Tổ Chức Quản Lý Việc Thực Thi Luật Thuế Giá Trị Gia Tăng Thiếu Hợp Lý


1215 trường hợp sai phạm với số tiền 140 tỷ đồng, trong đó 325 đơn vị vi phạm nghiêm trọng. Như vậy tỷ lệ các doanh nghiệp sai phạm là rất cao (36,7%). Đây là mới chỉ tính đến các doanh nghiệp bị kiểm tra, còn đối với không kiểm tra thì tỷ lệ này sẽ là bao nhiêu.

Xem xét đến đây ta đã thấy luật thuế GTGT có rất nhiều điểm bất cập cần phải điều chỉnh. Theo ý kiến của tác giả bài viết này thì nguyên nhân chủ yếu không phải là sắc thuế GTGT không khoa học, không tiên tiến mà chính là do cách thực hiện của chúng ta chưa khoa học. Sở dĩ các nước tiên tiến có thể áp dụng sắc thuế này rất thành công là bởi vì họ được trang bị một cơ sở hạ tầng rất tiến bộ. Hệ thống thanh toán của các doanh nghiệp chủ yếu thực hiện thông qua ngân hàng, vì thế mà nhà nước dễ dàng quản lý được các khoản thu chi của doanh nghiệp. Hơn nữa, thông qua các nghiệp vụ qua ngân hàng, các doanh nghiệp cũng đã sử dụng chính các hoá đơn GTGT điện tử. Do đó mà tránh được phần lớn các trường hợp sai phạm trong sử dụng chứng từ.

Luật doanh nghiệp

Ngoài những bất cập trong Luật thuế GTGT thì những kẽ hở trong luật doanh nghiệp cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm ăn phi pháp. Như đã nêu trên các doanh nghiệp “ ma” mọc lên như nấm, một tên Huỳnh Quốc Ngọc đã thành lập được 42 công ty “ma”, thử hỏi chỉ cần vài chục tên như vậy thì thất thoát cho ngân sách nhà nước sẽ lên đến mức nào. Mà thiết nghĩ, con số doanh nghiệp “ma” chưa phát hiện ra sẽ không chỉ dừng lại ở mấy chục lần con số 42. Luật doanh nghiệp là một tiến bộ rất lớn so với luật công ty và luật doanh nghiệp trước đây. Nó không những đáp ứng được bức xúc của đời sống kinh tế mà còn phù hợp với xu thế phát triển xã hội. Trước khi Luật doanh nghiệp ra đời thì việc thành lập doanh nghiệp rất khó, bây giờ thành lập nên một doanh nghiệp rất nhanh chóng, người dân làm ăn hăng hái, cạnh tranh hơn và chất lượng vì thế cũng được nâng cao. Luật doanh nghiệp ra đời tạo một luồng gió mới cho nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, có lẽ cả một bộ luật lớn như luật doanh nghiệp mà lại được ban hành vội vàng chắc chắn sẽ có nhiều thiếu sót và sơ hở.


Thủ tục thành lập doanh nghiệp: luật doanh nghiệp không quy địh gì về hồ sơ đăng ký kinh doanh cũng không đòi hỏi điều kiện gì để chứng minh người đăng ký kinh doanh không thuộc 8 đối tượng mà luật quy định là không được thành lập doanh nghiệp. Như vậy sơ hở đầu tiên của thủ tục thành lập doanh nghiệp là không có quy định chặt chẽ về đối tượng được thành lập doanh nghiệp, không kiểm tra nhân thân người đứng tên thành lập doanh nghiệp, người đại diện pháp luật, giám đốc điều hành doanh nghiệp. Thực tế rất nhiều kẻ đã khai thác được sơ hở ấy để làm ăn gian dối, chúng thuê những tên tội phạm, người tâm thần, người nghiện ma tuýthậm chí là cả người đã chết để đứng tên thành lập doanh nghiệp. Như trong trường hợp của công ty Đức Tiến. Trong giấy phép đăng ký kinh doanh, giám đốc của công ty là ông Doãn Văn Đức, nhưng khi công an đến địa chỉ như trong khai báo để điều tra thì mới biết Đức làm nghề xe ôm và sau đó công an phát hiện tung tích của Đức ở phường Chương Dương nhưng hàng xóm của Đức cho biết Đức đã chết tại bệnh viện Thanh Nhàn vào tháng 7/2003. Tuy giám đốc Doãn Văn Đức đã chết nhưng con dấu và chữ ký của ông vẫn được sử dụng để giao dịch tại ngân hàng trong một thời gian dài. Với những thủ đoạn như vậy thì ngay cả khi mọi hành vi gian lận được phát hiện thì cơ quan pháp luật cũng không tìm được những người này, hoặc có đưa ra toà thì cũng không xử được vì họ là những người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự và đặc biệt như trường hợp nêu trên là đã chết. Vì vậy, trong hồ sơ đăng ký kinh doanh phải có lý lịch tư pháp do cơ quan tư pháp cấp là cần thiết, để ngay từ khâu cho đăng ký doanh nghiệp, các cơ quan chức năng có thể lựa chọn các đối tượng được cấp phép kinh doanh.

Đối với việc thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn thì Luật không quy định gì về việc phải đưa ra bằng chứng về việc góp vốn của các bên nên cơ quan chính quyền không thể biết được là doanh nghiệp có vốn thực hay không mà vẫn cho doanh nghiệp đó hoạt động bình thường.

Những kẻ làm ăn phi pháp đã lợi dụng những sơ hở của cả Luật doanh nghiệp và Luật thuế GTGT để lập doanh nghiệp, xuất hóa đơn khống gây thiệt hại cho nhà nước. Thực tế áp dụng luật doanh nghiệp và luật thuế GTGT tại Việt Nam , các cơ quan bảo vệ pháp luật đã phát hiện có rất nhiều hóa đơn khống được phát hành bởi


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

những doanh nghiệp ma. Đó là những doanh nghiệp mà khi tìm đến nơi mới hay là không có địa chỉ nào như trong đăng ký kinh doanh, hoặc người đứng tên không có thật, đang ngồi tù, nghiện ma túy hay bị tâm thần. Điều đáng nói là trước những thực tế đang ngày càng nghiêm trọng thì các cơ quan có thẩm quyền vẫn chưa đưa ra những điều chỉnh kịp thời dẫn đến số lượng các vụ gian lận ngày càng nhiều. Theo thống kê, cho đến năm 2003, tại quận 1 thành phố HCM có đến 27% doanh nghiệp mới thành lập “biến mất”, không hề có mặt tại trụ sở như địa chỉ trong giấy pháp. Dù rằng không thể làm cho thủ tục thành lập doanh nghiệp trở nên phức tạp, phiền toái nhưng cũng không thể quá giản đơn đến mức không còn quản lý được và càng không thể trông chờ vào việc hậu kiểm, tức là cứ cho doanh nghiệp sau đó mới thanh tra kiểm tra sau vì thường các doanh nghiệo ma mọc lên như nấm sau cơn mưa rào rồi lại biến mất ngay lập tức để tránh bị cơ quan pháp luật “sờ” đến.

Các doanh nghiệp được thành lập có thể do chính những kẻ chủ mưu đứng tên, hoặc sử dụng bọn tay chân đồng phạm của chúng, nghiêm trọng hơn là lừa gạt những người thiếu hiểu biết, những người nghèo khổ, cần tiền và sử dụng giấy tờ tùy thân của những người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Người viết thu thập được một số thông tin về tình hình thực tế vi phạm của các doanh nghiệp với hình thức lấy danh nghĩa của những người không đủ năng lực hành vi, hoặc mượn tên người khác để đứng tên thành lập doanh nghiệp. Cụ thể là trường hợp của Trương Thị Kiều Loan, giám đốc công ty TNHH Thuận Phát thành lập năm 2001, nhưng thực ra Loan đang là tiếp viên nhà hàng. Hay Phạm Quốc Hoàng, giám đốc công ty TNHH Quốc Hoàng địa chỉ 9/13 Phạm Văn Hải, phường 12, Tân Bình thành lập năm 2001, nhưng thực tế Hoàng làm nghề xe ôm.; Huỳnh Thanh Toàn chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc công ty QuốcBảo thành lập năm 2001, nhưng sự thật Toàn lại đang thất nghiệp. Hàn A Huy sinh năm 1930 đang bệnh tật, không đi đứng được, nhưng đứng tên làm chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc, đại diện pháp luật của công ty TNHH Nam Việt, thành lập ngày 26/04/2002. Ông Võ Văn Trượng sinh năm 1922 già yếu, đứng tên là chủ tịch HĐQT, người đại diện pháp luật của Công ty cổ phần Trường Thành. Các trường hợp trên, những người bị mượn danh để đứng tên làm

Thực trạng kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam hiện nay. Nguyên nhân và giải pháp - 8


giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị đều đang làm những công việc rất “bình dân” hoặc là đang thất nghiệp. Vậy mà trên giấy tờ, họ đều là những Giám đốc hay Chủ tịch hội đồng Quản trị.

Qua thực trạng nêu trên cho thấy một tình hình hỗn độn trong việc cho doanh nghiệp đăng ký hoạt động, một số người do thiếu thông tin nên vẫn cho rằng chỉ có một số ít người xấu lập doanh nghiệp để làm ăn phi pháp, rằng số doanh nghiệp này chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số các doanh nghiệp được thành lập. Nhưng với những con số nêu trên thì tình hình không phải như vậy mà số doanh nghiệp ma đang chiếm một tỷ lệ rất lớn đó là do Luật doanh nghiệp còn quá nhiều bất cập, nhiều sơ hở để bọn người xấu lợi dụng làm ăn phi pháp. (21)

Luật hình sự chưa hợp lý và sự phối hợp giữa cơ quan thuế và cơ quan công an thiếu chặt chẽ

Trước đây, pháp luật chưa có những hình thức xử phạt nghiêm khắc đối với các hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Tội phạm trốn thuế, gian lận thuế GTGT không bị xử tội theo Luật hình sự nên không răn đe được các đối tượng vi phạm, dẫn đến số doanh nghiệp vi phạm ngày càng tăng lên. Gần đây, trước tình trạng các doanh nghiệp vi phạm ngày càng tăng, chính phủ đã đưa ra những quy định mới để xử lý các vụ gian lận trốn thuế. Tuy nhiên việc quy định một số hành vi trốn thuế, chiếm đoạt thuế bị truy cứu trách nhiệm hình sự vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả vì thiếu tính hợp lý và quan trọng hơn là sự phối hợp giữa cơ quan thuế và cơ quan công an chưa chặt chẽ và hiệu quả.

Trước hết để tìm hiểu những quy định của Bộ luật hình sự về tội phạm thuế GTGT, cần phân biệt hai khái niệm là “tội trốn thuế” và “hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Hành vi trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế trực thu phải được điều chỉnh xử phạt theo điều 161 của Bộ luật hình sự về tội trốn thuế. Người nào trốn thuế với số tiền

50.000.000 đồng trở lên thì bị phạt tiền từ một lần đến ba lần số tiền trốn thuế. Mức phạt tù cao nhất là từ hai năm đến bảy năm. (22)


Hành vi dùng những thủ đoạn để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế gián thu do người tiêu dùng đã trả mà tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp lại cho nhà nước được xác định đúng với bản chất của nó là hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, do đó phải được điều chỉnh theo điều 139 Bộ luật hình sự. Nếu lừa đảo chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500.000.000 trở lên sẽ bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. (23)

Sau một thời gian áp dụng, Luật hình sự quy định về tội trốn thuế hay chiếm đoạt tài sản vẫn gặp phải những vấn đề bất cập. Cụ thể, điều 161 Bộ luật hình sự về tội trốn thuế quy định số lượng trốn thuế trên 50 triệu đồng sẽ bị xử lý hình sự. Nhưng trong thực tế hiện nay, số đối tượng trốn thuế trên 50 triệu đồng là rất lớn. Hơn nữa, cơ quan thuế cho rằng, khi xác định doanh nghiệp trốn thuế thì cơ quan thuế ra quyết định truy thu và xử phạt hành chính, nên khi cơ quan công an xử lý hình sự thì phải báo cáo Viện kiểm sát để huỷ bỏ quyết định xử lý hành chính của cơ quan thuế. Thêm nữa, công tác phối hợp điều tra còn chậm do các vụ việc phức tạp, diễn ra trên diện rộng, mất rất nhiều thời gian để xác minh. Hay trong nhiều trường hợp, cơ quan thuế phát hiện hành vi vi phạm vượt quá thẩm quyền, chuyển hồ sơ sang bên công an đề nghị công an điều tra. Sau khi điều tra, do không đủ yếu tố cấu thành tội phạm hình sự nên công an lại chuyển trả hồ sơ để cơ quan thuế xử lý hành chính, nhưng khi cơ quan nhận lại hồ sơ thì đã hết thời hiệu xử lý vi phạm hành chính. (24)

Cuối năm 2005, Tổng cục thuế và Tổng cục cảnh sát ráo riết chỉ đạo ngành mình từ Trung ương đến cấp tỉnh, thành phố và quận, huyện có nhiều biện pháp mạnh, tăng cường hoạt động phối hợp điều tra, xác minh xử lý loại tội phạm này. Tuy nhiên ở nhiều địa phương ra tay chưa quyết liệt, một số cục thuế chưa xây dựng cơ chế phối hợp để tổ chức thực hiện một cách hiệu quả, làm chưa nghiêm việc đối chiếu hoá đơn, thời gian xác minh kéo dài nên xử lý chưa kịp thời . Hơn nữa, về phía các cơ quan pháp luật, lực lượng cán bộ chưa nắm rõ và cập nhật đầy đủ các chính sách, chế độ, nghiệp vụ trong lĩnh vực thuế, chưa quan tâm nhiều đến việc bố trí lực lượng đủ mạnh để phối hợp thường xuyên với cơ quan thuế trong công tác


điều xác định rõ hành vi sai phạm của các đối tượng trong lĩnh vực thuế để xử lý công khai kịp thời các tội phạm trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế để giáo dục răn đe các đối tượng khác trong việc kê khai, thực hiện nghĩa vụ thuế. Ngay cả khi các hành vi vi phạm đã được xác định, thì việc xử lý các hành vi vi phạm đó của các cơ quan chức năng còn chậm và chưa nghiêm khiến cho tình trạng chiếm dụng tiền thuế càng trở nên nghiêm trọng. Một số doanh nghiệp được hoàn thuế GTGT bị cơ quan thuế và công an phát hiện gian lận nhưng cho đến nay vẫn chưa được xử lý dứt điểm với nhiều nguyên nhân như thiếu kinh phí, con người để điều tra, xác minh hoặc chưa xác định rõ tội danh. Ngay cả với các trường hợp đã bị xử lý thì mức phạt cũng chưa nghiêm nên không có tác dụng răn đe, giáo dục đối với đối tượng vi phạm.

Như vậy, ngoài việc đưa ra những quy định về xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế thì Luật hình sự cũng đã có những quy định xử phạt nghiêm khắc các hành vi này. Tuy nhiên việc thực thi các quy định đó lại chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Thực tế trong hệ thống pháp luật Việt Nam, tình trạng “đánh trống bỏ dùi” là chuyện thường thấy, pháp luật đưa ra những quy định về xử phạt nhưng khi doanh nghiệp hay cá nhân có tội thì lại không biết phải xử phạt họ như thế nào hoặc bỏ qua, không xử nên luật chưa thực hiện đúng vai trò của nó là răn đe, giáo dục các đối tượng vi phạm. Một vấn đề đáng quan tâm nữa là sự phối kết hợp giữa các cán bộ thuế và công an thiếu chặt chẽ nên việc xử lý không đạt hiệu quả như mong muốn.

2. Tổ chức quản lý việc thực thi Luật thuế Giá trị gia tăng thiếu hợp lý

Để thực thi luật thuế GTGT phải có sự hợp tác của rất nhiều bên liên quan như cơ quan thuế, ngân hàng, các bộ, ngành liên quan đến các doanh nghiệpDo vậy, muốn việc thực thi Luật thuế GTGT đạt hiệu quả thì sự hợp tác giữa các bên phải rất chặt chẽ và bản thân các cơ quan cũng phải thực hiện tốt chức năng của mình. Tuy nhiên, do Luật thuế GTGT ra đời ở Việt Nam khi chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt nên còn rất nhiều bất cập.

Đối với cơ quan thuế


Khi dự thảo Luật thuế GTGT, các nhà hoạch định cũng đã tính đến những khả năng có thể xảy ra và những phương án để đối phó với các hành vi gian lận từ phía doanh nghiệp. Nhưng đó là trên lý thuyết, còn thực tế các cơ quan chức năng liên quan có thực hiện đúng theo những quy định đó hay không lại là một vấn đề cần bàn đến. Thực tế, việc triển khai thực hiện các quy trình quản lý, các văn bản chỉ đạo của Tổng cục thuế chưa được coi trọng, chưa phát huy được hiệu quả do những vấn đề sau:

Thứ nhất là việc phối hợp quản lý, kiểm tra tình hình sử dụng hoá đơn của các doanh nghiệp giữa các bộ phận trong cơ quan thuế chưa có quy chế cụ thể, chưa đáp ứng đúng yêu cầu của công tác quản lý thuế là phải nhanh, chính xác. Trong cơ quan thuế, bộ phận bán hoá đơn và bộ phận kiểm tra hoá đơn của doanh nghiệp chưa chặt chẽ nên mới có tình trạng không kiểm soát được số hoá đơn nộp lại của doanh nghiệp, sơ hở này là nguyên nhân của hiện trạng mua bán hoá đơn bất hợp pháp lan tràn. Trách nhiệm này thuộc về các cấp quản lý khi không phân công nhiệm vụ rõ ràng cho các bộ phận, giám sát quản lý lỏng lẻo.

Thứ hai, sự phối hợp giữa các bộ phận quản lý thu với các bộ phận thanh tra- kiểm tra ở cơ quan thuế các cấp chưa chặt chẽ, mang tính chất rời rạc, riêng lẻ dẫn đến thông tin và kết hợp kiểm tra khi phát hiện đối tượng nộp thuế có các hành vi khai gian lận, trốn thuế hoặc có hành vi không chấp hành các quy định của cơ quan thuếchậm trễ, ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra. Số lượng và chất lượng các cuộc kiểm tra chưa cao.

Ngoài ra, chương trình kế hoạch thanh tra, kiểm tra chưa được xây dựng và thực hiện tốt, hoặc nếu có thì cũng chưa rõ ràng, cụ thể, không có trọng tâm, trọng điểm. Do đó mà không phát hiện được nhiều trường hợp gian lận hoặc phát hiện quá muộn khi các doanh nghiệp đó đã bỏ trốn như nhiều trường hợp doanh nghiệp ma mọc lên như nấm, nhưng sau khi mua được hoá đơn để bán thì doanh nghiệp “biến mất” ngay lập tức. Những trường hợp này nếu không được phát hiện kịp thời sẽ gây ra rất nhiều hậu quả.


Sự liên kết, trao đổi thông tin giữa các cơ quan thuế cũng còn rất hạn chế nên không nắm được đầy đủ, kịp thời các hoạt động kinh doanh và tình hình nộp thuế của các doanh nghiệp khi cần thiết. Mặt khác, do công tác xác minh, đối chiếu hoá đơn giữa các địa phương hiện nay vẫn làm theo phương pháp rất thủ công là xác minh bằng văn thư, phương pháp này thực hiện với tốc độ rất chậm nên không thể phát hiện kiẹp thời việc sử dụng các hoá đơn đã có thông báo mất hoặc hết hiệu lực sử dụng, hoá đơn mua bán bất hợp pháp của các doanh nghiệp ma hoặc các doanh nghiệp đang hoạt động.

Thêm vào đó, lực lượng cán bộ thuế nói chung và cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế nói riêng còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ này còn thấp, kinh nghiệm chưa nhiều nên chưa đáp ứng tốt cho công tác thanh tra, kiểm tra. Với số lượng cán bộ thuế như hiện nay, thì không thể kiểm tra hết được số lượng hoá đơn khổng lồ của các doanh nghiệp. Hơn nữa, theo quy định của pháp luật hiện nay thì cơ quan thuế không chức năng điều tra nên việc quản lý, thanh tra, kiểm tra khi đã phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp nên cơ quan thuế không thể tiếp tục dùng công việc điều tra, khai thác sâu hơn để xác định rõ sai phạm cụ thể của doanh nghiệp. Khi họ muốn tiếp tục điều tra sâu hơn thì phải chuyển sang cho cơ quan công an. Điều này làm giảm tiến độ của quá trình điều tra rất nhiều. Cơ quan thuế chỉ được tiến hành kiểm tra trên sổ sách, chứng từ kế toán do doanh nghiệp cung cấp. Kết quả là ảnh hưởng đến hiệu quả kiểm tra, thanh tra.

Hiện nay, công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện qua một khâu duy nhất, các biên bản kiểm tra, thanh tra về thuế nếu không bị khiếu nại, tố cáo thì phần lớn không được phúc tra. Điều này dẫn đến việc quản lý lỏng lẻo, thất thoát nguồn thu cho Ngân sách nhà nước và tạo môi trường thuận lợi cho một số cán bộ thoái hoá thông đồng với doanh nghiệp để thực hiện các hành vi gian lận trốn thuế. (25)

Sự phối hợp giữa các ngành, các cơ quan quản lý chưa đồng bộ

Như đã nói ở trên là việc thực thu Luật thuế GTGT có liên quan đến rất nhiều cơ quan, bộ, ngành nên sự phối hợp thiếu chặt chẽ sẽ dẫn đến hậu quả to lớn.

Ngày đăng: 20/02/2025

Gửi bình luận


Đồng ý Chính sách bảo mật*