Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Thực Hiện Pháp Luật Hóa Đơn Giá Trị Gia Tăng

Với các hoạt động tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn GTGT cũng như trong hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn GTGT, luật quy định cơ quan thuế có những quyền và nghĩa vụ gì để thực hiện quản lý.

Với việc đưa ra khái niệm và một số nội dung khái quát, cơ bản về pháp luật hóa đơn GTGT để thấy được vai trò và tầm quan trọng của các quy định này trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật hóa đơn giá trị gia tăng

Thực tiễn nghiên cứu khoa học của các chuyên gia kinh tế - tài chính cũng như pháp lý, thuật ngữ thực hiện pháp luật chưa được sử dụng phổ biến. Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật của Trường Đại học Luật Hà Nội định nghĩa về thực hiện pháp luật như sau: “Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật” [14, tr.468].

Chưa có khái niệm chính thức về thực hiện pháp luật hóa đơn GTGT, nhưng có thể hiểu: Thực hiện pháp luật hóa đơn GTGT là hoạt động có mục đích nhằm biến các quy định của pháp luật về hóa đơn GTGT trở thành hành vi hợp pháp của các chủ thể về hóa đơn GTGT.

Về cơ bản, pháp luật hóa đơn GTGT có hình thức thực hiện như thực hiện pháp luật nói chung gồm: Tuân thủ, thi hành, sử dụng và áp dụng. Trong đó, áp dụng pháp luật được xem là hình thức quan trọng nhất.

Pháp luật hóa đơn GTGT ngày càng hoàn thiện. Tuy vậy, quá trình thực hiện pháp luật hóa đơn GTGT chịu nhiều tác động của các nhân tố khách quan và chủ quan. Các nhân tố này một mặt tác động tích cực nhưng đồng thời cũng tác động tiêu cực đến việc thực hiện pháp luật về hóa đơn GTGT.

1.2.2.1. Các nhân tố khách quan

Nhân tố khách quan xuất hiện một cách ngẫu nhiên, bên ngoài và không phụ thuộc vào ý chí của chủ thể trong quan hệ pháp luật về hóa đơn GTGT. Các nhân tố khách quan có thể liệt kê như: Trình độ phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội; Hệ thống pháp luật; Hệ thống chính trị; Và Bộ máy nhà nước.

Về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Trình độ phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội là yếu tố quyết định tính hiệu quả của việc thực hiện pháp luật hóa đơn GTGT. Nền kinh tế của một quốc gia phát triển ổn định, bền vững sẽ kéo theo sự phát triển về mọi mặt: văn hóa – xã hội, y tế, giáo dục… và chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao. Khi đó, khả năng tư duy, trình độ nhận thức của đại bộ phận người dân được cải thiện đáng kể, trong đó có pháp luật về hóa đơn GTGT. Kinh tế phát triển, điều kiện cơ sở hạ tầng hiện đại cùng với quan điểm, tư duy nhận thức thay đổi theo hướng tích cực sẽ tạo thuận lợi cho việc thực hiện pháp luật về hóa đơn GTGT. Và ngược lại, trình độ phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội kém phát triển sẽ tạo nên những rào cản trong việc thực hiện pháp luật về hóa đơn GTGT.

Về hệ thống pháp luật

Pháp luật về hóa đơn giá trị gia tăng ở Việt Nam - 4

Giả sử, các quy định quy định được soạn thảo trình độ, kỹ năng lập pháp cao khi đó hệ thống pháp luật của quốc gia sẽ đáp ứng và giải quyết tốt các quan hệ phát sinh trong tương lai. Với hệ thống pháp luật mà các quy định nằm rải rác ở nhiều văn bản khác nhau dẫn tới thiếu thống nhất, đồng bộ khi áp dụng và hiện tượng trùng lặp, chồng chéo trong việc thực hiện pháp luật là không tránh khỏi. Sự hoàn thiện kỹ năng lập pháp “mở đường” cho các quy định pháp luật đi vào thực tiễn nhanh hơn, áp dụng rộng rãi hơn, phổ biến hơn và mang lại hiệu quả cao hơn do tính khuyến khích, động viên các chủ thể tích cực tham gia thực hiện pháp luật . Ngược lại, hệ thống pháp luật với các

quy định pháp luật thiếu chặt chẽ và xa rời thực tiễn sẽ là trở ngại lớn cho việc hiện thực hóa các quy định.

Về hệ thống chính trị

Hệ thống chính trị có ý nghĩa quyết định tới trật tự an ninh và xã hội của một quốc gia. Một mô hình chính trị được thiết lập kéo theo là sự hình thành, tồn tại của hệ thống pháp luật tương ứng và là công cụ đắc lực đảm bảo cho Nhà nước duy trì hệ thống chính trị. Bởi vậy, hệ thống chính trị của quốc gia có tác động lớn tới hệ thống pháp luật và việc thực hiện chúng trên thực tế.

Hệ thống chính trị ở Việt Nam ngoài việc ghi nhận sự lãnh đạo tập trung, thống nhất và duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam còn công nhận sự tồn tại của các tổ chức chính trị khác như: Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam… Sự tồn tại của các tổ chức này ghi nhận nhiều kết quả trong công tác thực hiện pháp luật. Với cách thức, tổ chức hoạt động của các mô hình đặc biệt này mà các quy định của pháp luật đi sâu, rộng vào đời sống quần chúng nhân dân với những biện pháp tuyên truyền, giáo dục nhận thức pháp luật cho người dân.

Về bộ máy nhà nước

Việc hiện thực hóa các quy định pháp luật về hóa đơn GTGT chịu tác động không nhỏ của bộ máy nhà nước. Bộ máy nhà nước một quốc gia gồm hệ thống các cơ quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Các cơ quan này là cánh tay nối dài để hiện thực hóa các quy định pháp luật trong đời sống. Vì vậy, hiệu quả thực hiện pháp luật do các cơ quan trong bộ máy nhà nước đóng vai trò quyết định. Sự vận hành nhịp nhàng và hiệu quả giữa các cơ quan liên quan trong bộ máy nhà nước góp phần giải quyết tốt hơn những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.

Cụ thể, quá trình thực hiện pháp luật về hóa đơn GTGT ở Việt Nam Tổng cục Thuế không phải là cơ quan duy nhất có hoạt động kiểm soát và thu thuế GTGT. Cùng với cơ quan thuế còn có nhiều cơ quan có liên quan: Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cấp giấy phép kinh doanh; cơ quan Hải quan; Cơ quan Điều tra; Quản lý thị trường… Thực hiện pháp luật về hóa đơn GTGT đạt kết quả ra sao còn phụ thuộc vào sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan có chặt chẽ, nhịp nhàng hay không?

1.2.2.2. Các nhân tố chủ quan

Các nhân tố chủ quan tồn tại bên trong chính các chủ thể. Vì thế, việc thực hiện các quy định pháp luật về hóa đơn GTGT phụ thuộc nhiều vào nhân tố chủ quan. Có thể kể tới các nhân tố chủ quan như: Trình độ nhận thức, yếu tố tâm lý.

Về trình độ nhận thức

Đối với người dân, khi trình độ văn hóa và khả năng nhận thức cao thì việc nắm bắt các quy định pháp luật nói chung và về hóa đơn GTGT nói riêng trở nên dễ dàng hơn. Việc nắm vững các quy định về hóa đơn là tiền đề quan trọng góp phần định hướng hành vi hợp pháp của người dân khi trở thành đối tượng nộp thuế. Tuy nhiên, với những khoảng trống của pháp luật về hóa đơn GTGT nhiều chủ thể đã vận dụng sự hiểu biết để thực hiện những hành vi vi phạm tinh vi khiến cơ quan quản lý thuế khó phát hiện ra hoặc chứng minh vi phạm để có biện pháp xử lý phù hợp. Ngược lại, nếu trình độ dân trí thấp, người dân khi tham gia vào quan hệ pháp luật hóa đơn GTGT sẽ lúng túng do thiếu hiểu biết các quy định dẫn đến các hành vi vi phạm do không thực hiện đúng các quy định.

Về phía cơ quan quản lý thuế, thực tế đã chứng minh nếu đội ngũ cán bộ thuế có trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức tốt thì sự vận hành của bộ máy trong việc thực hiện các thủ tục hành chính thuế sẽ trở nên đơn giản,

nhanh chóng, chính xác hơn. Và ngược lại, nếu đội ngũ cán bộ của cơ quan quản lý thuế yếu kém về trình độ, năng lực độ cũng như phẩm chất đạo đức nghề nghiệp sẽ khiến cho hệ thống thuế thiếu tính linh hoạt và chuyên nghiệp. Hiện tượng suy thoái về đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận cán bộ thuế sẽ gây ra những hậu quả khôn lường. Sự tiếp tay của cán bộ thuế cho đối tượng nộp thuế thông qua sử dụng hóa đơn giả hoặc kê khai không đúng đã gây thất thoát số tiền thuế vô cùng lớn cho ngân sách nhà nước.

Về yếu tố tâm lý

Yếu tố tâm lý góp phần lớn trong việc thực hiện pháp luật hóa đơn GTGT. Thực tế cho thấy ở các nước phát triển, ý thức pháp luật của người dân với nhà nước rất cao khi tham gia bất cứ quan hệ pháp luật nào. Do vậy, các quan hệ này được hiện đại hóa với những ứng dụng hiện đại của công nghệ, điện tử trong công tác quản lý của Chính phủ. Đối với các quốc gia đang phát triển và kém phát triển, người dân khi tham gia quan hệ pháp luật thường có tâm lý chung là né tránh, e ngại và thụ động do chưa hình thành thói quen pháp luật. Điều này khiến cho việc thực hiện pháp luật gặp nhiều khó khăn.

Các yếu tố khách quan và chủ quan dù muốn hay không chúng vẫn tồn tại trong đời sống. Việc chỉ ra những tác động hai chiều của các yếu tố này trong việc thực hiện pháp luật hóa đơn GTGT sẽ khiến cho ta có cái nhìn đầy đủ, khách quan và toàn diện hơn để đưa ra các chính sách, quy định phù hợp với điều kiện quốc gia.

Một số vấn đề cơ bản về hóa đơn và pháp luật về hóa đơn GTGT giúp ta có được cái nhìn tương đối đầy đủ, cơ bản về hóa đơn cũng như pháp luật hóa đơn GTGT và bước đầu đã đặt những viên gạch đầu tiên để xây dựng và hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật về hóa đơn GTGT về sau.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ở VIỆT NAM


2.1. Lịch sử hình thành và phát triển pháp luật hóa đơn giá trị gia tăng ở Việt Nam

Lịch sử hình thành và phát triển pháp luật hóa đơn GTGT ở Việt Nam trải qua các giai đoạn với nhiều dấu mốc quan trọng. Bên cạnh những kết quả đạt được còn bộc lộ tồn tại, hạn chế nhất định. Tuy nhiên, hệ thống các quy định về hóa đơn GTGT đang tiếp tục không ngừng hoàn thiện nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước về hóa đơn trong tương lai.

Trước khi luật thuế Giá trị gia tăng có hiệu lực

Lịch sử xuất hiện của hóa đơn GTGT được đánh dấu bằng sự ra đời của Luật Thuế GTGT. Tuy nhiên, nội dung và hình thức hóa đơn GTGT tuân thủ theo nội dung và hình thức cơ bản của hóa đơn.

Pháp lệnh Kế toán và Thống kê số 6-LCT/HĐNN8 ngày 20 tháng 5 năm 1988 của Hội đồng Nhà nước quy định chế độ Kế toán và Thống kê áp dụng trong nền kinh tế quốc dân cùng với một số văn bản hướng dẫn ra đời có hiệu lực và trở thành căn cứ pháp lý quan trọng để Nhà nước ban hành Quyết định số 54-TC/TCT và các văn bản hướng dẫn thi hành: Thông tư số 73/TC- TCT ngày 20 tháng 10 năm 1997 của Tổng Cục thuế hướng dẫn chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa lưu thông trên thị trường…

Hệ thống các văn bản về hóa đơn ra đời trong thời kỳ này mang những đặc điểm nhất định: Nhà nước giữ vai trò là chủ thể độc quyền trong việc tạo, phát hành hóa đơn; Về cơ bản, hình thức và nội dung hóa đơn đã đáp ứng được nhu cầu của hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; Việc quản lý, sử dụng hóa đơn đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước và đáp ứng đầy đủ yêu cầu đặt ra của công tác quản lý về hóa đơn.

Sau khi luật thuế Giá trị gia tăng chính thức có hiệu lực đến nay

Giai đoạn này, pháp luật hóa đơn GTGT trải qua nhiều thăng trầm với một số dấu mốc đáng ghi nhận.

Luật thuế GTGT số 02/1997/QH9 được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10 tháng 5 năm 1997 chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1999 (sau đây gọi tắt là Luật thuế GTGT). Từ đây, thuật ngữ “hóa đơn GTGT” chính thức được ghi nhận tại Điều 10, Điều 11 Mục 2 của Luật thuế GTGT đầu tiên ở Việt Nam. Luật thuế GTGT là căn cứ pháp lý cao nhất, là cơ sở để hóa đơn GTGT xuất hiện và đưa vào sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam.

Trên cơ sở luật thuế GTGT và các văn bản pháp luật về hóa đơn, hệ thống pháp luật về hóa đơn GTGT đã có những thay đổi không ngừng và đạt một số kết quả đáng kể. Trong số đó, phải kể đến Nghị định số 89/2002/NĐ- CP ngày 07 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn (sau đây gọi tắt là Nghị định số 89/2002/NĐ-CP). Nghị định số 89/2002/NĐ-CP và Thông tư 120/2002/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 07/11/2002 của Chính phủ về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn và Thông tư số 99/2003/TT-BTC ngày là dấu mốc quan trọng vì lần đầu tiên trong lịch sử phát triển pháp luật về hóa đơn, chứng từ Nhà nước đã trao quyền tự chủ trong việc in (tạo), phát hành hóa đơn cho một số doanh nghiệp đáp ứng những điều kiện nhất định. Điều này, tạo sự chủ động cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và giảm gánh nặng trong việc in, phát hành hóa đơn của Nhà nước.

Sau hơn 7 năm áp dụng, Nghị định số 89/2002/NĐ-CP không còn phù hợp với tình hình mới và bộc lộ nhiều hạn chế. Cùng với sự ra đời và thay thế của luật như Luật Kế toán, Luật Doanh nghiệp, Luật Giao dịch điện tử…

Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 51/2010/NĐ-CP) ra đời thay thế Nghị định số 89/2002/NĐ-CP được xem là bước ngoặt mang tính đột phá trên chặng đường hình thành và phát triển của pháp luật về hóa đơn, chứng từ ở Việt Nam. Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành: Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28 tháng 9 năm 2010 của Bộ Tài chính; Thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 5 năm 2013 của Bộ Tài chính nâng cao hơn nữa tinh thần trao quyền tự chủ, chủ động trong việc tạo, phát hành, sử dụng và quản lý hóa đơn, chứng từ cho các doanh nghiệp nhưng cũng đòi hỏi ở họ một cơ chế quản lý và sử dụng hóa đơn chặt chẽ, hiệu quả hơn. Hình thức hóa đơn điện tử ra đời nhằm thúc đẩy thương mại điện tử là quan điểm hoàn toàn mới trong cải cách thủ tục hành chính thuế hiện nay. Và cơ quan quản lý thuế chủ yếu thực hiện hoạt động quản lý, kiểm tra giám sát thực hiện. Theo đó, việc in, phát hành, sử dụng và quản lý hóa đơn GTGT được áp dụng đối với doanh nghiệp đủ điều kiện tính thuế theo phương pháp khấu trừ khi: thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ và có đăng ký theo phương pháp khấu trừ thuế. Do vậy, đối tượng in, phát hành, sử dụng và quản lý hóa đơn GTGT tăng nhanh.

Pháp luật về hóa đơn GTGT ở giai đoạn này có nhiều biến động. Các quy định về hóa đơn bùng nổ với nhiều thuật ngữ được luật hóa và thay đổi liên tục nhằm hoàn thiện theo hướng mở về tư duy, quan điểm để đáp ứng tốt hơn nhu cầu về sự phát triển kinh tế và góc độ quản lý nhà nước. Mặt khác, cũng khiến nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp gây khó khăn cho các nhà quản lý trong việc in, phát hành, sử dụng hóa đơn GTGT.

Luật Quản lý thuế sửa đổi năm 2012 và Luật thuế GTGT sửa đổi năm 2013 cùng với những hạn chế của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP kéo theo sự ra

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/12/2023