Đối Tượng Nghiên Cứu, Phạm Vi Nghiên Cứu

động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM trên thế giới, từ đó rút ra bài học và có giá trị thực tiễn cho hệ thống NHTM Việt Nam. Trong 196 trang luận án, Vũ Hoàng Nam đã phân tích các mô hình đầu tư kinh doanh trái phiếu, lựa chọn học hỏi kinh nghiệm của Mỹ và Trung Quốc về hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu.

Luận án tiến sĩ luật học của Ngô Quốc Kỳ “Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”32 đã tập trung nghiên cứu một cách toàn diện pháp luật điều chỉnh hoạt động của NHTM trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Luận án của tiến sĩ Kỳ được thực hiện thành công vào năm 2003. Tuy nhiên, từ lúc luận án hoàn thành đến nay đã 12 năm trôi qua, tình hình hoạt động cũng như pháp luật điều chỉnh hoạt động của các NHTM đã thay đổi lớn, đã giải quyết được các bất cập được nêu trong luận án. Đặc biệt là ở thời gian sau khi gia nhập WTO và sau khi Luật các TCTD năm 2010 chính thức có hiệu lực, các quy định đã được thay đổi cho phù hợp với nền kinh tế thị trường

Nếu nghiên cứu của Phan Thị Hằng Nga tập trung đánh giá năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam trên cơ sở khung an toàn CAMEL thì luận án tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Đức Trung lại chọn chủ đề “Bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trên cơ sở áp dụng Hiệp ước tiêu chuẩn vốn quốc tế Basel” để tiến hành nghiên cứu. Trong đó, Nguyễn Đức Trung chọn nghiên cứu trong khoảng thời gian từ 2005 đến tháng 9 năm 2011, tức là trong vòng 6 năm. Luận án của Nguyễn Đức Trung tập trung nhiều vào việc học hỏi kinh nghiệm của tổ chức Basel và phân tích sâu về quản trị rủi ro đối với hoạt động của NHTM. Tuy đã 6 năm trôi qua kể từ khi luận án hoàn thành nhưng chủ đề luận án của tác giả vẫn còn nguyên tính thời sự. Tuy nhiên, bối cảnh mà tác giả nghiên cứu đã khác với tình hình hiện nay rất nhiều, Việt Nam đã trải qua nhiều biến động trong các quy định pháp lý để đảm bảo an toàn hệ thống NHTM và thực trạng của các NHTM hiện nay cũng khác xa với các NHTM trong quá khứ. Chưa kể, trên thế giới, nhiều quốc gia đã bắt đầu áp dụng Basel III. Nghiên cứu của Nguyễn Đức Trung sẽ được nghiên cứu sinh kế thừa và cập nhật thêm các quy định mới của Việt Nam và thế giới.

Luận án Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam của Nguyễn Ngọc Lương (2017) 33 tập trung nghiên cứu về pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của NHTM ở Việt Nam. Luận án này chỉ tập trung


32 Ngô Quốc Kỳ (2003), luận án tiến sĩ luật học: Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, trường Đại học Luật Hà Nội, người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Mơ, TS. Dương Đăng Huệ

33 Nguyễn Ngọc Lương (2017), luận án tiến sĩ luật học Pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, Trường đại học Luật Hà Nội, người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Thị Giang Thu, TS.Nguyễn Văn Tuyến, tr 1-176

vào pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng của NHTM, không đề cập đến pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư của NHTM. Những khoảng trống của công trình nghiên cứu này là điều mà nghiên cứu sinh sẽ tiến hành nghiên cứu cụ thể trong luận án.

Trong bốn luận án trên, có 2 luận án về kinh tế, 2 luận án về luật. Điểm chung của cả bốn công trình nghiên cứu này là đều lấy NHTM làm đối tượng nghiên cứu và nội dung nghiên cứu của cả 4 công trình đều đề cập đến việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu trong công trình nghiên cứu của tiến sĩ Nam hẹp hơn và công trình nghiên cứu của tiến sĩ Kỳ lại rộng và bao quát hơn phạm vi nghiên cứu dự định của nghiên cứu sinh. Tuy nhiên, việc kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong ba công trình nghiên cứu đầu tiên chỉ dừng lại ở việc kêu gọi chứ chưa đưa ra một giải pháp cụ thể.

Một luận án tiến sĩ có nội dung nghiên cứu gần với đề tài của nghiên cứu sinh là “Nâng cao hiệu quả của pháp luật Việt Nam hiện nay” của tiến sĩ Nguyễn Minh Đoan34. Công trình này đã cung cấp các kết quả nghiên cứu sau: luận án đã nêu ra khái niệm khoa học của hiệu quả pháp luật; các tiêu chí đánh giá hiệu quả pháp luật; các điều kiện đảm bảo hiệu quả pháp luật. Theo đó, pháp luật có hiệu quả phải là pháp luật tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, xã hội nhiều nhất, tốt nhất và những chi phí cho quá trình điều chỉnh pháp luật luôn thấp nhất và tiết kiệm nhất35.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Trên cơ sở các nhận định sơ bộ về các công trình nghiên cứu trong nước và ở nước ngoài như trên, nghiên cứu sinh có một số nhận xét tổng quát như sau:

Thứ nhất, các luận án, bài viết, công trình nghiên cứu có liên quan chặt chẽ hay liên quan gần đến đề tài của nghiên cứu sinh phần lớn nghiên cứu dưới khía cạnh kinh tế. Chưa kể, các công trình nghiên cứu ở nước ngoài khá ít, không nghiên cứu tình hình sử dụng vốn hoặc hệ thống pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM ở Việt Nam mà chỉ đề cập đến luật của chính nước mà tác giả là công dân hoặc nơi mà tác giả đang nghiên cứu học tập. Các nghiên cứu ở Việt Nam đã khắc phục một phần những điều mà các công trình nghiên cứu ở nước ngoài còn chưa thực hiện được. Nhưng, từng công trình chỉ đi sâu vào một khía cạnh hẹp của vấn đề mà tác giả đang quan tâm hoặc chỉ tập trung phân tích các khía cạnh kinh tế, kỹ thuật nhiều hơn là khía cạnh pháp lý của hoạt động sử dụng vốn của NHTM hay chỉ mổ xẻ một mảng vấn đề nhỏ của hoạt động sử dụng vốn của NHTM. Những công trình khoa học đã đề cập đến một khía cạnh pháp lý của hoạt động sử dụng vốn của NHTM thì chưa đi sâu phân tích mà chỉ mang tính chất liệt kê, gợi ý, kiến nghị nên chưa nghiên cứu và trình bày một cách có hệ thống và toàn diện về hoạt động sử dụng vốn của NHTM ở Việt Nam và khung pháp lý có liên quan.

Pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng thương mại Việt Nam - 3



34 Nguyễn Minh Đoan (2001), luận án tiến sĩ luật học Nâng cao hiệu quả của pháp luật Việt Nam hiện nay, người hướng dẫn khoa học TS.Lê Minh Tâm và TS Trần Minh Hương, 190 trang

35 Nguyễn Minh Đoan (2001), tlđd 34, tr.5

Thứ hai, một số công trình nghiên cứu thật sự chỉ có ý nghĩa giúp nghiên cứu sinh có được nguồn số liệu về lĩnh vực NH.

Thứ ba, nhiều nghiên cứu được tiến hành trước thời điểm Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 ra đời.

Thứ tư, những vấn đề sau còn chưa được đi sâu nghiên cứu:

Các nghiên cứu đã qua chưa lý giải và nêu được khái niệm về hoạt động sử dụng vốn của NHTM, chưa đi sâu nghiên cứu về khung pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM nói chung.

Cho đến nay, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu so sánh, đối chiếu những điểm tương đồng và khác biệt liên quan đến pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM ở các quốc gia như Trung Quốc, Singapore, Thụy Sĩ và Mỹ.

Thứ năm, ở cấp độ luận án tiến sĩ, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào về pháp luật liên quan đến hoạt động sử dụng vốn của NHTM tại Việt Nam được nghiên cứu một cách hệ thống và có sự kết hợp giữa cách tiếp cận song song kinh tế và luật.

Mặc dù chưa thể hiện các đóng góp có tính chuyên sâu, nhưng các công trình nghiên cứu ở Việt Nam và nước ngoài nêu trên là những gợi mở rất có ích cho nghiên cứu sinh trong việc nghiên cứu và thực hiện luận án này. Những điểm còn bỏ ngỏ hay những điều mà các công trình nghiên cứu trên chưa làm được hoặc mới bắt đầu xúc tiến chính là lý do để luận án này ra đời. Nghiên cứu sinh kỳ vọng là khi luận án này hoàn thành sẽ là tài liệu tham khảo dưới dạng luận án đầu tiên liên quan đến pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM. Mặc dù các công trình đều ít nhiều đề cập đến hoạt động sử dụng vốn của các NHTM nhưng chỉ mang tính chất riêng lẻ, chưa có công trình cụ thể nào nghiên cứu một các toàn diện và đưa ra những nhận định, lý giải có tính hệ thống về pháp luật liên quan đến hoạt động sử dụng vốn của NHTM.

Trên cơ sở tổng quan về tình hình nghiên cứu, trong luận án của mình, nghiên cứu sinh sẽ nghiên cứu các nội dung mà những công trình nghiên cứu trước đó chưa đề cập hoặc đề cập chưa sâu. Các tác giả, những nhà nghiên cứu nêu trên đã nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích khung pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của các NHTM ở nhiều khía cạnh khác nhau. Luận án “Pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng thương mại Việt Nam” sẽ kế thừa, tiếp nối, xâu chuỗi các kết quả nghiên cứu về kinh tế và pháp lý của nhiều tác giả, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước như đã trình bày. Bên cạnh đó, nhiều vấn đề tuy đã được các nghiên cứu trước đề cập nhưng vẫn cần được nghiên cứu và phát triển để phù hợp với đề tài “Pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng thương mại Việt Nam”.

Tính đến thời điểm hoàn thành luận án, luận án được dự kiến là công trình nghiên cứu khoa học ở cấp độ tiến sĩ có sự kết hợp cả cách tiếp cận kinh tế, chính sách và pháp

lý để nghiên cứu về pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM. Các nghiên cứu dưới góc độ kinh tế là nền tảng để nghiên cứu và đề xuất các kiến nghị hợp lý liên quan pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM. Luận án hướng đến làm rõ:

- Sự cần thiết của các quy định về hoạt động sử dụng vốn của các NHTM

- Sự phù hợp của các quy định đang xem xét với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, với Hiến pháp, pháp luật và tính thống nhất với hệ thống VB QPPL.

- Tính tương thích với Điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên

- Tính khả thi của các quy định đang xem xét, bao gồm sự phù hợp với thực tế, trình độ phát triển của xã hội và điều kiện để đảm bảo thực hiện

- Thực tiễn hiện nay về áp dụng các quy định về hoạt động sử dụng vốn của các NHTM Luận án hướng đến việc đề xuất một số sửa đổi, chấm dứt, bổ sung một số quy

định hiện hành nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của các NHTM.

1.3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án này là hệ thống pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của các NHTM Việt Nam. Trong đó, chủ yếu là các QPPL về hoạt động sử dụng vốn của các NHTM tại Việt Nam, thực tiễn áp dụng các QPPL đó. Luận án không tập trung nghiên cứu các QPPL về hoạt động sử dụng vốn của các TCTD khác như các TCTD phi NH, tổ chức tài chính vi mô, Quỹ tín dụng nhân dân, các loại hình NH như NH chính sách, NH hợp tác xã. Điều này xuất phát từ 2 lý do sau:

Thứ nhất, so với các TCTD khác, các NHTM là loại hình TCTD có quyền tiến hành nhiều hoạt động NH nhất36. Từ đó, việc nghiên cứu về hoạt động sử dụng vốn của các NHTM sẽ trở nên đầy đủ hơn, bao quát hơn.

Thứ hai, theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các NH được phân loại thành NHTM, NH chính sách, NH hợp tác xã. Tuy nhiên, trong số các TCTD đã, đang hoạt động tại Việt Nam thì số lượng các NHTM luôn chiếm tỉ lệ lớn. Tính đến 31-12-2013, số lượng NHTM cổ phần hoạt động ở Việt Nam là 37, 1 NHTM nhà nước, 5 NH 100% vốn nước ngoài, 4 NH liên doanh, 1 NH chính sách, 1 NH hợp tác xã, 17 công ty tài chính, 12 công ty cho thuê tài chính, 2 tổ chức tài chính vi mô37. Tính đến 31-12-2017,


36 NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận (Khoản 3 Điều 4 Luật các TCTD năm 2010)

37 Ngân hàng nhà nước (2017), “Danh sách các ngân hàng thương mại cổ phần trong nước (Đến 31-12-2016)”,

[http://www.sbv.gov.vn],truy cập ngày 1-05-2017.

số lượng NHTM cổ phần hoạt động ở Việt Nam là 3138, NHTM nhà nước là 439, NH chính sách là 240. Không chỉ tại Việt Nam mà trên thế giới, “bộ phận lớn nhất trong nhóm các ngân hàng trung gian là hệ thống các ngân hàng thương mại (Commercial Banking System)41

Việc giới hạn đối tượng nghiên cứu như trên không có nghĩa là luận án không đề cập đến các loại TCTD khác ngoài loại hình NHTM. Khi cần, việc đề cập đến các TCTD khác trong luận án nhằm mục đích để làm rõ hơn hoặc so sánh những vấn đề có liên quan đến các NHTM.

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài sẽ được thực hiện trong giới hạn sau:

Về nội dung:

Vốn của NHTM bao gồm vốn ở khía cạnh nguồn nhân lực và vốn ở khía cạnh kinh tế. Trong phạm vi luận án này, nghiên cứu sinh chỉ tập trung nghiên cứu về vốn ở khía cạnh kinh tế của NHTM, không tập trung nghiên cứu về nguồn vốn con người của các NHTM.

Luận án khảo sát khung pháp lý điều chỉnh hoạt động sử dụng vốn của các NHTM mà không tập trung vào các nghiệp vụ NH. Luận án này không hướng đến tìm hiểu về công việc chuyên môn hàng ngày trong NH mà chỉ hướng đến việc theo quy định thì NHTM sử dụng vốn như thế nào. Hoạt động sử dụng vốn được đề cập chủ yếu trong luận án này là các hoạt động như: dùng nguồn vốn của NHTM để góp vốn (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên; công ty trách nhiệm hữu hạn 01 thành viên), mua cổ phần (công ty cổ phần), mua bán trái phiếu, kinh doanh vàng, kinh doanh ngoại hối, kinh doanh BĐS, thành lập hệ thống chi nhánh mở rộng hoạt động của các NHTM.


38 Ngân hàng nhà nước (2018), “Danh sách các ngân hàng thương mại cổ phần trong nước (Đến 31-12-2017)”, https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/fm/htctctd/nh/nhtm/nhtmcp?_afrLoop=3558762679909000#

%40%3F_afrLoop%3D3558762679909000%26centerWidth%3D80%2525%26leftWidth%3D20%2525%26righ tWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl- state%3D8wlg1v91k_293, truy cập ngày 28-08-2018

39 Ngân hàng nhà nước (2018), “Danh sách các Ngân hàng thương mại nhà nước (tính đến 31-12-2017)”, https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/fm/htctctd/nh/nhtm/nhtmnn?_afrLoop=3558457225417000#

%40%3F_afrLoop%3D3558457225417000%26centerWidth%3D80%2525%26leftWidth%3D20%2525%26righ tWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl- state%3D8wlg1v91k_172, truy cập ngày 28-08-2018

40 Ngân hàng nhà nước (2018), “Danh sách các Ngân hàng chính sách (đến 31-12-2017)”, https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/fm/htctctd/nh/nhcs?_afrLoop=3558463252122000#%40%3F

_afrLoop%3D3558463252122000%26centerWidth%3D80%2525%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth% 3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3D8wlg1v91k_214, truy cập ngày 28-08-2018

41 Lê Vinh Danh (2006), Tiền và hoạt động ngân hàng, Nxb Tài chính, tái bản lần thứ 2, tr.121

Theo Trần Thị Lan (2018)42, thông thường cơ cấu sử dụng vốn của NH được chia thành các nhóm chính theo hình thức sử dụng vốn gồm: ngân quỹ, cho vay, đầu tư, tài sản khác. Cơ cấu ngân quỹ gồm: Tiền mặt, tiền gửi tại NHTW, tiền gửi trên tài khoản tiền gửi thanh toán tại các TCTD khác. Tuy nhiên, các hoạt động sử dụng vốn của NHTM được đề cập và phân tích trong luận án sẽ chỉ là những hoạt động đầu tư và cấp tín dụng. Hoạt động sử dụng vốn của NHTM bao gồm rất nhiều hoạt động cụ thể kể cả việc mua trang thiết bị cho NHTM nhưng luận án này chỉ đề cập đến hai hoạt động chính, chiếm tỉ trọng cao và phổ biến trong hoạt động sử dụng vốn của NHTM là đầu tư và cấp tín dụng. Trong hoạt động cấp tín dụng của NHTM, luận án cũng chỉ đề cập đến một số loại nhất định vì có những loại cấp tín dụng của NHTM có những hoạt động giống với hoạt động của doanh nghiệp nói chung.

Các hoạt động của NHTM được đề cập và phân tích trong luận án sẽ chỉ là những hoạt động nội bảng, không phải là hoạt động ngoại bảng (off-balance sheet). Vì “hoạt động ngoại bảng dùng để chỉ các hoạt động liên quan đến các dạng cam kết hay hợp đồng tạo ra nguồn thu nhập cho ngân hàng nhưng không được ghi nhận như tài sản hay nợ theo thủ tục kế toán thông thường”43. Nói cách khác, về mặt pháp lý, các hoạt động và nghiệp vụ ngoại bảng (quản lý ngân quỹ, môi giới và trung gian chứng khoán, ủy thác, đại diện, tư vấn) là những hoạt động và nghiệp vụ NH phát sinh mà không ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành hay sử dụng nguồn vốn của NH. Trong đó, các NH chủ yếu cung cấp dịch vụ và nhận thù lao, hoa hồng từ việc cung ứng dịch vụ. Các hoạt động cung cấp dịch vụ của NHTM làm tăng thêm thu nhập cho các NHTM dưới hình thức hoa hồng hay thu phí không phải là đối tượng nghiên cứu của luận án này.

Loại vốn của các NHTM được đề cập và phân tích trong luận án chủ yếu là vốn tự có và vốn huy động từ các cá nhân, tổ chức trong xã hội. Trong đó, nghiên cứu sinh chủ yếu đề cập phân tích nhiều quy định liên quan đến vốn tự có. Luật các tổ chức tín dụng năm 199744 (sau đây gọi tắt là Luật các TCTD năm 1997) đã giải thích vốn tự có là căn cứ để tính toán các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động NH. Luật các TCTD năm 2010 giải thích vốn tự có gồm giá trị thực của vốn điều lệ của TCTD và các quỹ dự trữ, một số tài sản nợ khác theo quy định của NHNN. Tuy Luật các TCTD năm 2010 không minh thị ý vốn tự có là căn cứ để tính toán các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động NH nhưng vẫn tiếp tục thể hiện ý này thông qua các QPPL cụ thể, đặc biệt là thông qua các QPPL về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động NH.



42 Trần Thị Lan (2018), luận án tiến sĩ kinh tế Chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Học viện tài chính, người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đinh Xuân Hạng, TS.Đàm Minh Đức, 180 trang.

43 Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Lan Hương (2013), “Quản trị rủi ro hoạt động ngoại bảng trong ngân hàng

thương mại”, Thị trường tài chính tiền tệ, số 3+4 (372+373), tr.61

44 Được ban hành 12-12-1997, hiệu lực từ 01-10-1998, hết hiệu lực 01-01-2011

Luật nước ngoài được sử dụng để tham khảo, so sánh chủ yếu sẽ là luật của Mỹ, Thụy Sĩ, Trung Quốc và Singapore. Hệ thống NH Việt Nam không hoàn toàn giống với bất kỳ một quốc gia nào khác, song có những nét tương đồng với Trung Quốc về văn hóa, mối quan hệ của hệ thống NH và khối doanh nghiệp nhà nước. Một điểm quan trọng khác là nền kinh tế Việt Nam và Trung Quốc đều đang trong quá trình chuyển đổi45. Trên cơ sở sự tương đồng và khác biệt giữa hai hệ thống NH Việt Nam và Trung Quốc, hai nền kinh tế chúng ta có thể rút ra một số khuyến nghị chính sách nào của Trung Quốc trong hoạt động sử dụng vốn của NH cho phù hợp với tình hình Việt Nam. Nghiên cứu sinh chọn Singapore vì quốc gia này được xem như là “Thụy Sĩ ở châu Á” hoặc so với các nước trong khối ASEAN thì Singapore được xem là có thị trường tài chính phát triển nhất. Mỹ được xem là quốc gia có hệ thống NH phát triển và có nhiều kinh nghiệm đặt ra các quy định pháp luật mới sau khi đã trải qua các cuộc khủng hoảng NH.

Về thời gian:

Luận án lấy bối cảnh hoạt động sử dụng vốn của các NHTM hiện nay (2018) để nghiên cứu. Việc đề cập đến khung pháp lý về hoạt động sử dụng vốn của các NHTM trong những giai đoạn trước đây không nằm ngoài mục đích so sánh và phân biệt để làm rõ những vấn đề về lý luận và thực tiễn.

1.4. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

1.4.1. Câu hỏi nghiên cứu

Trên cơ sở nền tảng nghiên cứu lý luận, thực tiễn về các quy định pháp luật ở Việt Nam về hoạt động sử dụng vốn của NHTM, nghiên cứu sinh sẽ trả lời câu hỏi nghiên cứu lớn như sau: Hoạt động sử dụng vốn của NHTM là gì và tại sao cần có khung pháp luật phù hợp với các nguyên tắc kinh tế, pháp luật để điều chỉnh hoạt động sử dụng vốn của NHTM ở Việt Nam?

Trên cơ sở câu hỏi nghiên cứu tổng quát trên, luận án được thực hiện để giải quyết ba câu hỏi nhỏ sau:

Câu hỏi 1: Vì sao phải dùng pháp luật để điều chỉnh hoạt động sử dụng vốn của các NHTM?

Vấn đề trên sẽ được phân tích trên cơ sở giải đáp những câu hỏi chi tiết sau: hoạt động sử dụng vốn của NHTM là gì và tại sao không sử dụng đạo đức, tập quán để điều chỉnh hoạt động sử dụng vốn của NHTM? Nếu nhà nước không quản lý hoạt động sử dụng vốn của các NHTM thì những chủ thể nào sẽ được hưởng lợi? Pháp luật có hiệu quả và vai trò như thế nào trong việc điều chỉnh/ điều tiết/ quản lý/ giám sát hoạt động


45 Trịnh Quang An (2006), “Giám sát ngân hàng: Kinh nghiệm của một số nền kinh tế chuyển đổi và hàm ý đối với Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển hệ thống giám sát tài chính-ngân hàng hữu hiệu”, Nxb Văn hóa thông tin, tr. 26, 27

sử dụng vốn của NHTM? Giới hạn nào cho việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động sử dụng vốn của NHTM? Những khía cạnh, nội dung nào của hoạt động sử dụng vốn cần được giới hạn sự điều chỉnh bằng pháp luật?

Câu hỏi 2: Khung pháp luật điều chỉnh hoạt động sử dụng vốn của các NHTM ở Việt Nam trong thời gian qua và hiện nay như thế nào?

Vấn đề trên sẽ được phân tích trên cơ sở giải đáp những câu hỏi sau: Pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của các NHTM được thể hiện dưới những hình thức nào? Nội dung pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của các NHTM bao gồm những vấn đề gì? Những quy định pháp luật hiện nay của Việt Nam có đảm bảo được an toàn vốn cho các NHTM hay không?, có đảm bảo được quyền tự do kinh doanh của các NHTM hoặc/ và của chủ sở hữu vốn?, Làm sao để cân bằng giữa quyền tự do kinh doanh của NHTM với mục tiêu của Nhà nước là quản lý được một cách an toàn hoạt động sử dụng vốn của NHTM nhằm bảo vệ người gửi tiền? Người gửi tiền có được khởi kiện đòi bồi thường khi NHTM sử dụng vốn nhưng không tuân thủ quy định của pháp luật không? Các NHTM có cần phải kiểm tra và đảm bảo dự án mà mình tài trợ có đáp ứng hay không các điều kiện mà pháp luật quy định khi các dự án thuộc lĩnh vực ngành nghề kinh doanh có điều kiện?

Câu hỏi 3: Những nguyên tắc kinh tế và pháp luật nào tác động đến việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM Việt Nam?

Vấn đề trên sẽ được phân tích trên cơ sở giải đáp những câu hỏi sau: Việc tuân thủ pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của các NHTM có làm tăng chi phí hoạt động và chi phí tuân thủ của các NHTM không? Pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của các NHTM hiện nay tác động như thế nào đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM? Việt Nam cần tuân thủ những nguyên tắc kinh tế và pháp luật nào khi hoàn thiện quy định pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM? Những nội dung nào của pháp luật về hoạt động sử dụng vốn hiện nay của NHTM cần được sửa đổi, bổ sung, ban hành mới hoặc cần được loại bỏ?

Trên đây là những câu hỏi nghiên cứu cho đề tài này. Việc giải đáp những câu hỏi trên sẽ góp phần giải quyết các vấn đề bất cập hiện nay về hoạt động sử dụng vốn của các NTHM ở Việt Nam. Những câu hỏi này gắn với mục đích nghiên cứu ở phần 5.1.

1.4.2. Giả thuyết nghiên cứu

Để giải đáp thỏa đáng các câu hỏi nghiên cứu trên, nghiên cứu sinh đề ra các giả thuyết nghiên cứu sau:

Giả thuyết 1: Pháp luật là công cụ hữu hiệu hơn các quy phạm xã hội khác trong việc điều chỉnh hoạt động sử dụng vốn của NHTM ở Việt Nam. Trái ngược với xu thế chung là giảm thiểu thủ tục hành chính, tự do hóa kinh doanh, bãi bỏ các loại giấy phép, hoạt

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/11/2022