Tình Hình Thực Hiện Công Tác Xác Minh Hóa Đơn Tại Cục Thuế Thành Phố Hà Nội Giai Đoạn 2011 - 2013

cách thức sử dụng vẫn là những thao tác thủ công, truyền thống do đó số lượng hóa đơn vi phạm phát hiện được chưa nhiều và công tác thanh tra, kiểm tra chưa mang lại hiệu quả cao.

- Để kiểm tra tính liên tục của việc sử dụng hóa đơn GTGT, các quy định hiện hành yêu cầu các đối tượng phải gửi báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp. Pháp luật quy định: doanh nghiệp tự in hóa đơn chỉ phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo định kỳ hàng quý. Như vậy, ít nhất 03 tháng kể từ khi phát hành hóa đơn, nếu cơ quan thuế nhận thấy báo cáo có dấu hiệu gian lận, không hợp lý, không trung thực thì mới có thể thực hiện kiểm soát hóa đơn tự in của doanh nghiệp. Và trong khoảng thời gian này nếu doanh nghiệp tự động giải thể hoặc biến mất khỏi địa chỉ kinh doanh thì cơ quan thuế sẽ không kiểm soát được.

Nhìn chung, qua các chỉ tiêu của các năm từ 2011 đến 2013 có thể thấy công tác quản lý việc sử dụng hóa đơn đã được cơ quan quản lý thuế chú trọng và nâng cao. Thực hiện các quy định về sử dụng hóa đơn GTGT bước đầu đã đạt kết quả nhất định. Song, chưa nhiều các quy định khuyến khích để nâng cao ý thức chấp hành các quy định pháp luật của đối tượng nộp thuế.

Thứ ba, thực trạng việc đối chiếu, xác minh hóa đơn GTGT

Việc đối chiếu, xác minh hóa đơn của cơ quan thuế nhằm làm rõ: nguồn gốc và nội dung kinh tế của hóa đơn (xác định chính xác số thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn theo quy định của Luật thuế GTGT) đã được cơ quan thuế quan tâm và thực hiện tốt. Nhiều vi phạm trong sử dụng hóa đơn nhằm chiếm đoạt tiền thuế đã được phát hiện và xử lý kịp thời. Một số hành vi vi phạm đã được phát hiện qua công tác xác minh hóa đơn như: sử dụng hóa đơn đã có thông báo mất; dùng hóa đơn giả để bán hàng hóa; ghi khống doanh số và tiền thuế; bán hóa đơn cho đơn vị khác sử dụng…

Xác minh hóa đơn có hai chiều: đến và đi. Thực tế, việc xác minh hóa đơn được cán bộ thuế lập văn bản yêu cầu xác minh và gửi qua đường bưu điện đến cơ quan thuế khác. Sau khi nhận được yêu cầu xác minh hóa đơn, lãnh đạo phân công cán bộ phụ trách thực hiện xác minh tại các bảng kê mua hàng hóa, dịch vụ mua vào và bán ra của đối tượng. Nếu nhận thấy có sự chênh lệch hoặc nghi vấn thì cán bộ thuế yêu cầu người nộp thuế cung cấp thêm thông tin, tài liệu giải trình về hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ rồi lập văn bản trả lời xác minh.

Việc xác minh hóa đơn được cơ quan thuế các tỉnh, thành phố thực hiện theo Công văn số 2664 TCT/AC ngày 16 tháng 7 năm 2002 của Tổng Cục thuế “V/v chấn chỉnh công tác xác minh hóa đơn”. Một số kết quả đạt được về công tác xác minh hóa đơn tại Cục thuế thành phố Hà Nội từ năm 2011 đến 2013 [10, 11, 12] như sau:

Bảng 2.3: Tình hình thực hiện công tác xác minh hóa đơn tại Cục thuế thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2013

Chỉ tiêu

2011

2012

2013

Số phiếu xác minh gửi đi (A)

9.350

10.200

8.030

Số hóa đơn xác minh

24.765

28.444

25.247

Số kết quả trả lời xác minh (B)

8.625

7.570

5.746

Tỷ lệ (B/A)

73%

74,22%

71,55%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Pháp luật về hóa đơn giá trị gia tăng ở Việt Nam - 7

(Nguồn: Cục thuế thành phố Hà Nội) Bên cạnh những kết quả đã đạt được công tác xác minh hóa đơn còn vướng phải khó khăn nhất định. Hiện nay, để đối chiếu, xác minh một hóa đơn có phải là hóa đơn của những doanh nghiệp bỏ trốn hoặc ngừng hoạt động không làm thủ tục đóng mã số thuế hay không vẫn được cơ quan thuế các địa phương thực hiện thủ công bằng cách gửi công văn xác minh. Trong bối cảnh nửa triệu doanh nghiệp sử dụng hóa đơn tự in, đặt in với số lượng vô

cùng lớn thì việc đối chiếu thủ công chỉ như “muối bỏ bể”. Cách thức tiến hành xác minh hóa đơn hiện nay vẫn mang tính thủ công truyền thông, mất nhiều thời gian nên kéo theo việc xử lý các trường hợp vi phạm kéo dài. Do vậy, cần nhanh chóng ứng dụng công nghệ thông tin trong xác minh hóa đơn nói riêng và hệ thống dữ liệu chung cho toàn ngành để khi cơ quan thuế cần kiểm tra chỉ cần truy cập vào hệ thống. Bởi xác minh hóa đơn là tiền đề quan trọng góp phần để hoạt động thanh tra, kiểm tra hóa đơn đạt kết quả cao.

Thứ tư, thực trạng hoạt động thanh tra, kiểm tra hóa đơn GTGT

Thanh tra, kiểm tra vi phạm về hóa đơn là hoạt động quan trọng trong công tác quản lý hóa đơn của cơ quan thuế. Bên cạnh việc tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn cơ quan thuế còn thường xuyên tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện các vi phạm trong việc tạo, phát hành, sử dụng hóa đơn.

Các hành vi vi phạm về hóa đơn GTGT được cơ quan thuế phát hiện trong công tác thanh tra, kiểm tra chủ yếu là:

- Doanh nghiệp tự in, đặt in hóa đơn GTGT và đưa vào sử dụng không thông báo phát hành;

- Hóa đơn GTGT sử dụng trước thời điểm cơ quan thuế thông báo bỏ trốn. Có hai tình huống xảy ra: đối tượng nộp thuế cố tình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp bỏ trốn hợp thức hóa thuế GTGT đầu vào dù thực tế không phát sinh giao dịch; hoặc đối tượng nộp thuế không biết hóa đơn sử dụng là của doanh nghiệp bỏ trốn do không thể tra cứu thông tin hóa đơn trong hệ thống dữ liệu. Điều này cũng gây bất lợi cho doanh nghiệp;

- Hóa đơn GTGT sử dụng sau thời điểm cơ quan thuế thông báo doanh nghiệp bỏ trốn;

- Hóa đơn GTGT xác minh có sự chênh lệch giữa các liên hóa đơn về ngày, tháng, số tiền và các thông tin khác trên hóa đơn. Trường hợp này do

người mua và người bán câu kết với nhau để tạo ra sự chênh lệch giảm số thuế phải nộp cho người bán và tăng số thuế được khấu trừ cho người mua;

- Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn mua của doanh nghiệp ma, hóa đơn mua khống để hạch toán tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và tăng chi phí được trừ tính thuế thu nhập doanh nghiệp;

- Báo mất hóa đơn và dùng liên 2 để bán hàng trốn thuế. Phương thức này giúp đối tượng nộp thuế hợp thức hóa đầu vào cho người mua nhưng không phải nộp thuế. Nếu quá trình kiểm tra không phát hiện được hóa đơn của người mua có phải là liên 2 của hóa đơn bị mất hay không thì hậu quả của việc thất thoát ngân sách nhà nước là rất lớn.

Ngoài ra, nhiều hành vi vi phạm khác về hóa đơn được phát hiện như: mua hóa đơn chưa ghi nội dung được bán trên thị trường chợ đen để hợp thức hóa đầu vào; lập hóa đơn không đúng với thực tế của hoạt động mua bán; lập hóa đơn khống để trừ nợ; sử dụng hóa đơn quay vòng, hóa đơn chưa đăng ký phát hành để vận chuyển trên đường…

Trong những năm gần đây, Tổng Cục thuế đã coi quản lý hóa đơn là một trong những công tác trọng tâm, trong đó có hóa đơn GTGT. Từ những báo cáo tổng kết công tác quản lý hóa đơn theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP của các cơ quan thuế địa phương gửi về Tổng Cục thuế tuy chưa được tổng hợp toàn quốc song từ các báo cáo cho thấy ngành Thuế đã đấu tranh mạnh mẽ, kiên quyết và đạt được những kết quả nhất định trong công tác quản lý hóa đơn. Cụ thể, thanh tra thuế giai đoạn 2009 – 2012 đạt được những kết quả đáng khích lệ sau: tổng số thuế kiến nghị thu vào ngân sách nhà nước tăng thêm sau thanh tra đạt 17,49 tỷ. Trong đó, năm 2010 đạt 3,21 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2009; năm 2011 đạt 3,4 tỷ đồng, tăng 6% so với năm 2010;

năm 2012 đạt 4,5 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2011 [26, 27].

Bảng 2.4: Tình hình Thanh tra thuế giai đoạn 2009 - 2012



Năm


Cuộc thanh tra

Số thuế truy thu

Số thuế truy thu bình quân 1 cuộc thanh tra

Số tiền

(tỷ đồng)

Tỷ lệ so với

năm trước

Số tiền

(triệu đồng)

Tỷ lệ so với

năm trước

2009

3.670

2,51


685


2010

4.074

3,21

128,0%

790

115,3%

2011

6.101

3,4

105,9%

559

70,7%

2012

7.038

4,5

132,0%

639

114,4%

Tổng

30.090

17,4


581


(Nguồn: Tổng Cục thuế)

Việc tổ chức thanh tra, kiểm tra đột xuất đã kịp thời ngăn chặn hành vi xuất hóa đơn khống nhằm chiếm đoạt tiền thuế GTGT. Trong kết quả truy thu hàng nghìn tỷ đồng tiền trốn thuế mỗi năm qua thanh tra, kiểm tra thuế những năm gần đây của ngành thuế, có tỷ lệ không nhỏ là từ việc doanh nghiệp sử dụng hóa đơn mua của các doanh nghiệp không có hoạt động kinh doanh. Điều này có được là do một số địa phương đã dựa trên thông báo của Tổng Cục thuế để xây dựng phần mềm rà soát hóa đơn bất hợp pháp, khi có bản mềm dữ liệu về bảng kê hàng hóa, dịch vụ mua vào chuyển vào phần mềm dễ dàng phát hiện ngay hóa đơn bất hợp pháp. Tuy nhiên, ngành thuế chưa thống kê đầy đủ số tiền thuế truy thu được do phát hiện sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.

Ngoài ra, Tổng Cục thuế đã phối hợp với chặt chẽ với Tổng Cục Cảnh sát – Bộ Công an để tăng cường xử lý, ngăn chặn hành vi gian lận, trốn thuế. Đồng thời, đề xuất báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Công an về nội dung cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện trong lĩnh vực thuế và một số lĩnh vực liên quan để tạo hành lang pháp lý quản lý thuế.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra bước đầu đã đạt những kết quả đáng ghi nhận. Đây là hoạt động có ý nghĩa quan trọng góp phần kiểm soát và đảm bảo

thực hiện các quy định pháp luật về hóa đơn trên thực tế. Tuy nhiên, các quy định pháp luật về thanh tra, kiểm tra vẫn tạo những khoảng trống nhất định khiến cơ quan thuế gặp lúng túng trong thực hiện. Vì vậy, hoàn thiện các quy định pháp luật về thanh tra, kiểm tra sẽ là công cụ đắc lực bảo đảm cho việc thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật về hóa đơn trên thực tế.

Thứ năm, thực trạng xử lý vi phạm hành chính hóa đơn GTGT

Việc xử lý vi phạm hành chính bước đầu đã được cơ quan quản lý thuế chú trọng bằng việc ban hành Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí và hóa đơn. Và sự ra đời sau đó của Thông tư số 10/2014/TT-BTC ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính.

Việc xử lý vi phạm hành chính về hóa đơn tại Cục thuế thành phố Hà Nội bước đầu đã đạt một số kết quả nhất định: “Năm 2012, đã xử phạt 1.338 vi phạm về hóa đơn với số tiền phạt là 6.649 triệu đồng” [31]. Năm 2013, qua thanh tra đã xử lý 78 doanh nghiệp sử dụng 413 số hóa đơn bất hợp pháp với tổng số tiền là 86.274.257.000 đồng, thuế GTGT là 8.534.300.000 đồng, xử lý truy thu thuế GTGT 8.297.946.000 đồng, xử phạt hành vi trốn thuế số tiền 431.946.000 đồng, xử phạt hành chính 4.804.124.000 đồng. Chuyển cơ quan điều tra 01 vụ của Chi cục thuế huyện Thạch Thất do số lượng và giá trị hóa đơn lớn.

Thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý thuế mà các hành vi vi phạm về in, phát hành và sử dụng hóa đơn GTGT trong khấu trừ và hoàn thuế bị phát hiện với nhiều vụ việc bị xử phạt tại các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh mà gần đây là điển hình những gian lận để hoàn thuế GTGT qua xuất khẩu tiểu ngạch tại 6 tỉnh Nam Bộ của Việt Nam tiếp giáp với nước bạn Campuchia.

Ngoài ra, Cục thuế còn nhận và xử lý các trường hợp vi phạm theo công văn yêu cầu của các cơ quan thuế khác trên cả nước. Năm 2012, Cục thuế thành phố Hà Nội nhận được 72 công văn của các ngành, Cục thuế các tỉnh và nội bộ ngành. Qua rà soát xử lý vi phạm hóa đơn GTGT, đã phát hiện các trường hợp hóa đơn không còn giá trị sử dụng; hoá đơn doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh; doanh nghiệp không còn tồn tại… đã truy thu và xử phạt 3.578 triệu đồng. Trong năm 2013, Cục thuế thành phố Hà Nội đã nhận được 186 công văn của các ngành, Cục thuế các tỉnh và nội bộ ngành thông báo về việc phối hợp rà soát, xử lý các hóa đơn vi phạm. Qua rà soát các đơn vị, Cục thuế thành phố Hà Nội đã kiểm tra, xử lý các số hóa đơn vi phạm chi tiết theo từng số của năm 2013. Kết quả truy thu và xử phạt tổng số tiền là: 4.650.571.508 đồng.

Việc xử lý vi phạm hành chính về hóa đơn GTGT cho thấy các quy định pháp luật bước đầu đã giúp ngân sách thu về khoản tiền thuế không nhỏ. Tuy nhiên, quy định về mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hóa đơn chưa nghiêm khắc, thiếu tính răn đe và phòng ngừa.

2.2.4.2. Thực trạng quản lý hóa đơn giá trị gia tăng của doanh nghiệp Những kết quả trong công tác quản lý hóa đơn GTGT từ phía cơ quan

nhà nước đã phản ánh một phần thực trạng quản lý hóa tại doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp với doanh thu lớn và chế độ tài chính, kế toán rõ ràng minh bạch, được tự in hóa đơn thì việc quản lý hóa đơn luôn chấp hành nghiêm túc các quy định, hướng dẫn liên quan về tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn GTGT. Vẫn có hành vi vi phạm diễn ra ở các doanh nghiệp có quy mô sản xuất, kinh doanh lớn nhưng không nhiều và nở rộ như các doanh nghiệp có quy mô sản xuất, kinh doanh nhỏ.

Công tác quản lý hóa đơn GTGT nói riêng và quản lý hóa đơn nói chung chưa đạt được kết quả như mong muốn. Nhưng những năm gần đây, ngành thuế luôn nỗ lực không ngừng trong việc hoàn thiện pháp luật về hóa

đơn để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội và quá trình trình hội nhập.

2.3. Những vấn đề đặt ra đối với pháp luật hóa về hóa đơn giá trị gia tăng ở Việt Nam

2.3.1. Những kết quả đạt được khi thực hiện pháp luật hóa đơn giá trị gia tăng

Pháp luật về hóa đơn GTGT ra đời và dần được hoàn thiện cùng với việc áp dụng luật thuế GTGT ở Việt Nam. Việc thực hiện pháp luật hóa đơn GTGT đã gặt hái được những kết quả nhất định. Cụ thể là:

- Bước đầu góp phần định hướng và hoàn thiện hành lang pháp lý cho luật thuế GTGT và một số luật có liên quan như: Luật Kế toán… ở Việt Nam. Việc thực hiện pháp luật hóa đơn GTGT giúp các nhà làm luật tìm ra và loại bỏ các quy định không phù hợp với thực tiễn. Điều này, giữ cho các quy định pháp luật về thuế GTGT đảm bảo tính hệ thống, thống nhất và phù hợp.

- Pháp luật về hóa đơn GTGT đã và đang trở thành một công cụ hữu hiệu để cơ quan quản lý thuế thực hiện tốt chức năng của mình trong hoạt động thu, nộp thuế GTGT vào ngân sách nhà nước. Việc làm này gián tiếp đóng góp cho ngân sách nhà nước một khoản thu nhằm phục vụ nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.

- Việc thực hiện các quy định pháp luật về hóa đơn GTGT thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế và sự phối kết hợp với các cơ quan có liên quan bước đầu được ngành thuế chú trọng và đạt một số kết quả đáng ghi nhận. Một mặt chỉ ra những sai phạm và truy thu phần không nhỏ khoản tiền thuế thất thoát từ việc phát hiện các hành vi gian lận thông qua hóa đơn GTGT. Mặt khác, có tác dụng răn đe và phòng ngừa đối với các hành vi vi phạm pháp luật hóa đơn GTGT về sau. Xa hơn, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về hóa đơn GTGT của tổ chức, cá nhân.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/12/2023