra người nộp thuế theo đơn tố cáo hoặc theo chỉ đạo của thủ trưởng cơ quan thuế hoặc thủ trưởng cơ quan thuế cấp trên hoặc qua công tác kiểm tra người nộp thuế, bộ phận kiểm tra thuế đề nghị chuyển sang hình thức thanh tra.

- Bước 2: Tổ chức thanh tra tại trụ sở người nộp thuế. Căn cứ vào kế hoạch thanh tra đã được duyệt, cơ quan quản lý thuế thực hiện các công tác chuẩn bị thanh tra thuế, công bố quyết định thanh tra thuế và thực hiện thanh tra theo các nội dung trong quyết định thanh tra. Sau thời hạn kết thúc thanh tra, trưởng đoàn thanh tra lập biên bản thanh tra thuế. Biên bản thanh tra được công bố công khai trước thành viên đoàn thanh tra và người nộp thuế.

Pháp luật về quản lý thuế Giá trị gia tăng tại Việt Nam - 5

- Bước 3: Xử lý kết quả thanh tra. Sau khi kết thúc thanh tra, trưởng đoàn thanh tra phải báo cáo kết quả thanh tra. Thủ trưởng cơ quan thuế ký kết luận thanh tra, ban hành kết luận thanh tra và các quyết định xử lý.

- Bước 4: Tổng hợp báo cáo và lưu giữ tài liệu thanh tra thuế.

Thứ ba, Nhóm quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế GTGT

Một là, nhóm quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật thuế

Trong cơ chế tự khai, tự nộp, chế tài xử lý vi phạm pháp luật thuế không phải là mục đích chính của quản lý thuế mà chỉ là một công cụ nhằm khuyến khích sự tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế. Trên bình diện tổng thể của quản lý thuế, xử lý vi phạm pháp luật thuế mang nặng tính răn đe, hướng đối tượng nộp thuế thực hiện sự tuân thủ pháp luật thuế. Nếu mọi trường hợp vi phạm pháp luật thuế đều được pháp hiện, xử lý nghiêm minh, chính xác, kịp thời sẽ có tác dụng phòng ngừa, thúc đẩy các đối tượng nộp thuế hướng đến sự tuân thủ pháp luật thuế. Ngược lại, nếu hệ thống thúc đẩy và xử phạt yếu sẽ là điều kiện để lan nhanh sự không tuân thủ sang các đối tượng khác. Mặt khác, xử lý vi phạm pháp luật thuế nhằm đảm bảo sự công bằng trong việc đối xử giữa các đối tượng tuân thủ và không tuân thủ pháp luật thuế nói chung và pháp luật thuế GTGT nói riêng. Bởi vậy, việc quy định những nội dung xử lý vi phạm pháp luật thuế trong pháp luật quản lý thuế là cần thiết.

Thông thường, hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế bao gồm: Vi phạm các thủ tục thuế; Chậm nộp tiền thuế; Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn; Trốn thuế, gian lận thuế.

Việc xử lý vi phạm về thuế phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Xử lý vi phạm pháp luật về thuế phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định của pháp luật.

- Một vi phạm về thuế chỉ bị xử phạt một lần.

- Cơ quan có thẩm quyền xử phạt phải căn cứ vào tính chất và mức độ vi phạm, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để quyết định hình thức, mức xử phạt phù hợp.

Căn cứ vào tính chất và mức độ vi phạm, các vi phạm về thuế được phân thành vi phạm hành chính và vi phạm hình sự. Khi xử lý vi phạm về thuế, các cơ

quan nhà nước có trách nhiệm căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm của từng đối tượng mà có các hình thức xử lý vi phạm về thuế khác nhau:

- Cảnh cáo: áp dụng đối với cá nhân vi phạm hành chính nhỏ, vi phạm lần đầu có tính chất giảm nhẹ.

- Phạt tiền: Mức phạt tiền được quy định tùy vào hành vi vi phạm và mức độ vi phạm.

- Hình phạt hành chính bổ sung: tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính.

Ngoài ra, các tổ chức cá nhân vi phạm còn có thể bị áo dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau: Buộc tiêu hủy hóa đơn, chứng từ, sổ sách kế toán in, phát hành sai quy định; tạm đình chỉ sử dụng hóa đơn.

Hai là, Nhóm quy phạm pháp luật về cưỡng chế thuế

Cưỡng chế thuế là việc cơ quan thuế và các cơ quan bảo vệ pháp luật áp dụng các biện pháp buộc người nộp thuế phải thực hiện nghĩa vụ thuế.[12, 324] Cưỡng chế thuế là khâu cuối cùng trong quy trình quản lý thuế. Cưỡng chế thuế thể hiện tính chất bắt buộc phải tuân thủ bởi quyền lực nhà nước của thuế. Với tính chất như vậy, cưỡng chế thuế có các vai trò quan trọng sau:

- Đảm bảo thực hiện nghiêm túc pháp luật thuế, chống thất thu ngân sách nhà nước có hiệu quả.

- Cưỡng chế đóng vai trò cảnh báo qua đó thúc đẩy sự tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế.

- Cưỡng chế đảm bảo tính công bằng trong thực thi pháp luật thuế.

Để đạt hiệu quả cao nhất, các biện pháp cưỡng chế cần được áp dụng linh hoạt và có thể kết hợp với nhau, sử dụng đồng thời nhiều biện pháp cưỡng chế.

Thứ tư, Nhóm quy phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo và giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình quản lý thuế GTGT

Trên phương diện lý luận và thực tiễn hiện nay cho thấy, giải quyết khiếu nại, tố cáo, khởi kiện là một chức năng quản lý thuế nhằm đảm bảo và bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người nộp thuế.

Người nộp thuế, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện lên Tòa án có thẩm quyền về việc xem xét lại quyết định của cơ quan quản lý thuế, hành vi hành chính của công chức quản lý thuế khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Việc khiếu nại, tố cáo hay khởi kiện tuân theo các trình tự, thủ tục được quy định chi tiết trong các văn bản luật về khiếu nại, tố cáo và thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.

CHƯƠNG 2‌‌

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

2.1. Thực trạng pháp luật về thủ tục hành chính thuế

2.1.1 Các quy định về đăng ký thuế GTGT

Luật quản lý thuế 2006, Thông tư số 85/2007/TT-BTC ngày 18/7/2007 hướng dẫn Luật Quản lý thuế về việc đăng ký thuế, và gần đây nhất là Thông tư số 80/2012/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/7/2012 (thay thế cho Thông tư số 85/2007/TT-BTC)hướng dẫn Luật Quản lý thuế về việc đăng ký thuế đã quy định khá chi tiết, tạo thuận lợi và rút ngắn thời gian, giảm các khoản chi phí cho doanh nghiệp nộp thuế. So với trước đây, thủ tục đăng ký thuế đã có nhiều cải cách quan trọng, cụ thể là việc thống nhất áp dụng mã số thuế giữa cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế; thống nhất mã số đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế thành một mã số doanh nghiệp duy nhất; sau cùng là gộp cả ba thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và khắc dấu DN thành thủ tục đăng ký doanh nghiệp được thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông. Hiệu quả nổi bật của việc cải cách về thủ tục hành chính này là thời gian thực hiện 3 thủ tục (trong đó có thủ tục đăng ký thuế) đã rút ngắn từ 30 ngày xuống còn 05 ngày.

Tuy nhiên, các quy định của pháp luật hiện hành còn nhiều chồng chéo khiến doanh nghiệp lúng túng khi thực hiện các thủ tục về đăng ký thuế. Cụ thể, từ sau khi Luật Quản lý thuế có hiệu lực, việc đăng ký thuế được quy định trong Luật quản lý thuế và Thông tư số 85/2007/TT-BTC ngày 18/7/2007. Tuy nhiên, ngày 15/4/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/2010. Nghị định này đã quy định rõ, chi tiết về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp bao gồm nội dung về đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế đối với các loại hình doanh nghiệp (giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp, dự thảo điều lệ, chứng chỉ hành nghề.. tùy thuộc từng loại hình DN). Nghị định số 43/2010/NĐ-CP quy định thống nhất mã số đăng ký kinh doanh và mã số thuế thành một mã số duy nhất gọi là mã số

doanh nghiệp. Bộ Kế hoạch và đầu tư đã ban hành thông tư số 14/2010/TT-BKH ngày 04/06/2010 hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/7/2010. Do đó, đối với những doanh nghiệp mới thành lập sau khi Thông tư 14/2010/TT-BKH có hiệu lực thì thực hiện đăng ký doanh nghiệp (đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế lần đầu) theo trình tự, thủ tục, hồ sơ và mẫu biểu được quy định tại Thông tư này mà không thực hiện theo quy định tại Luật quản lý thuế và Thông tư số 80/2012/TT-BTC. Như vậy, về hồ sơ, trình tự thủ tục đăng ký doanh nghiệp (bao gồm cả đăng ký thuế) khác biệt so với quy định tại Điều 23 Luật Quản lý thuế. Điều này dẫn đến tình trạng không thống nhất về đăng ký thuế được quy định trong Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành với quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp.

Về Địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế, nhằm tạo thuận lợi cho công tác quản lý, Điều 24 Luật quản lý thuế quy định tổ chức cá nhân nộp hồ sơ đăng ký thuế trực tiếp tại cơ quan quản lý thuế. Tuy nhiên, Điều 25 Nghị định số 43/2010/NĐ- CP ngày 15/4/2010 hướng dẫn Luật Doanh nghiệp 2005 về Đăng ký doanh nghiệp quy định nơi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệptại Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Về quy định cấp GCN Mã số thuế, pháp luật quy định tại Điều 26 Luật Quản lý thuế. Tuy nhiên, với sự ra đời của Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2010, theo đó, Giấy Chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp đồng thời là Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh và Giấy Chứng nhận Đăng ký thuế của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp đã được cấp Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh và Đăng ký thuế trước đây) có hiệu lực không bắt buộc phải thực hiện thủ tục đổi sang Giấy Chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy Chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp khi đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 25/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí