lý thuế và đảm bảo nguồn thu cho NSNN. Thanh tra thuế phải kịp thời phát hiện, ngăn chặn đối với các hành vi vi phạm, trốn thuế, gian lận thuế, … tránh tình trạng thất thoát đi NSNN.
1.2.4. Mô hình quản lý thuế giá trị gia tăng
Mô hình quản lý thuế là việc xác định cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý thuế theo một nguyên tắc chủ đạo nhất định, đồng thời xác định số lượng các bộ phận, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho từng bộ phận trong cơ cấu tổ chức đó; thực hiện phân bổ nguồn nhân lực một cách hợp lý nhằm hình thành bộ máy quản lý thuế phù hợp, đảm bảo tính thống nhất, thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các chức năng quản lý thuế. Trên thế giới, có nhiều mô hình tổ chức quản lý thuế, chẳng hạn như: Mô hình tổ chức quản lý thuế theo sắc thuế, mô hình tổ chức bộ máy theo nhóm đối tượng nộp thuế, mô hình tổ chức bộ máy theo chức năng, mô hình kết hợp giữa các nguyên tắc quản lý thuế… Mỗi mô hình điều có ưu nhược điểm riêng, nhưng nhìn chung đều đáp ứng yêu cầu quản lý thuế nhằm tạo điều kiện thực hiện phương pháp quản lý và phân bổ nguồn lực phù hợp với những rủi ro về quản lý thuế đối với các nhóm đối tượng nộp thuế khác nhau, tạo ra sự an toàn cho việc thu ngân sách.
Trong các mô hình quản lý thuế thì mô hình quản lý thuế thì mô hình quản lý thuế hỗn hợp được áp dụng phổ biến nhất và có nhiều ưu điểm vượt trội. Mô hình quản lý thuế hỗn hợp là mô hình quản lý kết hợp giữa ba tiêu chí của ba loại mô hình phía trên. Hiện nay, mô hình quản lý thuế hỗn hợp, kết hợp giữa hai tiêu chí: chức năng và nhóm đối tượng nộp thuế được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới.
Ở mô hình quản lý thuế GTGT ở các quốc gia trên thế giới khi tổ chức theo mô hình quản lý thuế hỗn hợp thường có sự kết hợp giữa tiêu chí quản lý thuế GTGT theo chức năng và quản lý sắc thuế thuế GTGT theo nhóm đối tượng nộp thuế. Nhóm đối tượng nộp thuế có thể được phân chia theo mức độ tuân thủ, đặc điểm của NNT: quy mô, ngành nghề… nhằm giúp
cơ quan thuế có biện pháp quản lý thích hợp và linh hoạt để bảo đảm và nâng cao sự tuân thủ nghĩa vụ thuế GTGT ở từng nhóm đối tượng nộp thuế. Theo cơ quan thuế cơ quan thuế Australia (ATO): "Tuân thủ thuế là người nộp thuế đáp ứng các nghĩa vụ thuế theo quy định của luật thuế và theo các quyết định của Tòa án" [41].
Ở Việt Nam, tổ chức bộ máy thu thuế theo mô hình hỗn hợp giữa mô hình chức năng và mô hình theo sắc thuế trong đó chú trọng mô hình quản lý theo chức năng. Việc xây dựng hệ thống các quy định về chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ trong bộ máy được phân chia theo các cơ quan trong bộ máy, mỗi bộ phận nắm giữ một chức năng riêng và có nhiệm vụ nhất định để hoàn thành tốt việc thu thuế hiệu quả và công bằng.
Mô hình quản lý thuế ở Anh: Thuế GTGT ở Anh được thực hiện theo cơ chế tự khai, tự nộp thuế. Cơ quan thu nội địa Anh có biện pháp thích hợp đối với sự tuân thủ của đối tượng nộp thuế. Cơ quan quản lý thuế nước này tập trung vào công tác tuyên truyền, hỗ trợ để NNT tự giác kê khai và nộp thuế đúng quy định. Xác định tuyên truyền, hỗ trợ NNT có vai trò quan trọng nên số lượng cán bộ thuế trong công tác này rất lớn, chiếm 28% số cán bộ toàn ngành và bằng 55% cán bộ các cục thuế và chi cục thuế [33]. Cơ quan thu nội địa Anh tích cực thu thập nguồn thông tin, áp dụng các phương pháp khác nhau để lựa chọn các đối tượng chịu thanh tra thuế. Dựa vào kết quả thanh tra đạt được, cơ quan thuế xây dựng chính sách để thực hiện cưỡng chế thu nợ và xử phạt vi phạm pháp luật thuế của các đối tượng vi phạm. Cơ quan thuế có biện pháp cưỡng chế khác nhau đối với mức độ vi phạm. Ví dụ doanh nghiệp nợ nghĩa vụ nộp thuế 100.000 bảng thì doanh nghiệp sẽ bị đưa vào đối tượng ưu tiên thu nợ nhưng nếu nghĩa vụ thuế chỉ 100 bảng thì doanh nghiệp có thể không bị liệt vào hệ thống thu nợ bởi khả năng chi phí thu nợ lớn hơn số nợ thu được [33]. Ngoài ra, ở Anh, các đại lý được kết nối với cơ quan quản lý thuế, hình thức đại lý thuế được Chính phủ được khuyến khích phát triển nhằm hỗ trợ NNT và công khai những cảnh báo đối với các hành vi vi
phạm của đại lý thuế có nguy cơ xảy ra, công khai thông tin các đại lý vi phạm và có mức phạt nặng đối với các đại lý đó.
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp trong thi hành pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam - 1
- Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp trong thi hành pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam - 2
- Lịch Sử Hình Thành Phát Triển Của Pháp Luật Thuế Giá Trị Gia Tăng
- Phân Loại Quy Mô Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Năm 2009
- Cơ Chế Thực Hiện Thuế Giá Trị Gia Tăng
- Bảo Vệ Quyền Lợi Của Doanh Nghiệp Theo Luật Thuế Giá Trị Gia Tăng
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
Điểm nổi bật ở mô hình quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp thuế, công tác tuyên truyền phát huy của cơ quan thuế phát huy sức mạnh và hiệu quả là hoạt động quản lý thuế GTGT của cơ quan thuế đều hướng tới doanh nghiệp, coi doanh nghiệp là khách hàng, đặt doanh nghiệp ở vị trí trung tâm, "tăng cường tối đa sự tuân thủ thuế của người nộp thuế", cơ quan quản lý thuế trở thành chủ thể "phục vụ", là đơn vị cung cấp dịch vụ. Mô hình quản lý thuế tự khai tự nộp thuế phản ánh bản chất và vai trò quan trọng của thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng. Bởi vì các khoản thu về thuế là nguồn tài chính quan trọng là nguồn tài chính chủ yếu để cân đối cho hoạt động chi thường xuyên. Bộ máy nhà nước hoạt động và duy trì được là nhờ các khoản thu từ thuế doanh nghiệp nộp. Ngược lại, bằng các khoản thu này, bộ máy nhà nước tồn tại tiếp tục duy trì môi trường kinh doanh lành mạnh và công bằng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh phát triển.
Trong nền kinh tế thị trường, số lượng doanh nghiệp tham gia thuế GTGT ngày càng nhiều, mức độ tuân thủ của các doanh nghiệp là khác nhau, nếu như chế độ quản lý của cơ quan nhà nước mang nặng tính chất quyền lực sẽ không thể đáp ứng thực tiễn thi hành thuế GTGT, doanh nghiệp cảm thấy quyền lợi ít mà nghĩa vụ thì nhiều nên mức độ tuân thủ sẽ thấp. Quan điểm quản lý mềm dẻo, linh hoạt, để doanh nghiệp tự chủ trong các khâu của quá trình thực hiện thuế GTGT sẽ khuyến khích sự tự giác tuân thủ của doanh nghiệp nộp thuế và giảm chi phí trong công tác quản lý của cơ quan thuế.
