Cấu Trúc Ba Vùng Chính Của Mrna Nói Chung (A); Của Mrna Prokaryote (B) Và Mrna Eukaryote (C).



vùng mã hoá (coding region); và vùng 3' không được dịch mã (3'-UTR).

Các mRNA prokaryote và eukaryote khác nhau chủ yếu ở vùng mã hoá: mRNA prokaryote có dạng polycistron, còn mRNA eukaryote - monocistron và một số chi tiết ở các vùng 5'-và 3'-UTR (Hình 2.14b-c).


(a)

5'-UTR ׀← vùng mã hóa → ׀3'-UTR


Trình tự Shine-Dalgarno (SD) codon khởi đầu

5’ PuPuPuPuPuPuPuPu AUG

vùng được dịch mã

3’

(b)

AAU

codon kết thúc







Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.


5’

3’

vùng khởi động

các exon (các vùng trong hộp)

(promoter)

+1

các intron (giữa các exon)


vùng được phiên mã

mRNA trư7ởng thành

5'-m Gppp

A(A)nA-3'

vùng được dịch mã

(c)

Hình 2.14 Cấu trúc ba vùng chính của mRNA nói chung (a); của mRNA prokaryote (b) và mRNA eukaryote (c).

5.2. Các tRNA

Các tRNA có hai chức năng chính là mang amino acid và đọc mã trên mRNA. Có 86 tRNA ở E. coli. Hầu hết các tRNA có khoảng 75-80 nucleotide và có cấu trúc bậc hai mở rộng do các tương tác cặp base (A-U và G-C) ở một số đoạn của chúng cũng như cấu trúc bậc ba (không phải dạng siêu xoắn, mà nó có kiểu uốn gập thêm nữa trong không gian ba chiều). Trong thành phần nucleotide của các tRNA có khá nhiều base hiếm tập trung ở các vòng thân như: 5',6'-dihydrouridine (DHU), inosine (I), ribothymidine (T), pseudouridine () v.v. (Hình 2.15).

Nói chung, các phân tử tRNA thường rất giống nhau ở nhiều đoạn và khác nhau chủ yếu ở bộ ba đối mã (anticodon). Mỗi tRNA thường có 3-4 vòng trên thân (tính từ đầu 5') với chức năng khác nhau như sau:



(i) vòng DHU nhận biết aminoacyl-tRNA synthetase;

(ii) vòng anticodon đọc mã mRNA bằng sự kết cặp anticodon-codon;

(iii) vòng "phụ" (extra loop) có thể không có ở một số tRNA;

(iv) vòng TC nhận biết ribosome để đi vào đúng "vị trí A" .

Và cuối cùng, đoạn mạch thẳng -CCA ở đầu 3' là vị trí gắn vào của amino acid đã được hoạt hoá để tạo thành aminoacyl-tRNA.



Vị trí gắn amino acid


Các liên kết hydro

Anticodon

3 39 5 39 Hình 2 15 Cấu trúc của một tRNA trái và các chức năng chính của nó 5 3 1

3' 5'

Hình 2.15 Cấu trúc của một tRNA (trái) và các chức năng chính của nó.

5.3. Các rRNA và ribosome

Các rRNA cùng với các protein đặc thù là những thành phần cấu trúc nên các ribosome -"nhà máy" tổng hợp protein của tế bào. Ở vi khuẩn có 3 loại rRNA với hệ số lắng là 23S, 16S và 5S (Hình 2.16). Ở tế bào eukaryote có 4 loại rRNA với các hệ số lắng là 28S, 18S, 5,8S và 5S.

Các hợp phần cấu tạo các ribosome của prokaryote và eukaryote được giới thiệu ở Bảng 2.5. Mỗi ribosome hoàn chỉnh có hai tiếu đơn vị bé lớn. Tiểu đơn vị bé bám vào mRNA trước tiên trong dịch mã. Tiểu đơn vị lớn chứa hai vị trí: vị trí A là nơi bám vào của aminoacyl-tRNA và vị trí P

- tiếp nhận peptidyl-tRNA và có chứa peptidyl transferase.

Bảng 2.5 Thành phần cấu tạo của các ribosome (R) ở pro- và eukaryote



Thành phần

R 70S ở vi khuẩn

R 80S ở eukaryote

Tiểu đơn vị bé

rRNA

16S

18S


Protein

21 phân tử

33 phân tử

Tiểu đơn vị lớn

rRNA

23S + 5S

28S + 5S + 5,8S


Protein

35 phân tử

49 phân tử

Đường kính


18-20 nm

20-22 nm


Tiểu đơn vị bé


Tđv. lớn

(a) b Hình 2 16 Sơ đồ tổng quát của một ribosome với hai tiểu đơn vị 1 lớn và 2 2


b Hình 2 16 Sơ đồ tổng quát của một ribosome với hai tiểu đơn vị 1 lớn và 2 3

(b)

Hình 2.16 Sơ đồ tổng quát của một ribosome với hai tiểu đơn vị: 1- lớn và 2- bé (a); và các thành phần cấu trúc của một ribosome vi khuẩn (b).

V. Cơ chế dịch mã (translation)

1. Mã di truyền

1.1. Giải mã di truyền

Năm 1961, S.Brenner, F.Crick và L.Barnett đã phân tích chi tiết nhiều thể đột biến của phage T4 nhận được nhờ xử lý acridin, đã khẳng định đơn vị mã (codon) gồm ba nucleotide xác định một amino acid.

Cũng trong năm 1961, M. Nirenberg và H. Matthaei lần đầu tiên sử dụng mRNA nhân tạo có thành phần base biết trước được tổng hợp bằng enzyme polynucleotide phosphorylase và hệ thống tổng hợp là dịch chiết tế bào E. coli bao gồm đầy đủ các yếu tố cần thiết cho tiến hành giải mã di truyền (genetic code) in vitro. Với mRNA chỉ chứa toàn U, poly(U), chuỗi polypeptide sinh ra chỉ chứa toàn phenylalanine (Phe).

Sau đó, Khorana sử dụng các mRNA tổng hợp có chứa nhiều hơn một nucleotide được kết nối lặp lại để giải mã in vitro. Chẳng hạn, với mRNA nhân tạo chứa hai base là poly(UC) và thu được một polypeptide gồm hai amino acid luân phiên nhau là serine và leucine, poly(Ser-Leu). Việc giải mã di truyền được hoàn thành vào tháng 6/1966. Với công lao to lớn đó Khorana và Nirenberg được trao giải thưởng Nobel năm 1968 (Bảng 2.6).



Bảng 2.6 Mã di truyền (cho các codon trên mRNA theo chiều 5'→3')

1 2 Các đặc tính của mã di truyền mã bộ ba triplet code bộ ba mã hoá của mRNA 4

1.2. Các đặc tính của mã di truyền

- mã bộ ba (triplet code): bộ ba mã hoá của mRNA gọi là codon (mã) và bộ ba tương ứng của tRNA gọi là anticodon (đối mã).

- không gối lên nhau và được đọc theo chiều 5'→3'.

- có tính liên tục, không bị ngắt quãng (unpunctuated).

- có các codon khởi đầu (AUG) và kết thúc (UAA,UAG vàUGA).

- có tính thoái hóa (xem bảng 6.2); và sự đọc mã trên thực tế diễn ra theo nguyên tắc kết cặp linh hoạt anticodon (base 5')-codon (base 3').

- có tính phổ biến, thống nhất cho toàn bộ sinh giới.

2. Dịch mã

Dịch mã (translation) là quá trình sinh tổng hợp protein diễn ra trong tế bào chất, được chia làm hai giai đoạn sau đây.

2.1. Hoạt hoá amino acid

Đây là quá trình tạo nguồn các aminoacyl-tRNA cho dịch mã. Mỗi amino acid được đính vào tRNA thích hợp thông qua hai phản ứng nhờ enzyme aminoacyl-tRNA synthetase đặc thù cùng với ATP và Mg2+.

R−CH(NH2)−COOH + ATP → R−CH(NH2)−CO~AMP + PP R−CH(NH2)−CO~AMP + tRNA → R−CH(NH2)−CO~tRNA + AMP



2.2. Cơ chế của quá trình dịch mã (tổng hợp polypeptide)

Mở đầu (initiation): Quá trình dịch mã bắt đầu khi một tiểu đơn vị ribosome bé bám vào mRNA tại vị trí của codon khởi đầu AUG. Lúc này một phân tử tRNA khởi đầu đặc thù mang methionine (ở vi khuẩn là formyl-Met) đi vào và khớp anticodon của nó với codon mở đầu của mRNA. Kế đó, tiểu đơn vị ribosome lớn bám vào tiểu đơn vị bé tạo ra một ribosome hoạt động hoàn chỉnh. Lúc này Met-tRNA ở vị trí P và vị trí A để trống; một tRNA thứ hai (ví dụ, tRNAVal) đi vào vị trí A và khớp với codon thứ hai (hình 2.17A).

