Thực Trạng Pháp Luật Về Hóa Đơn Giá Trị Gia Tăng Ở Việt Nam Hiện Nay

đời của Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 04/2014/NĐ-CP). Nghị định số 04/2014/NĐ- CP, Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014 và Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 8 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013, Thông tư số 111/2013/TT- BTC ngày 15/8/2013, Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013, Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013, Thông tư số 85/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011, Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014, Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính để cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính về thuế để khắc phục những hạn chế, nhược điểm của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn các đối tượng tự in, đặt in hóa đơn của cơ quan thuế. Số lượng đối tượng sử dụng hóa đơn GTGT giảm xuống do quy định về ngưỡng đăng ký nộp thuế và phương pháp tính thuế. Hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn được quy định tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về giá, phí, lệ phí, hóa đơn (sau đây gọi tắt là Nghị định số 109/2013/NĐ-CP) và Thông tư số 10/2014/TT-BTC ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn (sau đây gọi tắt là Thông tư số 10/2014/TT-BTC) với việc cụ thể hóa nhiều hành vi vi phạm và quy định những chế tài nghiêm khắc.

Các văn bản pháp luật về hóa đơn xuất hiện ở nhiều thời điểm có tính kế thừa đã tạo nên hệ thống căn cứ pháp lý quan trọng về hóa đơn nói chung và hóa đơn GTGT nói riêng. Hệ thống các văn bản pháp luật về hóa đơn vẫn đang tiếp tục được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các quy định nhằm hoàn thiện pháp luật về hóa đơn GTGT để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, quản lý nhà nước trong tương lai.

2.2. Thực trạng pháp luật về hóa đơn giá trị gia tăng ở Việt Nam hiện nay

Thông qua thực trạng về tạo, phát hành, sử dụng và quản lý hóa đơn GTGT ở Việt Nam qua một số năm gần đây để thấy rõ những tác động tích cực và tiêu cực của việc đưa các quy định về pháp luật về hóa đơn GTGT vào thực tiễn.

2.2.1. Thực trạng về tạo hóa đơn giá trị gia tăng

Tạo hóa đơn GTGT là hoạt động làm ra hóa đơn để sử dụng nó cho mục đích bán hàng hóa, dịch vụ của tổ chức kinh doanh, gồm: tự in từ máy móc, thiết bị của doanh nghiệp hay đặt các tổ chức đủ điều kiện in hoặc khởi tạo hóa đơn điện tử. Pháp luật về tạo hóa đơn GTGT ở Việt Nam hiện đang từng bước thay đổi và hoàn thiện để phù hợp với các chính sách phát triển kinh tế và quản lý nhà nước.

Thực trạng pháp luật về tạo hóa đơn GTGT ở Việt Nam có nhiều điểm đáng ghi nhận. Trước khi Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ra đời, tất cả các loại hóa đơn GTGT xuất hiện trong hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đều do nhà nước độc quyền in, phát hành sau đó bán cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng hóa đơn GTGT. Theo đó, doanh nghiệp không được chủ động trong việc tạo hóa đơn. Sau khi Nghị định số 89/2002/NĐ-CP chính thức có hiệu lực, nhà nước đã bước đầu trao quyền cho một số tổ chức có đủ điều kiện được in, phát hành hóa đơn GTGT. Tuy nhiên, số lượng đối tượng đủ điều kiện in, phát hành hóa đơn GTGT không nhiều và nhà nước vẫn đóng vài trò chủ yếu trong hoạt động in hóa đơn. Quy định này mang đến những tác động trái chiều khi thực hiện. Đối tượng đủ điều kiện in hóa đơn GTGT không nhiều, nhà nước dễ quản lý. Nhưng, đồng thời cũng khiến việc sử dụng hóa đơn GTGT trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của tổ chức kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Chỉ đến khi Nghị định số 51/2010/NĐ-

CP được ban hành và chính thức có hiệu lực cùng với những sửa đổi nhiều quy định của luật Doanh nghiệp thì việc tạo hóa đơn có những đột phá. Đối tượng được tạo, phát hành hóa đơn GTGT cũng vì thế mà tăng đột biến. Điều này, một mặt tạo sự chủ động cho các doanh nghiệp trong tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ nhưng đồng thời gây áp lực cho cơ quan quản lý thuế trong việc kiểm soát hoạt động tạo hóa đơn nói chung và hóa đơn GTGT nói riêng của tổ chức. Nhiều hành vi vi phạm pháp luật trong việc tạo hóa đơn GTGT mới xuất hiện như: in (làm) hóa đơn giả, hóa đơn bất hợp pháp, mua bán hóa đơn giữa các doanh nghiệp… đặt pháp luật hóa đơn GTGT trước những vấn đề pháp lý mới về tính bảo mật của hóa đơn GTGT, về hiện tượng các doanh nghiệp bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh mang theo số lượng lớn hóa đơn GTGT... Cùng với quy định về thành lập doanh nghiệp khá dễ dàng khiến cho hành vi gian lận thuế thông qua sử dụng hóa đơn GTGT ngày càng nở rộ, diễn biến theo chiều hướng phức tạp và khó kiểm soát do khối lượng hóa đơn quá lớn. Để từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật hóa đơn GTGT và tạo môi trường pháp lý lành mạnh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh Chính phủ đã ban hành Nghị định số 04/2014/NĐ-CP và thông tư hướng dẫn với nhiều thay đổi về đối tượng tự in và đặt in hóa đơn. Theo đó, chỉ doanh nghiệp đủ điều kiện mới được in hóa đơn. Doanh nghiệp muốn tự in, đặt in phải có văn bản đề nghị và được cơ quan thuế chấp thuận. Đồng thời, bổ sung quy định giám sát, quản lý đối với doanh nghiệp vi phạm và có rủi ro.

Thực trạng về tạo hóa đơn GTGT có thể đánh giá sơ bộ qua “Báo cáo quản lý ấn chỉ của Cục thuế thành phố Hà Nội” qua các năm từ 2011 đến 2013 có thể thấy [10, 11, 12]:

Qua các năm cho thấy rõ sự chuyển dịch của hoạt động tạo hóa đơn. Lượng hóa đơn in và đặt in tăng lên đáng kể từ năm 2011 đến 2013. Hóa đơn do cơ quan thuế đặt in chỉ bán cho các tổ chức, cá nhân chỉ có hoạt động mua hàng hóa mà không có hoạt động kinh doanh. Phần lớn các doanh nghiệp có quy mô

sản xuất, kinh doanh lớn sử dụng lượng hóa đơn nhiều đều đồng tình với việc làm này của Bộ Tài chính. Với các doanh nghiệp siêu nhỏ, các doanh nghiệp trên địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn nhu cầu sử dụng hóa đơn không nhiều thì việc in, đặt in hóa đơn lại khiến cho doanh nghiệp tốn thêm một khoản chi phí. Hơn nữa, do chi phí in, đặt in lớn nên mỗi lần in doanh nghiệp phải in nhiều quyển để dùng cho hai năm nên vướng vào nỗi lo bảo quản hóa đơn vì nếu làm mất sẽ gây hậu quả nghiêm trọng.

Tại Hội nghị sơ kết 5 năm (2008 - 2012) thực hiện Quy chế phối hợp đấu tranh phòng, chống các hành vi tội phạm trong lĩnh vực thuế, ngành Thuế và công an ở hai thành phố lớn là: Hà Nội và Hồ Chí Minh đã chỉ ra một thực trạng gây khó khăn cho cả cơ quan thuế và cơ quan điều tra. Đó là, ngày một gia tăng các doanh nghiệp bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh, mang theo hóa đơn… Trong đó, tội phạm mua bán trái phép hóa đơn GTGT đang diễn ra hết sức phức tạp với nhiều thủ đoạn mà nguyên nhân chính xuất phát từ việc doanh nghiệp được phép tự in hóa đơn GTGT và việc đăng ký thành lập doanh nghiệp dễ dàng.

Những tình huống như in sai, in hỏng, in thừa trong quá trình tạo hóa đơn không tránh khỏi. Tuy nhiên, lợi dụng việc này để doanh nghiệp trục lợi không phải không có song cơ quan quản lý khó phát hiện trên thực tế.

2.2.2. Thực trạng về phát hành hóa đơn giá trị gia tăng

Các quy định về phát hành hóa đơn ra đời nhằm kiểm soát việc đưa hóa đơn vào sử dụng sau khi doanh nghiệp tạo hóa đơn. Theo quy định Thông tư số 39/2014/TT-BTC, sau khi tạo hóa đơn các doanh nghiệp phải ra thông báo phát hành hóa đơn gửi tới cơ quan thuế đồng thời niêm yết tại trụ sở hoặc nơi diễn ra hoạt động mua bán trong suốt quá trình bán hàng hóa, dịch vụ. Trên thông báo phải có đầy đủ các nội dung của hóa đơn mẫu, ngày bắt đầu sử dụng, ngày lập tờ thông báo và chữ ký của người đại diện theo pháp luật. Thực trạng việc thông báo phát hành hóa đơn trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tổng hợp qua các năm

2011, 2012 và 2013 đã thực hiện theo Thông tư số 153/2010/TT-BTC và Thông tư số 64/2013/TT-BTC được cụ thể hóa tại bảng sau [10, 11, 12]:

Bảng 2.1: Tình hình thực hiện công tác phát hành hóa đơn tại Cục thuế thành phố Hà Nội qua các năm 2011 – 2013

Năm

2011

2012

2013

Tổng số DN cần phải phát hành thông báo (A)

66.497

77.894

84.125

Số DN đã ra thông báo phát hành (B)

64.902

76.336

82.443

Tỷ lệ (B/A)

97%

98%

98%

Số thông báo đã nhập vào quản lý ấn chỉ (C)

21.657

25.884

32.977

Tỷ lệ (C/B)

33%

33%

40%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Pháp luật về hóa đơn giá trị gia tăng ở Việt Nam - 5

(Nguồn: Cục thuế thành phố Hà Nội)

Giai đoạn 2011 – 2013, căn cứ tổng số các doanh nghiệp phải phát hành thông báo có thể thấy số lượng các doanh nghiệp có sử dụng hóa đơn không ngừng tăng nhanh qua các năm. Lý giải điều này là do sự ra đời của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và những thay đổi về quy định trong việc đăng ký thành lập doanh nghiệp. Các con số về tỷ lệ cũng cho biết: về cơ bản các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội đã thực hiện các quy định pháp luật có liên quan tới việc thông báo phát hành hóa đơn theo quy định pháp luật nghiêm túc với tỷ lệ tương đối cao (trên 95%). Tuy nhiên, những số liệu Cục thuế thành phố Hà Nội tổng hợp được là những con số mang tính tương đối. Bởi lẽ, trên thực tế xuất hiện không ít hành vi vi phạm về thông báo phát hành hóa đơn GTGT: Doanh nghiệp đưa hóa đơn GTGT vào sử dụng nhưng cố tình không thông báo phát hành hóa đơn và không gửi thông báo phát hành tới cơ quan thuế cũng gây ra nhiều khó khăn trong việc kiểm soát chính xác số lượng doanh nghiệp đã ra thông báo phát hành hóa đơn. Bên cạnh đó, còn xuất hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật khi thực hiện thông báo phát hành hóa đơn của doanh nghiệp như: các doanh nghiệp đã ra thông báo phát hành hóa đơn và gửi tới cơ quan thuế song tại trụ sở của doanh nghiệp hoặc nơi

diễn ra hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp không có dán thông báo; hoặc doanh nghiệp cố tình sử dụng hóa đơn giả, vẫn dán công khai thông báo phát hành hóa đơn thì người mua hàng hóa, dịch vụ không có cơ sở để phát hiện ngay hành vi vi phạm… Đối với những hành vi vi phạm các quy định về thông báo phát hành hóa đơn GTGT đã được Cục thuế thành phố Hà Nội phát hiện và xử phạt theo quy định của pháp luật về lĩnh vực hóa đơn.

2.2.3. Thực trạng sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng

Thực trạng sử dụng hóa đơn GTGT là tấm gương phản chiếu rõ rệt việc thực hiện các quy định pháp luật có liên quan tới hóa đơn GTGT ở Việt Nam hiện nay.

Vì vai trò, chức năng đặc biệt quan trọng của hóa đơn GTGT đối với Nhà nước và cả người bán, người mua mà việc sử dụng hóa đơn GTGT trong những năm gần đây, bên cạnh những kết quả đạt được còn xuất hiện nhiều hành vi vi phạm khiến câu chuyện về sử dụng hóa đơn nói chung và hóa đơn GTGT nói riêng trở thành vấn đề mang tính sống còn đối với việc thu ngân sách nhà nước. Các hành vi vi phạm diễn ra mạnh và có chiều hướng ngày càng phức tạp nhưng đều có chung một mục đích trốn thuế hoặc lợi dụng chính sách khấu trừ, hoàn thuế để rút tiền từ ngân sách nhà nước. Hậu quả đã khiến cho ngân sách nhà nước hàng năm thất thoát số tiền thuế rất lớn. Điều này không đơn thuần chỉ là thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng tới nền tài chính, tiền tệ của một quốc gia.

Các quy định pháp luật về hóa đơn GTGT có nhiều thay đổi nhưng đối tượng sử dụng hóa đơn GTGT tăng dần qua các năm. Có thể quan sát sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp sử dụng hóa đơn thông qua báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2013 qua bảng số liệu 2.2 sau [10, 11, 12]:

Bảng 2.2: Báo cáo về tình hình sử dụng hóa đơn trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2013

Chỉ tiêu

2011

2012

2013

Số báo cáo tình hình sử dụng hóa

đơn phải nộp (A)

241.398

265.988

361.873

Số báo cáo tình hình sử dụng hóa

đơn nhận được (B)

182.238

253.348

329.305

Tỷ lệ (B/A)

85%

95%

91%

Số chuyển vào QLAC (C)

158.547

222.156

299.667

Tỷ lệ (C/B)

87%

88%

90%

(Nguồn: Cục thuế thành phố Hà Nội)

Có thể thấy số lượng các doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tăng dần qua các năm. Cụ thể, từ năm 2011 đến 2013, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp tăng dần. Không khó để lý giải hiện tượng này. Do sự ra đời của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và việc đăng ký thành lập doanh nghiệp khá dễ dàng nên lượng các doanh nghiệp gia nhập thị trường lớn hơn lượng doanh nghiệp giải thể, phá sản.

“Báo cáo gần nhất của Chính phủ hiện có 468.600 doanh nghiệp đang còn hoạt động, chiếm 70% trong tổng số 663.800 doanh nghiệp đã đăng ký thành lập” [17]. Với số lượng khổng lồ về đăng ký thành lập thì việc kiểm soát hoạt động sử dụng hóa đơn GTGT trong các doanh nghiệp này đã tạo khó khăn không nhỏ cho các cơ quan quản lý nói chung và cơ quan quan thuế nói riêng. Theo thống kê, trong 10 sắc thuế được ban hành có tới 5 sắc thuế bị tội phạm lợi dụng nhiều nhất. Cũng trong danh sách này, thuế GTGT có vị trí đứng đầu mà cách thức chủ yếu là thông qua hóa đơn GTGT với số tiền vô cùng lớn. Đặc biệt, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tiền ngân sách nhà nước thông qua hoàn thuế GTGT đang có những diễn biến phức tạp nhất. Lợi dụng

những khoảng trống trong các quy định pháp luật về hóa đơn GTGT mà các hành vi vi phạm của đối tượng nộp thuế sử dụng để gian lận thuế thông qua hóa đơn GTGT chủ yếu là:

Bỏ ngoài sổ sách kế toán.

Đây là thủ đoạn khá phổ biến hiện nay. Theo đó, doanh nghiệp thường sử dụng hai hệ thống sổ sách kế toán: một hệ thống sổ kế toán nội bộ phản ánh đầy đủ các giao dịch kinh tế; hệ thống sổ kế toán còn lại chỉ phản ánh một phần các giao dịch kinh tế để khai thuế. Kiểu hành vi này thường diễn ra ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là hoạt động kinh tế ngầm mà môi trường thuận lợi chính là nền kinh tế có giao dịch chủ yếu bằng tiền mặt như Việt Nam. Tình huống này rất khó xác định số thuế thất thu. Dạng thức của hoạt động này là doanh nghiệp bán hàng hóa nhưng không xuất hóa đơn GTGT cho người mua. Mục đích của việc làm này của các doanh nghiệp là muốn giảm số thuế GTGT đầu ra và tăng số thuế GTGT đầu vào để khi cơ quan thuế thực hiện khấu trừ thuế theo phương pháp khấu trừ hoặc hoàn thuế GTGT theo quy định của luật thuế GTGT hiện hành nhằm chiếm đoạt tiền từ ngân sách nhà nước. Sở dĩ, có hành vi này là do khi cơ quan thuế thực hiện cách xác định số thuế đầu ra hay đầu vào theo phương pháp khấu trừ hoặc có hay không việc hoàn thuế cho doanh nghiệp đều lấy hóa đơn GTGT làm căn cứ tính thuế.

Chẳng hạn, Công ty Trách nhiệm hữu hạn thông tin tín nhiệm và xếp hạng DN Việt Nam đã trốn thuế 1.028 triệu đồng thông qua hành vi không ghi sổ kế toán tiền bán quyền mua căn hộ; Công ty Viễn thông điện lực bán hàng không xuất hóa đơn, không phản ánh vào sổ kế toán để trốn 37 tỷ đồng [30].

Ghi giá bán thấp hơn giá thanh toán trên thực tế.

Người tiêu dùng thường không có thói quen lấy hóa đơn GTGT sau khi mua hàng vì trong nhiều tình huống việc làm này không tác động nhiều

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/12/2023