Những Bất Cập Của Pháp Luật Về Hoạt Động Môi Giới Chứng Khoán Của Ctck

nước trong khu vực. Vì vậy, thị trường vốn nói chung và TTCK nói riêng sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, ưu đãi và khuyến khích phát triển của Chính phủ.

Việt Nam đang trong giai đoạn xây dựng, phát triển nền kinh tế nên nhu cầu về vốn rất lớn. Vai trò huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế đang được chuyển dần từ hệ thống ngân hàng sang thị trường vốn. Vì vậy, TTCK sẽ tăng trưởng mạnh trong tương lai. Các CTCK có những cơ hội hết sức thuận lợi để có thể tồn tại và phát triển, đó là:

- Nền kinh tế Việt Nam được dự báo là sẽ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong các năm tới, môi trường chính trị ổn định và môi trường đầu tư ngày càng thuận lợi. Việt Nam đã trở thành thành viên đầy đủ của WTO đã mang lại những cơ hội lớn trong việc đẩy mạnh phát triển thương mại, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam…

- Hệ thống pháp lý dần được hoàn thiện với việc Quốc hội đã ban hành Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và Luật Chứng khoán...

- Tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước đang được đẩy nhanh với việc cổ phần hóa những doanh nghiệp lớn thuộc các ngành kinh tế quan trọng. Theo lộ trình từ năm 2006-2010, sẽ tiếp tục cổ phần hóa khoảng 1.700 DNNN với quy mô vốn đạt khoảng 270.000 tỷ đồng. Trong đó bao gồm các doanh nghiệp có quy mô rất lớn như: Mobilfone, Vinaphone; Viettel; Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển, Ngân hàng Công thương; Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long, ….

- Sự phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế tư nhân đã và sẽ tiếp tục đặt ra yêu cầu huy động vốn để tái cấu trúc tài chính, phục vụ cho đầu tư phát triển, chuyển đổi mô hình hoạt động thì yêu cầu tư vấn về các vấn đề

tổ chức và quản trị công ty, các hoạt động mua bán, sáp nhập… sẽ chắc chắn được mở rộng và phát triển nhanh chóng nhằm để cho Doanh nghiệp có thể cạnh tranh trong quá trình tham gia hội nhập quốc tế.

3.1.2 Yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế

Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào cuối năm 2006, trở thành thành viên chính thức của WTO và bắt đầu phải thực hiện các cam kết quốc tế trong đó có những cam kết trong việc thực thi pháp luật về doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là: Pháp luật Việt Nam nói chung và TTCK nói riêng phải thông thoáng, đồng bộ và chặt chẽ; Các loại hình doanh nghiệp được đối xử bình đẳng. Điều này đã tạo ra những cơ hội và thách thức to lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam và cho cả nền kinh tế. Cơ hội tiếp cận và tham gia với quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới và những thách thức to lớn khi các doanh nghiệp phải đương đầu với sự cạnh tranh quyết liệt hơn, phải chấp nhận những luật chơi khắc nghiệt hơn trong bối cảnh quy mô nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam còn quá nhỏ.

Thêm vào đó, Việt Nam đang được các nhà đầu tư nước ngoài coi là địa điểm tốt mở rộng sản xuất, giảm bớt rủi ro trong đầu tư vì Việt Nam có một nền kinh tế đầy tiềm năng, môi trường chính trị ổn định. Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đồng thời cũng cần phát triển mạnh thị trường tài chính để thu hút nguồn vốn đầu tư gián tiếp trong và ngoài nước, tiếp tục thực hiện những chính sách ưu đãi thông thoáng cho nhà đầu tư nước ngoài (như chính sách miễn giảm thuế, giao đất dài hạn và giảm giá thuê đất cho các dự án đầu tư nước ngoài, chính sách một giá đối với các dịch vụ độc quyền cung cấp nhà nước: dịch vụ hàng không, bưu chính viễn thông…đã thu hút được một luợng vốn đáng kể từ bên ngoài.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Những cơ hội sau khi Việt Nam gia nhập WTO, những yếu tố thuận lợi trong nước: hệ thống pháp lý đã dần được hoàn thiện, môi trường chính trị ổn định, môi trường đầu tư dần được cải thiện tốt hơn, sự phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế tư nhân, quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn thuộc các ngành then chốt và nhu cầu vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế đã, đang và sẽ tạo ra những tiền đề quan trọng để TTCK Việt Nam phát triển mạnh hơn, đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong các năm tới

Do yêu cầu hội nhập, sự biến động của TTCK, các CTCK bị đặt vào tình trạng cạnh tranh gay gắt để tồn tại và chiếm lĩnh thị phần:

Pháp luật về hoạt động môi giới chứng khoán của công ty chứng khoán ở Việt Nam thực trạng và phương hướng hoàn thiện - 10

- Các công ty chạy đua giảm phí môi giới, tư vấn nhằm lôi kéo khách hàng gây ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu từ các hoạt động này.