A

B

Liên kết peptid

C

D

Tách và giải phóng

Chuỗi gồm 8 amino acid

Nhân tố RF

Hình 2.17 Quá trình tổng hợp chuỗi polypeptide.

Kéo dài (elongation): Quá trình kéo dài bắt đầu sau khi liên kết peptide đầu tiên được hình thành. Phản ứng này được xúc tác bởi enzyme peptidyl transferase, và kết quả là tạo ra một peptidyl-tRNA ở vị trí A (hình



2.17B). Sau đó, ribosome lập tức chuyển dịch sang một codon mới dọc theo mRNA theo chiều 5'→3' (hình 2.17C). Phản ứng này đẩy phân tử tRNA tự do vốn ở vị trí P ra ngoài; lúc này peptidyl-tRNA nằm ở vị trí P và vị trí A lại để trống. Một chu kỳ dịch mã mới lại bắt đầu, một aminoacyl-tRNA thứ ba đi vào và khớp anticodon của nó với codon đang để trống ở vị trí A, một liên kết peptide thứ hai được hình thành, và ribosome lại dịch chuyển sang codon kế tiếp. Quá trình nói trên cứ diễn ra một cách tuần tự dọc theo mRNA làm cho chuỗi polypeptide dài dần ra cho đến dịch mã xong codon có nghĩa cuối cùng.

Kết thúc (termination): Quá trình tổng hợp polypeptide sẽ dừng lại khi codon kết thúc của mRNA đối diện với vị trí A. Lúc này nhân tố giải phóng RF (release factor) đi vào (Hình 2.17D); chuỗi polypeptide được tách ra và phóng thích cùng với hai tiểu đơn vị ribosome cũng như tRNA ra khỏi mRNA.

Lưu ý:

(1) Thực ra, trên một mRNA có rất nhiều ribosome cùng hoạt động, gọi là polysome, tạo ra nhiều polypeptide giống nhau.

(2) Trên nguyên tắc, amino acid mở đầu sẽ được cắt bỏ khỏi chuỗi polypeptide. Tuy nhiên, ở các eukaryote không phải lúc nào amino acid mở đầu này cũng bị tách bỏ, mà trong một số protein nó vẫn được giữ lại.

(3) Sau tổng hợp, các chuỗi polypeptide sẽ được sửa đổi và chuyển sang các bậc cấu trúc cao hơn để trở thành các protein chức năng. Thực ra sự biến đổi sau dịch mã còn có các chaperone và nhiều cơ chế tác động phức tạp khác nữa.

Hình 2 18 Vi ảnh điện tử chỉ ra tính đồng thời của hai quá trình phiên mã và 5

Hình 2.18 Vi ảnh điện tử chỉ ra tính đồng thời của hai quá trình phiên mã và dịch mã ở tế bào vi khuẩn (Nguồn: Kimball 2004).

4

(4) Tham gia vào các bước mở đầu, kéo dài và kết thúc còn có các yếu tố protein, với tên gọi tương ứng là các nhân tố mở đầu, kéo dài, và giải phóng cùng với ATP, GTP và các ion Mg2+, K+ và NH+ .

(5) Trong các tế bào prokaryote, các ribosome và các aminoacyl-tRNA sẽ bám vào đầu 5' của mRNA để bắt đầu quá trình dịch mã trong khi ở đầu



3' của nó quá trình phiên mã đang còn tiếp diễn. Ngược lại, ở các tế bào eukaryote, các pre-mRNA phải trải qua sửa đổi sau phiên mã ở trong nhân, còn dịch mã diễn ra sau đó trong tế bào chất (Hình 2.18).

(6) Về RNA đối nghĩa (antisense RNA), đây là loại RNA thấy có ở nhiều hệ thống, nhưng rất phổ biến ở các vi khuẩn. Nó được tổng hợp từ sợi đối nghĩa của gene, nên bổ sung với mRNA và có thể tạo thành một sợi kép với nó để gây kìm hãm dịch mã. Vì vậy RNA đối nghĩa còn được gọi là RNA bố sung gây nhiễu mRNA, và được ứng dụng hiệu quả trong điều trị ung thư.


Câu hỏi và Bài tập

1. Mô hình Watson-Crick cho phép giải thích các kết quả của Chargaff như thế nào và gợi ý khả năng tự tái bản của DNA ra sao?

2. Thế nào là nguyên tắc bổ sung? Nguyên tắc này được biểu hiện như thế nào trong các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử? và có ý nghĩa gì?

3. Phân tích vai trò các enzyme và cơ chế tái bản DNA ở prokaryote.

4. Phân tích đặc điểm cấu trúc của RNA polymerase, promoter và cơ chế phiên mã ở prokaryote.

5. Nêu vai trò của các yếu tố tham gia vào quá trình sinh tổng hợp protein của tế bào và giải thích cơ chế dịch mã dựa trên sự tương tác giữa các aminoacyl~tRNA, mRNA và ribosome.

6. Bằng thực nghiệm vấn đề mã di truyền đã được giải quyết như thế nào? Phân tích các đặc tính của mã di truyền và cho ví dụ.

7. Phân tích sự phù hợp giữa cấu trúc và chức năng của các loại RNA.

8. (a) Hàm lượng GC của DNA phage T3 là 53%. Bạn sẽ kỳ vọng hàm lượng G+C của mRNA T3 ra sao? (b) Nếu biết được hàm lượng purine của DNA phage T3 và không biết mạch nào làm khuôn, có thể dự đoán hàm lượng purine của mRNA T3 hay không? Tại sao, hoặc tại sao không?

9. Nếu sử dụng các phân tử mRNA nhân tạo có thành phần gồm các cụm gồm ba hoặc bốn nucleotide lặp lại dưới đây để tiến hành tổng hợp protein in vitro, thành phần amino acid thu được từ các polypeptide sẽ như thế nào? Có trường hợp nào không tổng hợp được protein? Tại sao?

(a) (UUC)n ; (b) (UAC)n ; (c) (GAUA)n ; (d) (GUAA)n.

10. So sánh cấu trúc của một gene và bản sao RNA tương ứng của nó

ở các prokaryote và eukaryote.



Tiếng Việt

Tài liệu Tham khảo

Phạm Thành Hổ. 2000. Di truyền học. Tái bản lần II, NXB Giáo Dục.

Hoàng Trọng Phán. 1995. Một số vấn đề về Di truyền học hiện đại (Tài liệu BDTX cho giáo viên THPT chu kỳ 1993-1996). Trường ĐHSP Huế.

Hoàng Trọng Phán. 1997. Di truyền học Phân tử. NXB Giáo Dục.

Tiếng Anh

Bastia D, Manna AC, Sahoo T. 1997. Termination of DNA replication in prokaryotic chromosomes. In: Genetic Engineering, Vol. 19. (Setlow JK Ed.) pp 101-119. Plenum Press, New York, USA.

Cambridge Healthtech Institut. 2005. Gene Definition; RNA Glosary. http://www.healthtech.com

Charlebois, R. 1999. Organization of the Prokaryotic Genome. ASM Press, Washington, D.C.

Chen C. 1996. www.ym.edu.tw/ig/cwc/end_troubles/End_Troubles.html

Cole, S., and I. Saint-Girons. 1999. Bacterial genomes - all shapes and sizes. In R. Charlebois (ed.), Organization of the prokaryotic genome, pp. 35-62. ASM Press, Washington DC.

Cooper DN. 2004. Gene structure, function and expression. www.cardiff.ac.uk/medicine/medical_genetics/study/medical_teaching/

DOE Microbial Genome Program Report. 2005. http://www.www.ornl.gov/hgmis/publicat/microbial/13doeproj.html

Greider CW and Blackburn EH. 1996. Telomere, Telomerase and Cancer.

Scientific American, 2/96, p.92: < http://www.genethik.de/telomerase.htm >

Kelman Z, O'Donell M. 1994. DNA replication: enzymology and mechanisms. In: Current Opinion in Genetics & Development (Stillman B and Green M, eds.),Vol.4(2): 185-195. Current Biology Ltd, UK.

Kimball J. 2004. http://users.rcn.com/jkimball.ma.ultranet/BiologyPages/

Kobryn K, Chaconas G. 2001. The circle is broken: telomere resolution in linear replicons. Curr Opin Microbiol. 4(5): 558-564.

Lewin B. 1999. Genes VI. Oxford University Press, Oxford.

Miller, J. 1992. A short course in bacterial genetics handbook. Cold Spring Harbor Laboratory Press, NY.

Peterson, S., and C. Fraser. 2001. The complexity of simplicity. Genome Biology 2: 1-8.

Xem tất cả 226 trang.

Ngày đăng: 11/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí