ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT
NGUYỄN THỊ NHUNG
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: LUẬT KINH DOANH
Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH 2013-L
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THS KHUẤT QUANG PHÁT
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan : Khoá luận tốt nghiệp với đề tài “Pháp luật về hoạt động cho vay của ngân hàng và vấn đề môi trường” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, không sao chép của bất cứ ai.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của riêng mình !
Người cam đoan
Nguyễn Thị Nhung
Danh mục các từ viết tắt:
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam | |
BIDV | Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam |
ĐMC | Đánh giá môi trường chiến lược |
ĐTM | Đánh giá tác động môi trường |
EC | Uỷ ban châu Âu |
EP | Nguyên tắc xích đạo |
EVN | Tập đoàn điện lực Việt Nam |
IFC | Tổ chức tài chính quốc tế |
IISD | Viện phát triển bền vững quốc tế |
MT-XH | Môi trường và xã hội |
NHNN | Ngân hàng nhà nước |
Pan Nature | Trung tâm con người và thiên nhiên |
TCTD | Tổ chức tín dụng |
VDP | Ngân hàng phát triển Việt Nam |
VIETCOMBANK | Ngân hàng ngoại thương |
VIETTINBANK | Ngân hàng công thương |
WB | Ngân hàng thế giới |
Có thể bạn quan tâm!
- Pháp luật về hoạt động cho vay của ngân hàng và vấn đề môi trường - 2
- Thực Trạng Pháp Luật Về Hoạt Động Cho Vay Của Các Ngân Hàng Trong Mối Quan Hệ Với Vấn Đề Môi Trường
- Thực Trạng Pháp Luật Trong Hoạt Động Cho Vay Của Ngân Hàng Cho Các Dự Án Xanh, Thân Thiện Với Môi Trường
- Pháp luật về hoạt động cho vay của ngân hàng và vấn đề môi trường - 5
- Pháp luật về hoạt động cho vay của ngân hàng và vấn đề môi trường - 6
Xem toàn bộ 53 trang tài liệu này.
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Nội dung thẩm định tín dụng của ngân hàng Vietcombank Hộp 1: Nguyên tắc xích đạo
MỤC LỤC
Phần mở đầu 1
Chương 1: Những vấn đề lý luận về hoạt động cho vay của các ngân hàng và mối quan hệ giữa hoạt động cho vay và vấn đề môi trường 4
1.1. Thực trạng môi trường hiện nay 4
1.2. Mối quan hệ giữa hoạt động cho vay của các ngân hàng và vấn đề môi trường 6
1.2.1. Khái niệm cho vay và vai trò của hoạt động cho vay của các ngân hàng 6
1.2.2. Mối quan hệ giữa hoạt động cho vay của các ngân hàng và vấn đề môi trường
........................................................................................................................................... 10
Chương 2: Thực trạng pháp luật về hoạt động cho vay của các ngân hàng trong mối quan hệ với vấn đề môi trường 13
2.1. Thực trạng pháp luật về hoạt động cho vay đối với các dự án đầu tư có rủi ro môi trường cao 13
2.1.1. Quy định về vai trò của ngân hàng trong quá trình thẩm định, phê duyệt và thực hiện các bản cam kết bảo vệ môi trường 13
2.1.2. Quy định về quy trình cho vay của ngân hàng đối với các dự án có rủi ro cao với môi trường 14
2.1.2.1. Quy định về điều kiện cho vay 15
2.1.2.2 Quy định về quy trình thẩm định, phê duyệt và quyết định cho vay 16
2.1.2.3. Quy định về quy trình kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay 19
2.2. Thực trạng pháp luật trong hoạt động cho vay của ngân hàng cho các dự án xanh, thân thiện với môi trường 24
2.3. Một số kinh nghiệm của quốc tế về hoạt động cho vay của ngân hàng với vấn đề môi trường 26
2.3.1. Nguyên tắc xích đạo (EP) 26
2.3.2. Một số kinh nghiệm quốc tế khác 29
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động cho vay của các ngân hàng và vấn đề môi trường 31
3.1. Xây dựng, ban hành hệ thống đánh giá rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cho vay của các ngân hàng 31
3.2. Tuyên truyền, nâng cao ý thức của các ngân hàng trong vấn đề bảo vệ môi trường
.............................................................................................................................................. 33
3.3. Xây dựng hệ thống quản lý môi trường và vai trò của chính phủ 35
KẾT LUẬN 38
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
Phần mở đầu
I. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nhìn lại hơn 30 năm chuyển đổi mô hình quản lý kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, chúng ta thấy tự hào khi nền kinh tế của Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ, thoát dần khỏi các nước kém phát triển và tiến lên trở thành nước có nền công nghiệp phát triển. Tuy nhiên, ngoài những yếu tố tích cực mà phát triển kinh tế đem lại, Việt Nam cũng đang phải chịu những hậu quả nặng nề do mặt trái của nền kinh tế thị trường đem lại. Trong đó, vấn đề ô nhiễm môi trường là một vấn đề mang tính thời sự và nhức nhối hiện nay. Mỗi năm có hàng trăm vụ gây ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường xảy ra, mà chủ thể của các hành vi này hâu hết là các doanh nghiệp. Pháp luật Việt Nam đã có nhiều quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp trong vấn đề bảo vệ môi trường, cũng như các chế tài pháp lý để răn đe các chủ thể này. Tuy nhiên, có một chủ thể nắm một vai trò quan trọng trong các vụ gây ô nhiễm này lại chưa được nhắc đên một cách thỏa đáng, đó chính là các ngân hàng. Chủ thế cung cấp vốn chủ yếu cho các dự án đầu tư của doanh nghiệp qua nghiệp vụ cho vay, nắm quyền quyết định quan trọng trong việc triển khai dự án của các doanh nghiệp, nhưng trách nhiệm trong các vụ gây ô nhiễm môi trường của các ngân hàng vẫn chưa được xem xét một cách thích hợp và toàn diện. .
Xuất phát từ tính cấp thiết đó, người viết đã chọn đề tài “Pháp luật về hoạt động cho vay của ngân hàng và vấn đề môi trường”
II. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây, khi xu thế tăng trưởng xanh đang lớn mạnh trên toàn thế giới, ở Việt Nam cũng đã xuất hiện những đề tài nghiên cứu về tín dụng xanh, ngân hàng xanh. Đặc biệt, khi NHNN ban hành chỉ thị 03/2015 về tín dụng xanh để phù hợp với xu hướng phát triển xanh trên toàn thế giới, có rất nhiều đề tài nghiên cứu về ngân hàng xanh, tín dụng xanh. Ví dụ như:
- Đề tài “ Ngân hàng xanh-kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam” của tác giả Ths Vũ Thị Kim Oanh đăng trên tạp chí thị trường tiền tệ số 16 tháng 8/2015.
- Đề tài “Xây dựng ngân hàng xanh tại Việt Nam” của tác giả NCS Nguyễn Hữu Huận đăng trên tạp chí phát triển và hội nhập số 14 tháng 01-02 năm 2014.
- Đề tài “Chính sách môi trường trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại ở Việt Nam” xuất bản năm 2016 của bộ ba tác giả Trần Thanh Thủy, Nguyễn Hồng Anh và Nguyễn Việt Dũng trực thuộc Trung tâm con người và thiên nhiên.
Các công trình nghiên cứu này tuy có nghiên cứu về tín dụng xanh, ngân hàng xanh và đề cập đến tác động, vai trò của hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng tới môi trường nhưng chưa đi sâu nghiên cứu về cơ sở pháp lý cũng như thực trạng pháp luật về vấn đề này. Vì vậy, nghiên cưu về cơ sở pháp lý và thực trạng pháp luật về hoạt động cấp tín dụng và vấn đề môi trường là một yêu cầu rất cấp thiết và thực tế hiện nay.
III. Mục đích, phạm vi, đối tượng nghiên cứu
Khóa luận tốt nghiệp có mục đích nghiên cứu về những vấn đề lý luận trong hoạt động cho vay của các ngân hàng và vai trò của chúng trong vấn đề môi trường, từ đó chỉ ra các thực trạng đang tồn tại và tìm ra các biện pháp hoàn thiện, khắc phục.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là pháp luật về hoạt động cho vay của các ngân hàng và quan hệ giữa hoạt động cho vay với vấn đề môi trường .Trong đó, tập trung nghiên cứu pháp luật về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng cho các dự án đầu tư có rủi ro môi trường
IV: Phương pháp nghiên cứu đề tài:
Khóa luận kết hợp sử dụng các phương pháp cụ thể như: Phương pháp phân tích, giải thích, khái quát hóa, diễn dịch, quy nạp; phương pháp thống kê, khảo sát, đánh giá, so sánh, đối chiếu tổng hợp…..
Các phương pháp này được sử dụng phối hợp hoặc xen kẽ để giải quyết những vấn đề cơ bản mà đề tài đặt ra, cụ thể là:
- Các phương pháp phân tích, giải thích, khái quát hóa, diễn dịch và quy nạp được sử dụng chủ yếu để giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn của khoa luận.
- Các phương pháp thống kê, khảo sát, đánh giá, so sánh, đối chiếu tổng hợp được sử dụng chủ yếu để đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về tác động từ hoạt động cho vay của ngân hàng tới môi trường, cũng như đề xuất một số biện pháp để hoàn thiện.
V. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của khóa luận bao gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về hoạt động cho vay của các ngân hàng và mối quan hệ giữa hoạt động cho vay và vấn đề môi trường
Chương 2: Thực trạng pháp luật về hoạt động cho vay của các ngân hàng trong mối quan hệ với vấn đề môi trường
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động cho vay của các ngân hàng và vấn đề môi trường