Đồng thời, UBCKNN đề nghị Hiệp hội kinh doanh chứng khoán có chương trình hành động cụ thể nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tuân thủ nghiêm luật pháp và đảm bảo quyền, lợi ích của nhà đầu tư trong hoạt động cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán của các CTCK thành viên.
2.4.2 Chế tài dân sự
Theo Luật Chứng khoán, điều 71, khoản 7: CTCK có nghĩa vụ “Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán tại công ty hoặc trích lập quỹ bảo vệ nhà đầu tư để bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư do sự cố kỹ thuật và sơ suất của nhân viên trong công ty”.
Về nguyên tắc, khi nhà đầu tư mở tài khoản và thực hiện các giao dịch tại CTCK thì CTCK có nghĩa vụ quản lý tài sản của nhà đầu tư và thực hiện các giao dịch theo lệnh của nhà đầu tư thông qua tài khoản đó theo các hợp đồng mở tài khoản để thực hiện các giao dịch mua, bán chứng khoán đã ký giữa CTCK và nhà đầu tư.
Trong trường hợp CTCK làm thất thoát tài sản của nhà đầu tư, nghĩa là CTCK đã không thực hiện đúng các cam kết về nghĩa vụ quản lý tài sản cho nhà đầu tư và về mặt pháp lý sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn trả lại tài sản hoặc bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư.
Thực tế, vấn đề bồi thường thiệt hại do lỗi của CTCK trong việc làm thất thoát tài sản của nhà đầu tư trong thực tế rất khó xác định do đặc thù của chứng khoán là thay đổi từng ngày từng giờ.
Để bảo vệ quyền lợi của mình, các nhà đầu tư phải đọc kỹ các quy định trong hợp đồng đã ký với các CTCK khi đăng ký mở tài khoản giao dịch chứng khoán, đặc biệt là vấn đề bồi thường thiệt hại do CTCK hoặc nhân viên của CTCK gây ra.
Thời gian qua, dư luận rất quan tâm đến vụ một nhân viên của Toyota Giải Phóng đã cuỗm hàng tỷ đồng của khách hàng rồi vào tù vì
không có khả năng chi trả, còn đơn vị quản lý mãi gần đây mới chịu "hỗ trợ phần nào" cho các nạn nhân.
Hoặc trường hợp khác của anh Lê Quốc Đạt ở số nhà 32 ngõ 72 phố An Dương (quận Tây Hồ) được mẹ là bà Nguyễn Thị Bính ủy quyền thực hiện toàn bộ giao dịch của tài khoản giao dịch chứng khoán số059C006886 tại Công ty chứng khoán quốc tế Hoàng Gia (IRS).
Có thể bạn quan tâm!
- Điều 30 - Quyết Định Số 27/2007/qđ-Btc Ngày 24 Tháng 4 Năm 2007 Của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính.
- Trình Tự, Thủ Tục Thực Hiện Hoạt Động Môi Giới Chứng Khoán Của Ctck
- Xử Lý Vi Phạm Liên Quan Đến Hoạt Động Môi Giới Chứng Khoán
- Những Bất Cập Của Pháp Luật Về Hoạt Động Môi Giới Chứng Khoán Của Ctck
- Pháp luật về hoạt động môi giới chứng khoán của công ty chứng khoán ở Việt Nam thực trạng và phương hướng hoàn thiện - 11
- Pháp luật về hoạt động môi giới chứng khoán của công ty chứng khoán ở Việt Nam thực trạng và phương hướng hoàn thiện - 12
Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.
Theo tường trình của anh Đạt, ngày 17/9/2008, anh đến sàn giao dịch của IRS tại 30 Nguyễn Du yêu cầu mua 15.000 cổ phiếu PVI khi giá trên bảng điện tử là 34.100đồng/1 cổ phiếu. Tuy nhiên, do lỗi của một nhân viên môi giới tên Minh, anh Đạt phải mua 15.000 cổ phiếu PVI với giá bình quân 37.223 đồng và bị thiệt hại khoảng 41 triệu đồng. Ngay sau đó, anh đã gọi Minh ra phân tích đã thực hiện sai yêu cầu, gây thiệt hại 41 triệu đồng và nhân viên này đã nộp số tiền trên vào tài khoản 059C006886 để khắc phục.
Tuy nhiên, đến ngày 2/10, khi anh Đạt bán hết 15.000 cổ phiếu PVI rồi để tiền trong tài khoản và sau đó được biết Minh đã rút 41 triệu đồng khỏi tài khoản mà không hề hỏi ý kiến thân chủ, không tuân theo quy định quản lý tài khoản của nhà đầu tư. Anh Đạt đã gọi điện đòi tiền nhưng chỉ nhận được những lời hứa… hão. Cực chẳng đã, anh phải làm đơn khiếu nại lên IRS để mong được giúp đỡ, tuy nhiên cách giải quyết của họ lại khá đủng đỉnh.
Mãi đến ngày 5/12, đại diện IRS mới làm việc với anh Đạt, cho rằng trong thực tế nhằm thực hiện nhanh các lệnh giao dịch nên sự sai sót trong khâu nhập lệnh của các nhân viên công ty chứng khoán là khó tránh khỏi và chấp thuận bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư. Thỏa thuận là như vậy, nhưng đến nay số tiền đó vẫn chẳng thấy đâu.
Anh Đạt bức xúc cho biết: "Theo suy nghĩ của tôi, Minh là người đại diệncho IRS nên khi gây thiệt hại cho nhà đầu tư thì công ty phải có trách nhiệm bồi thường, còn giữa họ giải quyết với nhau thế nào, đó là chuyện nội bộ, sao nhà đầu tư phải gánh chịu".
Như vậy có thể thấy, ngoài những vấn đề bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư do CTCK gây ra hoặc nhân viên CTCK gây ra được các bên được quy định trong hợp đồng mở tài khoản, pháp luật cũng cần có những quy định chặt chẽ, có chế tài xử lý cụ thể hơn đối với việc đại diện của các công ty gây thiệt hại cho khách hàng, trong đó quy rõ trách nhiệm đơn vị quản lý trực tiếp với những cán bộ, nhân viên sai phạm.(18)
2.4.3 Chế tài hình sự
Hiện nay, theo số liệu thống kờ trên TTCK Việt Nam, chưa có vụ án hình sự nào về phạm tội chứng khoán. Phần lớn các vi phạm chỉ dừng lại ở mức độ hành chính. Tuy nhiên, tìm trong Bộ luật hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 15/1999/QH10 Điều 2 51 (Tội hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có), quy định: Người nào thông qua các nghiệp vụ tài chính, ngân hàng hoặc các giao dịch khác để hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có hoặc sử dụng tiền, tài sản đó vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động kinh tế khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp có tổ chức; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Phạm tội nhiều lần thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm.
Người phạm tội còn có thể bị tịch thu tài sản, phạt tiền đến ba lần số tiền hoặc giá trị tài sản được hợp pháp hoá, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
18 (http://www.ktdt.com.vn/newsdetail.asp?NewsId=119624&CatId=43)
2.5 Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động môi giới chứng khoán
Tại Điều 37- Mục 8, Luật Chứng khoán Việt Nam, SGDCK/TTGDCK có thể làm trung gian hoà giải theo yêu cầu của thành viên giao dịch khi phát sinh tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán. Vậy, khi phát sinh các tranh chấp liên quan đến hoạt động môi giới chứng khoán, các bên cũng có thể yêu cầu SGDCK/TTGDCK làm trung gian hòa giải hoặc tự hòa giải với nhau. Trường hợp các bên không tự hòa giải được, hoặc có bên thứ ba làm trung gian mà cũng không tự hòa giải được thì có thể đưa tranh chấp Trọng tài thương mại hoặc Tòa án kinh tế giải quyết. Pháp luật Việt Nam hiện hành có quy định: “Các tranh chấp phát sinh trong hoạt động chứng khoán và TTCK có thể được giải quyết thông qua thương lượng, hoà giải hoặc yêu cầu Trọng tài hoặc Toà án giải quyết theo quy
định của pháp luật” .(19)
Thẩm quyền và thủ tục giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt
động chứng khoán và TTCK nói chung và hoạt động môi giới tại trọng tài hoặc toà án được tiến hành theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự ngày 15/6/2004, Đ iều 29, thì tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm: Mua bán hàng hoá; Cung ứng dịch vụ; Phân phối; Đại diện, đại lý; Ký gửi; Thuê, cho thuê, thuê mua; Xây dựng; Tư vấn, kỹ thuật; Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa; Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển; Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; Đầu tư, tài chính, ngân hàng; Bảo hiểm; Thăm dò, khai thác và các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.
Như vậy, các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân không có đăng ký kinh doanh; Ví dụ tranh chấp
19 Theo quy định tại điều 31, Luật Chứng khoán
giữa CTCK và nhà đầu tư (thường là không có đăng ký kinh doanh) thì dựa trên văn bản pháp luật nào? Có lẽ là trên tinh thần của Bộ luật dân sự thì vẫn áp dụng Điều 29 nêu trên. Tuy nhiên, Điều luật này có một bất cập nhỏ quy định không hợp lý là ở chỗ: không cần thiết phải quy định hai điều kiện cùng một lúc là “ tổ chức có đăng ký kinh doan” và “ đều có mục đích lợi nhuận” . Theo thiển ý của tôi, nên thay từ “ và” bằng từ “ hoặc” thì hợp lý hơn. quy định như vậy, điều luật sẽ giải quyết được cả hai vấn đề: các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân có đăng ký kinh doanh và các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân không có đăng ký kinh doanh đều thuộc thẩm quyền của Toà án và do điều này quy định.
Về thẩm quyền của Trọng tài thương mại, được quy định tại Điều 2, Nghị định 25/2004/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2004, quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Trọng tài thương mại: Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại quy định tại khoản 3 Điều 2 của Pháp lệnh mà các bên tranh chấp là cá nhân kinh doanh hoặc tổ chức kinh doanh.
Tại khoản 3 Điều 2 của Pháp lệnh Trọng tài quy định: Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li - xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật.
Thực tế, chỳng ta chưa thấy có các tranh chấp liên quan đến đầu tư chứng khoán phát sinh giữa các nhà đầu tư và các CTCK được giải quyết tại Toà ỏn. Hầu hết các bất đồng nếu có thì thông thường các bên giải quyết bằng con đường tự thương lượng và hoà giải. Mặt khác, cũng vì TTCK nước
ta con non trẻ, hoạt động môi giới chứng khoán chưa phát sinh các vấn đề phức tạp nên nếu có phát sinh các tranh chấp liên quan đến hoạt động này thì các bên tự giải quyết mà không cần có sự can thiệp của tổ chức, cơ quan tố tụng khác.
Như vậy, từ những phân tích thực trạng quy định pháp luật Việt Nam về hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK, có thể nhận thấy rằng những quy định pháp lý cho hoạt động này nhìn chung là chặt chẽ. Tuy nhiên, trước những thay đổi không ngừng của thực tiễn, pháp luật dần dần cũng có những bất cập cần sửa đổi cho phù hợp hơn. Dựa vào Chương 2, Chương 3 sẽ đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK tại Việt Nam.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
3.1 Cơ sở hoàn thiện pháp luật về hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK tại Việt Nam
Cơ sở hoàn thiện pháp luật về hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK tại Việt Nam dựa trên những vấn đề sau đây:
3.1.1 Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
Sớm nhận thức được vai trò của TTCK, ngay từ những năm đầu của công cuộc cải tổ nền kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương xây dựng và phát triển TTCK có trật tự, ổn định dưới sự quản lý của Nhà nước trên cơ sở đạt được sự chín muồi về các điều kiện cần thiết nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn vốn của nền kinh tế. Ngày 28/11/1996 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/1996/NĐ-CP về thành lập UBCKNN với mục đích quản lý các hoạt động chứng khoán ở Việt Nam. Ngày 11/7/1998 Chính phủ ban hành Nghị định số 48/1998/NĐ-CP về chứng khoán và TTCK. Đây là văn bản có ý nghĩa quan trọng làm cơ sở pháp lý cho việc vận hành TTGDCK, một hình thức ban đầu nhằm đáp ứng nhu cầu huy động vốn dài hạn cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các công ty cổ phần, các doanh nghiệp cổ phần hoá có thể đưa cổ phiếu, trái phiếu có chất lượng cao vào giao dịch tại TTGDCK.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) Về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010, Đảng và Nhà nước tiếp tục đề cao vai trò huy động vốn của TTCK, đồng thời phát huy hơn nữa vai trò quản lý của Nhà nước và tính đồng bộ của pháp luật. Văn kiện xác định: “Thực hiện cơ chế Nhà
nước đầu tư vốn cho doanh nghiệp thông qua công ty đầu tư tài chính nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước huy động thêm vốn trên thị trường, nhất là TTCK để phát triển kinh doanh...” và “khẩn trương nâng cấp và thực hiện các biện pháp đồng bộ để phát triển nhanh TTCK thành một kênh huy động vốn dài hạn quan trọng trong nền kinh tế, đẩy nhanh và mở rộng diện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích hình thành các công ty cổ phần thuộc mọi thành phần kinh tế, kể cả các doanh nghiệp FDI, niêm yết cổ phiếu và huy động vốn qua TTCK. Hình thành đồng bộ thể chế về TTCK, tăng cường hỗ trợ của Nhà nước về kết cấu hạ tầng kỹ thuật,...”
Cùng với sự phát triển của TTCK, các quy định pháp luật điều chỉnh các hoạt động trên TTCK cũng dần được hoàn thiện. Luật Công ty và sau đó thay bằng Luật Doanh nghiệp (có hiệu lực từ tháng 7/2006); Luật Chứng khoán đầu tiên của Việt Nam đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp tháng 5/2006 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã tạo ra khung pháp lý tương đối hoàn thiện cho TTCK, góp phần làm cho các hoạt động của TTCK Việt Nam ngày càng minh bạch, công khai và góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Trong những năm gần đây, Chính phủ đã đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu hệ thống các ngân hàng thương mại. Đây được xem là một trong những giải pháp chủ yếu để duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế và lành mạnh hóa hệ thống tài chính. Việc đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước kết hợp với phát hành và niêm yết cổ phiếu của các doanh nghiệp này trên TTCK đã mang lại những thành công nhất định, góp phần phát triển TTCK.
Đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 đưa ra mục tiêu: Phát triển nhanh, đồng bộ, vững chắc thị trường vốn Việt Nam, trong đó, TTCK đóng vai trò chủ đạo. Phấn đấu đến năm 2020, thị trường vốn Việt Nam phát triển tương đương thị trường các