Pháp luật về quản lý thuế Giá trị gia tăng tại Việt Nam - 2

GTGT ở Việt Nam. Bởi vậy, tác giả cho rằng, công trình nghiên cứu ở cấp độ luận văn thạc sỹ về Pháp luật về quản lý thuế Giá trị gia tăng ở Việt Nam” là cần thiết và có ý nghĩa thiết thực cả trên phương diện lý luận và thực tiễn.

3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Qua luận văn “Pháp luật về quản lý thuế Giá trị gia tăng ở Việt Nam”, tác giả muốn tập trung phân tích thực trạng pháp luật về quản lý thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam hiện nay, những ưu điểm, thành tựu đạt được cũng như những vướng mắc trên thực tế và chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại, vướng mắc đó. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn để luận chứng khoa học cho việc xác định phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật quản lý thuế GTGT ở Việt Nam hiện nay. Những kiến nghị của luận văn hy vọng sẽ đem lại những kết quả thiết thực cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật của Việt Nam nhằm mục đích đảm bảo một môi trường pháp lý phù hợp và tăng cường hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

- Các quan điểm khoa học, các số liệu thực tiễn có liên quan đến điều chỉnh pháp luật đối với quan hệ quản lý thuế nói chung và quản lý thuế GTGT nói riêng.

- Các quy định của pháp luật quản lý thuế GTGT hiện hành và một số quy định của pháp luật quản lý thuế GTGT trên thế giới.

- Các văn kiện của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế và hoàn thiện thể chế theo cơ chế thị trường định hướng XHCN liên quan đến quản lý thuế nói chung và quản lý thuế GTGT nói riêng.

- Các văn bản của Bộ Tài chính, ngành thuế liên quan đến quản lý thuế.

- Kinh nghiệm của một số nước về quản lý thuế GTGT và pháp luật điều chỉnh quan hệ quản lý thuế GTGT.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

3.3. Phạm vi nghiên cứu của Luận văn

Hiện nay, khái niệm quản lý thuế có thể hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa hẹp, quản lý thuế là “quản lý hành chính nhà nước về thuế, việc tổ chức, quản lý, điều hành quá trình thu nộp thuế, bao gồm các hoạt động mang tính chất hành chính trong lĩnh vực quản lý thuế, là hoạt động chấp hành theo kế hoạch và trình tự nhất định được thực hiện bởi các cơ quan quản lý thuế”. Tùy thuộc vào mục đích của người nghiên cứu mà vấn đề quản lý thuế nói chung và quản lý thuế GTGT nói riêngsẽ được tiếp cận ở những phạm vi khác nhau. Để phù hợp với mục đích của việc nghiên cứu, trong luận văn này, tác giả nghiên cứu vấn đề quản lý thuế GTGT theo nghĩa hẹp, đồng thời tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật quản lý thuế GTGT trong hệ thống pháp luật do Nhà nước Việt Nam ban hành, từ khi có Luật quản lý thuế năm 2006.

Pháp luật về quản lý thuế Giá trị gia tăng tại Việt Nam - 2

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

Luận văn được thực hiện trên nền tảng phương pháp luận biện chứng duy vật và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Để thực hiện luận văn này, tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể là: Phương pháp tiếp cận lịch sử, phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê để giải quyết nội dung khoa học của luận văn.

Phương pháp phân tích, so sánh được sử dụng nhiều ở chương 1 để làm rõ những khái niệm, phạm trù mà luận án sử dụng từ đó rút ra được những kết luận khoa học làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng và xác định phương hướng, giải pháp cho việc hoàn thiện pháp luật quản lý thuế GTGT ở Việt nam hiện nay.

Phương pháp tiếp cận lịch sử, phân tích, so sánh, phương pháp thống kê được sử dụng trong chương 2 để luận giải cho nhận định, đánh giá về thực trạng pháp luật quản lý thuế GTGT ở Việt Nam hiện nay.

Phương pháp tổng hợp được sử dụng nhiều ở chương 3 để rút ra những kết luận và định ra được các giải pháp hoàn thiện pháp luật quản lý thuế trong nền kinh tế thị trường.

5. Những đóng góp mới của luận văn

Luận văn là chuyên khảo khoa học đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống về vấn đề quản lý thuế GTGT ở Việt Nam dưới giác độ pháp lý, vì vậy luận văn có những điểm mới sau về mặt khoa học:

- Luận văn phân tích bản chất pháp lý của quản lý thuế GTGT, xây dựng khái niệm quản lý thuế GTGT.

- Luận văn đưa ra kết luận khoa học về thực trạng pháp luật quản lý thuế GTGT và thực tiễn áp dụng pháp luật quản lý thuế, kết luận về nguyên nhân của thực trạng để làm cơ sở cho việc xây dựng giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật quản lý thuế GTGT ở Việt Nam hiện nay.

- Luận văn xác định những tư tưởng cơ bản để định hướng chung cho các giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế GTGT ở Việt Nam hiện nay.

- Luận văn đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật quản lý thuế GTGT ở Việt Nam hiện nay dựa trên các căn cứ khoa học và thực tiễn.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Đây là công trình nghiên cứu có tính hệ thống, toàn diện về mặt pháp luật quản lý thuế GTGT ở Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bổ sung và phát triển những vấn đề lý luận và hoàn thiện pháp luật về quản lý thuế nói chung và pháp luật về quản lý thuế GTGT ở Việt Nam nói riêng.

Luận văn là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy khoa học pháp lý phục vụ việc hoạch định chính sách; phục vụ quản lý hoạt động thực tiễn trong các cơ quan tài chính, thuế, hải quan, … và các đối tượng thực hiện nghĩa vụ thuế.

Các kết luận, các ý kiến được trình bày trong luận văn có thể giúp ích cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong xây dựng chính sách, xây dựng pháp luật quản lý thuế GTGT nói riêng và pháp luật Quản lý thuế nói chung cũng như trong tổ chức thực hiện pháp luật thuế GTGT.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được trình bày với kết cấu gồm 3 chương như sau:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật quản lý thuế giá trị gia tăng

Chương 2:Thực trạng pháp luật về quản lý thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam

CHƯƠNG 1‌‌

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

1.1. Quản lý thuế Giá trị gia tăng

1.1.1 Một số nhận thức về thuế Giá trị gia tăng

Thuế GTGT là một sắc thuế quan trọng trong hệ thống thuế hiện hành của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Theo Điều 2 Luật thuế GTGT Việt Nam năm 2008: “Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”.

Xét về bản chất, thuế GTGT “là thuế gián thu, đánh vào việc sử dụng thu nhập, tức đánh vào việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ mà cụ thể là đánh vào hành vi chuyển giao tài sản và cung cấp dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông, tiêu dùng thông qua việc mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ” [14, 9].

Thuế GTGT mang một số đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, Thuế GTGT là thuế gián thu đánh trên bình diện rộng, nghĩa là thuế GTGT không trực tiếp đánh vào thu nhập và tài sản của người nộp thuế mà đánh một cách gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa và dịch vụ. Các nhà sản xuất, kinh doanh và cung cấp dịch vụ là người nộp thuế nhưng người tiêu dùng thực chất là người chịu thuế thông qua giá cả hàng hóa, dịch vụ. Có thể thấy, mọi đối tượng tồn tại trong xã hội đều là chủ thể chịu thuế, chủ thể thực tế phải chi trả một phần thu nhập do hành vi tiêu dùng.Còn chủ thể nộp thuế GTGT lại là các chủ thể sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế.Như vậy, người nộp thuế và người chịu thuế GTGT không đồng nhất với nhau, độc lập và có những thân phận pháp lý khác nhau.[14, 12]

Với quy định này và các quy định khác có liên quan đến đối tượng nộp thuế GTGT được ghi nhận tại các điều luật khác, việc xác định điều kiện cần và đủ cho một chủ thể nằm trong diện nộp thuế GTGT là hoàn toàn cần thiết, đồng thời loại

trừ nghĩa vụ của những đối tượng không hội tụ đầy đủ các điều kiện đã đặt ra. Các đối tượng nộp thuế GTGTđáp ứng các điều kiện sau:

- Có hoạt động sản xuất kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ thông thường thuộc đối tượng chịu thuế GTGT (được hiểu có đăng ký kinh doanh và đăng ký nộp thuế GTGT) hoặc có hành vi nhập khẩu hàng hóa thuộc diện chịu thuế GTGT.

- Có phần GTGT tăng thêm trên lãnh thổ Việt Nam.

Việc xác định điều kiện cần và đủ cho đối tượng nộp thuế GTGT giúp cho cơ quan quản lý, thu thuế GTGT và đối tượng sản xuất kinh doanh phân biệt trường hợp đăng ký, kê khai thuế GTGT với trường hợp phải nộp thực tế một số tiền thuế GTGT vào NSNN.

Cùng với quy định về chủ thể nộp thuế GTGT, pháp luật cũng quy định những đối tượng không nộp thuế GTGT. Những đối tượng này mặc dù đều có hoạt động kinh doanh, có phần giá trị tăng thêm từ hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ quốc gia nhưng xuất phát từ những lí do, mục đích nhất định, pháp luật quy định họ không phải nộp loại thuế này. Đó là các đối tượng kinh doanh có kết quả kinh doanh dưới mức quy định (Khoản 25 Điều 5 Luật Thuế GTGT 2008 quy định về đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT: hàng hóa, dịch vụ của cá nhân kinh doanh có thu nhập bình quân tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với tổ chức, doanh nghiệp trong nước), hoặc đối tượng kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT.

Thứ hai, thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ do vậy phương pháp tính thuế GTGT chủ yếu dựa trên phương pháp khấu trừ thuế, cụ thể:

Thuế GTGT được thu qua mỗi khâu của quá trình sản xuất, kinh doanh. Dựa trên đối tượng tính thuế là phần chênh lệch giữa giá trị đầu ra và phần giá trị đầu vào tương ứng, phương án khả thi xác định số thuế phải nộp là tính theo phần thuế chênh lệch qua các khâu của quá trình sản xuất, lưu thông (phương pháp khấu trừ thuế) hoặc tính trực tiếp trên phần giá trị tăng thêm do chủ thể nộp thuế tạo ra.

Pháp luật thuế GTGT Việt Nam quy định hai phương pháp tính thuế: phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT, trong đó phương pháp khấu từ thuế được coi là phương pháp chủ yếu.

Nội dung cơ bản của phương pháp khấu trừ thuế là số thuế GTGT phải nộp được tính trên cơ sở số thuế GTGT đầu ra trừ đi số thuế GTGT đầu vào. Thuế GTGT đầu ra là số thuế xuất hiện ở khâu bán ra, chủ thể nộp thuế đã xác định và tính trong giá bán cho người nhận hàng hóa dịch vụ (trong giá thanh toán). Phần thuế này được tính trên toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Thuế GTGT đầu vào xuất hiện ở khâu mua vào, được tính trong tổng giá mà chủ thể nộp thuế đã trả để nhận được hàng hóa, dịch vụ. Tương tự số thuế đầu ra, thuế GTGT đầu vào bằng tổng số thuế GTGT đã thanh toán được ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT hàng hóa nhập khẩu. Như vậy, số thuế GTGT phát sinh ở các khâu được phản ánh rõ trên chứng từ hóa đơn. Bằng một nghiệp vụ phát hành hóa đơn, có thể là cơ sở xác định số thuế đầu ra cho chủ thể cung ứng hàng hóa, dịch vụ; đồng thời lại là căn cứ xác định số thuế đầu vào cho bên nhận hàng hóa, dịch vụ.

Phương pháp khấu trừ thuế có những ưu điểm nhất định như xác định đúng số thuế phải nộp ở từng khâu, từng chủ thể nộp thuế, chống thất thu thuế; đảm bảo thu đủ số thuế cần thiết điều tiết thu nhập của người tiêu dùng; đơn giản hóa quá trình quản lí và thu thuế. Với nhưng ưu điểm nêu trên, phương pháp khấu trừ thuế khi tính thuế GTGT được xác định là phương pháp tính thuế chủ yếu. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi chủ thể nộp thuế theo phương pháp khấu trừ phải đạt được những điều kiện nhất định:

- Chủ thể nộp thuế có hoạt động kinh doanh ổn định, chấp hành chế độ hạch toán kế toán, chế độ sử dụng chứng từ hóa đơn theo quy định hiện hành dành cho các chủ thể kinh doanh.

- Đăng ký thuế, đã được cơ quan quản lý thuế cấp mã số thuế theo đúng trình tự luật định.

- Đăng ký với cơ quan thuế và được cơ quan thuế chấp nhận nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

Thứ ba, Thuế GTGT mang bản chất liên hoàn. Nói thuế GTGT mang bản chất liên hoàn vì xét trong mối quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các doanh nghiệp nộp thuế GTGT với nhau thì thuế đầu ra của doanh nghiệp bán là thuế đầu vào của doanh nghiệp mua. Vì vậy, thuế GTGT phải nộp ở mỗi doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào doanh số bán ra và thuế suất mà còn phụ thuộc vào thuế GTGT ở doanh nghiệp cung ứng đầu vào (thuế đầu vào). Sự phụ thuộc lẫn nhau này giữa các doanh nghiệp là hệ quả của bản chất liên hoàn của thuế GTGT.

1.1.2 Khái niệm quản lý thuế Giá trị gia tăng

Thuế là một phạm trù kinh tế, pháp lý mang tính lịch sử, sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của thuế luôn gắn với sự ra đời và phát triển của nhà nước. Thuế là nguồn thu vô cùng quan trọng của NSNN. Chính vì tầm quan trọng và tính chất đặc biệt của thuế nên bất cứ nhà nước nào cũng cần tìm ra phương thức quản lý thuế sao cho có hiệu quả nhất để nhằm đạt được mục tiêu và phát huy tối đa vai trò của thuế trong đời sống thực tiễn.

Có thể thấy, hoạt động quản lý xuất hiện từ khi có hoạt động chung của con người. Theo từ điển Hán Việt, quản lý và việc trông nom, sắp đặt công việc trong một tổ chức nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Vậy quản lý là phạm trù chỉ mối quan hệ và sự tác động qua lại giữa chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý nhằm đạt được những mục tiêu nhất định đã đề ra. Hiện nay, có rất nhiều cách hiểu khác nhau về quản lý thuế.

Thứ nhất, theo nghĩa rộng, quản lý thuế là “quản lý của nhà nước trong lĩnh vực thuế, là quá trình xây dựng chiến lược phát triển hệ thống thuế, ban hành các luật thuế, tổ chức, quản lý, điều hành, thanh tra, giám sát việc thực hiện cácluật thuế, thanh tra, kiểm tra thuế, xử lý vi phạm pháp luật về thuế, …”.[10, 93]

Như vậy, nội dung quản lý thuế theo nghĩa rộng bao gồm một số vấn đề chủ yếu như:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2022