- Chạy đua về công nghệ thông tin, mặt bằng kinh doanh làm gia tăng chi phí vận hành và phát triển doanh nghiệp

Dưới áp lực cạnh tranh và theo biên độ giao động giá mới (Từ 27/3/2008 đến 4/4/2008, biên độ tại sàn giao dịch thành phố Hồ Chí Minh chỉ 1%, tại sàn giao dịch Hà Nội chỉ 2%). Các CTCK trong tốp dẫn đầu thị phần môi giới cùng công bố chính sách giảm phí giao dịch và tiếp sau đó là hàng loạt các CTCK khác. Ví dụ như: CTCK Ngân hàng Á Châu (ACBS) thực hiện giảm 50% phí giao dịch cùng lúc với việc áp biên độ giao động giá xuống 1% và 2% tại hai sàn giao dịch. Phí giao dịch của ACBS chỉ còn 0,2%, CTCK Bảo Việt (BVSC) giảm 50% phí giao dịch. ACBS hiện có tới trên 27.000 tài khoản, BVSC còn có lợi thế của thành viên thâm niên nhất trên thị trường. Tiếp sau đó hai thành viên lớn khác là CTCK Ngân hàng Ngoại thương (VCBS) và CTCK Sài Gòn (SSI) cũng lần lượt nhập cuộc; trong đó VCBS giảm 50% phí từ ngày 7/4/2008 đến hết ngày 7/5/2008....

Việc giảm phí cũng sẽ kích thích nhà đầu tư tham gia thị trường, tạo cơ sở cho khả năng sôi động hơn trong thời gian tới. Song nó cũng đặt các CTCK trước khó khăn, nhất là với những thành viên có nguồn thu chủ yếu từ môi giới.

3.1.3 Những bất cập của pháp luật về hoạt động môi giới chứng khoán của CTCK

Nhìn một cách tổng thể, Việt Nam đã xây dựng được một khung pháp lý tương đối chặt chẽ và đồng bộ về TTCK nói chung và hoạt

động môi giới chứng khoán của CTCK nói riêng. Hoạt động môi giới chứng khoán là hoạt động trọng tâm của hầu hết các CTCK ở Việt Nam hiện nay. Trên thực tế, hoạt động này luôn là hoạt động phát triển nhất và được đặc biệt chú trọng ở hầu hết các quốc gia có TTCK phát triển. Hầu hết các nước đều xây dựng một khung pháp lý khá chặt chẽ cho hoạt động này. Tuy nhiên, những quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động môi giới chứng khoán còn khá mờ nhạt và quá ít, thực tế chưa tạo được một khung pháp lý chung nhất cho hoạt động môi giới phát triển. Hơn nữa, những quy định của pháp luật thực định còn tồn tại nhiều hạn chế.

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, yêu cầu đặt ra là xây dựng một khung pháp lý chung cho hoạt động này là cần thiết và cần được chú trọng. Những nội dung cơ bản về hoạt động môi giới chứng khoán cần được quy định rõ trong văn bản pháp luật như: Chủ thể của hoạt động môi giới chứng khoán; Việc cấp chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán; Về đạo đức hành nghề của người môi giới chứng khoán và CTCK: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người hành nghề môi giới chứng khoán và CTCK; Vốn pháp

định đối với hoạt động môi giới chứng khoán; Cơ sở vật chất kỹ thuật, thời gian nhận lệnh và chuyển lệnh đến TTCK, thời gian

thanh toán; Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt

động môi giới chứng khoán...


3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động môi giới chứng khoán

Trước tình hình biến động của TTCK hiện nay và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, các chủ thể của TTCK không ngừng hoàn thiện mình, khắc phục những khiếm khuyết và cải thiện tình hình hiện tại tốt hơn, tăng cường sức cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Các CTCK cũng vậy, thách thức cũng là một cơ hội để đổi mới. Trong phạm vi Luận văn này, tác giả chỉ xem xét những điểm yếu và phương hướng hoàn thiện pháp luật về hoạt

động môi giới chứng khoán của CTCK. Từ những phân tích ở Chương 1 và cơ sở lý luận ở Chương 3, có thể đưa ra một số kiến nghị sau đây:

3.2.1 Quy định pháp luật về chủ thể hoạt động môi giới chứng khoán

Trên TTCK hiện nay, chủ thể của hoạt động môi giới chứng khoán là các cá nhân đã đáp ứng các yêu cầu như pháp luật quy định và phải hoạt

động trong một CTCK. Đối với TTCK còn non trẻ như ở Việt Nam thì người môi giới cá nhân bắt buộc phải hoạt động trong một CTCK là hoàn toàn hợp lý. Vì trình độ quản lý của chúng ta còn hạn chế, nếu pháp luật cho phép các cá nhân được hành nghề môi giới chứng khoán một cách độc lập, công khai thì chúng ta khó có thể quản lý được họ, chúng ta không thể bảo vệ được các nhà đầu tư và cũng không thể quản lý được TTCK. Luật Chứng khoán Bugaria quy định: Chỉ các tổ chức trung gian đầu tư chứng khoán (là các pháp nhân đã có giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán hoặc các ngân hàng có giấy phép hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này theo quy định của Luật Ngân hàng) được phép tiến hành các hình thức giao dịch sau: giao dịch chứng khoán bằng tài khoản của họ (tự doanh) hay tài khoản của bên thứ ba hoặc làm trung gian tiến hành các giao dịch này (môi giới chứng khoán)(Điều 54)

Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định số 15/QĐ-BTC ngày 27 tháng 3 năm 2008 về Quy chế hành nghề chứng khoán. Đây sẽ là những quy định cụ thể đầu tiên về điều kiện, hồ sơ, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề chứng khoán cho các cá nhân hành nghề chứng khoán trên lãnh thổ Việt Nam. Theo quy định của Quy chế hành nghề chứng khoán thì theo Luật Chứng khoán là không cho phép các cá nhân làm nghề môi giới chứng khoán một cách tự do. Người môi giới chứng khoán có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề, và chứng chỉ hành nghề chỉ có giá trị khi người được cấp chứng chỉ làm việc tại một CTCK và được công ty đó thông báo với UBCKNN.

Người hành nghề chứng khoán bị thu hồi chứng chỉ chứng khoán nếu không hành nghề chứng khoán trong ba năm liên tục.

Tuy nhiên, một thời gian nữa trong tương lai, số lượng cụng ty cổ phần sẽ cũn tăng mạnh, thị trường phi tập trung (OTC) phỏt triển mạnh và kộo theo là nhu cầu trao đổi, mua bỏn chứng khoỏn tăng cao. Lượng hàng húa trờn TTCK tăng sẽ cần một lực lượng mụi giới hựng hậu để đỏp ứng, nhất là cho thị trường OTC. Cỏc CTCK sẽ khú đảm đương được toàn bộ vai trũ tỡm nhà đầu tư. Nếu chỉ giới hạn hoạt động mụi giới ở những cụng ty này sẽ là lực cản cho TTCK phỏt triển.

Trên thực tế, quy mô của thị trường không chính thức lớn gấp nhiều lần quy mô của thị trường tập trung. Trong số các doanh nghiệp đang niêm yết và đăng ký giao dịch tại hai trung tâm Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, số công ty có mức vốn điều lệ từ vài trăm tỷ đến ngàn tỷ rất ít, đó là chưa kể đến tổng số cổ phiếu được lưu ký, giao dịch tập trung còn rất nhỏ. Hoạt động môi giới, giao dịch của thị trường OTC trên thực tế hết sức sôi động nhưng không được phản ánh nhiều trên các phương tiện truyền thông.

Để quản lý hoạt động mụi giới chứng khoỏn, Luật cần đưa ra những điều

kiện cấm hoặc bắt buộc phải có trong hoạt động môi giới chứng khoán, chứ không nên bó hẹp chỉ cho các CTCK như trong Luật Chứng khoán hiện tại.

Ví dụ, theo Luật Chứng khoán Ba Lan thì các cá nhân được hành nghề môi giới chứng khoán miễn là người đó: có đủ năng lực thực hiện các quy định của pháp luật, được hưởng các quyền của công dân, chưa bao giờ bị tuyên án phạm tội về tài sản hoặc tài liệu, phạm tội về kinh tế làm giả tiền, chứng khoán hoặc con dấu, phạm tội về tài chính .Tốt nghiệp đại học, Đã thi đỗ kỳ thi của Hội

đồng thi cho các nhà môi giới chứng khoán(Điều 22).

3.2.2 Quy định pháp luật về việc cấp chứng chỉ hành nghề

Theo Luật Chứng khoán, Chứng chỉ hành nghề chứng khoán được cấp cho cá nhân có trình độ đại học, có trình độ chuyên môn về chứng khoán và TTCK; đạt yêu cầu trong kỳ thi sát hạch do UBCKNN tổ chức. Đối với người nước ngoài có chứng chỉ chuyên môn về TTCK hoặc những người đã hành nghề CK hợp pháp ở nước ngoài thì chỉ cần thi sát hạch pháp luật về chứng khoán của Việt Nam.

Để vượt qua kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề, học viên phải trải qua 3 khoá học: Cơ bản về chứng khoán và TTCK; phân tích và đầu tư chứng khoán; Luật áp dụng trong ngành chứng khoán. học viên có thể theo học các khoá học trên tại Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán, hoặc 5 trường đại học vừa được cấp phép là Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng, Đại học Kinh tế quốc dân TP.HCM và Đại học Ngân hàng TP.HCM. Sau đó, tùy theo từng công việc khác nhau trong CTCK, sẽ có những yêu cầu cụ thể về chứng chỉ cần phải có khi hành nghề.

Trên thực tế, thời gian của khoá học (một vài tháng) chỉ đủ cung cấp kiến thức cơ bản, tối thiểu để hành nghề. Tuy nhiên, chúng ta đang vướng vào nghịch lý: Cả học viên và CTCK ty đều sốt ruột, muốn đào tạo nhanh để có thể làm việc ngay, nếu chờ đào tạo đúng quy trình thì rơi vào khủng hoảng nhân lực. Muốn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, không có cách

nào khác là các CTCK phải có kế hoạch tự đào tạo kỹ hơn và chuyên sâu hơn, đáp ứng đòi hỏi mới của thị trường.

Để có những đánh giá cụ thể về chất lượng, còn phải thẩm định thêm. Tuy nhiên, qua các kỳ thi sát hạch, học viên đến từ các trường bộc lộ điểm yếu cố hữu là nặng về lý thuyết, hạn chế trong thực hành thể hiện ở nhiều bài thi thực hành không đạt yêu cầu. Hạn chế về điều kiện cơ sở vật chất khiến học viên không có điều kiện thực hành trên hệ thống giao dịch trong khi nghề này đòi hỏi học viên không thể chỉ giỏi lý thuyết mà phải nhuần nhuyễn thực tiễn, thường xuyên cập nhật những kiến thức mới để đáp ứng đổi mới của ngành.

Hiện nay, các vấn đề về điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề đang là vấn đề hết sức cần thiết và cũng cần có thêm một khoản thời gian nhất định

để các nhân viên môi giới bắt kịp với thực tiễn, có môi trường được đào tạo dần dần mới tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư. Trên TTCK hiện nay, phần lớn những nhà môi giới chứng khoán giỏi đều trưởng thành từ những nhà đầu tư vì chính họ mới là người sâu sát thực tiễn.

Trong thời gian tới, Chương trình đào tạo của Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán sẽ có những đổi mới tích cực. Cụ thể là: Bên cạnh 3 giáo trình hiện tại, Trung tâm đang gấp rút soạn thảo và hoàn thiện thêm 4 giáo trình: Môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán; phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp; quản lý quỹ và tài sản; tư vấn tài chính và bảo lãnh phát hành. Mục đích của việc đổi mới đào tạo này là trang bị tốt nhất cho các kiến thức cơ bản và chuyên sâu; kiến thức về nghề.(20)

Tuy nhiên, hiện nay một trong các điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề là người môi giới chỉ cần tốt nghiệp từ một trường đại học nói chung. Quy định này trong tương lai cần thay đổi theo hướng giới hạn hơn. Người môi giới cần phải tốt nghiệp từ các trường đại học chuyên ngành như tài


20 Theo nguồn tin từ Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán

Ngày đăng: 04/02/2025

Gửi bình luận


Đồng ý Chính sách bảo mật*