chính, ngân hàng. Đây là điều kiện cần. Bản thân người hành nghề môi giới chứng khoán cũng phải luôn giữ vững ý chí, bản lĩnh, nỗ lực học và làm. Có như vậy mới trở thành nhân viên môi giới giỏi và khẳng định niềm tin từ các nhà đầu tư. Theo một chuyên gia về chứng khoán và TTCK, một nhân viên môi giới giỏi cần hội tụ 3 yếu tố: Kiến thức cơ bản và chuyên sâu; kiến thức về nghề; kinh nghiệm thực tiễn.
3.2.3 Các quy định về đạo đức hành nghề của người môi giới chứng khoán và CTCK và trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Trong năm 2009, những quy định về đạo đức hành nghề cần phải xiết chặt hơn với mức phạt nặng hơn. Ngoài mức phạt tiền, chủ thể vi phạm còn phải tuân thủ việc khắc phục hoặc bồi thường thiệt hại, hậu quả gây ra. Vì hiện nay, các CTCK và người môi giới chứng khoán vi phạm không ít, nhất là những vi phạm về giao dịch, thực hiện lệnh mà vi phạm này là do người môi giới chứng khoán cố ý thực hiện.
Bên cạnh đó, các CTCK cũng cần phải tăng cường đào tạo cho nhân viên nâng cao đạo đức cho các nhân viên môi giới chứng khoán, lấy khách hàng làm trung tâm. Có như thế CTCK mới khẳng định niềm tin từ khách hàng, thu hút khách hàng trong một môi trường đầy tính cạnh tranh như hiện nay.
Vấn đề trách nhiệm của người hành nghề môi giới chứng khoán được quy định tại điều 81, Luật Chứng khoán. Tuy nhiên, quy định như vậy vẫn còn quá chung chung, không nêu rõ trách nhiệm của CTCK và nhân viên môi giới sẽ như thế nào nếu gây thiệt hại cho khách hàng. Các quy định tại
điều 81, Luật Chứng khoán phần lớn là các quy định về đạo đức.
Về vấn đề bồi thường thiệt hại được quy định tại điều 132, Luật Chứng khoán, việc quy định cũng quá chung chung, trong khi đó, hoạt
động môi giới chứng khoán là hoạt động đặc thù, khi xem xét đến các thiệt hại cũng không hề đơn giản. Do đó, pháp luật cần quy định vấn
đề này cụ thể hơn.
3.2.4 Quy định pháp luật về vốn pháp định đối với hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK
Có thể bạn quan tâm!
- Xử Lý Vi Phạm Liên Quan Đến Hoạt Động Môi Giới Chứng Khoán
- Giải Quyết Tranh Chấp Phát Sinh Từ Hoạt Động Môi Giới Chứng Khoán
- Những Bất Cập Của Pháp Luật Về Hoạt Động Môi Giới Chứng Khoán Của Ctck
- Pháp luật về hoạt động môi giới chứng khoán của công ty chứng khoán ở Việt Nam thực trạng và phương hướng hoàn thiện - 12
Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.
Hoạt động môi giới chứng khoán là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, vốn pháp định là vấn đề hết sức quan trọng. Pháp luật cần quy định mức vốn cụ thể là bao nhiêu sao cho hợp lý. Vì vốn điều lệ cần đảm bảo cho hoạt động kinh doanh chứng khoán là để khắc phục những sự cố mà CTCK gây ra cho khách hàng, ví dụ như việc ghép lệnh không đúng, lỗi sơ xuất của nhân viên môi giới, sự cố về cơ sở vật chất, kỹ thuật …
Mức vốn pháp định theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay là 25 tỷ đồng. Mức vốn này áp dụng cho các loại hình CTCK hiện tại là tương đối hợp lý, và càng hợp lý hơn so với quy định trước đây là 3 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong một tương lai không xa, khi TTCK phát triển và lượng CTCK liên doanh cùng với nước ngoài và khối lượng nhà đầu tư nước ngoài tăng lên hơn nữa thì mức vốn này cần phải thay đổi. Theo quy định của Thông tư số 90/2005/TTCK-BTC ngày 17/10/2005 hướng dẫn thi hành Quyết định số 238/2005/QĐ-BTC ngày 29/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào TTCK Việt Nam thì Tỷ lệ gúp vốn của tổ chức kinh doanh chứng khoỏn nước ngoài với đối tỏc Việt Nam để thành lập CTCK liờn doanh tối đa là 49% vốn điều lệ. Sở dĩ pháp luật quy định như vậy là hạn chế quyền kiểm soát công ty của người nước ngoài. Tuy nhiên, mới mức vốn 25 tỷ với người nước ngoài thì không lớn. Trong tương lai, nên chăng có sửa đổi tăng mức vốn pháp định đối với hoạt động môI giới chứng khoán, áp dụng chung cho các CTCK liên doanh và các CTCK trong nước. Luật Chứng khoán Trung Quốc quy định vốn pháp định đối với công ty môi giới chứng khoán là 50 triệu Nhân dân tệ (tương đương với khoảng 100 tỷ đồng Việt Nam).
3.2.5 Quy định pháp luật về cơ sở vật chất kỹ thuật, thời gian nhận lệnh và chuyển lệnh đến thị trường, về thời gian thanh toán
Về cơ sở vật chất, kỹ thuật của CTCK
Vấn đề cơ sở vật chất, kỹ thuật của CTCK là vấn đề hết sức quan trọng, nó quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động môi giới như chất lượng giao dịch, nhận lệnh, khớp lệnh, công bố thông tin… Vì giao dịch chứng khoán là giao dịch điện tử, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện truyền thông, các phương tiện kỹ thuật như máy tính, đường truyền điện tử, mạng internet…Nếu các giao dịch này vì sự cố nào đó do đường truyền (nhanh hoặc chậm) là đã gây thiệt hại không nhỏ cho người đầu tư.
Hiện nay, UBCKNN đã ban hành Quyết định 27/2007/QĐ-BTC quy
định về điều kiện hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật đối với các CTCK chuẩn bị thành lập. Tuy nhiên, các quy định pháp luật chưa thấy nhắc đến việc các CTCK đã thành lập và đang hoạt động phải có trách nhiệm nâng cấp, cải tiến các điều kiện vật chất để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của việc cung và cầu chứng khoán. Tất cả phụ thuộc vào khả năng và nhu cầu của CTCK. Trong môi trường cạnh tranh, các CTCK muốn thu hút khách hàng, muốn tồn tại thực sự trong TTCK thì phải tự mình thay đổi mình sao cho tốt hơn. Chính bản thân các nhà đầu tư cũng muốn giao dịch tại các CTCK có
điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại nhằm tránh những thiệt hại đáng tiếc do sự cố kỹ thuật gây ra. Ví dụ như khách hàng đặt lệnh bán lúc 9h nhưng do đường truyền kém, 11h lệnh mới được truyền đi. Trong khi đó, giá khớp lệnh tại từng thời điểm là khác nhau, nếu giá tại lúc 9h mà cao hơn giá lúc 11h thì đương nhiên khách hàng là người thiệt hại đầu tiên.
Về việc nhận lệnh và chuyển lệnh đến thị trường
Việc nhận lệnh giao dịch tuân thủ chặt chẽ quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 33 Quy chế tổ chức và hoạt động CTCK. Việc nhập lệnh của
khách hàng, của nhân viên công ty và lệnh tự doanh vào hệ thống giao dịch của SGDCK, TTGDCK phải theo đúng thứ tự và thời gian nhận lệnh và đúng quy trình giao dịch của công ty. Nghiêm cấm việc nhân viên CTCK chèn lệnh của khách hàng và có các hành vi vi phạm quy định ký quỹ giao dịch.
Khi nhận lệnh, phiếu lệnh (dưới các hình thức nhận lệnh trực tiếp, qua điện thoại, qua fax, qua mạng internet) đều phải có thông tin đầy đủ và chính xác theo đúng quy định tại Điều 33 Quy chế tổ chức và hoạt động CTCK, đặc biệt là có số thứ tự, thời gian nhận lệnh, chữ ký của khách hàng; thực hiện lập, quản lý, sử dụng, bảo quản và lưu trữ lệnh giao dịch chứng khoán theo đúng quy định pháp luật hiện hành đối với chứng từ kế toán
Tuy nhiờn, hiện nay việc nhận lệnh và chuyển lệnh hiện tại không hợp lý, các lệnh của khách hàng nếu được nhận từ phòng giao dịch hoặc đại lý nhận lệnh thì phải chuyển về chi nhánh hoặc trụ sở của CTCK sau đó các lệnh mới được chuyển lên SGDCK để khớp lệnh(21). Quy định như vậy là không cần thiết, vì hiện tại điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật của CTCK, thậm chí là của SGDCK chưa tốt. Nếu các lệnh cứ đi “ lòng vòng” như vậy thì sẽ làm cho việc khớp lệnh không được thực hiện một cách chính xác vì có lệnh tới trước có lệnh lại tới sau do sự cố kỹ thuật chuyển lệnh lên SGDCK gây ra. Điều này gây thiệt hại trực tiếp cho người đầu tư và ảnh hưởng lớn đến chất lượng giao dịch.
Quy định về thời gian thanh toán
Nhiều nhà đầu tư than phiền về việc áp dụng thời hạn thanh toán T+3 khiến cho họ bị mất cơ hội, bị thiệt thòi về sử dụng vốn. Khi nhà đầu tư thực hiện giao dịch vào ngày T thì đến ngày T+3 (cộng thêm 3 ngày), họ mới nhận được tiền hoặc nhận được cổ phiếu.
21 Điều 33, Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC).
Nói là T+3, nhưng thực chất đến ngày T+ 4 (5 ngày sau khi giao dịch) nhà đầu tư mới có thể bán lại khối lượng cổ phiếu mà mình đã mua, hoặc sử dụng tiền đã bán cổ phiếu để đầu tư tiếp. Lý do là đến chiều ngày T+3 nhà đầu tư mới nhận được tiền vào tài khoản hoặc nhận được cổ phiếu và đến T+4 họ mới có thể sử dụng để giao dịch tiếp.
Như vậy, nếu ngày T nhằm vào phiên giao dịch đầu tuần (ngày thứ 2) thì nhà đầu tư còn có cơ hội bán lại cổ phiếu đã mua, hoặc dùng tiền bán cổ phiếu để đầu tư tiếp vào phiên cuối tuần (thứ 6). Nếu mua bán vào các phiên giao dịch khác trong tuần (từ thứ 3 trở đi), thì phải chờ đến tuần sau.
Quy định T+3 còn làm cho nhà đầu tư bị thiệt thòi trong việc sử dụng vốn đầu tư của chính mình. Người mua cổ phiếu bị trích tài khoản ngay lập tức để thanh toán giao dịch; nhưng người bán phải chờ đến chiều ngày T+3 mới nhận được tiền vào tài khoản. Để có vốn đầu tư tiếp, nhiều người phải "tạm ứng" của CTCK hoặc vay ngân hàng.
Hiện nhiều CTCK có dịch vụ "tạm ứng" cho khách hàng đã bán cổ phiếu ngay trong ngày T, đến ngày T+3 CTCK sẽ trừ lại vào tài khoản khách hàng. Nhà đầu tư phải trả lãi 4 ngày với lãi suất tương đương với lãi suất cho vay của ngân hàng (khoảng 1%/tháng). Một số ngân hàng năng động đã nhìn thấy cơ hội này và mở dịch vụ cho vay. Eximbank chẳng hạn, vào đầu tháng 5 này đã mở dịch vụ "cho vay thanh toán ngày T".
Giải thích về quy định thanh toán T+3, Phó Giám đốc TTGDCK cho biết: Sau mỗi phiên giao dịch, các cơ quan có liên quan phải xử lý một loạt rất nhiều công việc để tiến hành thanh toán bù trừ. (22)
Những công việc này đòi hỏi phải thận trọng, chặt chẽ để tránh sai sót và tránh những hậu quả đáng tiếc. Trong điều kiện công nghệ và cơ chế quản lý hiện nay, các cơ quan có cố gắng tối đa cũng chỉ có thể thực hiện được trong thời hạn T+3. Trên thực tế, điều này khiến cho các nhà đầu tư
22 http://my.opera.com/smalldreams/blog/show.dml/1027111
thiệt thòi rất nhiều và họ vẫn mong mỏi các cơ quan ngành cổ phiếu sớm có cải tiến, sửa đổi, thời gian thanh toán có thể được rút ngắn thành T+1 hoặc T+2.
Trên đây là một số kiến nghị trong việc xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK trên TTCK Việt Nam. Trong điều kiện hiện nay, các quy định này phải được xây dựng đồng bộ, linh hoạt và chặt chẽ; đồng thời phù hợp với điều kiện kinh tế Việt Nam, quy luật thị trường và thông lệ quốc tế để hoà nhập với thị trường tài chính toàn cầu. Cũng giống như quy định pháp luật của một số quốc gia trên thế giới, ví dụ như Luật Chứng khoán của nước Bun-ga-ri, Luật Chứng khoán chỉ nên quy định các vấn đề mang tính cốt lõi, sau đó các văn bản dưới luật sẽ quy định chi tiết các vần đề nhỏ. Như ví dụ đã phân tích ở trên đây, các vấn đề được quy định tại Điều 62 và 63 Luật Chứng khoán về Điều kiện cấp Giấy phộp thành lập và hoạt động của CTCK, Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phộp thành lập và hoạt động của CTCK nên quy định ở Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC. Qua nghiên cứu, tác giả thấy rằng về Điều kiện cấp Giấy phộp thành lập và hoạt động của CTCK, Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phộp thành lập và hoạt động của CTCK quy định ở cả Luật Chứng khoán, Nghị định 14/2006/NĐ-CP và Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC, và cuối cùng cũng chỉ áp dụng Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC.
Một chuyên gia môi giới chứng khoán nhận định: “TTCK Việt Nam như một mảnh đất rộng lớn, màu mỡ, những gì hiện nay chỉ là lớp màng mỏng phủ trên. Thị trường đang đi những bước đầu để chuẩn bị chạy đà. Nghề broker cũng thế - chúng tôi đang chạy đà, một đường băng dài đang chờ phía trước”.
Nói như vậy có nghĩa là không chỉ về mặt thực tế hoạt động, mà trên bình diện pháp luật, các quy định pháp lý cũng đang cần phải hoàn thiện hơn để theo dần sự phát triển và hoàn thiện của hoạt động môi giới chứng khoán nói chung và nghề broker nói riêng.
Các CTCK trước mắt phải xây dựng hệ thống công nghệ hiện đại, hoàn thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng, thu hút các nhà đầu tư mới. Công nghệ phải đảm bảo tính bảo mật cũng như khả năng luân chuyển dữ liệu nhanh và liên tục.
Giai đoạn thị trường ảm đạm cũng là thách thức và cũng là cơ hội cho các CTCK tăng cường công tác đào tạo nghiệp vụ, chuyên môn cho đội ngũ nhân viên hướng tới mục tiêu phục vụ khách hàng tốt hơn, chuyên nghiệp hơn, nâng cao năng lực cạnh tranh. Các CTCK đang tích cực triển khai thêm nhiều dịch vụ, gia tăng các tiện ích cho khách hàng với mức phí hấp dẫn.
Hoạt động môi giới hiện nay đang là một trong các nghiệp vụ được các CTCK chú trọng và xem là một trong những hoạt động để nâng cao uy tín, thương hiệu và hiệu quả hoạt động. Trong những năm qua, hầu hết các CTCK không ngừng củng cố và hoàn thiện bộ máy tổ chức, mở rộng mạng lưới đại lý nhận lệnh, lập chi nhánh nhằm tiếp cận nhiều khu vực thị trường, thu hút nhiều nhà đầu tư.
Tuy nhiên, hoạt động môi giới chứng khoán của các CTCK hoạt động chưa được hiệu quả vì phần lớn đội ngũ nhân sự làm nghề này chưa thực sự giỏi. Các nhân viên môi giới chủ yếu làm các khâu nhập lệnh khớp lệnh. Tuy nhiên, đây cũng là điểm yếu chung của các nước có TTCK còn non trẻ vì đội ngũ nhân sự chưa được cọ sát với thực tiễn nhiều. Các CTCK hiện nay ở nước ta sau sự phát triển ồ ạt về số lượng thì nay đã tập trung nhiều vào chất lượng. Bên cạnh nghiệp vụ môi giới các nghiệp vụ khác đặc biệt là tự doanh và quản lý danh mục đầu tư cũng đem lại lợi nhuận không nhỏ cho các CTCK. Các CTCK ngày càng trở thành các tổ chức chuyên nghiệp trong phân tích và định giá chứng khoán cũng như những lợi thế về thông tin có được do hoạt động môi giới đem lại.
Các quy định pháp luật hiện tại của Việt Nam về chứng khoán và TTCK nhìn chung quy định tương đối đầy đủ. Trong sáu năm qua, Nhà nước ta đã khẳng định rất tốt vai trò quản lý các hoạt động chứng khoán và TTCK của mình, mà cụ thể là sự cố gắng nỗ lực của UBCKNN trong việc
điều hành và quản lý thị trường. Với sự ra đời của Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành, khung pháp lý cơ bản cho TTCK hoạt động đã tương đối hoàn thiện. Luật Chứng khoán đã thể hiện rất tốt vai trò của Nhà nước trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các loại giấy phép, giấy chứng nhận, thanh tra và xử lý vi phạm liên quan đến chứng khoán và TTCK.
Giữ một vai trò không thể thiếu được của TTCK, các CTCK vẫn tiếp tục sứ mệnh của mình và không ngừng củng cố và phát huy, đa dạng hoá các dịch vụ, nâng cấp cơ sở vật chất nhằm thu hút khách hàng, góp phần vào sự phát triển ổn định, an toàn và bền vững của TTCK nước nhà.
Chúng ta tin tưởng rằng, trong một tương lai không xa, TTCK nước ta thực sự là một kênh huy động vốn hữu hiệu cho các doanh nghiệp, là “ chiếc nhiệt kế” phản ánh chính xác và trung thực “ nhiệt độ” cđa nÒn kinh tÕ.