Thứ hai, đối với cơ chế tự khai tự nộp thuế, công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT được đặt ở vị trí trung tâm. Trên thực tế, việc thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế, hỏi đáp trả lời thắc mắc, cung cấp thông tin đã được đưa vào ứng dụng và đem hiệu quả cao. NNT dễ dàng tiếp xúc với cơ quan thuế nhằm tối thiểu hóa thời gian, tiết kiệm chi phí tiếp cận thông tin và thúc đẩy tinh
thần tự nguyện, ý thức tuân thủ của các doanh nghiệp nộp thuế. Mức độ hài lòng của khách hàng tùy thuộc vào giá trị của dịch vụ nhận được so với những mong đợi của khách hàng. Trên cơ sở phỏng vấn hơn một tỷ khách hàng, tổ chức Gallup nhận diện bốn kỳ vọng trong nghiên cứu về sự hài lòng của khách hàng (Paul R.Niven, 2003):
- Sự chuẩn xác: Thông tin thuế có chuẩn xác thì việc thực hiện thuế của doanh nghiệp mới đúng, đảm bảo lợi ích hợp pháp cho bản thân doanh nghiệp.
- Sự sẵn có: tức là dịch vụ có mọi nơi mọi thời điểm để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
- Sự hợp tác: chính là thái độ tích cực của cơ quan quản lý thuế khi thực hiện tuyên truyền, hỗ trợ doanh nghiệp.
- Sự tư vấn: là sự hỗ trợ, trợ giúp của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp để doanh nghiệp thực hiện thuế hiệu quả, cải thiện khả năng nộp thuế khi doanh nghiệp có khó khăn, vướng mắc.
Dựa trên những tiêu chí này, cơ quan thuế có thể xác định chất lượng dịch vụ cung cấp cho NNT đạt được mức độ nào và tìm ra giải pháp nâng cao tiêu chí còn thấp, tăng cường mức độ hài lòng, mức độ tuân thủ của NNT trong thời gian tới [43].
Thứ ba, là mô hình quản lý dựa vào tiêu chí mức độ tuân thủ của NNT. Mức độ tuân thủ thuế ở mỗi đối tượng nộp thuế là khác nhau. Cơ quan thuế có trách nhiệm phân loại mức độ tuân thủ thủ thuế của doanh nghiệp phục vụ cho công tác quản lý thuế. Căn cứ vào mức độ tuân thủ của doanh nghiệp mà cơ quan quản lý thuế có hành xử phù hợp đối với từng loại doanh nghiệp. Quản lý thuế GTGT dựa trên mức độ tuân thủ của doanh nghiệp còn là phương pháp quản lý rủi ro hiệu quả. Dựa trên mức độ tuân thủ này, công tác thanh tra thuế được tiến hành. Mô hình quản lý thuế GTGT dựa trên mức độ tuân thủ là mô hình quản lý hiện đại, hiệu quả, tuân thủ đúng và trọn vẹn
quan điểm coi doanh nghiệp là khách hàng, mọi hoạt động quản lý thuế đều hướng tới đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp.
Thứ tư, đại lý thuế được tạo điều kiện phát triển cung cấp dịch vụ hỗ trợ khai thuế, tính thuế, nộp thuế cho doanh nghiệp. Việc phát triển những tổ chức hoạt động chuyên nghiệp trong dịch vụ thuế có ý nghĩa và vai trò quan trong trong việc nâng cao chất lượng nộp thuế của doanh nghiệp. Các đại lý thuế hỗ trợ doanh nghiệp khai, tính, nộp thuế chính xác, kịp thời và đầy đủ cho cơ quan quan thuế đồng thời cung cấp thông tin, hạn chế tình trang thiếu hiểu biết về thuế, giảm bớt chi phí và nhân lực cho doanh nghiệp và giảm khiếu nại hay thanh tra về thuế so với khi doanh nghiệp tự thực hiện kê khai, nộp thuế. Các đại lý được coi như một cầu trung gian giữa doanh nghiệp và cơ quan thuế. Đặc biệt ở các nước phát triển, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đa số, nhân lực và trình độ kế toán còn hạn chế thì phát triển các tổ chức chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ thuế là quan trọng.
1.3. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA PHÁP LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐIỀU CHỈNH QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ NỘP THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP
1.3.1. Chủ thể quản lý thuế
Khi Nhà nước xuất hiện làm phát sinh các nhu cầu chi tiêu, để thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu, nhà nước sử dụng quyền lực chính trị để tham gia vào việc phân phối một phần sản phẩm xã hội bằng cách đặt ra chế độ thuế khóa buộc các thành viên trong xã hội phải đóng góp - phương thức động viên tài chính đầu tiên trong lịch sử. Ngay từ khi ra đời và cho đến hiện nay, thuế vẫn là hình thức động viên tài chính chủ yếu của nhà nước. Thuế sinh ra từ nhà nước, tồn tại dựa vào quyền lực nhà nước và nhằm thỏa mãn phần lớn các nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Nhà nước sử dụng các công cụ quản lý để đảm bảo các doanh nghiệp nói riêng và NNT nói chung tuân thủ nghiêm túc nghĩa vụ thuế.
Trong quan hệ pháp luật về thuế, doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ với nhà nước theo pháp luật quy định, còn các cơ quan quản lý
thuế được nhà nước giao trách nhiệm tổ chức, điều hành, giám sát và bảo đảm việc thực hiện pháp luật thuế và thu tiền thuế cho NSNN. Nhà nước trao quyền hạn, trách nhiệm quản lý thuế cho Bộ tài chính mà trực tiếp là hệ thống cơ quan quản lý thuế gồm cơ quan thuế và cơ quan hải quan chịu trách nhiệm chính trong thực thi nhiệm vụ quản lý thuế. Cơ quan quản lý thuế có cơ chế quản lý đối với tất cả doanh nghiệp buộc phải tuân theo nhằm bảo vệ quyền lợi nhà nước, đồng thời tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp.
1.3.2. Chủ thể nộp thuế là doanh nghiệp
1.3.2.1. Vị trí của doanh nghiệp trong pháp luật thuế giá trị gia tăng
Về nguyên tắc, khi doanh nghiệp bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp có nghĩa vụ cộng thêm thuế GTGT trên tổng giá hàng hóa hoặc dịch vụ. "Thuế giá trị gia tăng do người tiêu dùng cuối cùng chịu, cơ sở sản xuất kinh doanh, nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ là NNT vào NSNN thay cho người tiêu dùng thông qua việc cộng thuế vào giá bán mà người tiêu dùng phải thanh toán khi mua hàng hóa, dịch vụ" [11, tr. 11]. Thuế GTGT phát sinh và do người tiêu dùng chịu, doanh nghiệp chỉ thay người tiêu dùng trả thuế GTGT. Thuế GTGT đánh vào tất cả các khâu của quá trình sản xuất và phân phối hàng hóa, dịch vụ, từ khi còn là nguyên liệu thô sơ cho đến sản phẩm hoàn thành và cuối cùng là giai đoạn tiêu dùng, tất cả các doanh nghiệp tham gia vào các khâu này đều phải thay người tiêu dùng nộp thuế GTGT. Tuy nhiên, thông qua một hệ thống các khoản khấu trừ, theo đó người chịu thuế có thể khấu trừ từ thuế GTGT trách nhiệm của họ số tiền thuế họ đã trả tiền cho người khác chịu thuế khi mua hàng cho các hoạt động kinh doanh của họ.
Như vậy, doanh nghiệp đứng ở vị trí trung gian giữa người tiêu dùng và cơ quan quản lý thuế vì thuế GTGT thực tế chỉ đánh vào túi tiền của người tiêu dùng. Với tính chất gián thu, thuế GTGT được thu trung gian qua doanh
nghiệp nên thuế GTGT không tạo sức ép trực tiếp đến người tiêu dùng. Sau khi chi trả tiền hàng hóa, dịch vụ có thuế cho doanh nghiệp, người tiêu dùng tách khỏi quá trình kê khai nộp thuế GTGT vào NSNN.
Qua quy định của Luật về đối tượng nộp thuế có thể thấy, Luật thuế GTGT là sắc thuế có phạm vi điều chỉnh rộng nhất trong tất cả các Luật thuế hiện hành của Nhà nước ta. Thuế GTGT động viên sự đóng góp của tất cả mọi người dân thông qua hành vi tiêu dùng của họ. Với phạm vi điều chỉnh rộng như vậy, thuế GTGT hiện nay là một trong những sắc thuế quan trọng trong hệ thống thu thuế của Nhà nước ta và cũng như thuế doanh thu trước đây, thuế GTGT luôn có tỷ trọng cao trong cơ cấu thu của NSNN.
1.3.2.2. Phân loại doanh nghiệp
Điều 3 Luật thuế GTGT quy định về đối tượng nộp thuế bao gồm: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu hàng hoá chịu thuế (gọi chung là người nhập khẩu) là đối tượng nộp thuế GTGT. Tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bao gồm: doanh nghiệp nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; các công ty nước ngoài và tổ chức nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Các chủ thể hoạt động kinh doanh này đều phải:
- Có hoạt động sản xuất kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ thông thường (được hiểu có đăng ký kinh doanh và đăng ký nộp thuế GTGT) hoặc có hành vi nhập khẩu hàng hóa thuộc diện chịu thuế GTGT.
- Hàng hóa dịch vụ tạo ra phải nằm trong đối tượng nộp thuế GTGT. Điều 3 Luật thuế GTGT năm 2008 quy định đối tượng nộp thuế GTGT là "hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam" [29].
- Có phần phần giá trị tăng thêm trên lãnh thổ Việt Nam. Các loại chủ thể (không phân biệt chủ thể đó mang quốc tịch Việt Nam hay không mang quốc tịch Việt Nam) có phần giá trị tăng thêm trên lãnh thổ Việt Nam đều phải nộp thuế. Việc áp dụng quyền trên lãnh thổ cũng làm phát sinh một số yêu cầu cần phải giải quyết, đặc biệt trong thời kỳ giao lưu về hàng hóa dịch vụ phát triển. Trong thực tiễn, pháp luật Việt Nam trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế quy định căn cứ xác định phần trên lãnh thổ Việt Nam. Quy định này có ý nghĩa quan trọng khi xác định phần thu từ thuế GTGT cho NSNN, đồng thời phù hợp với pháp luật quốc tế.
- Có hàng hóa tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp hàng không thực tế tiêu thụ trên lãnh thổ Việt Nam như hàng quá cảnh, hàng mượn đường, hàng tạm nhập tái xuất đều không nằm trong diện nộp thuế.
Hiện nay có nhiều cách phân loại doanh nghiệp, tuy nhiên nhìn từ góc độ quản lý thuế GTGT thì doanh nghiệp được phân loại theo quy mô hoạt động. Các cơ quan quản lý thuế được tổ chức theo chức năng cơ bản để hỗ trợ thực hiện cơ chế tự khai tự nộp trên cơ sở ý thức tuân thủ và kiểm soát có mục tiêu. doanh nghiệp nộp thuế được xác định rủi ro hiện đại. Hoạt động của cơ quan thuế đạt hiệu quả nhất trong việc tăng cường ý thức tuân thủ và trong duy trì số thu thông qua việc thành lập các bộ phận chuyên trách để quản lý các loại doanh nghiệp nộp thuế khác nhau. Các cơ quan thuế tiến hành phân loại doanh nghiệp nộp thuế thành nhóm khác nhau: nhóm doanh nghiệp lớn, nhóm doanh nghiệp vừa và nhóm doanh nghiệp nhỏ hoặc nhóm doanh nghiệp lớn và nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ. Từ các nhóm doanh nghiệp này, cơ quan quản lý thuế phân biệt được mức độ quan trọng tương ứng với số thu đóng góp và đặc tính, hành vi và mức độ tuân thủ, vi phạm nghĩa vụ nộp thuế. Vì thế cách tiếp cận thông thường đối với phân nhóm quản lý thuế doanh nghiệp là phân biệt theo quy mô.