Các Quy Định Về Khiếu Nại, Tố Cáo Và Giải Quyết Các Tranh Chấp Phát Sinh Trong Quản Lý Thuế Gtgt

“Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế thì phải nộp đủ tiền thuế và tiền chậm nộp theo mức lũy tiến 0, 05%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đối với số ngày chậm nộp không quá chín mươi ngày; 0, 07%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đối với số ngày chậm nộp vượt quá thời hạn chín mươi ngày”. Tuy nhiên, theo tác giả, quy định này chưa giải quyết được triệt để vấn đề và chưa thực sự phù hợp trong điều kiện nền kinh tế thị trường biến đổi. Rõ ràng, trong từng giai đoạn khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội, chính sách tiền tệ của Nhà nước mà mức lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại sẽ khác nhau. Như vậy, quy định mức lãi suất 0, 05%/1 ngày tính trên số tiền chậm nộp đối với số ngày chậm nộp không quá chín mươi ngày hoặc mức lãi suất 0, 07%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đối với số ngày chậm nộp vượt quá thời hạn chín mươi ngày có thể đến một thời điểm khác sẽ có một độ vênh nhất định so với lãi suất của ngân hàng thương mại.

Điều 106 quy định nếu khai bổ sung trong thời hạn quy định thì chỉ bị phạt chậm nộp, không bị xử phạt hành chính. Tuy nhiên, Điều 107, Điều 108 chưa quy định phân biệt trường hợp người nộp thuế tự khai bổ sung ngoài thời hạn hoặc không tự khai bổ sung để răn đe người nộp thuế nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật.

Kinh nghiệm các nước và Công ước Kyoto cho thấy: hành vi chậm nộp tiền thuế không phải là hành vi cố tình gian lận thuế nên chỉ xử lý tính lãi nộp chậm chứ không coi là biện pháp phạt; Đồng thời khi người nộp thuế tự nguyện khai bổ sung thì xử lý phạt ở mức thấp, còn không khai bổ sung sẽ phạt cao để làm tăng hiệu quả cơ chế tự khai tự chịu trách nhiệm của người nộp thuế.

Ngoài ra để tạo thuận lợi cho người nộp thuế, ngành thuế, ngành hải quan đang mở rộng việc nộp thuế qua ngân hàng. Tuy nhiên, trên thực tế xảy ra trường hợp ngân hàng đã xác nhận trên chứng từ nộp thuế của người nộp thuế nhưng nhiều ngày sau ngân hàng mới chuyển tiền vào NSNN, làm phát sinh thời gian

chậm nộp nhưng cơ quan thuế không xác định được đối tượng để xử lý vì Luật chưa có quy định chế tài đối với các đối tượng thu hộ tiền thuế nhưng chậm chuyển vào Ngân sách do đó cần phải bổ sung chế tài xử phạt đối với Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, tổ chức được cơ quan quản lý thuế uỷ nhiệm thu thế, người bảo lãnh chậm chuyển tiền thuế, tiền phạt của người nộp thuế vào NSNN.

Thứ ba, Luật Quản lý thuế thiếu quy định về thời hiệu xử lý vi phạm pháp luật về thuế

Rà soát các quy định thời hiệu xử lý vi phạm tại các Luật hiện hành, Luật thuế GTGT quy định thời hiệu truy thu thuế là 5 năm trở về trước, Luật Kế toán quy định việc lưu trữ chứng từ kế toán trong giới hạn 10 năm, trong khi đó Luật Quản lý thuế không đưa ra thời hiệu truy thu thuế.Luật Quản lý thuế sửa đổi năm 2012 đã bổ sung vào Điều 110 Luật Quản lý thuế, theo hướng quy định áp dụng thời hạn truy thu thuế là 10 năm trở về trước, kể từ ngày kiểm tra phát hiện.Việc bổ sung quy định nhằm phù hợp với thực tế khi kiểm tra, thanh tra thuế nếu có truy thu thuế phải dựa trên chứng từ kế toán và đảm bảo tính đồng bộ trong quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước.

2.2.3.2. Về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế là một nội dung quan trọng trong các biên pháp mà cơ quan quản lý thuế áp dụng nhằm thu hồi tiền thuế, tiền phạt của các đơn vị, cá nhân nợ NSNN.

Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế là một nội dung quan trọng trong quản lý thuế nhằm bảo đảm ổn định nguồn thu NSNN, bảo đảm sự bình đẳng, công bằng của các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Bởi vậy, việc xây dựng cơ sở pháp lý cho việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế là hết sức cần thiết. Luật quản lý thuế dành hẳn chương IX, từ Điều 92 đến điều 102 để quy định về nội dung cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Trên cơ sở các quy định của Luật, chính phủ ban hành nghị định số

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

98/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 quy định về xử lý vi phạm pháp luật thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; Bộ Tài chính ban hành thông tư số 157/2007/TT-BTC hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Với hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế nêu trên, có thể khẳng định pháp luật quản lý thuế hiện hành đã quy định khá đầy đủ, chi tiết về các đối tượng bị cưỡng chế thuế, các biện pháp cưỡng chế và nguyên tắc áp dụng, nội dung, điều kiện và trình tự, thủ tục áp dụng đối với từng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

Tuy nhiên, xét một cách tổng thể, hiệu quả của công tác cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế chưa cao, chủ yếu là do pháp luật cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế còn có những quy định chưa phù hợp:

Pháp luật về quản lý thuế Giá trị gia tăng tại Việt Nam - 10

Thứ nhất, quy định về áp dụng biện pháp cưỡng chế thuế

Chương 11 Luật Quản lý thuế 2006 quy định 7 biện pháp cưỡng chế và phải thực hiện tuần tự từng biện pháp. Trên thực tế, việc cưỡng chế nợ thuế đạt hiệu quả không cao do việc áp dụng tuần tự sẽ mất nhiều thời gian và mất cơ hội áp dụng xử lý kịp thời những biện pháp cưỡng chế phù hợp nhất với tình huống. Ví dụ: Luật quy định phải thực hiện biện pháp đầu tiên là trích tiền từ tại khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Trên thực tế, đối tượng bị cưỡng chế còn tài sản, còn số dư tài khoản tại ngân hàng, nhưng khi cơ quan quản lý thuế thực hiện các thủ tục để xác minh tài khoản, xác minh số dư tại các ngân hàng thì đối tượng bị cưỡng chế đã có đủ thời gian tẩu tán tài sản (không chỉ tiền trong tài khoản mà những tài sản khác) dẫn tới việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế không đạt hiệu quả.

Các nước như Úc, Thụy điển, ... không bắt buộc thực hiện các biện pháp cưỡng chế theo trình tự, mà hơn nữa còn cho phép thực hiện đồng thời các biện pháp để đảm bảo khả năng thu hồi nợ [7].

Để đảm bảo tính khả thi, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi trong thực tiễn cần xem xét sửa đổi các quy định pháp luật về cưỡng chế theo hướng tạo cơ

chế áp dụng linh hoạt các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Theo đó, tùy vào từng trường hợp cụ thể, cơ quan thuế có thể chủ động trong việc áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp.

Thứ hai, pháp luật quản lý thuế còn thiếu quy định chi tiết, cụ thể về các trường hợp bị chưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

Điều 92 Luật quản lý thuế 2006quy định về các trường hợp bị cưỡng chế nợ thi hành quyết định hành chính thuế trong đó có trường hợp “người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn”. Tuy nhiên, trong luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành không có quy định như thế nào là hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn hoặc những dấu hiệu thể hiện hành vi này. Đây là một thiếu sót của luật, có thể gây ra tình trạng cơ quan quản lý nợ thuế không dám cưỡng chế nợ thuế khi người nợ thuế có biểu hiện của hành vi này.

Thứ ba, pháp luật quản lý thuế quy định cưỡng chế nợ thuế chưa bảo đảm tính khả thi

Luật quản lý thuế 2006 quy định 7 biện pháp cưỡng chế, chia làm hai nhóm chính

- Nhóm các biện pháp cưỡng chế về tài chính, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế, bao gồm: Trích tiền từ tài khoản; Khấu trừ bằng tiền lương hoặc thu nhập; Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên; Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ.

- Nhóm các biện pháp cưỡng chế liên quan đến thủ tục hành chính: Dừng làm thủ tục hải quan; Thu hồi mã số thuế, đình chỉ việc sử dụng hóa đơn; Thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.

Nhìn một cách khái quát, các biện pháp cưỡng chế thuế này được xem là khá nghiêm khắc vì nó tác động trực tiếp đến tài sản cũng nhưu quyền hoạt động kinh doanh của đối tượng bị cưỡng chế. Tuy nhiên, thực tế các quy định của pháp luật còn tồn tại nhiều vấn đề, khó triển khai thực hiện trên thực tế.

- Biện pháp cưỡng chế bằng trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế mở tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác chỉ thực sự có ý nghĩa khi số dư trên tài khoản đủ để thanh toán cho các nghĩa vụ thuế. Vướng mắc đầu tiên của việc thực hiện quy trình cưỡng chế này là việc xác minh thông tin của người nợ thuế để làm căn cứ ban hành quyết định cưỡng chế. Theo quy định, Doanh nghiệp chỉ phải khai báo với cơ quan thuế một hoặc vài tài khoản tiền gửi khi đăng ký thuế để được cấp mã số thuế. Việc đăng ký tài khoản đó không mang tính bắt buộc mà do doanh nghiệp tự khai, điền thông tin theo mẫu in sẵn. Do đó, khi muốn tiến hành xác minh thông tin về toàn bộ tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp, cơ quan thuế buộc phải gửi văn bản xác minh thông tin ở tất cả các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn nhằm tránh bỏ sót tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp. Thủ tục này mất nhiều thời gian, trong khi cơ quan thuế và ngân hàng đang tiến hành thủ tục xác minh thì doanh nghiệp đã kịp rút tiền trong tài khoản tiền gửi đó. Thực tế đã xảy ra rất nhiều trường hợp như trên, việc kiểm soát của cơ quan quản lý thuế rất khó khăn do thời gian từ khi xác định nợ thuế cho đến khi thực hiện việc cưỡng chế là 90 ngày.

- Biện pháp kê biên, bán đấu giá tài sản được Luật quản lý thuế quy định rất chi tiết về trường hợp, điều kiện, loại tài sản được phép kê biên để thực hiện cưỡng chế thuế. Điều này hợp lý vì đây là biện pháp tác động trực tiếp đến điều kiện kinh doanh của đối tượng. Tuy nhiên, thực tế vẫn phát sinh nhiều trường hợp phức tạp, ví dụ như việc xác định quyền sở hữu của đối tượng nộp thuế với tài sản bị kê biên. Ngoại trừ các tài sản mà pháp luật bắt đăng ký quyền sở hữu, đối với các tài sản khác mà pháp luật không bắt buộc đăng ký thì vấn đề quyền sở hữu sẽ được xác định như thế nào? Điều 170 Bộ luật Dân sự chỉ quy định về căn cứ xác định quyền sở hữu trên cơ sở nguồn gốc hình thành tài sản. Như vậy, để cơ quan thuế thực hiện việc kê biên tài sản, cơ quan thuế cần phải dựa vào các hình thức thể hiện và chứng minh quyền sở hữu tài sản của đối tượng nộp thuế. Các hình thức này có thể là hóa đơn mua bán hàng hóa, nguyên vật liệu, các giấy tờ thể hiện giao dịch tài sản, … Vấn đề đặt ra là khi tiến hành kê biên tài sản, cơ quan thuế

liệu có nghĩa vụ phải tìm hiểu và xem xét sự tồn tại của quyền sở hữu về mặt pháp lý hay chỉ căn cứ quyền chiếm hữu thực tế tài sản của đối tượng nộp thuế.

Một vấn đề nữa cần được xem xét là thủ tục cưỡng chế, kê biên tài sản của đơn vị là chi nhánh trực thuộc, hạch toán phụ thuộc của công ty. Hiện nay, các chi nhánh vẫn được phép tự khai thuế GTGT, nhưng tài sản của chi nhánh lại do công ty chính quản lý (thuộc sở hữu của công ty). Vì vậy, trong trường hợp chi nhánh nợ thuế thì việc áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản là điều không thể, vì công ty không phải là người nợ thuế, còn nếu cưỡng chế chi nhánh thì không có tài sản để kê biên. Do đó, quy định xử lý cho các trường hợp này nhất thiết phải được hướng dẫn cụ thể để cơ quan thuế địa phương thực hiện thống nhất, đảm bảo tính khả thi.

- Biện pháp thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức khác đang giữ:Điều 100 Luật Quản lý thuế 2006 về “Cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức khác đang giữ” chưa quy định trình tự, thủ tục xử lý tài sản bị thu giữ (như thủ tục định giá, bán đấu giá, chi phí cho việc thuê thẩm định giá, xử lý tiền bán đấu giá...). Do đó việc áp dụng biện pháp này trong thời gian qua đang gặp nhiều khó khăn.

2.2.3.3. Thực tiễn xử lý vi phạm và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

Công tác xử lý vi phạm và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bước đầu đã đạt được kết quả nhất định, có đóng góp đáng kể vào sổ thu NSNN. Các chỉ số nợ đọng thuế, nợ khó thu giảm rõ rệt trong những năm gần đây.

Mặc dù cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế đã xem xét đến nguyên nhân nợ thuế song chỉ khoảng 40% doanh nghiệp công nhận tính công bằng của các biện pháp cưỡng chế, trong khi 37% đánh giá ở mức trung bình, 17% đánh giá kém và gần 10% đánh giá là tiêu cực. Về tính linh hoạt trong các biện pháp cưỡng chế có đến 28% đánh giá là tiêu cực, 19% đánh giá là rất tiêu cực. Xử lý vi phạm và cưỡng chế thu nợ thuế ở nước ta hiện nay vẫn chưa đạt được mục

tiêu làm thay đổi theo hướng tích cực hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế (65% doanh nghiệp khảo sát đồng ý với ý kiến này) [18, 125]. Nguyên nhân của những đánh giá từ phía doanh nghiệp trên xuất phát từ việc cơ quan quản lý thuế coi trọng mục tiêu xử lý nghiêm minh người vi phạm và thu đúng, thu đủ thuế vào NSNN mà chưa coi trọng mục tiêu làm thay đổi hành vi của người nộp thuế theo hướng tích cực nên đã không có chính sách quản lý linh hoạt và công bằng cho từng nhóm người nộp thuế theo cấp độ tuân thủ và đặc điểm tuân thủ thuế của người nộp thuế. Điều này một lần nữa thể hiện trong quan điểm, chiến lược quản lý thuế ở nước ta hiện nay chưa thực sự coi người nộp thuế là “khách hàng”. Các biện pháp xử lý vi phạm, cưỡng chế nợ thuế hiện mới chỉ quan tâm đến người nộp thuế nợ bao nhiêu tiền thuế, vi phạm bao nhiêu lần mà chưa xét đến hoàn cảnh thực tế của người nộp thuế, nguyên nhân dẫn đến vi phạm, dẫn đến nợ thuế, người nộp thuế đang ở cấp độ tuân thủ nào… để từ đó có giải pháp quản lý phù hợp với hoàn cảnh của người nộp thuế và để làm thay đổi hành vi tuân thủ của họ.

2.2.4. Các quy định về khiếu nại, tố cáo và giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quản lý thuế GTGT

Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo cơ sở phát lý cần thiết cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ thể liên quan đến khiếu nại, tố cáo và giải quyết tranh chấp trong quản lý thuế. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy pháp luật và cơ chế thực thi pháp luật ở về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý thuế chưa được quan tâm đúng mức và người nộp thuế chưa được đảm bảo quyền lợi của mình. Trên thực tế, người nộp thuế vẫn có tâm lý e ngại khi tham gia vào quá trình khiếu nại, tố cáo, khởi kiện. Theo một kết quả khảo sát, 60, 6% cho rằng thủ tục khiếu nại, tố cáo quá phức tạp; 61, 7% cho rằng, do kết quả xử lý khiếu nại là không hợp lý, 22% cho rằng thời gian chờ đợi giải quyết khiếu nại quá lâu [18, 130].

CHƯƠNG 3‌

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ở VIỆT NAM

3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật quản lý thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam

Sau gần 6 năm thực hiện Luật quản lý thuế 2006, hệ thống pháp luật quản lý thuế nói chung và quản lý thuế GTGT nói riêng đã có nhiều điểm tiến bộ, nhiều cải cách mang tính bước ngoặt, điển hình như việc áp dụng cơ chế tự khai tự nộp trong quản lý thuế. Theo chuyên gia IFC, Việt Nam đã tiến hành nhiều cải cách thuế quan trọng, tăng cường tính minh bạch, công bằng và hiệu quả. Các thủ tục hành chính trong lĩnh vực Thuế được đơn giản hóa thuộc 4 nhóm chính là hóa đơn, thủ tục đăng ký thuế, thủ tục kê khai thuế giá trị gia tăng (VAT) và thủ tục hoàn thuế. Những cải cách, đơn giản hóa trong 4 nhóm thủ tục này đã được doanh nghiệp đón nhận một cách tích cực. Theo tính toán, sau khi điều chỉnh các quy định của pháp luật liên quan để những cải cách, đơn giản hóa này được áp dụng một cách đầy đủ, dự kiến sẽ tiết kiệm 1.921 tỷ đồng/năm, tương đương với tỷ lệ cắt giảm chi phí là 43% của chi phí tuân thủ thủ tục hành chính. Về thời gian, sẽ tiết kiệm khoảng 1.039 giờ thực hiện thủ tục hành chính, trung bình tiết kiệm khoảng 3 giờ/1 thủ tục. [8]

Quá trình thực hiện Luật quản lý thuế ngoài kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế, vướng mắc nhất định. Nhiều quy định của Luật đã bộc lộ hạn chế, chưa chặt chẽ và đồng bộ. Các vướng mắc phát sinh ở nhiều khâu trong quy trình quản lý thuế (đăng ký, khai thuế, tính thuế, nộp thuế, hoàn thuế, kiểm tra, thanh tra thuế, ấn định thuế, khoán thuế…); thiếu các quy định bảo đảm hiệu lực thực hiện, thiếu biện pháp chế tài cần thiết, dẫn đến việc thực hiện không nghiêm minh. Một số nội dung được quy định tại Luật Quản lý thuế chưa đáp ứng được mục tiêu cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế, chưa đáp ứng được mục tiêu nâng cao hiệu lực, hiệu quả; chưa phù hợp với các văn bản có tính liên quan khác. Thực tế thực thi cũng đã có một số trường

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 25/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí