Pháp luật về quản lý thuế Giá trị gia tăng tại Việt Nam - 6

nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp, mã số này đồng thời là mã số đăng ký kinh doanh và mã số thuế của doanh nghiệp. Mã số doanh nghiệp tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và không được cấp lại cho tổ chức, cá nhân khác; khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số này chấm dứt hiệu lực và không được sử dụng lại.

Quy định về thay đổi thông tin đăng ký thuế cũng chưa đầy đủ và thống nhất. Tại điều 27 Luật Quản lý thuế quy định khi có sự thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế đã nộp, người nộp thuế phải thông báo với cơ quan quản lý thuế trực tiếp. Tuy nhiên, Điều 45 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP, Điều 17 thông tư số 14/2010/TT-BKH quy định khi doanh nghiệp thay đổi nội dung đăng ký thuế mà không thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp gửi Thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính; Thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế theo mẫu quy định tại Phụ lục III – 10 ban hành kèm theo Thông tư số 14/2010/TT-BKH. Việc không thống nhất các quy định này trong Luật, Nghị định, Thông tư, … sẽ gây khó khăn không chỉ cho các tổ chức, cá nhân mà còn cho cả các cơ quan Nhà nước trong quá trình người nộp thuế thực hiện giao dịch với cơ quan thuế.

Rõ ràng, từ các vấn đề trên, do chưa có sự thống nhất trong quy định về đăng ký thuế giữa Luật quản lý thuế và các quy định mới về đăng ký doanh nghiệp dẫn đến sự lúng túng nhất định cho các doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký thuế, đồng thời làm cho pháp luật Quản lý thuế trở nên không rõ ràng, minh bạch [4, 68].

Thông tư số 80/2012/TT-BTC hướng dẫn luật quản lý thuế về đăng ký thuếban hành ngày 22/5/2012, có hiệu lực từ 01/7/2012 thay thế cho Thông tư số 85/2007/TT-BTC đã giải quyết phần nào vướng mắc trên. Thông tư 80/2012/TT- BTC quy định rõ: Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp thực hiện đăng ký thuế theo quy định tại các Điều 19, 20, 21, 22, 23 và 33 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn hiện hành, các đối tượng còn lại thực hiện thủ tục về đăng

ký thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và Thông tư số 80/2012/TT-BTC ngày 25/05/2012.

Ngoài ra, Thông tư 85/2007/TT-BTC (Phần III) hướng dẫn đăng ký mã số thuế chưa hướng dẫn công khai thủ tục chấm dứt mã số thuế nên nhiều DN đã giải thể nhưng không làm thủ tục chấm dứt mã số thuế và giải thể DN do nhiều cơ quan thuế gây phiền hà trong xác định nghĩa vụ thuế. Khắc phục hạn chế này, Thông tư số 80/2012/TT-BTC đã dành hẳn mục 3, chương II, gồm 2 điều 14, điều 15 quy định về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế, và hồ sơ, thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

2.1.2 Các quy định về khai thuế GTGT

Khai thuế, tính thuế được quy định tại chương III, từ Điều 30 đến Điều 35Luật quản lý thuế 2006, Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Thông tư 28/2011/TT- BTC hướng dẫn thi hành một số điều của luật quản lý thuế, hướng dẫn thi hành nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 và nghị định số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ.

Nhìn chung, thủ tục về kê khai, tính thuế GTGT trong luật Quản lý thuế 2006 được đánh giá là khá đơn giản, thuận tiện hơn so với trước đây, đặc biệt là ở những nơi đã thực hiện khai thuế, khai hải quan điện tử. Trước năm 2004, đối với việc khai thuế GTGT, mẫu tờ khai thuế chưa rõ ràng, còn lẫn giữa khai thuế, tính thuế và thanh toán thuế, ngoài ra còn phải kê khai quyết toán thuế năm. Từ năm 2004 đến năm 2007, còn tồn tại 2 loại mẫu tờ khai thuế cho các doanh nghiệp thực hiện thí điểm cơ chế tự khai tự nộp và cho các đối tượng nộp thuế chưa thực hiện tự khai tự nộp và quy định hạn nộp tờ khai riêng đối với hai loại thuế trên. Từ 01/7/2007, Luật Quản lý thuế có hiệu lực thi hành đã thống nhất chung mẫu tờ khai và hồ sơ khai thuế cho các đối tượng phải khai thuế GTGT.

Như vậy, thủ tục kê khai, tính thuế, nộp thuế đã thể chế hóa khá đầy đủ cơ chế “tự khai, tự nộp” cho các doanh nghiệp. Hiện nay, cơ quan quản lý thuế đang

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

triển khai rộng rãi việc kê khai thuế điện tử và nộp thuế thông qua hệ thống ngân hàng thương mại, việc này được kỳ vọng và đánh giá là sẽ tạo thuận lợi và giảm được nhiều các khoảng chi phí tuân thủ thuế cho người nộp thuế.

Công tác quản lý, giám sát kê khai thuế ngày càng chặt chẽ và tạo được những chuyển biến tích cực; Số lượng tờ khai phải nộp, đã nộp, nộp đúng hạn đã tăng lên cả về mặt số lượng và chất lượng thể hiện ý thức chấp hành kê khai thuế của NNT được nâng lên rõ rệt. Theo “Báo cáo Tổng kết nhiệm vụ công tác thuế năm 2012; Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công tác thuế năm 2013” của Bộ Tài chínhngày 17/01/2003, tổng số tờ khai thuế phải nộp năm 2012 tăng 10% so với năm 2011, tổng số tờ khai đã nộp tăng 13% so cùng kỳ. Đặc biệt thuế GTGT là loại thuế có số lượng tờ khai thuế lớn, việc khai và nộp tờ khai thuế GTGT đúng hạn, ít sai sót đảm bảo khả năng huy động nguồn thu lớn vào NSNN, cụ thể tổng số tờ khai thuế GTGT phải nộp tăng 7% so với năm 2011, tổng số tờ khai đã nộp tăng 9%. Đối với thuế TNDN, tổng số tờ khai tạm tính phải nộp tăng 20% và tổng số tờ khai đã nộp tăng 27% so với năm 2011.

Pháp luật về quản lý thuế Giá trị gia tăng tại Việt Nam - 6

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên, các quy định về kê khai thuế đã bộc lộ một số hạn chế, vướng mắc:

Thứ nhất, thiếu đồng bộ giữa quy định của Luậtthuế GTGT, Luật Quản lý thuế, Nghị định 85/2007/NĐ-CPvà Thông tư số 28/2011/TT-BTChướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế. Luật Quản lý thuế và điều 7 Nghị định số 85/2007/NĐ- CP không quy định khai thuế GTGT đối với hoạt động đại lý, nhưng khoản 8 điều 10 Thông tư 28/2011/TT-BTC hướng dẫn khai thuế giá trị gia tăng, lập bảng kê hoá đơn bán ra, hoá đơn mua vào trong một số trường hợp cụ thể quy định đại lý bán đúng giá của bên giao đại lý, hưởng hoa hồng của dịch vụ bưu chính, viễn thông, đại lý bán về sổ số, vé may bay, ôtô, tàu hỏa, tàu thủy, đại lý vận tải quốc tế, đại lý dịch vụ ngành hàng không, hàng hải mà được áp dụng thuế suất thuế GTGT0%, đại lý bảo hiểm thì không phải khai thuế GTGT đối với doanh thu hàng hoá dịch vụ nhận bán đại lý và doanh thu hoa hồng được hưởng.Hướng dẫn này không phù hợp với quy định của Luật quản lý thuế và Luật thuế GTGT: hoa hồng

được hưởng của các hoạt động này không thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Mặt khác hướng dẫn không khai thuế GTGT thì khi viết hóa đơn có phải ghi thuế GTGT trên hóa đơn hay không. [1, 13]

Thứ hai, điều 31, 32, 33 Luật quản lý thuế 2006 chỉ quy định hồ sơ khai thuế theo tháng, khai thuế tạm tính theo quý đối với thuế TNDN, khai thuế năm, khai thuế theo từng lần mà không có quy định hồ sơ khai thuế theo quý. Trên thực tế, đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, các hoạt động nghiệp vụ phát sinh ít thì việc quy định khai thuế hàng tháng dẫn đến tăng khối lượng công việc và chi phí thực hiện, tốn kém thời gian của người nộp thuế. Đồng thời, về phía cơ quan thuế trong trường hợp này cũng mất thời gian để xử lý số lượng tờ khai lớn trong khi hiệu quả đem lại không cao. Đặc biệt trong xu hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính hiện nay, Nghị quyết 25/NQ-CP về việc đơn giản hóa 258 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ, ngành ngày 2/6/2010 quy định: “Phân loại đối tượng để quy định tần suất kê khai thuế GTGT theo hướng: các doanh nghiệp nhỏ và vừa kê khai thuế GTGT 03 tháng/1 lần, các doanh nghiệp lớn kê khai thuế GTGT 01 tháng/ 1 lần”.Do Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa quy định về việc kê khai thuế theo quý, nên thực tế các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa có căn cứ để thực hiện việc kê khai thuế GTGT 03 tháng/ 1 lần.

Khắc phục nhược điểm này, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế ban hành ngày 20/11/2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013 (sau đây gọi tắt là Luật Quản lý thuế sửa đổi năm 2012) quy định tại mục 8, mục 9 Điều 1 bổ sung trường hợp khai thuế GTGT theo quý. Như vậy, Khai thuế GTGT theo thủ tục mới sẽ làm giảm tần suất khai thuế cho các doanh nghiệp nhỏ, vừa, từ khai theo tháng là 12 lần/năm thành khai theo quý là 4 lần/năm sẽ làm giảm đáng kể khối lượng công việc và thời gian xử lý cho cơ quan thuế và người nộp thuế (khoảng trên 400.000 doanh nghiệp thuộc đối tượng này), tạo ra cơ cấu quản lý thuế chuyên nghiệp, tổ chức bộ máy quản lý thuế hiệu quả hơn, giảm chi phí quản

lý thuế và chi phí tuân thủ cho NNT; phù hợp với yêu cầu của Nghị quyết số 25/NQ-CP về đơn giản hoá thủ tục hành chính. [7]

Thứ ba, khoản 4 Điều 33 Luật quản lý thuế 2006 quy định về thời gian giải quyết thủ tục gia hạn nộp hồ sơ khai thuế là 05 ngày làm việc. Quy định về thời gian này còn khá dài, chưa phù hợp với tinh thần giảm thời gian giải quyết các thủ tục về hành chính để phục vụ tốt hơn cho người nộp thuế được ghi nhận trong Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 27/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của các bộ, ngành. Điểm 81, mục I, phần 1 Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 27/12/2010 về nội dung phương án đơn giản hóa quy định: “Thời gian giải quyết thủ tục hành chính về gia hạn nộp hồ sơ khai thuế là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định”.Luật Quản lý thuế sửa đổi năm 2012 đã sửa đổi theo hướng phù hợp với tinh thần của Nghị quyết 68/NQ-CP như sau: “Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, cơ quan thuế phải trả lời bằng văn bản cho người nộp thuế về việc chấp nhận hay không chấp nhận việc gia hạn nộp hồ sơ khai thuế”.

2.1.3 Các quy định về nộp thuế GTGT

Các quy định pháp luật về nộp thuế quy định thời hạn nộp thuế gắn với thời hạn nộp hồ sơ khai thuế để vừa đảm bảo phù hợp với tính chất của từng loại thuế vừa tạo thuận lợi cho người nộp thuế dễ nhớ, dễ thực hiện và không phải làm các thủ tục hành chính thuế rải rác nhiều ngày trong tháng, giảm phiền hà cho người nộp thuế. Ngoài ra pháp luật cũng quy định về các trường hợp gia hạn nộp thuế, giải quyết khó khăn cho các đối tượng nộp thuế rơi vào các trường hợp pháp luật quy định, đồng thời quy định này cũng khuyến khích người nộp thuế tự giác hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế khi đã khắc phục khó khăn. Việc quy định thứ tự thanh toán các khoản tiền thuế theo hướng (1) tiền thuế nợ, (2) tiền thuế truy thu, (3) tiền thuế phát sinh, (4) tiền phạt vi phạm pháp luật thuế đã giúp người nộp thuế biết được nhiệm vụ thanh toán các khoản nghĩa vụ với NSNN, tránh rơi vào tình trạng chây ỳ, nợ đọng kéo dài và thuộc diện bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế để thu

thuế. Trường hợp người nộp thuế thanh toán sai trình tự trên thì cơ quan quản lý thuế sẽ hạch toán lại và thông báo cho người nộp thuế biết. Ngoài ra, quy định về xử lý số tiền thuế nộp thừa cũng linh hoạt và cho người nộp thuế lựa chọn các phương án thích hợp.

Bên cạnh các ưu điểm trên, pháp luật về quản lý thuế còn một số hạn chế

sau:

Thứ nhất, đồng tiền nộp thuế có thể bằng ngoại tệ theo quy định của chính

phủ. Tuy nhiên, quy định về tỷ giá ngoại tệ trong pháp luật quản lý thuế chưa thống nhất, chưa cụ thể, rõ ràng. Luật Quản lý thuế quy định: “Đồng tiền nộp thuế là đồng Việt Nam trừ trường hợp nộp thuế bằng ngoại tệ theo quy định của Chính phủ”. Trong nghị định hướng dẫn chi tiết Luật quản lý thuế không có quy định cụ thể về vấn đề này. Thông tư số 28/2011/TT-BTC quy định: “Khi người nộp thuế phát sinh thu nhập bằng ngoại tệ thì doanh nghiệp phải quy đổi ra đồng tiền nộp thuế để thực hiện cho việc khai thuế, tính thuế”.

Hiện nay, quy định về tỷ giá ngoại tệ để quy đổi ra đồng tiền nộp thuế nằm rải rác ở nhiều văn bản luật khác nhau và chưa được thống nhất. Khoản 3 Điều 7 Luật thuế GTGT về giá tính thuếquy định “… Trường hợp người nộp thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế”. Thông tư số 128/2008/TT-BTC hướng dẫn thu và quản lý các nguồn thu NSNN qua kho bạc Nhà nước quy định: “Tất cả các khoản thu NSNN bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán ngoại tệ do Bộ Tài chính công bố hàng tháng tại thời điểm hạch toán”.

Tính chưa hợp lý trong quy định về tỷ giá ngoại tệ được thể hiện ở chỗ, khi doanh nghiệp phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ thường phải hạch toán theo hai loại tỷ giá. Một là, hạch toán theo đúng tỷ giá ngoại tệ thực tế của ngân hàng vào ngày mà Doanh nghiệp có phát sinh giao dịch ngoại tệ để thanh toán và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hai là, Khi khai thuế, tính thuế thì

DN phải quy đổi theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu, chi phí, thu nhập. Việc hạch toán theo quy định như trên dẫn đến phát sinh chênh lệch giữa kết quả sản xuất, kinh doanh thực tế và các chỉ tiêu khi kê khai tính thuế (doanh thu, chi phí, thu nhập), số thuế phải nộp không phản ánh đúng thực tế, đồng thời tăng chi phí kế toán của doanh nghiệp. [4, 73]

Thứ hai, Luật quản lý thuế 2006 chưa có quy định về phân kỳ nộp tiền thuế đối với trường hợp người nộp thuế có số nợ thuế vượt quá khả năng nộp đủ tiền thuế một lần. Qua thực tế công tác kiểm tra, thanh tra cho thấy nhiều trường hợp doanh nghiệp bị truy thu hoặc thu hồi hoàn thuế với giá trị lớn. Nếu phải nộp một lần, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về tài chính, dẫn đến bị xếp vào loại chây ỳ, bị cưỡng chế thuế, trong khi các doanh nghiệp vẫn đang hoạt động và có khả năng thanh toán nếu được phép nộp dần tiền thuế truy thu trong một thời gian nhất định. Nhiều nước áp dụng cơ chế nộp thuế làm nhiều lần có tính lãi trong thời gian tối đa 12 tháng, trước khi thực hiện việc cưỡng chế thuế, để tạo điều kiện cho người nộp thuế chủ động thực hiện giải quyết nợ đọng (ví dụ Malaysia: lãi nộp chậm là 10 – 15%, Trung Quốc: lãi nộp chậm cơ bản là 5.35%, chây ỳ quá 1 tháng tăng 1%/1 tháng).

Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế quy định bổ sung Khoản 4 Điều 92 quy định cho phép người nộp thuế nộp dần tiền nợ thuế trong thời hạn không quá 12 tháng(với tiền lãi chậm nộp là 0, 05%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp), trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế và phải có bảo lãnh của tổ chức tín dụng. Các trường hợp được phép nộp dần tiền thuế thì chưa phải thực hiện biện pháp cưỡng chế thuế. Chính phủ quy định chi tiết về điều kiện, thủ tục và thẩm quyền quyết định.

Việc bổ sung quy định này phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tế quản lý nợ thuế một mặt sẽ vẫn đảm bảo số thu vào ngân sách; mặt khác sẽ giảm bớt khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể tiếp tục hoạt động sản xuất kinh

doanh, thực hiện nghĩa vụ thuế và hạn chế tối đa các trường hợp bị cưỡng chế thuế nhưng vẫn tạo điều kiện doanh nghiệp chấp hành nghĩa vụ nộp thuế.

Thứ ba, về quy định Trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, tại điểm d khoản 3 Điều 40 Nghị định số 102/2010/NĐ-CP, hồ sơ giải thể doanh nghiệp phải nộp giấy xác nhận của cơ quan thuế về việc đã hoàn thành nghĩa vụ thuế.Tuy nhiên trong chương VI Luật Quản lý thuế quy định trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế không có các quy định vềtrường hợp nào người nộp thuế được đề nghị cơ quan thuế xác nhận việc hoàn thành nghĩa vụ thuế; Thủ tục Hồ sơ; trách nhiệm cơ quan thuế, thời hạn xác nhận của cơ quan thuế…Luật Quản lý thuế sửa đổi năm 2012 cũng chưa có quy định bổ sung về các vấn đề này. Trên thực tế, việc không quy định rõ ràng về hồ sơ, thủ tục cũng như quy định cụ thể về trách nhiệm của cơ quan thuế trong việc xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho người nộp thuế đã khiến cho doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn khi làm việc với cơ quan thuế. Thực tế cũng phát sinh các trường hợp cán bộ cơ quan quản lý thuế hạch sách, nhũng nhiễu và gây khó khăn cho doanh nghiệp khi muốn xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.

Thứ tư, điều 47 Luật Quản lý thuế quy định việc xử lý số tiền thuế nộp thừa là chưa bao quát, chưa quy định cách thức xử lý trongtrường hợp người nộp thuế có số tiền phạt, tiền chậm nộp thừa. Đồng thời, pháp luật quản lý thuế thiếu quy định thời hiệu xử lý đối với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa, dẫn đến khó khăn nhất định trong thực tiễn thi hành và quyền lợi của người nộp thuế sẽ không được bảo đảm.Nghị quyết số 68/NQ-CP năm 2010 của Chính phủ đưa ra phương án về việc sửa đổi, bổ sung tên thủ tục “Xử lý tiền thuế nộp thừa” thành tên “Xử lý tiền thuế, tiền phạt nộp thừa”. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế sửa đổi Điều 47 thành “Xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa”để đáp ứng nội dung này. Đồng thời sửa đổi thời hiệu xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa là 10 năm để đồng bộ với việc sửa đổi thời hiệu truy thu thu thuế tại khoản 3 Điều 110 Luật Quản lý thuế được nêu ở điểm h khoản 3.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 25/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí