Pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng thương mại Việt Nam - 2

hàng của NH, đầu tư vào những doanh nghiệp nhỏ hoặc các quỹ công cộng7. Trong đó, tác giả phân tích sự khác biệt trong quy định của Đức, Pháp, Mỹ (The Volcker Rule) và European Union ở khía cạnh có liên quan8. Tuy nhiên, bài viết chưa trình bày các nguyên nhân sâu xa để dẫn đến sự khác biệt của những quy định này. Những nội dung mà nghiên cứu này chưa trình bày là nội dung mà nghiên cứu sinh sẽ nghiên cứu so sánh dưới góc độ pháp luật với những quy định hiện tại Việt Nam.

Trong bài viết “Chức năng của vốn của ngân hàng9, tác giả Ing. Martin Svitek đã liệt kê và phân tích các chức năng của vốn NH như sau: chức năng bù đắp các tổn thất, thiệt hại (loss-absorbing function), chức năng tạo niềm tin cho người gửi tiền (confidence function), chức năng tài chính (financial function), chức năng giới hạn (restrictive function). Nhờ chức năng bù đắp các tổn thất và thiệt hại của vốn, người gửi tiền và chủ nợ của NH cảm giác yên tâm là tiền gửi, cho vay của họ được an toàn. Vốn được xem là kênh để tạo ra vốn mới từ lợi nhuận. Vốn được sử dụng giới hạn trong một số tài sản và giao dịch của NH. Theo đó, tác giả kết luận là vì tầm quan trọng của vốn NH nên nó trở thành vấn đề trung tâm trong lĩnh vực NH. Phạm vi của bài viết chỉ giới hạn trong chức năng của vốn NH đúng như tên gọi nên chưa làm rõ được hoạt động sử dụng vốn của NH trên thực tế có phản ánh được các chức năng trên hay không.

Trong 182 trang luận án tiến sĩ kinh tế “Quản trị hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại tại Lào”10, nghiên cứu sinh người Lào Kongchampa Ounkham nghiên cứu chính tập trung vào các quy định và thực tiễn quản trị NHTM tại Lào để nghiên cứu tuy luận án được thực hiện bằng tiếng Việt. Bên cạnh đó, luận án này chỉ tập trung vào công việc quản trị NHTM và các biện pháp đảm bảo tín dụng tại Lào và một số nước khác như Việt Nam, Úc, Mỹ, Trung Quốc, v.v… mà không phải tập trung vào quy định pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM tại Việt Nam nói chung, về hoạt động đầu tư của NHTM nói riêng. Đây sẽ là những nội dung mà nghiên cứu sinh sẽ tập trung nghiên cứu.

1.2.1.2 Các công trình nghiên cứu về quy định pháp luật:

“Quản trị ngân hàng thương mại” của Peter.S Rose11 cung cấp các kết quả nghiên cứu về việc quản lý nguồn vốn của NHTM, tác động của chính sách và các quy định đối với hoạt động của NH, phân tích và đánh giá hoạt động của NH, hoạt động đầu tư của NHTM. Công trình nghiên cứu này có giá trị tham khảo để tiến hành việc so sánh cũng


7 Matthias Lehmann (2014), tlđd 6, tr.7

8 Matthias Lehmann (2014), tlđd 6, p. 9, 10

9 Ing. Martin Stivek, Function of capital of bank, Narodna Banka Slovenska, Biatec, Rocnik 9, 5/2001, p.37-40: Owing to its importance, capital has become a central point of the world of banking

10 Kongchampa Ounkham (2016), “Quản trị hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại tại Lào”, trường Đại học kinh tế TP.HCM, người hướng dẫn: PGS.TS Trần Huy Hoàng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

11 Peter S. Rose (2004, xuất bản lần thứ 4), Quản trị ngân hàng thương mại, Sách tham khảo, do Nguyễn Huy Hoàng và cộng sự dịch sang tiếng Việt, Hà Nội, tr. 36

như cung cấp cho nghiên cứu sinh những kiến thức nền tảng về hoạt động của NH. Tuy nhiên, hạn chế của sách này là chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu về những quy định của nước Mỹ liên quan đến hoạt động của NH, chưa có sự so sánh với quy định tương ứng ở nhiều quốc gia khác. Chưa kể, sách ra đời từ những năm 2004 (dù đã nhiều lần tái bản) nên chưa cập nhật hết những thay đổi và biến động của các quy định pháp lý hiện nay của Mỹ, nhất là sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Đó sẽ là điều mà luận án của nghiên cứu sinh sẽ hướng tới.

Pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng thương mại Việt Nam - 2

Sách “Principles of banking”12 của Hiệp hội NH Mỹ đã trình bày những nguyên tắc cơ bản trong giao dịch NH, các hoạt động của các NH từ việc quản lý điều hành các tài sản đến việc quản lý điều hành các nguồn vốn nợ. Công trình này nghiên cứu kỹ quá trình phát triển của hệ thống NH Mỹ, các đạo luật, quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động của các định chế tài chính Mỹ, các cơ quan thẩm quyền về giám sát và quản lý điều tiết hoạt động NH theo quy phạm pháp luật (QPPL). Tuy nhiên, đây chỉ là những nguyên tắc và quy định về hoạt động NH nói chung, không tập trung phân tích riêng về quy định liên quan đến hoạt động sử dụng vốn của NHTM. Chương 10 của sách này tập trung phân tích việc quản lý điều hành các nguồn vốn của NH, phân tích sự khác nhau giữa cho vay và đầu tư, đa dạng hóa hoạt động đầu tư. Kết quả nghiên cứu đưa ra nhận định là chương trình/ kế hoạch quản lý nguồn vốn nỗ lực điều hòa giữa 3 mục tiêu: tính an toàn, tính thanh khoản và khả năng sinh lời của NH13. Các kết quả nghiên cứu trong công trình này cũng trình bày sự so sánh và lý giải sự ra đời của các đạo luật về NH.

1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

1.2.2.1. Các nghiên cứu về kinh tế có nội dung liên quan đề tài

Đây là một đề tài liên quan đến lĩnh vực NH, một lĩnh vực đặc thù của nền kinh tế. Chính vì vậy, các đề tài nghiên cứu về kinh tế nói chung, về NH nói riêng là đối tượng tham khảo chính của luận án này.

“Quản trị ngân hàng” của tác giả Hồ Diệu 14 ra đời trong bối cảnh sau cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á (1997-1998) và cuộc khủng hoảng tài chính Nam Mỹ (2001- 2002). Tác giả Hồ Diệu không đi sâu vào cơ cở lý thuyết quản trị mà chỉ tập trung xử lý những vấn đề cơ bản trong quản trị các mặt hoạt động đặc trưng của NH. Đặc biệt, trong đó, tác giả nhấn mạnh đến các giải pháp phòng vệ và hạn chế rủi ro; việc thành lập, tổ chức và phát triển mạng lưới NH.

Cả hai công trình nghiên cứu của tác giả Peter Rose và Hồ Diệu đều có chung một điểm là do được tiến hành cách đây hơn 10 năm nên ít nhiều vẫn chưa thể hiện được


12 American Bankers Association (2007) (Tái bản lần thứ 9), Các nguyên tắc trong hoạt động giao dịch ngân hàng tại Mỹ (Principles of banking), do nhóm tác giả Nguyễn Hữu Thu hiệu đính bản dịch, 12-2017

13 American Bankers Association (2007), tlđd 12, tr.135

14 Hồ Diệu (2002), Quản trị ngân hàng, Nxb Thống kê

những cập nhật và biến động của tình hình hiện nay. Tác giả Peter Ross chỉ dừng lại ở việc giới thiệu những quy định của Mỹ về hoạt động của các NH. Nhưng, từ đó đến nay đã có nhiều thay đổi trong đời sống, hoạt động của hệ thống NH Mỹ, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng năm 2008. Sau công trình của tác giả Hồ Diệu, nhiều VB QPPL trong lĩnh vực NH đã ra đời. Cho nên, công trình của các tác giả chắc chắn chưa cập nhật được những thay đổi này. Tuy nhiên, những kiến thức trong công trình của 2 tác giả này là kiến thức nền tảng trong lĩnh vực NH để nghiên cứu sinh thực hiện đề tài.

Sách của tác giả Nguyễn Văn Tiến về “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng”15 đã làm rõ những vấn đề về lý luận như những đặc thù trong kinh doanh NH, những loại rủi ro như rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro ngoại hối, rủi ro thanh khoản, rủi ro thanh toán quốc tế. Cuối cùng, mới là vai trò của chủ sở hữu trong kinh doanh NH. Những nghiên cứu này là cơ sở lý luận cần thiết liên quan đến lĩnh vực NH để nghiên cứu sinh thực hiện luận án này.

Tiến sĩ Trương Quang Thông trong công trình: “Quản trị ngân hàng thương mại”16, đã lý giải được sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động NH, giới thiệu những thay đổi quan trọng của khung pháp lý điều chỉnh về hoạt động của NH Việt Nam từ 2005 đến 2009, cũng như phân tích những hạn chế của khung pháp lý điều chỉnh trong giai đoạn này. Kết quả nghiên cứu của Tiến sĩ Trương Quang Thông đã phân tích những thay đổi pháp lý về kiểm soát mạng lưới hoạt động NH và hoạt động của thị trường tiền tệ; những thay đổi pháp lý về hoạt động huy động vốn tín dụng; hoạt động kinh doanh tiền tệ; thay đổi pháp lý về hoạt động dịch vụ thanh toán. Về hạn chế của khung pháp lý điều chỉnh trong giai đoạn này, tác giả chủ yếu đề cập đến việc thiếu nhiều VB QPPL điều chỉnh hoạt động NH, quy định pháp lý về bảo hiểm tiền gửi và hoạt động giám sát chưa đủ điều kiện để phát huy vai trò đảm bảo an toàn cho hoạt động NH. Trong các kết quả nghiên cứu trên, nghiên cứu sinh sẽ tiếp thu những phân tích liên quan đến sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động NH, những thay đổi về huy động vốn tín dụng.

Những luận án và các công trình nghiên cứu khác về kinh tế có nội dung liên quan đến đề tài:

Nghiên cứu của Phan Thị Hằng Nga tập trung đánh giá năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam trên cơ sở khung an toàn CAMEL17. Đây là một công trình công phu với nhiều bảng biểu và số liệu về NH, thể hiện từ trang 61 đến trang 135, liên quan đến hệ số an toàn vốn, đến tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA: Return on assets), tỷ suất


15 Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nxb Thống kê

16 Trương Quang Thông (chủ biên) (2010), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính

17 CAMEL chính là viết tắt từ chữ cái đầu của các chữ tiếng Anh Capital, Asset quality, Management, Earnings, và Liquidity ( Vốn, chất lượng tài sản, quản trị, thu nhập và tính thanh khoản)

lợi nhuận ròng trên vốn (ROE: Return on Equity), đến dự phòng rủi ro, v.v…Nguồn số liệu này rất hữu ích cho nghiên cứu sinh khi tiến hành luận án này của mình. Tuy nhiên, các phân tích trong luận án của Phan Thị Hằng Nga mang nặng tính kinh tế và nhiều phép tính trong toán học hơn là phân tích về khía cạnh pháp lý. Đây là điều để ngỏ cho nghiên cứu sinh nghiên cứu tiếp.

Tiến sĩ Hạ Thị Thiều Dao đã thực hiện nghiên cứu “25 nguyên tắc giám sát ngân hàng theo Basel II và việc tuân thủ ở Việt Nam”18. Đúng như tên gọi, tác giả chỉ nêu ra các nguyên tắc, đối chiếu và chỉ rõ mức độ tuân thủ của các NH Việt Nam trước yêu cầu của Ủy ban Basel mà không đi sâu phân tích về việc áp dụng các nguyên tắc này ở Việt Nam như thế nào. Nghiên cứu sinh sẽ áp dụng những quy định của Basel 2, 3 để tiến hành nghiên cứu quy định của pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của các NHTM tại Việt Nam.

1.2.2.2. Các nghiên cứu về luật có nội dung liên quan đề tài:

Giáo trình Luật Ngân hàng của trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh19 đã cung cấp cho nghiên cứu sinh những kiến thức nền tảng về đặc điểm của hoạt động NH, các nguyên tắc của luật NH, pháp luật điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng đặc điểm và bản chất của tín dụng NH. Đúng như tên gọi, giáo trình này chủ yếu hướng đến cung cấp những kiến thức nền tảng về luật NH. Trong các nguyên tắc chung có nguyên tắc bất khả xâm phạm về vốn, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp; nguyên tắc tự chủ kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ - NH; nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng; nguyên tắc cân bằng (dung hòa) quyền lợi của các chủ thể trong luật NH. Trong các nguyên tắc đặc thù có nguyên tắc hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động NH; nguyên tắc xây dựng hệ thống NH theo hướng phân định cụ thể chức năng và nguyên lý hoạt động giữa NHNN Việt Nam và các TCTD.

Tác giả Nguyễn Xuân Bang trong bài viết “Một số vấn đề pháp lý về các hạn chế để đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng” tập trung phân tích bản chất của việc nhà nước đưa ra các hạn chế trong hoạt động của TCTD. Tuy nhiên, các phân tích này bao gồm cho cả các loại hình TCTD chứ không chỉ riêng cho NHTM20. Thêm vào đó, tác giả còn đề ra các nguyên tắc cơ bản cần tuân thủ khi đề ra các quy định các hạn chế trong hoạt động của TCTD. Về tổng thể, bài viết của tác giả Nguyễn Xuân Bang chủ yếu đề cập đến rủi ro tín dụng, không đề cập đến hoạt động sử dụng vốn của NHTM.


18 Hạ Thị Thiều Dao (2010), “25 nguyên tắc giám sát ngân hàng theo Basel II và việc tuân thủ ở Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Hiệu lực của hệ thống giám sát tài chính Việt Nam, Nxb Tài chính, 2010

19 Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Luật ngân hàng (tái bản), Nxb Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam, tr1-454

20 Nguyễn Xuân Bang (2011), “Một số vấn đề pháp lý về các hạn chế để đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ

chức tín dụng”, Tạp chí Khoa học pháp lý số 2/2011

Tác giả Phạm Thị Giang Thu, một cách độc lập hoặc cùng tham gia nghiên cứu chung với các tác giả khác, đã có nhiều bài viết về lĩnh vực tài chính NH. Trong đó, có một số bài viết liên quan trực tiếp đến đề tài của nghiên cứu sinh như sau:

Bài báo “Một vài ý kiến về pháp luật điều chỉnh hoạt động góp vốn, mua cổ phần của các ngân hàng thương mại”21 có nội dung liên quan một phần với đề tài của nghiên cứu sinh. Trong bài viết, tác giả nêu lên ý kiến về những quy định pháp luật hiện nay liên quan đến quyền thực hiện góp vốn, mua cổ phần; giới hạn tham gia góp vốn, mua cổ phần; lĩnh vực được góp vốn, mua cổ phần và cuối cùng là trình tự thủ tục góp vốn, mua cổ phần của NHTM. Quyền thực hiện góp vốn, mua cổ phần đã được đem ra phân tích sâu trong vụ án liên quan đến bị cáo Nguyễn Đức Kiên. Tuy nhiên, trình tự, thủ tục góp vốn mua cổ phần của NHTM không phải là mục tiêu của luận án của nghiên cứu sinh. Trong khi đó, phần phân tích sâu sắc về lĩnh vực và giới hạn góp vốn mua cổ phần là phần có liên quan chặt chẽ đến ý định nghiên cứu trong luận án của nghiên cứu sinh. Đây là bài viết để nghiên cứu sinh kế thừa và phát triển các phân tích có liên quan đến hoạt động sử dụng vốn của các NHTM thông qua hoạt động đầu tư.

Bài báo “Những hạn chế của pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp và hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của ngân hàng thương mại” của hai tác giả là Phạm Thị Giang Thu và Nguyễn Ngọc Lương22 đã tập trung phân tích những hạn chế, những vướng mắc trong quy định pháp luật hiện hành liên quan đến hoạt động sử dụng vốn của các NHTM thông qua việc đầu tư trái phiếu doanh nghiệp và hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá. Những hạn chế của pháp luật được đề cập và phân tích tập trung ở 4 điểm chính sau: (1) Điều 107 Luật các TCTD năm 2010 không quy định việc NHTM được mua, bán trái phiếu doanh nghiệp trong thời gian tối đa và tối thiểu trong bao lâu và cách thức mua bán như thế nào; (2) việc chiết khấu giấy tờ có giá và đầu tư gián tiếp của NHTM phải có giấy phép của NHNN; (3) Điều 128 Luật các TCTD năm 2010 có giới hạn tổng mức đầu tư của NHTM vào trái phiếu do khách hàng phát hành nhưng quy định không làm rõ việc đầu tư vào trái phiếu này là vào thị trường sơ cấp hay thứ cấp; (4) Việc không thống nhất trong các Luật thuế giá trị gia tăng và Luật các TCTD năm 2010 về cách hiểu hình thức cấp tín dụng đã khiến cho việc áp dụng, “thực thi quy định pháp luật về thuế không được tôn nghiêm”. Nghị định 209/2013/NĐ- CP, được ban hành sau khi bài viết trên được công bố23 đã bổ sung thêm hai nội dung là bán tài sản bảo đảm tiền vay và cung cấp thông tin tín dụng vào nhóm đối tượng không


21 Phạm Thị Giang Thu (2013), “Một vài ý kiến về pháp luật điều chỉnh hoạt động góp vốn, mua cổ phần của các ngân hàng thương mại”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 1 (250) -2013, tr28-34

22 Phạm Thị Giang Thu và Nguyễn Ngọc Lương (2014), “Những hạn chế của pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp và hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá của ngân hàng thương mại”, tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 14(270) T7/2014, tr 53-56

23 Nghị định 209/2013/NĐ-CP, được ban hành ngày 18-12-2013, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế giá trị gia tăng; bài viết trên được công bố vào tháng 7-2014

chịu thuế giá trị gia tăng tại Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008. Nghiên cứu sinh đồng ý với các tác giả ở chỗ hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của NHTM trong luật các TCTD năm 2010 vẫn chưa được xem là hình thức cấp tín dụng để được không nộp thuế giá trị gia tăng tại Nghị định 209/2015/NĐ-CP nêu trên. Những hạn chế được đề cập trong bài viết này của hai tác giả là cơ sở để nghiên cứu sinh nghiên cứu và tìm ra các câu trả lời cho phù hợp với tình hình và quy định hiện hành. Đặc biệt, bài viết phân tích hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp trong bối cảnh Luật đầu tư năm 200524 đang có hiệu lực. Trong bối cảnh đó, việc đầu tư trái phiếu doanh nghiệp là hoạt động đầu tư gián tiếp. Trong khi đó, hiện nay, theo Luật đầu tư số 67/2014/QH13 (sau đây gọi tắt là Luật đầu tư năm 2014)25, hoạt động này là hoạt động cấp tín dụng.

Bài viết thứ hai của hai tác giả trên “Một số vấn đề cần quan tâm khi ban hành luật các tổ chức tín dụng sửa đổi” tập trung phân tích các nguyên tắc và vấn đề khi ban hành luật các TCTD sửa đổi26. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp các nguyên tắc xây dựng luật và phân tích các vấn đề cụ thể cần xem xét, lưu ý trước khi thông qua Luật các TCTD sửa đổi. Theo đó, các nguyên tắc khi xây dựng luật các TCTD sửa đổi bao gồm:

(i) phải đảm bảo tính kế thừa, tính toàn diện, tính thực tiễn, tính cụ thể, chi tiết và có khả năng áp dụng trực tiếp; (ii) đảm bảo cơ sở pháp lý của nhà nước, lợi ích của các TCTD và lợi ích của các tổ chức, cá nhân có sử dụng dịch vụ NH của TCTD trên cơ sở tôn trọng quy luật vận động của nền kinh tế thị trường; (iii) nguyên tắc áp dụng luật và nội hàm của Luật các TCTD. Các vấn đề cụ thể được nêu trong bài viết bao gồm: phạm vi điều chỉnh của luật các TCTD năm 2010, bổ sung các khái niệm cơ bản cần được định nghĩa trong Luật; quản trị điều hành các TCTD; đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD. Có thể nói, các kết quả nghiên cứu trên không liên quan chặt chẽ đến hoạt động sử dụng vốn của các NHTM nhưng các nguyên tắc trong bài viết trên là sợi chỉ đỏ xuyên suốt khi cần ban hành luật các TCTD vào năm 2010 và vẫn tiếp tục có ý nghĩa định hướng trong việc sửa đổi, ban hành mới các quy định trong lĩnh vực NH sau này, bao gồm cả các quy định pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của các NHTM.

Trong bài viết “Cơ sở pháp lý của việc ngân hàng tham gia vào thị trường tài chính hiện nay”27, tác giả Phạm Thị Giang Thu đã kiến nghị mở rộng quyền tự do kinh doanh của NH trong việc tham gia thị trường tài chính. Theo tác giả, “pháp luật chưa thật sự tạo điều kiện để ngân hàng tham gia với tư cách nhà đầu tư chứng khoán”28. Từ


24 Luật đầu tư số 59/2005/QH11, được ban hành vào ngày 29-11-2005, hiệu lực thi hành vào 1-7-2006, hết hiệu lực vào 1-7-2015

25 Luật đầu tư số 67/2014/QH13, được ban hành vào 26-11-2014, hiệu lực thi hành từ 1-7-2015.

26 Phạm Thị Giang Thu, Nguyễn Ngọc Lương (2010), “Một số vấn đề cần quan tâm khi ban hành luật các tổ chức tín dụng sửa đổi”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 6/2010, tr.3-10, 18

27 Phạm Thị Giang Thu (2007), “Cơ sở pháp lý của việc ngân hàng tham gia vào thị trường tài chính hiện nay”,

Tạp chí luật học, số 12/2007, tr. 57-66

28 Phạm Thị Giang Thu (2007), tlđd 27, tr.60

đó, tác giả đã kiến nghị mở rộng quyền tự do kinh doanh của NH trong việc tham gia thị trường tài chính như sau: (i) Tạo điều kiện pháp lý cho NH tham gia thị trường chứng khoán; (ii) Tạo cơ sở pháp lý cho NH đa dạng hóa nội dung kinh doanh trên thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm. Việc tạo điều kiện này bao gồm tạo cơ hội chào bán chứng khoán cho NH; thành lập tập đoàn kinh tế đa ngành, tập đoàn NH; đa dạng hóa nội dung kinh doanh của các NH, dịch vụ NH. Tuy nhiên, do bài viết được thực hiện từ năm 2007, cách đây 11 năm, nên một số kiến nghị của tác giả trong bài viết này đã được pháp luật quy định như NHTM đã được tham gia thị trường chứng khoán với tư cách là nhà phát hành, các dịch vụ của NHTM đã được đa dạng hóa. Riêng việc thành lập tập đoàn NH thì hiện vẫn còn nhiều tranh luận và chưa thực sự có một tập đoàn NH nào ra đời tại Việt Nam.

Bài viết của tác giả Nguyễn Văn Tuyến về “Xác định giới hạn can thiệp của nhà nước đối với giao dịch thương mại của ngân hàng trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam”29 đã cung cấp 3 kết quả nghiên cứu sau:

- Những nguyên tắc cơ bản cần tuân thủ khi xác định giới hạn hợp lý của sự can thiệp từ phía nhà nước đối với giao dịch thương mại của NH bao gồm: sự can thiệp này chỉ nên ở tầm vĩ mô và bằng các biện pháp vĩ mô; phải xuất phát từ hoàn cảnh đặc thù của Việt Nam, có tính đến yêu cầu hội nhập quốc tế; phải nhằm thoả mãn các mục tiêu cơ bản về kinh tế, chính trị và xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa; không được gây cản trở cho quá trình tự do hoá thương mại quốc tế trong lĩnh vực tài chính, NH mà Việt Nam đã tham gia hoặc cam kết sẽ tham gia, cũng như không cản trở quyền tự do kinh doanh của các chủ thể tham gia giao dịch thương mại NH; kết quả của sự can thiệp đó phải là cho kinh tế tăng trưởng bền vững; hệ thống NH hoạt động ổn định và có hiệu quả; các chủ thể kinh tế thoả mãn được lợi ích của mình khi giao dịch với NH; nền kinh tế và đời sống xã hội không gặp phải các rắc rối và những biến động bất lợi; xu hướng hội nhập quốc tế không bị cản trở và ngày càng được thúc đẩy.

- Phương thức can thiệp của nhà nước đối với hoạt động giao dịch thương mại của NH: xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh; hoạch định và thực hiện các chương trình, kế hoạch định hướng có liên quan đến hoạt động kinh doanh của các NH; thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tiền tệ quốc gia, chính sách điều hành lãi suất tín dụng, chính sách thuế khoá, chính sách ngoại hối đối với hoạt động kinh doanh NH; thông qua việc thành lập và trực tiếp điều hành các NHTM nhà nước.

- Mức độ can thiệp của nhà nước đối với hoạt động giao dịch thương mại của các NH: (i) Với tư cách là chủ thể quản lý, nhà nước có trách nhiệm xây dựng môi trường thuận lợi, đầy đủ và an toàn nhất cho việc xác lập và thực hiện các giao dịch


29 Nguyễn Văn Tuyến (2003), “Xác định giới hạn can thiệp của nhà nước đối với giao dịch thương mại của ngân hàng trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 11/2003

thương mại của NH. Khái niệm môi trường ở đây được hiểu bao gồm các thành tố cơ bản như môi trường pháp lý, môi trường chính trị và an ninh xã hội, môi trường khoa học và công nghệ. (ii) Với tư cách là chủ thể kinh tế, các doanh nghiệp NH có quyền quyết định tối cao trong quá trình giao dịch với khách hàng và tự chịu trách nhiệm về kết quả giao dịch.

Tuy đã cung cấp được các kết quả nghiên cứu hết sức có ý nghĩa nêu trên cho nghiên cứu sinh nhưng nội dung chính trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Tuyến chỉ đề cập đến giao dịch thương mại của NH. Trong khi đó, luận án của nghiên cứu sinh chỉ liên quan đến một khía cạnh hẹp là pháp luật về hoạt động sử dụng vốn của NHTM. Chính vì vậy, các kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Tuyến sẽ được nghiên cứu sinh kế thừa trong việc xác định giới hạn, mức độ và phương thức hợp lý của việc can thiệp của nhà nước vào hoạt động sử dụng vốn của NHTM.

Bài viết tiếp theo của tác giả Nguyễn Văn Tuyến là “Các giải pháp hoàn thiện pháp luật ngân hàng ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế”30 đã đề cập đến các giải pháp sau: hoàn thiện các quy định về NH trung ương; hoàn thiện các quy định về tổ chức cung ứng dịch vụ NH. Tác giả nhấn mạnh NHNN còn sử dụng mạnh mẽ các biện pháp hành chính trong quá trình quản lý nhà nước. Kiến nghị được đưa ra là: chuyển dần chức năng quản lý hành chính nhà nước về NH của cơ quan phát hành tiền quốc gia thành chức năng giám sát và kiểm soát hệ thống NH bằng cách tăng cường các quy định mang tính kinh tế về hoạt động của NH trung ương và giảm bớt các quy định mang tính hành chính hóa. Tác giả phân tích: các quy định hiện hành về quy trình, thủ tục cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho TCTD vẫn thể hiện tư duy quản lý hành chính cứng nhắc, chưa tính đến các yếu tố kinh tế; các quy định hiện hành về hoạt động NH của TCTD chưa đảm bảo sự công bằng và bình đẳng giữa các loại hình TCTD; pháp luật NH Việt Nam còn thiếu nhiều quy định quan trọng, cần thiết và tính nền tảng cho các hoạt động NH hiện đại. Trên cơ sở phân tích các bất cập trên, tác giả đã đề ra các giải pháp để hoàn thiện.

Có bốn luận án tiến sĩ liên quan hết sức chặt chẽ với đề tài của nghiên cứu sinh.

Trong đó có 2 luận án tiến sĩ luật học và 2 luận án tiến sĩ kinh tế:

Luận án tiến sĩ kinh tế của Vũ Hoàng Nam (2015) “Hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân hàng thương mại Việt Nam31 đã nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM Việt Nam, xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM, nghiên cứu mô hình hoạt


30 Nguyễn Văn Tuyến (2007), “Các giải pháp hoàn thiện pháp luật ngân hàng ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế”, Tạp chí luật học số 12/2007, tr.75-82.

31 Vũ Hoàng Nam (2015), luận án tiến sĩ kinh tế: Hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của ngân hàng thương mại Việt Nam, người hướng dẫn: PGS.TS. Kiều Hữu Thiện, TS. Đào Minh Phúc

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 29/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí