Phân Loại Theo Hoạt Động Của Nhà Môi Giới Chứng Khoán

Bước 1: Mở tài khoản.

Trước khi nhận lệnh của khách hàng, công ty chứng khoán phải yêu cầu khách hàng mở tài khoản giao dịch tại công ty đó. Tài khoản đó có thể là tài khoản giao dịch hoặc tài khoản ký quỹ. Tài khoản giao dịch để dùng cho các giao dịch thông thường, qua đó khách hàng khi mua chứng khoán được yêu cầu trả đủ tiền trước thời hạn thanh toán do Sở giao dịch quy định. Tài khoản ký quỹ dùng cho giao dịch ký quỹ, qua đó khách hàng có thể vay tiền công ty để mua chứng khoán. Với giao dịch ký quỹ, công ty chứng khoán không chỉ hưởng hoa hồng mua bán hộ chứng khoán mà còn được thu lãi trên số tiền cho khách hàng vay. Sở dĩ phải có hai loại tài khoản như vậy là vì yêu cầu quản lý đối với giao dịch ký quỹ khác với yêu cầu quản lý đối với giao dịch thông thường.

Bước 2: Nhận đơn đặt hàng.

Sau khi tài khoản đã mở, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch trên tài khoản của mình bằng cách gửi lệnh mua bán chứng khoán đến công ty môi giới. Hình thức đặt lệnh có thể bằng điện thoại, bằng telex hay bằng phiếu lệnh.

Có thể xảy ra những sai sót khi nhận lệnh, đặc biệt là nhận qua đường điện thoại, cho nên lệnh đặt hàng phải đảm bảo rõ ràng và chính xác. Nếu là lệnh đặt mua, công ty phải đề nghị khách hàng ký quỹ một mức tiền nhất định trên tài khoản của khách hàng ở công ty. Nếu là lệnh bán, công ty sẽ đề nghị khách hàng xuất trình số chứng khoán muốn bán để kiểm tra trước khi thực hiện lệnh đặt hàng hoặc đề nghị khách hàng phải ký quỹ một phần số chứng khoán cần bán theo một tỷ lệ do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quy định.

Phòng môi giới chứng khoán của công ty sau khi phân loại các lệnh mua bán và hoàn tất thủ tục ban đầu thỏa thuận với khách hàng như mức ký quỹ, hoa hồng, lệ phí… sẽ thông báo bằng điện thoại, telex hoặc fax cho thư ký văn phòng đại diện của công ty chứng khoán có mặt tại quầy giao dịch trong Sở giao dịch chứng khoán hoặc là thị trường OTC.

Bước 3: Thực hiện lệnh đặt hàng.

Khi bước nhận lệnh đã hoàn thành, công ty chứng khoán bắt đầu chuyển sang bước tiếp theo là thực hiện lệnh theo yêu cầu của khách hàng. Nếu chứng

khoán mua hoặc bán không thuộc loại giao dịch, theo phương pháp đấu giá, sẽ được chuyển lên phòng môi giới của Sở giao dịch chứng khoán. Tại đây các lệnh mua bán sẽ được thực hiện theo phương pháp bán giá dò tìm qua hệ thống máy tính.

Sau khi đã xác định được giá của chứng khoán cần bán hay cần mua, theo đơn đặt hàng do người môi giới chứng khoán của công ty chứng khoán chuyển đến, nhân viên của Sở giao dịch chứng khoán sẽ công bố kết quả trên bảng điện. Nội dung thỏa thuận mua bán sẽ được lưu giữ tại hệ thống thông tin của Sở giao dịch chứng khoán và được chuyển đến bộ phận quyết toán.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Nếu là lệnh đặt hàng được thực hiện trên thị trường OTC, nội dung tiến hành bước này cũng tương tự như ở Sở giao dịch chứng khoán, song việc quản lý nhà nước có phần lỏng lẻo hơn và không đảm bảo chắc chắn bằng Sở giao dịch chứng khoán cho các khoản giao dịch.

Bước 4: Xác nhận cho khách hàng và cấp giấy xác nhận vào sổ theo dõi.

Phát triển hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán VNS - 5

Sau khi lệnh đã được thực hiện xong, công ty chứng khan gửi cho khách hàng một phiếu xác nhận các kết quả giao dịch, bao gồm giá, số lượng chứng khoán đã thực hiện, mức phí phải trả, ngày thanh toán và ngày giao nhận, lãi vay tiền mua chứng khoán (nếu có).

Xác nhận này có tính pháp lý rất cao. Nó đóng vai trò là hóa đơn của giao dịch giữa công ty và khách hàng. Những sai sót trong xác nhận kết quả có thể dẫn đén sự không hài lòng và khiếu nại của khách hàng.

Thông thường, các công ty môi giới chứng khoán trong ngày làm việc hôm sau ngày mua hoặc bán chứng khoán. Xác nhận này cũng giống như một hóa đơn hẹn ngày thanh toán với khách hàng. Đến ngày thanh toán thì người mua sè giao tiền, người bán sẽ giao chứng khoán, công ty chứng khoán sẽ vào sổ và giao biện nhận cho khách hàng. Sau đó, công ty chứng khoán sẽ chuyển tới bộ phận quyết toán của Sở giao dịch hoặc Trung tâm giao dịch của thị trường OTC để hoàn tất thủ tục thanh toán.

Bước 5: Thanh toán và giao hàng.

Đến ngày thanh toán, các thủ tục chuyển tiền và giao nhận chứng khoán phải được hoàn tất. Nếu chứng khoán là chứng chỉ thì người bán phải chuyển chứng

khoán cho người môi giới thực hiện lện bán, người mua chuyển tiền vào tài khoản người môi giới thực hiện lệnh mua. Với hệ thống thanh toán hiện đại, khách hàng đặt lệnh mua bán chứng khoán với công ty chứng khoán đều mở tài khoản để giao dịch, do đó thanh toán các khoản tiền mua bán chứng khoán đều thực hiện bằng chuyển khoản.

Đối với khách hàng mua chứng khoán, sẽ nhận được một giấy chứng nhận quyền sở hữu về số chứng khoán cho công ty bảo quản chứng khoán xác nhận. Số chứng khoán này nằm trong tài khoản lưu trữ chứng khoán mà công ty chứng khoán đã mở tại công ty bảo quản.

Đối với người bán chứng khoán, sẽ nhận được một giấy báo có trên tài khoản của mình ở công ty chứng khoán hoặc thông qua ngân hàng đại diện của khách hàng.

4. Các loại hình Môi giới chứng khoán

Tùy theo quy định của mỗi nước, cách thức hoạt động của từng Sở giao dịch chứng khoán mà người ta có thể phân chia thành nhiều loại nhà môi giới khác nhau.

4.1. Phân loại theo loại dịch vụ cung cấp

Dựa vào loại dịch vụ cung cấp thì có hai loại môi giới sau:

Môi giới toàn phần (Full – service).

Là những người môi giới chứng khoán có thể cung cấp đầy đủ các dịch vụ có liên quan đến chứng khoán cho khách hàng như: đại diện cho khách hàng để mua hoặc bán chứng khoán; thay mặt khách hàng giải quyết mọi vấn đề liên quan đến chứng khoán của khách hàng… Họ cung cấp một dải dịch vụ hoàn hảo, từ việc đưa ra những kết quả nghiên cứu, phân tích, cho lời khuyên, đến việc theo dõi tài khoản và kịp thời đưa ra những khuyến nghị cần thiết cho khách hàng. Tóm lại, với tư cách là một cố vấn tài chính, người môi giới dịch vụ đầy đủ có thể phục vụ người đầu tư với nhiều ý tưởng tốt và sản phẩm tốt, giúp nhà đầu tư giải quyết các vấn đề của mình.

Môi giới giảm giá (Discount – service).

Là những người môi giới chỉ cung cấp một số ít dịch vụ, tùy theo sự ủy nhiệm của khách hàng. Hoạt động chủ yếu của họ là giúp khách hàng thực hiện lệnh

mua, bán chứng khoán. Những người môi giưới chứng khoán này thích hợp với nhà đầu tư tự mình đưa ra các quyết định mua, bán mà không cần lời khuyên hay kết quả nghiên cứu đầu tư của nhà môi giới chứng khoán. Tuy nhiên, với loại hình môi giới chứng khoán này, nhà đầu tư dễ gặp rủi ro hơn so với loại hình môi giới chứng khoán toàn phần.

4.2. Phân loại theo hoạt động của nhà môi giới chứng khoán

Theo hoạt động của nhà môi giới chứng khoán có thể phân thành bốn loại sau:

Các nhà môi giới được ủy nhiệm thừa hành (hay người môi giới tại sàn giao dịch).

Hầu hết họ là nhân viên của một công ty chứng khoán – thành viên chính của Sở giao dịch chứng khoán. Theo hình thức này, công ty chứng khoán tính cho khách hàng của mình tỷ lệ hoa hồng trên các dịch vụ của công ty. Hoạt động của họ là thực hiện các lệnh cho khách hàng của công ty chứng khoán, thành viên của Sở giao dịch chứng khoán, nên họ được gọi là nhà môi giới ủy nhiệm hay nhà môi giới trên sàn giao dịch. Họ làm việc hưởng lương của các công ty và được bố trí để thực hiện các lệnh mua bán cho các công ty chứng khoán hay khách hàng của công ty trên sàn giao dịch. Vì thế, họ cũng được gọi theo một tên chung khác là môi giới trên sàn (Floor Brocker). Một công ty chứng khoán sẽ cử một người môi giới ủy nhiệm làm chủ chỗ ngồi của công ty chứng khoán thuê tại Sở giao dịch chứng khoán.

Nhà môi giới độc lập (hay nhà môi giới hai đôla).

Nhà môi giới hai đôla là một thành viên của Sở giao dịch chứng khoán, nhưng là một nhà môi giưới chứng khoán độc lập, không thuộc về một công ty nào. Nhà môi giới hai đôla có thể sở hữu hoặc mua chỗ cho mình tại Sở giao dịch chứng khoán và thực hiện các lệnh giao dịch cho bất kỳ một công ty môi giới nào thuê mình. Trong trường hợp một nhà môi giới chứng khoán của một công ty chứng khoán không có khả năng thực hiện các lệnh giao dịch của công ty, hoặc vắng mặt trong phòng giao dịch, người này có thể chuyển một số lệnh cho người môi giới độc lập. Công ty chứng khoán sẽ trả cho nhà môi giới độc lập một khoản phí cho các dịch vụ mà anh ta cung cấp. Trước đây khoản phí trả cho nhà môi giới độc lập là 2

đôla cho 100 cổ phiếu mua bán hộ công ty chứng khoán (điều này giải thích tại sao lại có tên gọi là nhà môi giới hai đôla). Tuy nhiên hiện nay, khoản phí của các nhà môi giới độc lập thường lơn hơn 2 đôla.

Người môi giới hai đôla thực hiện lệnh mua bán của những người môi giới ủy nhiệm khi những người này quá bận rộn, không thể thực hiện hết tất cả các lệnh nhận được từ công ty của họ. Người môi giới hai đôla hoạt động cho bất cứ công ty nào, mua bán bất cứ loại chứng khoán gì và được hưởng hoa hồng từ việc đó.

Nhà giao dịch chứng khoán có đăng ký (Registered Floor Trader).

Một số người mua chỗ trên Sở giao dịch chứng khoán chỉ nhằm mục đích mua bán chứng khoán cho chính bản thân họ. Những người này được gọi là nhà giao dịch chứng khoán có đăng ký, không thuộc về một công ty môi giới nào và cũng không làm việc cho một công ty môi giới nào. Tuy nhiên, do sự gia tăng các nguyên tắc và các quy định nên hoạt động của họ bị hạn chế rất nhiều. Ngày nay, các nhà giao dịch chứng khoán này hoặc hỗ trợ cho các nhà môi giới chuyên môn với tư cách là những người tạo lập thị trường hoặc hoạt động như là nhà môi giới hai đôla.

Người giao dịch có dăng ký thực hiện lệnh mua bán với tài khoản của chính họ và tự gánh chịu mọi rủi ro. Họ ít khi thực hiện lệnh của khách hàng, nhưng nếu nhận lệnh của khách hàng thì phải ưu tiên cho khách hàng trước.

Nhà môi giới chứng khoán chuyên môn (hay các chuyên gia – Specialist).

Mỗi chứng khoán niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán chỉ được buôn bán trên một vị trí nhất định trong phòng giao dịch, vị trí này được gòi là quầy. Trong mỗi quầy có một số nhà môi giới được gọi là những nhà môi giới chuyên môn. Họ chịu trách nhiệm mua bán một loại chứng khoán nhất định, đã được Hội đồng quản trị của Sở giao dịch chứng khoán phân công. Những người tụ tập chung quanh các vị trí gia dịch của các chuyên gia được gọi quen là nhóm giao dịch (Trading Crowd). Nhà môi giới chuyên môn thực hiện hai chức năng chủ yếu là thực hiện các lệnh giao dịch và tạo lập thị trường.

Thông thường, các nhà môi giới chuyên môn thực hiện các lệnh giao dịch theo giá hạn mức. Khi đó, họ đóng vai trò là một nhà môi giới chứng khoán và nhận được các khoản phí môi giới thông thường hoặc tiền hoa hồng trên các dịch vụ mà họ cung cấp.

Một chức năng khác mà nhà môi giới chứng khoán chuyên môn thực hiện là hỗ trợ việc duy trì một thị trường ổn định đối với loại chứng khoán mà anh ta được phân công bằng cách mua bán chứng khoán với tư cách một nhà giao dịch để thu hẹp chênh lệch giữa giá mua và giá bán.

5. Phát triển hoạt động Môi giới của công ty chứng khoán

Sự phát triển của hoạt động môi giới chứng khoán tại một công ty chứng khoán được đánh giá bằng các chỉ tiêu.

Đối với công ty chứng khoán, việc đánh giá chất lượng hoạt động môi giới chính là để nhằm phát triển nó. Vì vậy, công ty chứng khoán không thể chỉ đánh giá những lợi ích hiện tại mà hoạt động môi giới đem lại mà còn đánh giá tiềm năng phát triển của nó trong tương lai. Điều đó có nghĩa là công ty phải quan tâm đến khả năng làm thỏa mãn lợi ích cho khách hàng của hoạt động này cũng như vai trò của nó đối với nền kinh tế. Do đó, hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động môi giới bao gồm không những các chỉ tiêu xét trên lợi ích mà công ty đạt được từ hoạt động môi giới mà còn bao gồm cả những chỉ tiêu phản ánh lợi ích mà hoạt động mô giới chứng khoán đã đem lại cho khách hàng và cho nền kinh tế.

Thực tế hiện nay, Việt Nam chưa có một hệ thống các chỉ tiêu thống nhất nào phản ánh hoàn toàn chính xác chất lượng hoạt động môi giới chứng khoán. Tuy nhiên, theo người viết tìm hiểu, chất lượng hoạt động môi giới chứng khoán có thể được đánh giá bằng cách xem xét một số chỉ tiêu sau.

5.1. Chỉ tiêu định tính

Chất lượng hoạt động môi giới của công ty chứng khác được đânhs giá theo chỉ tiêu định tính được thể hiện ở khả năng hoạt động, tính chuyên nghiệp của sản phẩm – dịch vụ, mức độ tác động của hoạt động môi giới chứng khoán tới các hoạt động khác.

Khả năng hoạt động.

Khả năng hoạt động của hoạt động môi giới thể hiện ở chỗ hoạt động môi giới của công ty chứng khoán có thể cung cấp và làm thỏa mãn những đối tượng khách hàng nào, quy mô khách hàng, tính chuyên nghiệp của nhân viên môi giới, quy mô và không gian của sàn giao dịch, cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ phần mềm mà công ty đang sử dụng…

Tính chuyên nghiệp của sản phẩm dịch vụ.

Công ty chứng khoán thực hiện việc cung cấp những sản phẩm trọn gói (từ việc đưa ra những kết quả nghiên cứu, phân tích, cho lời khuyên đến việc theo dõi tài khoản và kịp thời đưa ra những khuyến nghị cần thiết cho khách hàng) hay công ty chủ yếu giúp khách hàng thực hiện lệnh mua bán chứng khoán và thu về một khoản hoa hồng nhỏ mà nó chỉ phản ánh chi phí cho việc thực hiện giao dịch.

Mức độ tác động của hoạt động môi giới tới các hoạt động khác.

Khi hoạt động môi giới được thực hiện với chất lượng tố sẽ kéo theo các hoạt động khác như hoạt động phân tích chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký chứng khoán… phát triển và ngược lại. Bởi vì những nghiệp vụ của công ty chứng khoán không phải hoàn toàn tách rời nhau mà chúng có mối quan hệ tương hỗ với nhau.

5.2. Chỉ tiêu định lượng

Chỉ tiêu định lượng đánh giá chất lượng hoạt động môi giới chứng khoán được thể hiện cụ thể như sau:

Doanh số từ hoạt động môi giới.

Là tổng giá trị giao dịch khớp lệnh tại một công ty chứng khoán. Doanh số từ hoạt động môi giới nếu tăng lên qua các năm thì thể hiện rằng quy mô hoạt động môi giới tăng lên. Điều đó cho thấy hoạt động môi giới đang trong quá trình phát triển và đang được mở rộng, cũng có nghĩa là chất lượng hoạt động môi giới ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên cần phải kết hợp phân tích các chỉ tiêu khác để đảm bảo việc đánh giá được chính xác.

Doanh thu từ hoạt động môi giới.

Là tổng giá trị mà công ty thu được từ phí môi giới mà khách hàng trả khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ của hoạt động môi giới của công ty. Doanh thu từ hoạt động môi giới được phân tích ngoài số tuyệt đối còn phải được xem xét trong mối tương quan với doanh thu từ các hoạt động khác của công ty chứng khoán, tức là tỷ trọng doanh thu từ hoạt động môi giới trong tổng doanh thu của công ty. Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời và vị trí của hoạt động môi giới trong công ty chứng khoán.

Chi phí môi giới.

Đây là chỉ tiêu phản ánh các khoản tiền mà công ty chứng khoán đã bỏ ra để thực hiện việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ môi giới nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Chi phí cho hoạt động môi giới không những phản ánh số tiền mà công ty chứng khoán đã chi trả trong hoạt động môi giới mà còn cho thấy mức độ hiệu quả của hoạt động môi giới. Nếu chi phí cho hoạt động này mà lớn thì hoạt động môi giới không hiệu quả. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn vào chỉ tiêu này mà đánh giá hiệu quả của hoạt động môi giới thì sẽ là phiến diện, có khi còn mang lại kết quả không chính xác. Vì, nếu một công ty chứng khoán có quy mô hoạt động càng lớn, số lượng tài khoản giao dịch của khách hàng càng lớn thì tất nhiên chi phí cho hoạt động môi giới phải lớn hơn nhiều lần so với một công ty chứng khoán nhỏ hơn.

Lãi thu được từ hoạt động môi giới.

Đây cũng là một chỉ tiêu hết sức quan trọng, cho biết khả năng sinh lời của hoạt động môi giới. Lãi từ hoạt động môi giới là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí đã bỏ ra để đạt được doanh thu đó khi thực hiện nghiệp vụ môi giới theo yêu cầu của khách hàng.

Với 3 chỉ tiêu là doanh thu, chi phí và lãi, ta có được mối quan hệ sau:

Doanh thu môi giới = Chi phí môi giới + Lãi từ hoạt động môi giới

Từ công thức trên có thể thấy rằng mặc dù có thể doanh thu từ hoạt động môi giới rất lớn nhưng nếu chi phí bỏ ra để có được doanh thu đó cũng cao thì lãi thu được ít, và như thế hoạt động môi giới không thật sự được hiệu quả, càn phải tìm ra giải pháp để giảm chi phí cho hoạt động này.

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 07/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí