Lịch Sử Hình Thành Phát Triển Của Pháp Luật Thuế Giá Trị Gia Tăng

GTGT, góp phần tạo môi trường thuận lợi cho NNT tuân thủ pháp luật về thuế, tự giác nộp đúng, đủ, kịp thời tiền thuế vào NSNN.

1.1.3. Lịch sử hình thành phát triển của pháp luật thuế giá trị gia tăng

Thuế GTGT ra đời muộn trong lịch sử phát triển của thuế. Một doanh nhân người Đức, Wilhelm von Siemens đưa ra ý tưởng đầu tiên vào năm 1920. Ông đặt ra ý tưởng là đặt ra một loại thuế dựa trên phần giá trị tăng thêm ở từng giai đoạn sản xuất. Tuy nhiên phải đến khi một người Pháp là Maruice Laure, một quan chức thuế đề xướng và giúp hiện thực sắc thuế này trên thực tế. Năm 1954 thuế GTGT được áp dụng tại Pháp dưới hình thức đánh thuế vào giai đoạn sản xuất. Đến năm 1968, thuế này được nhập vào thuế lưu thông đánh vào dịch vụ và thuế địa phương đánh vào lưu thông bán lẻ thành một loại thuế thống nhất chung [42]. Từ đó đến này, thuế GTGT đã thể hiện tính ưu việt của mình nên thuế GTGT ngày càng được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới dưới các tên gọi khác nhau như TVA (Pháp); VAT (Anh); Thuế hàng hóa và dịch vụ (Úc, Cannada, Singapore), Thuế tiêu dùng (Nhật Bản)… Thuế GTGT được sớm áp dụng ở Châu Âu, chỉ hơn hai mươi năm sau khi ra đời hình thức sơ khai đầu tiên, nó đã được coi là một trong những điều kiện tiên quyết để gia nhập khối EC (năm 1977). Sau 80 năm, thuế GTGT phủ sóng khắp Tây Châu Âu và Mỹ La tinh. Ngày nay, Thuế GTGT được áp dụng ở 150 quốc gia và chiếm tỉ lệ 1/5 tổng nguồn thu về thuế. Tất cả các nước OECD, ngoại trừ Mỹ đều có hệ thống thuế GTGT của riêng mình [42].

Trước khi Luật Quản lý thuế được ban hành, ở nước ta các thủ tục hành chính thuế được quy định rải rác trong nhiều văn bản pháp luật. Chỉ đến khi luật quản lý thuế được ban hành ngày 29/11/2006 quy định thống nhất chính sách quản lý thuế thì pháp luật thuế GTGT mới cơ bản hoàn chỉnh, khắc phục được những hạn chế của các quy định về thủ tục hành chính, thay đổi căn bản phương thức quản lý thuế, NNT tự tính, tự khai, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm về nghĩa vụ thuế, tạo điều kiện cho NNT chấp hành tốt pháp

luật thuế GTGT nói riêng và pháp luật thuế nói chung. Luật quản lý thuế được coi là một bước tiến quan trọng trong công tác cải cách thủ tục hành chính về quản lý thuế và các khoản phải thu nộp NSNN.

Ngược lại, đối với luật nội dung: Luật thuế GTGT đã trải qua nhiều lần thay thế, sửa đổi, bổ sung. Năm 1997, Quốc hội khóa X thông qua Luật thuế GTGT thay thế cho Luật thuế doanh thu; trải qua hai lần sửa đổi, bổ sung năm 2003 và 2005, đến năm 2008, Quốc hội khóa XII thông qua Luật thuế GTGT mới và đến nay năm 2013, tại kỳ họp Quốc hội khóa XIII, Luật thuế GTGT một lần nữa được sửa đổi, bổ sung để ngày càng phù hợp với thực thế, đáp ứng yêu cầu với chiến lược cải cách thuế tới năm 2020.


1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ THUẾ VÀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ THUẾ

1.2.1. Khái niệm quản lý thuế

Theo Luật quản lý thuế Trung Quốc: "Quản lý thuế là một chuỗi các hoạt động bảo đảm mục tiêu thu ngân sách nhà nước bao gồm: quản lý đăng ký thuế, quản lý sổ sách chứng từ, quản lý khai báo nộp thuế, truy thu tièn thuế, kiểm tra thuế và đảm bảo trách nhiệm pháp luật về thuế" [13, tr. 18]. Theo Điều 3 Luật Quản lý thuế hiện hành của Việt Nam liệt kê các nội dung quản lý thuế gồm:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế; thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; xóa nợ tiền thuế, tiền phạt; quản lý thông tin về người nộp thuế; kiểm tra thuế, thanh tra thuế; cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; xử lý vi phạm pháp luật về thuế; giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế [28].

Luật Quản lý thuế của Trung Quốc và Việt Nam đều đưa ra khái niệm quản lý thuế dựa trên sự liệt kê các nhiệm vụ quản lý, các hoạt động tổ chức điều hành của cơ quan thuế.

Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp trong thi hành pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam - 3

Theo Tổng cục Thuế Latvia cho rằng:

Quản lý thuế là hệ thống các quá trình có mối quan hệ chặt chẽ nhằm đảm bảo mục tiêu thu thuế đúng, đủ và công bằng trên cơ sở của pháp luật thuế, bao gồm các hoạt động thu nhận, hồ sơ khai thuế, tính toán số thuế phải nộp, đôn đốc thu nộp thuế và cung cấp dịch vụ tư vấn cho người nộp thuế [32, tr. 25].

Theo tài liệu của Viện Nghiên cứu lập pháp - Quốc hội Việt Nam năm 2011: Quản lý thuế là hoạt động quản lý hành chính trong lĩnh vực thuế. Cụ thể, quản lý thuế là việc tổ chức và điều khiển của các cơ quan có thẩm quyền đối với cá nhân, doanh nghiệp hay các chủ thể khác nhằm tuân thủ các quy định của pháp luật thuế [32, tr. 25]. Cùng với sự ra đời của thuế thì quản lý ra đời như một dạng quản lý của Nhà nước gắn với quyền lực nhà nước, quản lý thuế bao gồm tất cả các hoạt động của Nhà nước liên quan đến thuế như: tổ chức, điều hành thực hiện thuế, ban hành các văn bản pháp luật về thuế, xử lý vi phạm pháp luật thuế.

1.2.2. Khái niệm luật quản lý thuế và mối quan hệ đối với Luật thuế giá trị gia tăng trong việc bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp

Trên thế giới hiện nay, hệ thống pháp luật thuế ở các quốc gia có cấu trúc khác nhau. Ở nhiều quốc gia, tất cả các sắc thuế được tập hợp quy định trong một bộ luật chung về thuế, gọi là Bộ luật thuế vụ. Trong bộ luật này, cơ quan nhà lập pháp vừa quy định về nội dung cụ thể của các sắc thuế trong hệ thống thuế vừa quy định trình tự, thủ tục hành chính, cơ chế quản lý thuế và cơ chế xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp về thuế. Ở những quốc gia khác thì mỗi sắc thuế lại được quy định trong một đạo luật riêng, độc lập với nhau, các quy định về quản lý thuế được tách ra thành một đạo luật riêng, độc lập với các sắc thuế. Tuy nhiên, các quy định trong các đạo luật này tương thích với nhau. Cấu trúc này được cho là phù hợp với điều kiện kinh tế toàn cầu, nền kinh tế có nhiều biến động, vì nó cho phép nhà làm luật có thể sửa đổi các

quy định trong đạo luật thuế dễ dàng hơn, so với việc đưa tất cả các quy định về thuế trong một bộ luật chung về thuế. Như vậy pháp luật thuế GTGT (một bộ phận của pháp luật thuế có tính độc lập tương đối) dù được xây dựng, thiết kế theo xu hướng nào thì giữa pháp luật quản lý thuế và pháp luật quy định từng sắc thuế bao giờ cũng có mối quan hệ biện chứng, thống nhất với nhau.

Theo TS. Nguyễn Thị Thương Huyền:

Xét về lý thuyết, pháp luật thuế bao gồm: pháp luật vật chất hay còn gọi pháp luật nội dung và pháp luật thủ tục hay còn gọi là pháp luật hình thức; Trong đó pháp luật nội dung ghi nhận, phản ánh chính sách thuế, còn pháp luật thủ tục quy định các vấn đề về quản lý thuế [19, tr. 51].

Pháp luật về nội dung từng sắc thuế là cơ sở, tiền đề để xây dựng và hoàn thiện pháp luật quản lý thuế trong khi pháp luật quản lý thuế là pháp luật về tổ chức thực hiện các luật thuế, đưa luật thuế vào cuộc sống, hiện thực hóa các quy định của luật thuế. Theo cách hiểu này, pháp luật thuế GTGT được cấu thành từ hai bộ phận chính: Một là các quy định về thuế GTGT gọi là Luật thuế GTGT, hai là các quy định về quyền, nghĩa vụ của NNT, cơ quan quản lý thuế và các chủ thể liên quan đến quản lý thuế GTGT; quy định trình tự thủ tục, cách thức, phương pháp tổ chức thực hiện luật thuế GTGT.

Rõ ràng, luật quản lý thuế GTGT là một bộ phận quan trọng trong pháp luật thuế GTGT ở các quốc gia, là công cụ chủ yếu được nhà nước sử dụng để thực hiện công tác quản lý thuế GTGT. Luật Thuế GTGT và Luật quản lý thuế cùng tham gia điều chỉnh quan hệ giữa cơ quan quản lý thuế với NNT phát sinh trong quá trình quản lý thu, nộp các loại thuế; quan hệ giữa cơ quan quản lý thuế với NNT với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, quan hệ giữa NNT với các chủ thể khác có liên quan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của NNT, ngoài ra còn quan hệ phát sinh trong nội bộ cơ quan quản lý thuế. Luật quản lý thuế có phạm vi điều chỉnh các quan hệ xã hội phát

sinh trong hoạt động quản lý thuế của Nhà nước, hay nói cách khác là các mối quan hệ phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện luật các sắc thuế riêng. Chính vì thế, doanh nghiệp khi tham gia vào quan hệ thuế GTGT sẽ là đối tượng nộp thuế chịu sự chi phối không chỉ bởi Luật nội dung là luật thuế GTGT mà còn bởi Luật hình thức là Luật quản lý thuế. Luật Quản lý thuế hiện hành của Việt Nam liệt kê các nội dung quản lý thuế gồm: Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế; Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; Xoá nợ tiền thuế, tiền phạt; Quản lý thông tin về người nộp thuế; Kiểm tra thuế, thanh tra thuế; Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; Xử lý vi phạm pháp luật về thuế; Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế [28]. Doanh nghiệp nộp thuế GTGT đều phải tuân theo trình tự theo như luật quản lý thuế đã quy định. Vì vậy, để bảo đảm quyền và lợi ích cho doanh nghiệp, phù hợp với các quy định về thuế GTGT thì khi xây dựng và hoàn thiện luật quản lý thuế cần có sự cân nhắc cẩn trọng.

1.2.3. Cơ chế quản lý thuế

Trong khoa học quản lý thì:

Cơ chế quản lý là hệ thống các quy tắc điều chỉnh các hành vi, hoạt động của các chủ thể trong hệ thống quản lý; là hệ thống các biện pháp, hình thức, cách thức tổ chức, điều khiển nhằm duy trì các mối quan hệ các chủ thể trong hệ thống quản lý đó phù hợp với những quy luật khách quan theo mục tiêu đã xác định để đảm bảo cho hoạt động của hệ thống thông suốt [14].

Theo đó, cơ chế quản lý cấu thành từ hai bộ phận: một là các quy tắc điều chỉnh của từng bộ phận trong hệ thống quản lý đó, hai là hệ thống bộ máy tổ chức, quản lý thực hiện. Trong quản lý thuế GTGT, NNT có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước theo quy định trong pháp luật thuế GTGT, còn các cơ quan quản lý thuế được giao trách nhiệm tổ chức điều hành giám sát, đảm bảo việc thực hiện đúng pháp luật thuế GTGT, đảm bảo

mục tiêu thu đúng thu đủ thuế cho NSNN. Cách thức, tổ chức thực hiện các hoạt động này được gọi là cơ chế quản lý thuế.

Pháp luật thuế GTGT là một yếu tố tiên quyết cấu thành nên cơ chế thế. Đối với cơ chế quản lý thuế khác nhau mà pháp luật có những điều chỉnh khác nhau.

Trên thế giới có hai loại cơ chế quản lý thuế: cơ chế cơ quan quản lý tính thuế và cơ chế NNT tự tính thuế, hay còn lại là thuế NNT tự khai, tự nộp thuế.

- Cơ chế cơ quan tính thuế: Theo cơ chế này đòi hỏi cán bộ thuế phải kiểm tra các tờ khai thuế, các khoản thu dựa trên những số liệu mà cơ quan thuế có được để xác định số thuế chính thức phải nộp và ra thông báo thuế cho doanh nghiệp nộp thuế thực hiện. Cơ chế này không khuyến khích NNT tự giác tuân thủ mà đặt nặng trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế. Vì vậy, hệ thống quản lý thuế sẽ trở nên cồng kềnh hơn do số lượng cán bộ thuế gia tăng để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế, số lượng các doanh nghiệp đóng thuế ngày càng nhiều. Cơ chế tính thuế này mang tính chất truyền thống khi doanh nghiệp nộp thuế không được đặt ở vị trí trung tâm, mọi cải cách đều hướng đến nhằm tăng cường hoạt động của cơ quan quản lý thuế trong việc thu thuế cho NSNN, doanh nghiệp có vị trí là đối tượng bị quản lý, bị cai trị.

- Cơ chế tự khai, tự nộp thuế: Khi nền kinh tế thị trường phát triển và lan rộng ở khắp các quốc gia trên thế giới đồng thời nền dân chủ cũng được mở rộng, nâng cao và tác động đến nhận thức của doanh nghiệp và cơ quan thuế. Việc đăng ký, kê khai, nộp thuế không chỉ đơn thuần là nghĩa vụ của đối tượng là doanh nghiệp nộp thuế mà xét ở góc độ nào đó còn là quyền của đối tượng nộp thuế: quyền được đăng ký nộp thuế, quyền được kê khai thuế, quyền được tính thuế, quyền được chủ động nộp thuế vào NSNN. Ngày nay, doanh nghiệp ngày càng có ý thức nghĩa vụ thuế của mình, vai trò ý nghĩa của việc nộp thuế đối với NSNN, cơ quan thuế ý thức được chức năng, nhiệm vụ của mình trong hoạt động quản lý thuế, hệ thống thuế. Do đó, nhiều quốc gia

đã thay đổi cơ chế quản lý thuế của mình, chuyển sang áp dụng quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp. Việc áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp thuế đã là vấn đề nổi bật trong quản lý thuế vào những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20. Một số nước như: Anh, Pháp thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp thuế từng bước, trước tiên là áp dụng đối với thuế GTGT, sau đó được đưa vào áp dụng cho các sắc thuế khác. Tại một số nước như: Mỹ, Nhật Bản, Đan Mạch, Thụy Điển, cơ chế tự khai, tự nộp thuế đã được áp dụng từ nhiều thập kỷ trước, nhằm mục tiêu thực hiện dân chủ hóa hệ thống quản lý thuế. Tại các nước có nền kinh tế mới nổi, các nước ASEAN như: Philipin, Inđônêxia, Thái Lan, Malaixia, Việt Nam…, việc áp dụng cơ chế tự khai tự nộp thuế được coi là trọng tâm của cải cách pháp luật về quản lý thuế [34].

Theo cơ chế này, việc kê khai, tính thuế, nộp thuế được thực hiện trên nền tảng sự tuân thủ tự giác về nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp nộp thuế. NNT căn cứ các quy định của pháp luật thuế để xác định các loại thuế phải nộp, tự kê khai, tự tính thuế, tự nộp số thuế đã tính vào NSNN. Đặc điểm cốt lõi của cơ chế tự khai - tự nộp là xác định trách nhiệm của doanh nghiệp nộp thuế tự xác định doanh thu, chi phí và từ đó lập tờ khai thuế đúng kỳ hạn và nộp thuế. Tờ khai được gửi đến cơ quan thuế trực tiếp quản lý và sẽ được cơ quan thuế chuyển thông tin sang hệ thống Kho bạc, ngân hàng để thực hiện thủ tục nộp thuế. NNT có trách nhiệm lưu giữ chứng từ, sổ sách kế toán để chứng minh các số liệu đã kê khai còn cơ quan thuế có nhiệm vụ hướng dẫn để doanh nghiệp nộp thuế hiểu rõ chính sách thuế, các thủ tục về thuế và giám sát, quản lý việc tuân thủ nghĩa vụ thuế thông qua công tác, kiểm tra, thanh tra để phát hiện, xử lý kịp thời, đúng đắn những hành vi gian lận, trốn thuế của doanh nghiệp.

Cơ chế tự khai tự nộp thuế có nhiều ưu điểm: đảm bảo cân bằng quyền lợi giữa cơ quan quản lý thuế và doanh nghiệp bởi cơ chế tự khai, tự nộp thuế giảm bớt sức ép về thuế lên doanh nghiệp, cơ quan quản lý thuế không khoán thuế, ép thuế đối với doanh nghiệp mà để doanh nghiệp tự tính và tự nộp thuế đồng thời tự chịu trách nhiệm với hành vi của mình. Theo cơ chế này, doanh

nghiệp được đặt ở vị trí trung tâm, cơ quan quản lý thuế hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của họ đối với nhà nước, đề cao quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện Luật Thuế GTGT. Doanh nghiệp tự chủ trong hoạt động kê khai và nộp thuế đồng thời chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình trong từng khâu của việc thực hiện thuế GTGT. Cơ quan quản lý thuế thực hiện cân bằng giữa hai chức năng: chức năng phục vụ, cung cấp dịch vụ thuế cho doanh nghiệp và chức năng giám sát, chức năng quản lý nhà nước, kiểm tra hoạt động tuân thủ pháp luật thuế đối với doanh nghiệp nộp thuế. Cơ quan thuế không can thiệp vào quá trình kê khai, nộp thuế của doanh nghiệp nhưng cơ quan thuế sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra và áp dụng các biện pháp xử phạt, cưỡng chế theo luật định đối với những trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật về thuế như không nộp thuế, trốn thuế, gian lận thuế… Áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp thuế này, cơ quan thuế còn tiết kiệm được chi phí hành chính về thuế, công sức, nguồn nhân lực khi mà cơ quan thuế không phải gửi hàng triệu thông báo thuế hàng tháng. Cơ quan quản lý thuế có điều kiện để đầu tư vào chức năng như: hỗ trợ, tư vấn cho doanh nghiệp, thanh tra, kiểm tra, cưỡng chế về thuế.

Tuy nhiên, áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào các điều kiện sau:

+ Nhà nước phải có hệ thống thuế thực sự minh bạch, doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận, tìm hiểu chính sách thuế. Đặc biệt các thủ tục như đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế, hoàn thuế … phải đơn giản để doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ thuế một cách thuận tiện.

+ Cơ quan thuế phải tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và giải đáp các vướng mắc về chính sách, chế độ thủ tục về thuế mà các tổ chức, cá nhân thường gặp trong quá trình kê khai, nộp thuế để doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ thuế của mình đối với Nhà nước.

+ Chế tài đủ sức răn đe đối với các hành vi vi phạm để đảm bảo hiệu quả của hoạt động quản lý thuế, tính thực tiễn của luật thuế GTGT, luật quản

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/12/2022