Thực Trạng Pháp Luật Trong Hoạt Động Cho Vay Của Ngân Hàng Cho Các Dự Án Xanh, Thân Thiện Với Môi Trường

Như vậy, ngân hàng được phép tự mình xây dựng quy trình kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn của bên vay. Hiện nay, các ngân hàng đang tiến hành áp dụng tiêu chuẩn Basel II vào các hoạt động của mình. Basel II cho phép các ngân hàng nhận diện và tính toán các rủi ro tốt hơn trong hoạt động của mình.

Giám sát quá trình sử dụng vốn của bên vay là một quy trình quan trọng trong hoạt động cho vay của các ngân hàng. Quy trình này nhằm đảm bảo bên vay không sử dụng vốn vay trái mục đích khi vay vốn, sử dụng vốn vay một cách hợp lý nhằm mục đích cuối cùng là đảm bảo khả năng thanh toán khi đến hạn của bên vay và giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra cho các ngân hàng. Hiện tại, hoạt động giám sát quá trình sử dụng vốn vay của các ngân hàng chỉ hầu như dừng lại ở các mục đích trên. Các ngân hàng vẫn chưa chú trọng đến việc giám sát các hoạt động gây ô nhiễm môi trường của bên vay trong quá trình sử dụng vốn vay để làm cơ sở ngừng cấp vốn trước thời hạn. Thực tế tại Việt Nam cho thấy, trong quá trình triển khai dự án đầu tư mới hay thực hiện các dự án, các doanh nghiệp đầu tư đã gây ra rất nhiều sự cố môi trường, gây thiệt hại lớn về vật chất và uy tín của chính doanh nghiệp đầu tư. Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn chưa có nhiều động thái trước các sự việc này, họ vẫn chú trọng tới tiến độ của dự án và khả năng sinh lời của dự án hơn là các yếu tố rủi ro môi trường này.

Để các ngân hàng chú trọng hơn tới các rủi ro môi trường trong quá trình giám sát sử dụng vốn của bên vay, chỉ thị 03/2015/CT-NHNN đã có một quy định rất cần thiết: “Thực hiện kiểm tra, giám sát thường xuyên, định kỳ đối với việc quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng đối với khách hàng, đảm bảo hoạt động quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng trở thành nhiệm vụ được thực hiện thường xuyên, liên tục, đạt hiệu quả cao”[9, mục 4]

Tuy nhiên, các quy định này chỉ mang tính định hướng, khuyến khích, các ngân hàng mới chỉ dừng lại ở mức tham khảo. Chưa hề có một hành lang pháp lý giúp các ngân hàng có thể có một cơ sở chính thức để tiến hành giám sát môi trường

đối với bên vay. Hiện nay, các ngân hàng đang thực hiện các thủ tục để tham gia đầy đủ tiêu chuẩn Basel II, trong đó có các quy định về giám sát rủi ro trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Việc tham gia đầy đủ vào tiêu chuẩn Basel II, bắt buộc các ngân hàng phải đảm bảo các yêu cầu về tỉ lệ vốn bắt buộc tối thiểu (CAR) là 8% trên tổng tài sản có rủi ro trong đó đã bao gồm các rủi ro về rủi ro hoạt động, rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường. Basel II cũng bắt buộc các ngân hàng tuân thủ nghiêm ngặt về vấn đề công khai thông tin, từ những thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn đến những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này. Triển khai Basel II giúp các ngân hàng hoạt động an toàn hơn, lành mạnh hơn do trình độ quản trị rủi ro được tăng cường. Các biện pháp quản trị rủi ro, đặc biệt là mô hình rủi ro và xếp hạng nội bộ được chủ động áp dụng, đồng thời, nguồn vốn được quản lý một cách hiệu quả hơn.Tuy nhiên, các yêu cầu của tiêu chuẩn Basel II chưa nhắc đến các yếu tố rủi ro môi trường và xã hội. Vì vậy, việc lồng ghép các rủi ro môi trường và xã hội trong các quy định về áp dụng tiêu chuẩn Basel II, sẽ bặt buộc các ngân hàng sử dụng yếu tố môi trường và xã hội trong hoạt động tín dụng của mình. Từ đó, nâng cao trách nhiệm của các ngân hàng trong vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay.

2.1.2.4. Quy định về chấm dứt cho vay


Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định các trường hợp các tổ chức tín dụng có thể chấm dứt cho vay hoặc thu hồi nợ trước thời hạn: “Tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn theo nội dung đã thỏa thuận khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm quy định trong thỏa thuận cho vay và/hoặc hợp đồng bảo đảm tiền vay” [10, điều 21]. Với quy định này, các ngân hàng có quyền tiến hành chấm dứt cho vay hoặc thu hồi nợ trước hạn đối với các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nếu trong hợp đồng tín dụng có nêu các điều khoản liên quan đến vấn đề này. Vì vậy, quy định điều khoản này trong hợp đồng tín dụng cũng là một cách để các ngân hàng thể hiện vai trò của

mình trong vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay. Bởi, quá trình giám sát sử dụng vốn, các nhân viên của ngân hàng vẫn phải dựa vào các thỏa thuận đã được ký kết giữa hai bên để làm căn cứ tiến hành hoạt động giám sát của mình.

Tuy nhiên, hợp đồng tín dụng là sự thỏa thuận giữa ngân hàng là bên cho vay và khách hàng là bên vay. Vì là sự thỏa thuận nên nó phải thống nhất ý chí và xuất phát từ sự tự nguyện của các bên. Hiện nay, các ngân hàng chưa sử dụng các tiêu chuẩn về môi trường và xã hội trong quá trình cho vay của mình, các chủ đầu tư cũng không mong muốn bị áp đặt các tiêu chuẩn về môi trường và xã hội trong tiến trình vay vốn của mình. Với tư cách là bên vay vốn, họ vẫn mong muốn được vay vốn một cách nhanh nhất, được giải ngân một cách nhanh nhất để triển khai các kế hoạch của mình. Mặc dù, hợp đồng phải xuất phát từ sự thỏa thuận và thống nhất ý chí từ các bên, nhưng với một ngành mang tính đặc thù cao như lĩnh vực tín dụng, thiết nghi cần có sự quy định cụ thể về nội dung cần có của hợp đồng tín dụng. Quy chế cho vay mới đã quy định những nội dung cần có trong hợp đồng tín dụng bao gồm:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 53 trang tài liệu này.

(i) Tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp của TCTD cho vay; tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu hoặc mã số doanh nghiệp của khách hàng;

(ii) Số tiền cho vay; hạn mức cho vay đối với trường hợp cho vay theo hạn mức; hạn mức cho vay dự phòng đối với trường hợp cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng; hạn mức thấu chi đối với trường hợp cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán;

Pháp luật về hoạt động cho vay của ngân hàng và vấn đề môi trường - 4

(iii) Mục đích sử dụng vốn vay;


(iv) Đồng tiền cho vay, đồng tiền trả nợ;


(v) Phương thức cho vay;


(vi) Thời hạn cho vay; thời hạn duy trì hạn mức đối với trường hợp cho vay theo hạn mức, thời hạn hiệu lực của hạn mức cho vay dự phòng đối với trường

hợp cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng, hoặc thời hạn duy trì hạn mức thấu chi đối với trường hợp cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán;

(vii) Lãi suất cho vay theo thỏa thuận và mức lãi suất quy đổi theo tỷ lệ %/năm tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ gốc thực tế đó; nguyên tắc và các yếu tố xác định lãi suất, thời điểm xác định lãi suất cho vay đối với trường hợp áp dụng lãi suất cho vay có điều chỉnh; lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn; lãi suất áp dụng đối với lãi chậm trả; loại phí liên quan đến khoản vay và mức phí áp dụng;

(viii) Giải ngân vốn cho vay và việc sử dụng phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay;

(ix) Việc trả nợ gốc, lãi tiền vay và thứ tự thu hồi nợ gốc, lãi tiền vay; trả nợ trước hạn;

(x) Cơ cấu lại thời hạn trả nợ; chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn theo thỏa thuận và không được TCTD chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ; hình thức và nội dung thông báo chuyển nợ quá hạn;

(xi) Trách nhiệm của khách hàng trong việc phối hợp với TCTD và cung cấp các tài liệu liên quan đến khoản vay để TCTD thực hiện thẩm định và quyết định cho vay, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng;

(xii) Các trường hợp chấm dứt cho vay; thu nợ trước hạn; chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ trước hạn khi TCTD chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn; hình thức và nội dung thông báo chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn;

(xiii) Xử lý nợ vay; phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại; quyền và trách nhiệm của các bên;

(xiv) Hiệu lực của thỏa thuận cho vay” [10, điều 23]

Các nội dung này một phần đảm bảo được quyền và lợi ích cho bản thân các ngân hàng và cả đối với khách hàng. Là một cơ sở pháp lý quan trọng khi tranh chấp xảy ra. Tuy nhiên, vì chưa có một hành lang pháp lý cần thiết liên quan đến việc áp dụng các tiêu chuẩn môi trường và xã hội trong hoạt động cho vay của các ngân hàng, nên các điều khoản trong hợp đồng tín dụng vẫn chưa có các quy định liên quan đến trách nhiệm về môi trường trong quá trình sử dụng vốn của bên vay.

2.2. Thực trạng pháp luật trong hoạt động cho vay của ngân hàng cho các dự án xanh, thân thiện với môi trường

Ở Việt Nam, với các khuyến nghị từ ngân hàng thế giới và các tổ chức khác, các ngân hàng Việt Nam cũng đã tham gia tích cực hơn vào các dự án bảo vệ môi trường. BIDV cam kết sẽ cho vay một khoản vốn lớn trị giá 8.800 tỷ đồng (tương đương 89% tổng mức đầu tư dự án) cho Trung Nam Group thực hiện Dự án giải quyết ngập do thủy triều tại khu vực TP.HCM. Nguồn vốn vay sẽ được BIDV giải ngân theo tiến độ trong vòng 10 năm, ân hạn 3 năm với mức lãi suất ưu đãi cố định có sự hỗ trợ một phần từ ngân sách Nhà nước [15]

Hàng chục ngân hàng khác đạt được các cam kết cấp vốn cho các dự án cải thiện hạ tầng, cải thiện môi trường và giảm thiểu các tác hại từ biến đổi khí hậu. Chẳng hạn, ngay sau khi Chương trình tín dụng xanh của ngân hàng nhà nước được phát động đã có 4 ngân hàng là Agribank, BIDV, Sacombank và Vietcombank tham gia cho vay thí điểm với tổng hạn mức vốn khoảng 2.000 tỷ đồng [15]

Với mức vốn này, dự kiến các ngân hàng sẽ hỗ trợ cho khoảng 20 - 25 dự án sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực năng lượng mới, năng lượng tái tạo; xử lý, tái chế rác thải và nông nghiệp hữu cơ. Các doanh nghiệp tham gia vay vốn có thể được vay với lãi suất ngắn hạn chỉ khoảng 6,5%/năm, thấp hơn từ 1-2% so với vay thương mại thông thường [15]

Về một lĩnh vực khác được xem là thân thiện với môi trường, đó là các dự án nông nghiệp sạch, nông nghiệp sử dụng “công nghệ cao”. Nông nghiệp là một

khu vực kinh tế chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế của Việt Nam. Để hướng tới một nền nông nghiệp xanh, sạch, phù hợp với các quy chuẩn của thế giới và phát triển bền vững, vai trò của các ngân hàng là không thể phủ nhận. Trong đó, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Agribank, với tư cách là ngân hàng thương mại nhà nước với 100% vốn chủ sở hữu Nhà nước, vừa có vai trò của một ngân hàng thương mại, vừa có vai trò cung cấp vốn cho các chính sách phát triển nông nghiệp của Nhà nước đang là ngân hàng tiên phong trong lĩnh vực này. Agribank đã ban hành văn bản chỉ đạo các chi nhánh trong toàn hệ thống triển khai thực hiện với quy mô tài trợ vốn cho chương trình “Nông nghiệp sạch” là không hạn chế, trước mắt dành tối thiểu 50.000 tỷ đồng để triển khai cho vay với lãi suất cho vay khi khách hàng thực hiện 01 và/hoặc trong 03 khâu (cung ứng, sản xuất, tiêu thụ). Theo đó, khách hàng sẽ được Agribank giảm lãi suất cho vay từ 0,5%/năm đến 1,5%/năm. Phí dịch vụ được miễn phí chuyển tiền trong hệ thống Agribank và giảm 50% theo mức phí quy định hiện hành của Agribank đối với chuyển tiền ngoài hệ thống [1]. Các ngân hàng khác cũng tham gia khá tích cực vào lĩnh vực này. Lienviet Post Bank và Vietcombank mỗi ngân hàng đăng ký 10.000 tỷ đồng, BIDV cũng đang đăng ký gói tín dụng 10.000 tỷ đồng cho lĩnh vực này…

Những con số mang tính tích cực trên thực sự rất đáng vui mừng. Tuy nhiên, việc các ngân hàng tham gia cấp vốn cho các dự án xanh, thân thiện với môi trường như các dự án về nông nghiệp sạch, sử dụng công nghệ cao, các dự án sử dụng năng lượng mới như dự án năng lượng mặt trời hay một số dự án liên quan đến xử lý nước thải, ngăn thủy triều… hầu như đang phụ thuộc vào các chính sách của nhà nước. Tự bản thân các ngân hàng tỏ ra chưa thực sự hào hứng với các dự án này. Vì trên thực tế các dự án này thường đòi hỏi nguồn vốn lớn, trong khi hiệu quả kinh tế chưa thực sự cao, tham gia các dự án này, ngân hàng mới chỉ nhằm mục đích thực hiện trách nhiệm xã hội của mình, tăng uy tín cho chính các ngân hàng. Chưa có một cơ sở pháp lý thống nhất để các ngân hàng tiến hành cho vay đối với các dự án này. Các quy định pháp luật chưa cụ thể hóa các yêu cầu, lợi ích

mà ngân hàng có thể đạt được khi tham gia vào các dự án này, ví dụ như quy định về lãi suất, hạn mức cho vay, dư nợ tín dụng….

Cần có các quy định như: giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng có tỷ trọng từ 10% tổng dư nợ trở lên được đánh giá là dư nợ tín dụng xanh, mức giảm về tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ cao dần tương ứng với tỷ trọng dư nợ tín dụng xanh. Điều chỉnh tỷ lệ quy đổi của khoản dư nợ tín dụng xanh xuống mức thấp hơn khoản tín dụng khác, tăng tỷ lệ nợ xấu cho các khoản vay xanh nhằm khuyến khích các ngân hàng dành vốn vay cho các dự án, phương án xanh của khách hàng. Các quy định này cần được quy định trong một văn bản quy phạm pháp luật, mang tính bắt buộc chung, không nên dừng lại ở mức các khuyến khích, định hướng tạm thời.

2.3. Một số kinh nghiệm của quốc tế về hoạt động cho vay của ngân hàng với vấn đề môi trường

2.3.1. Nguyên tắc xích đạo (EP)

Năm 2002, Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) thuộc nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) và 09 ngân hàng quốc tế họp ở London để bàn về trách nhiệm của các ngân hàng và cùng thống nhất xây dựng một bộ tiêu chuẩn quản lý rủi ro môi trường dựa trên các bộ tiêu chuẩn đã có của IFC. EP được chính thức ra đời năm 2003 và đến nay đã có 83 tổ chức tài chính tại 36 quốc gia cam kết thực thi. EP được sửa đổi lần thứ nhất năm 2006 và lần thứ hai vào năm 2013 Hiện nay, EP được xem như bộ chuẩn mực mang tính hướng dẫn tốt nhất đối với các nhà đầu tư tài chính. Những quy định của Nguyên tắc Xích đạo được áp dụng như một nền tảng cơ bản, là khuôn khổ cho việc thực hiện các chính sách, quy trình, tiêu chuẩn về môi trường và xã hội của mỗi thành viên thuộc các Định chế Tài chính tham gia Nguyên tắc Xích đạo (EPFIS). EPFIs sẽ không cung cấp các khoản vay cho những dự án mà bên nhận tài trợ hoặc không thể tuân thủ các chính sách xã hội và môi trường cũng như các quy định thuộc Nguyên tắc Xích đạo.

Hộp 1 - Nguyên tắc Xích đạo


Nguyên tắc 1: Xem xét và phân loại


Nguyên tắc 2: Đánh giá môi trường và xã hội


Nguyên tắc 3: Các tiêu chuẩn môi trường và xã hội thích hợp


Nguyên tắc 4: Hệ thống quản lý môi trường, xã hội và Kế hoạch hành động Nguyên tắc 5: Sự tham gia của các bên liên quan

Nguyên tắc 6: Cơ chế khiếu nại Nguyên tắc 7: Đánh giá độc lập Nguyên tắc 8: Các thỏa ước

Nguyên tắc 9: Giám sát và báo cáo độc lập Nguyên tắc 10: Báo cáo và tính minh bạch

[Nguồn: The Equator Principles Association 2011]

Ông Nirukt Sapru, Tổng Giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam1 khẳng định: “Nguyên tắc Xích đạo (EP) là một phần quan trọng trong cách mà Standard Chartered quản lý rủi ro môi trường và xã hội (MTXH). Hiệu quả lớn nhất Standard Chartered có được là thông qua các doanh nghiệp chúng tôi tài trợ. Bằng cách cung cấp tài chính một cách hiệu quả và có trách nhiệm, chúng tôi có thể tạo ra nhiều giá trị cho cổ đông của chúng tôi và mang lại nhiều giá trị hơn cho xã hội. EP là một phần quan trọng trong cách chúng tôi quản lý rủi ro MTXH, và góp phần chứng minh rằng chúng tôi hiện diện ở đây cho những gì tốt đẹp – “Here for good” – bằng cách cung cấp một cơ cấu tổ chức vững mạnh và được tôn trọng.

Một trong những lợi ích chính của nguyên tắc là áp dụng một phương pháp chung để quản lý các rủi ro giữa các quốc gia bằng cách tham khảo các tiêu chuẩn thực



1 Standard Chartered PLC là Công ty đa quốc gia Anh chuyên về ngân hàng và tài chính có trụ sở tại Luân Đôn, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland

Xem tất cả 53 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí