thi hành. Nếu Luật Quản lý thuế được sửa đổi theo hướng trên sẽ đảm bảo tính bao quát, toàn diện các yếu tố trong quản lý thuế.
Ngoài ra, theo quan điểm của TS. Vũ Văn Cương, có thểthành lập mới một số cơ quan ở cấp Tổng cục và cấp cục như cơ quan điều tra thuế (tương tự cơ quan điều tra, chống buôn lậu của cơ quan Hải quan) để và giao quyền điều tra hình sự các vụ án về thuế cho cơ quan thuế vì các lý do sau:
- Về mặt lý luận, việc giao quyền điều tra hình sự các vụ án về thuế cho cơ quan thuế giúp tạo được sự gắn kết tối đa giữa quá trình quản lý hành chính với quá trình điều tra hình sự, do cả hoạt động thanh tra, kiểm tra và điều tra đều do một cơ quan thực hiện, làm cho quá trình điều tra hình sự được thuận lợi, nhanh chóng do tận dụng tối đa kết quả của các khâu quản lý trước. Đồng thời, tạo thuận lợi để cơ quan quản lý thuế thực hiện nhiệm vụ hành thu do được giao quyền mạnh mẽ, từ đó nâng cao hiệu quả hành thu, chống trốn lậu thuế.
- Về thực tiễn, cơ quan điều tra hiện nay đang bị quá tải về công việc, thiếu chuyên môn hóa trong điều tra các vụ án về thuế dẫn đến các vụ án về thuế do cơ quan thuế chuyển sang chậm trễ về tiến độ điều tra, thời gian để đưa vụ án ra xử lý trước pháp luật, ... Ngược lại, tiến độ điều tra chậm lại làm giảm hiệu quả chống thất thu ngân sách, mặt khác làm giảm tính hiệu quả trong quản lý của cơ quan thuế và gây tâm lý coi thường pháp luật của một bộ phận người nộp thuế.
Tác giả đồng ý với quan điểm trên của TS. Vũ Văn Cương. Tuy nhiên, để chuyển giao quyền điều tra hình sự về thuế cho cơ quan thuế cần những điều kiện nhất định như: có cơ chế pháp lý ràng buộc để đề phòng khả năng lạm quyền của cơ quan thuế, có quy định chặt chẽ các giới hạn xử lý hành chính và xử lý hình sự để tránh tình trạng hình sự hóa các quan hệ kinh tế. Mặt khác, để đảm đương được trách nhiệm điều tra hình sự, cơ quan quản lý thuế cần có sự chuẩn bị lực lượng chuyên sâu cho công tác này như đáp ứng các yêu cầu kiến thức kỹ năng về nghiệp vụ điều tra hình sự.[4, 159]
3.4.2. Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý thuế
Để thực hiện tốt công tác quản lý thuế GTGT với cơ chế tự khai tự nộp đặt ra yêu cầutổ chức bộ máy quản lý thuế phải hoàn thiện, đồng thời trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ quản lý thuế phải được nâng cao đáp ứng yêu cầu công việc. Nhằm đạt được yêu cầu trên, cần thực hiện một số cải cách, cụ thể như sau:
Một là, Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý, rà soát, đánh giá qui định về chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận tại cơ quan thuế, từ đó bổ sung, điều chỉnh chức năng nhiệm vụ; phân cấp, phân quyền theo chức năng cho từng bộ phận nhằm đạt hiệu quả cao nhất, tránh chồng chéo chức năng nhiệm vụ. Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy theo hướng xây dựng mô hình tổ chức bộ máy theo chức năng; tiến tới xoá bỏ mô hình tổ chức quản lý chức năng đan xen, kết hợp với quản lý đối tượng vẫn còn dáng dấp tồn tại như hiện nay là bộ phận kiểm tra thuế. Đồng thời trên cơ sở phân loại đối tượng nộp thuế để tiến hành xây dựng bộ máy tổ chức quản lý thuế phù hợp với qui mô của mỗi đối tượng nộp thuế, cụ thể :
- Tăng cường năng lực quản lý, chỉ đạo, điều hành cho cơ quan thuế, đảm bảo quản lý tập trung thống nhất trong toàn ngành thuế. Đảm bảo đủ nhân lực, vật lực, khuôn khổ pháp lý để tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về thuế và chỉ đạo bộ máy quản lý thuế theo mô hình chức năng.
- Bộ máy quản lý thuế thực hiện cơ chế quản lý tự kê khai- tự nộp thuế phải được xây dựng hoàn toàn theo mô hình chức năng nhằm tăng cường các chức năng quản lý thuế phù hợp với trình độ quản lý của Việt Nam và tạo điều kiện nâng cao hiệu quả quản lý, dễ dàng ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại hoá công tác quản lý thuế. Trên cơ sở thực hiện quản lý theo chức năng đã hoàn thiện, tiến hành đánh giá, phân loại các đối tượng nộp thuế lớn để xây dựng bộ máy quản lý thuế phù hợp với qui mô của đối tượng nộp thuế, nhằm hướng tới cơ chế quản lý thuế tương thích, phù hợp với sự vận động của các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường có định hướng.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Quy Định Về Khiếu Nại, Tố Cáo Và Giải Quyết Các Tranh Chấp Phát Sinh Trong Quản Lý Thuế Gtgt
- Căn Cứ Để Xác Định Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Quản Lý Thuế Giá Trị Gia Tăng Ở Việt Nam
- Hoàn Thiện Pháp Luật Đảm Bảo Sự Giám Sát Và Tuân Thủ Pháp Luật
- Pháp luật về quản lý thuế Giá trị gia tăng tại Việt Nam - 14
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
- Trên cơ sở về thể chế và các nội dung cải cách có liên quan, phân định rõ cơ chế quản lý trong từng cấp, phạm vi quản lý đối tượng nộp thuế và sắc thuế tại từng cấp. Xây dựng qui chế, nguyên tắc phân cấp, phân quyền về quản lý thuế từ cấp Cục đến Chi Cục.
Hai là, phải nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý thuế. Để thực hiện được vấn đề này đòi hỏi phải:
- Xây dựng tiêu chuẩn cho từng loại công chức thực hiện từng chức năng quản lý của ngành, phân cấp cán bộ theo năng lực và hiệu quả công việc. Trước mắt xây dựng tiêu chuẩn cho công chức chức thực hiện từng chức năng quản lý thuế. Đây là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý và phát triển nguồn nhân lực của bộ máy ngành thuế trong giai đoạn hiện nay, nó chính là điều kiện để Ngành thuế có một tổ chức bộ máy hiện đại, hiệu quả nhằm thực thi các mục tiêu chiến lược mà Đảng và Nhà nước giao cho. Rà soát, đánh giá năng lực cán bộ toàn ngành thuế, phân loại cán bộ ngành theo trình độ, độ tuổi, năng lực. Xác định số cán bộ có thể bố trí vào các chức năng, bộ phận quản lý theo cơ cấu mới. Lập kế hoạch đào tạo và tái đào tạo cán bộ phù hợp với yêu cầu mới. Xác định số cán bộ không đủ điều kiện tiêu chuẩn tiếp tục sử dụng trong bộ máy mới. Xây dựng phương án xử lý, sắp xếp hoặc cho thôi việc đối với các cán bộ này.
- Đánh giá phân loại công chức theo trình độ, trên cơ sở rà soát, phân bổ nguồn lực thực hiện các chức năng quản lý thuế trong toàn ngành.
- Xây dựng và thực hiện luân chuyển cán bộ thuế trong ngành. Việc luân chuyển phải đảm bảo mục tiêu phát triển cán bộ chuyên sâu theo chức năng quản lý thuế.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giỏi thông qua việc phát hiện, bồi dưỡng, qui hoạch và đề bạt một cách minh bạch, công bằng nhằm nâng cao năng lực của điều hành của cơ quan thuế các cấp.
- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng cán bộ mới, các tiêu chuẩn tuyển dụng, qui trình tuyển dụng đảm bảo chất lượng, trong sạch. Xác định các công việc trọng
tâm cần tuyển dụng đảm bảo yêu cầu hiện đại hoá như cán bộ có trình độ tin học, luật học...
- Xây dựng các chương trình đào tạo dài hạn, trung hạn và ngắn hạn để xóa dần khoảng cách về trình độ của công chức hiện tại so với yêu cầu để thực hiện các chức năng quản lý thuế mới.
Ba là, phải có cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng, đội ngũ chuyên gia giỏi và nguồn nhân lực dồi dào phục vụ cho yêu cầu hiện đại hoá công tác quản lý của ngành. Cụ thể:
- Xây dựng trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ thuế hiện đại, đủ sức đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng công chức toàn ngành thuế.
- Tăng cường tuyển dụng và lựa chọn công chức có đủ năng lực trình độ, phẩm chất đạo đức tham gia các chương trình đào tạo chuyên sâu tại các nước tiên tiến trong khu vực. Mời chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam tổ chức các khoá bồi dưỡng chuyên sâu các chức năng quản lý thuế cho công chức thuế.
3.4.3. Đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin nhằm tiến tới thực hiện quản lý thuế điện tử
Quá trình hội nhập sâu rộng nền kinh tế quốc tế kéo theo sự xuất hiện đông đảo của các nhà đầu tư nước ngoài đòi hỏi chúng ta phải có kế hoạch điều chỉnh cơ chế quản lý nhanh, gọn, hiện đại, phù hợp với xu thế của thế giới. Hiện đại hóa công tác quản lý thuế được xác định là mục tiêu quan trọng. Nhằm thực hiện mục tiêu này, cần có một số cải cách, cụ thể:
- Thiết kế lại tổng thể hệ thống tin học theo hướng tập trung nhằm đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ cải cách bao gồm: hệ thống mạng và hạ tầng truyền thông; cơ sở dữ liệu, hệ thống phần mềm ứng dụng và trang thiết bị tin học.
- Rà soát các thông tin hiện có của ngành thuế trên các cơ sở dữ liệu quản lý thuế tại Cục và các Chi cục, từ đó phân tích các yêu cầu của quản lý thuế để xây dựng các chương trình và giải pháp công nghệ nhằm đáp ứng một cách có hiệu quả cho yêu cầu nắm bắt về thông tin quản lý thuế của các bộ phận chức năng, chú
trọng yêu cầu về thông tin cho công tác thanh tra thuế. Xác định mô hình hệ thống thông tin thuế và mô hình cơ sở dữ liệu đối tượng nộp thuế của ngành theo hướng tập trung dữ liệu từ trong và ngoài ngành thuế.
- Hoàn thiện xây dựng cơ sở dữ liệu tại từng cấp, mô hình trao đổi dữ liệu trong ngành thuế và tạo lập kho cơ sở dữ liệu tập trung toàn ngành thuế.
- Xây dựng hệ thống phần mềm phân tích, lựa chọn đối tượng cần thanh tra, kiểm tra thuế hoặc cưỡng chế thuế. Quản lý chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra thuế.
- Tiếp tục nâng cấp trang EB ngành thuế, cung cấp các dịch vụ kê khai thuế điện tử trên mạng Internet; tạo thêm các kênh giao tiếp giữa đối tượng nộp thuế với cơ quan thuế như hệ thống quản lý trao đổi thư tín điện tử, hỏi đáp trực tuyến, điện thoại tự động, ...
- Tiếp tục phối hợp với Bộ tài chính xây dựng hạ tầng truyền thông thông suốt đảm bảo hệ thống hoạt động 24/24 giờ với hệ thống dự phòng sự cố an toàn, nhanh chóng.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch chuyển đổi một cách hợp lý, có thứ tự ưu tiên đối với các hoạt động nghiệp vụ cốt lõi nhằm chuyển đổi dữ liệu tối đa từ hệ thống cũ sang hệ thống mới một cách hiệu quả, không gây gián đoạn quá trình quản lý trong phạm vi toàn ngành thuế.
3.4.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế
Với việc áp dụng cơ chế tự khai tự nộp thuế, người nộp thuế được chủ động và tự giác để thực hiện nghĩa vụ thuế của mình theo quy định của pháp luật. Cơ sở để thực hiện tốt quản lý thuế GTGT nói riêng và công tác quản lý thuế nói chung là phát huy cao nhất tính tự giác của tuân thủ pháp luật của người nộp thuế. Do đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức pháp luật và trách nhiệm xã hội của người nộp thuế.Công tác tuyên truyền cần được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như: thông qua các chương trình truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, thực hiện giáo dục pháp luật thuế trong nhà
trường, tăng cường các chương trình giải trí có lồng ghép các nội dung phổ biến luật thuế để người dân hiểu và ý thức được nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước.
Để thực hiện tốt giải pháp này, ngoài trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế nói chung trong việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật quản lý thuế đến với mọi người dân thì các cơ quan chức năng khác cũng cần phối kết hợp với các cơ quan quản lý thuế để việc giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật của người dân nói chung và người nộp thuế nói riêng thực sự có hiệu quả.
Bên cạnh đó, cơ quan quản lý thuế cần đẩy mạnh công tác hướng dẫn, hỗ trợ người nộp thuế thực hiện tốt cơ chế tự khai, tự nộp thuế. Với việc chuyển đổi cơ chế từ việc chủ yếu dùng quyền lực công để quản lý sang hỗ trợ phục vụ người nộp thuế trong việc thực hiện đúng nghĩa vụ nộp thuế của mình, cơ quan quản lý thuế cần nhìn nhận đối tượng nộp thuế như “khách hàng” của mình, là các đối tượng cần được phục vụ.
Các dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế phải được xuất phát từ nhu cầu của người nộp thuế. Trên cơ sở tìm hiểu nhu cầu, phân tích nhu cầu của người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế chủ động cung cấp các dịch vụhỗ trợ, hướng dẫn phù hợp với yêu cầu của từng nhóm người nộp thuế khác nhau. Việc thực hiện công tác hỗ trợ người nộp thuế phải đảm bảo sự thống nhất về nội dung, cách thức hướng dẫn và thực hiện trên phạm vi cả nước. Sử dụng các hình thức hỗ trợ được chuyên môn hóa như: các trung tâm đón tiếp trả lời người nộp thuế, các trung tâm hỗ trợ giải đáp thắc mắc qua điện thoại, hệ thống điện thoại tự động, trả lời trực tuyến qua mạng, tiến hành hội thảo giải đáp thắc mắc của người nộp thuế, …
KẾT LUẬN
Nghiên cứu pháp luật về quản lý thuế GTGT ở Việt Nam hiện nay có thể rút ra một số kết luận sau:
Thực tiễn cho thấy vấn đề quản lý thuế GTGT ở Việt Nam hiện nay là một vấn đề có tầm quan trọng và tính cấp thiết.Với mong muốn góp phần đưa ra những luận cứ để xây dựng và hoàn thiện pháp luật quản lý thuế Giá trị gia tăng, nâng cao hiệu quả của công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam hiện nay, luận văn đã khái quát hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật quản lý thuế GTGT, luận văn đã xây dựng khái niệmquản lý thuế GTGT.Luận văn đưa ra kết luận khoa học về thực trạng pháp luật quản lý thuế GTGT và thực tiễn áp dụng pháp luật quản lý thuế, kết luận về nguyên nhân của thực trạng để làm cơ sở cho việc xây dựng giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật quản lý thuế GTGT ở Việt Nam hiện nay.
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực trạng pháp luật về quản lý thuế GTGT ở nước ta trong giai đoạn vừa qua, tác giả đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật quản lý thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam và các cơ chế đảm bảo thực hiện pháp luật về quản lý thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam hiện naynhằm mục tiêunâng cao hiệu quả pháp luật quản lý thuế GTGT ở Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho mọi đối tượng nộp thuế, bảo đảm thu đúng, thu đủ vào nguồn ngân sách nhà nước, tạo động lực phát triển cho nền kinh tế. Những kiến nghị của luận văn hy vọng sẽ đem lại những kết quả thiết thực cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật của Việt Nam nhằm mục đích đảm bảo một môi trường pháp lý phù hợp và tăng cường hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT.Trên cơ sở kết hợp đó, luận văn hy vọng sẽ đóng góp một phần vào việc thực hiện thắng lợi các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng đây là vấn đề còn mới và phức tạp nên luận văn khó tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong các thầy cô giáo đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện hơn và có thể đóng góp tốt hơn vào lĩnh vực nghiên cứu này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Thị Bình An (2012), Báo cáo tổng hợp kết quả rà soát văn bản pháp luật - Luật quản lý thuế, Hà Nội.
2. Hồng Anh (2007), Doanh nghiệp tốn nhiều thời gian cho thủ tục thuế, http://vietbao.vn/Kinh-te/Doanh-nghiep-ton-nhieu-thoi-gian-cho-thu-tuc-thue/11018812/87/.
3. Michel Bouvier (2005), Nhập môn luật thuế đại cương và lý thuyết thuế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.263.
4. Vũ Văn Cương (2012), Pháp luật quản lý thuế trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sỹ luật học, ĐH Luật Hà Nội, tr.159.
5. TS. Bùi Ngọc Cường (2004), Một số vấn đề về quyền tự do kinh doanh trong pháp luật kinh tế hiện hành ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Chính phủ (2011), Chiến lược cải cách hệ thống thuế từ năm 2011 đến năm 2020, Ban hành theo Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
7. Chính phủ (2012), Báo cáo ngày 20/4/2012 đánh giá tác động của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, Hà Nội.
8. Cục kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng chính phủ, Sớm thực thi các cải cách trong lĩnh vực hành chính thuế”, website: http://www.thutuchanhchinh.vn/index.php/tin-hoat-dong/item/472-
Sớm thực thi các cải cách thủ tục hành chính lĩnh vực thuế.html
9. TS. Nguyễn Thị Thương Huyền (2008), Luật quản lý thuế và những vấn đề cần bàn thêm, Tạp chí nghiên cứu Lập pháp, số 19/2008, tr 51- 55.
10. Học viện hành chính quốc gia, Quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực, tài liệu bồi dưỡng về quản lý hành chính nhà nước – phần III, trang 93.
11. Quản lý thuế hộ kinh doanh: Chưa bao giờ hết khó, http://laocai.gov.vn/sites/cucthuetinh/tintucnganhthue/tintucthue/Trang/201303201 45619.aspx
12. Học viện tài chính (2010), Giáo trình Quản lý thuế, NXB Tài chính, Hà Nội.