trưng bày hiện vật tiêu biểu của văn hóa Hòa Bình với chủ đề “Hòa Bình truyền thống và đương đại”, “Văn hóa truyền thống dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình”…
Về công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể
Tỉnh tiếp tục đầu tư cho các đề tài nghiên cứu khoa học, phục dựng các di sản văn hóa phi vật thể. Hoàn thành các đề tài: “Kiểm kê, bảo tồn giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc Tày tỉnh Hòa Bình”, “Thống kê đề xuất giải pháp bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử Đình - Đền - Chùa - Miếu ở tỉnh Hòa Bình”. Tiếp tục thực hiện kế hoạch kiểm kê sưu tầm di sản “Mo Mường Hòa Bình”, “Kiểm kê các lễ thức truyền thống của dân tộc Dao tỉnh Hòa Bình”, “Sưu tầm, nghiên cứu bảo tồn, phát triển văn hóa người Dao Quần chẹt tỉnh Hòa Bình”, “Xây dựng, phục dựng các làn điệu cồng, chiêng của dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình”.
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với một số Viện Nghiên cứu tiến hành các đề tài: Sự biến đổi ngôn ngữ của dân tộc Mường; Sưu tầm nghề dệt, nhuộm thủ công truyền thống của người Mường Hòa Bình… Đây là những cơ sở khoa học phục vụ cho công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh.
Các cấp ủy Đảng, chính quyền chăm lo bảo tồn nét văn hóa trong sinh hoạt có tính cộng đồng cao, đó là văn hóa nhà sàn của người Mường, người Thái tại các làng xã gắn với giữ gìn trang phục truyền thống, ngôn ngữ chữ viết và các vật dụng phục vụ đời sống sinh hoạt thường ngày. Hàng năm các Mường trong tỉnh đều tổ chức lễ hội ẩm thực các dân tộc, thi nấu các món truyền thống vào các dịp lễ hội đầu năm.
Các lễ hội truyền thống được tổ chức trang trọng, chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc trong tỉnh. Năm 2011, Hòa Bình tổ chức “Lễ hội văn hóa Cồng Chiêng” lần thứ nhất, với sự tham gia của hơn 1.400 nghệ nhân đến từ các huyện trong tỉnh.
Ngoài ra, trong tỉnh có nhiều lễ hội do các địa phương duy trì, tổ chức thường niên như: Lễ hội Đền Và, Đình Vai, Mường Động… Trong các lễ hội, nét văn hóa
truyền thống, trò chơi dân gian được khôi phục, tái hiện đã góp phần củng cố tinh thần đoàn kết và ý thức giữ gìn văn hóa truyền thống trong nhân dân.
2.2.4. Hoạt động chỉ đạo công tác xây dựng gia đình, làng xã, cơ quan, đơn vị văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới việc tang và lễ hội
Phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Được sự quan tâm của Tỉnh ủy, Ban chỉ đạo Phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa”, công tác chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự phối kết hợp có hiệu quả của các sở, ban, ngành, đoàn thể nên Phong trào xây dựng “Gia đình văn hóa” đạt được những kết quả đáng phấn khởi.
Với mục tiêu xây dựng gia đình hòa thuận hạnh phúc, tiến bộ, góp phần vào việc phát triển kinh tế chung của tỉnh, bảo đảm an ninh, trật tự xã hội, bảo tồn truyền thống văn hóa và duy trì nòi giống, nhiều mô hình gia đình tiêu biểu đã được nêu gương và phổ biến rộng rãi.
Hàng năm, việc kiểm tra bình xét công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa” được cơ sở triển khai thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình, tiêu chuẩn. K ết quả đạt được đã khẳng định tầm quan trọng của phong trào đối với người dân và khu dân cư.
Bảng 2.4: Số hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa (2011 - 2015).
Số hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa/ Tổng số gia đình | Tỷ lệ % | |
2011 | 147.847 /187.541 | 78,52 |
2012 | 146.383 /192.763 | 76,17 |
2013 | 151,741/198.954 | 76,27 |
2014 | 155.184/202.777 | 76,52 |
2015 | 158.154/203.282 | 77,8 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hoạt Động Chỉ Đạo Công Tác Bảo Tồn Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa
- Hoạt Động Chỉ Đạo Công Tác Xây Dựng Thiết Chế Văn Hóa
- Hoạt Động Chỉ Đạo Công Tác Tuyên Truyền Cổ Động, Thông Tin Thư Viện, Đọc Sách Báo
- Hoạt Động Chỉ Đạo Công Tác Xây Dựng Thiết Chế Văn Hóa
- Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa từ năm 2006 đến năm 2015 - 10
- Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa từ năm 2006 đến năm 2015 - 11
Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.
[Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch]
Năm 2012, số hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa so với năm 2011 giảm 885 hộ do xiết chặt tiêu chí bình xét và nâng cao chất lượng phong trào. Tuy nhiên đến
năm 2013, số hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa bằng 76,27%, tăng 5.358 hộ so với năm 2012, năm 2015 có 77,8% số hộ đạt gia đình văn hóa [108, tr. 7].
Tỷ lệ “Gia đình văn hóa” ngày càng được xiết chặt theo đúng các tiêu chí, tiêu chuẩn quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, của Ban chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh. Gia đình văn hóa 3 năm liền, 5 năm liền tiêu biểu xuất sắc được cơ sở bình chọn, suy tôn, vinh danh trong sổ vàng truyền thống của gia đình và khu dân cư. Năm 2012, Ban chỉ đạo các cấp đã tổ chức Hội nghị biểu dương “Gia đình văn hóa” tiêu biểu xuất sắc 5 năm giai đoạn 2007 - 2012, khen thưởng 735 giấy khen cấp huyện và 86 bằng khen cấp tỉnh cho các hộ gia đình văn hóa tiêu biểu.
Đến nay, toàn tỉnh có 89.679 hộ gia đình văn hóa 3 năm liền tiêu biểu xuất sắc được cơ sở bình chọn, suy tôn và vinh danh trong sổ vàng truyền thống; có
55.081 hộ gia đình văn hóa 5 năm liên tục trở lên được biểu dương khen thưởng theo quy định của pháp luật [108, tr. 8].
Phong trào xây dựng thôn, làng, bản, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa
Giai đoạn 2011 - 2015, phong trào xây dựng, làng, thôn, bản, tổ dân phố văn hóa thực sự đã có những tác động tích cực trong việc cải thiện đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, làm thay đổi cơ bản bộ mặt nông thôn, đô thị góp phần đưa tỉnh Hòa Bình từng bước phát triển.
Phong trào xây dựng làng, thôn, bản, tổ dân phố văn hóa tác động tích cực đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình, thực hiện có hiệu quả nhiều dự án khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công, nước sạch nông thôn, kiên cố hóa kênh mương, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.
Nhiều mô hình đem lại thu nhập cao, giúp nhiều hộ vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng, tạo việc làm tại chỗ cho nhiều lao động, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế trong vùng. Tiêu biểu như: Tiểu khu 5, thị trấn Cao Phong với mô hình trồng cam quýt, mía và dịch vụ… tạo việc làm cho hàng trăm người lao động và tăng thu nhập bình quân lên 35 triệu đồng/người/năm; Tổ dân phố số 1, Phường
Tân Hòa, Thành phố Hòa Bình có 100% số người lao động trong độ tuổi có việc làm, thu nhập bình quân đạt 32 triệu đồng/người/năm...[108, tr. 06].
Việc xây dựng thiết chế nhà văn hóa cơ sở trên địa bàn tỉnh luôn được quan tâm, với nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước và sự đóng góp về kinh phí, ngày công không nhỏ của nhân dân, đã từng bước phấn đấu hoàn thành việc xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở. Việc tạo dựng mối quan hệ gắn bó mật thiết với hàng xóm, láng giềng đã trở thành phong tục tập quán tốt đẹp trong việc xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư.
Từ năm 2011 đến 2015, phong trào xây dựng thôn, làng, bản, tổ dân phố văn hóa đã tập trung đi sâu vào đánh giá chất lượng thông qua việc bình xét, công nhận các khu dân cư văn hóa đảm bảo tiêu chí, tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Chỉ đạo Trung ương và Hướng dẫn của Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh. Năm 2013, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị biểu dương Làng văn hóa tiêu biểu xuất sắc các cấp tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2008 - 2013, có 100 Làng văn hóa tiêu biểu xuất sắc được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen.
Phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa cũng được quan tâm. Hàng năm, lãnh đạo các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp phối hợp với công đoàn cơ sở phát động phong trào xây dựng “Cơ quan đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” gắn với thực hiện các nhiệm vụ chính trị, đồng thời tổ chức cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đăng ký thi đua. Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, gắn với các phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, xây dựng cơ quan “Xanh, sạch, đẹp”; Cuộc vận động xây dựng người cán bộ, công chức, viên chức “Trung thành, sáng tạo, tận tụy gương mẫu”…
Các cơ quan đơn vị tổ chức cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động học tập các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Các phong trào hoạt động xã hội, từ thiện, đóng góp ủng hộ “Quỹ đền ơn đáp nghĩa”, “Ngày vì người nghèo”, “Quỹ nạn nhân chất độc da cam ”… được các cơ quan đơn
vị, đoàn viên công đoàn nhiệt tình hưởng ứng tạo thành một phong trào sâu rộng, với nhiều hoạt động cụ thể thiết thực đã kịp thời giúp đỡ nhiều gia đình cán bộ, công chức, viên chức, người lao động vượt qua khó khăn và góp phần thực hiện tốt an ninh xã hội trên địa bàn.
Ban chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” các cấp luôn quan tâm đến việc đăng kí, bình xét, công nhận danh hiệu cơ quan đơn vị đạt chuẩn văn hóa hàng năm. Kết quả đạt được đã khẳng định tầm quan trọng của Phong trào đối với các cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn tỉnh.
Năm 2014, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị biểu dương cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa tiêu biểu xuất sắc tỉnh Hòa bình giai đoạn 2009 - 2014, có 75 tập thể được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen. Năm 2011, toàn tỉnh có 1.068/1.332 cơ quan đơn vị đạt chuẩn văn hóa bằng 81.5%, đến năm 2015, đã tăng lên 89.6% cơ quan đơn vị đạt chuẩn văn hóa [108, tr. 10].
Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới việc tang và lễ hội
Về xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới: Hầu hết các địa phương đã làm tốt việc thực hiện đăng kí kết hôn và trao giấy đăng kí kết hôn theo đúng nghi thức, đảm bảo đầy đủ các thủ tục hành chính do Nhà nước quy định. Có xu hướng đơn giản hóa các thủ tục, nghi lễ trong việc tổ chức lễ cưới, đảm bảo vui tươi lành mạnh, tiết kiệm và phù hợp với phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc.
Phần lớn các gia đình tổ chức đám cưới đã rút gọn thời gian, chỉ tổ chức trong ngày và tổ chức lễ cưới vào ngày thứ bảy, chủ nhật. Tổ chức tiệc cưới ngoài giờ hành chính (thường vào cuối giờ chiều) không làm ảnh hưởng đến thời gian làm việc của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Trong đám cưới không mời thuốc lá. Hầu hết tiệc cưới không tổ chức rầm rộ, số mâm cỗ tại tiệc cưới thực hiện theo đúng quy định (mức tối đa là 50 mâm) của tỉnh, việc sử dụng rượu bia trong đám cưới đã phần nào hạn chế.
Các địa phương đã thực hiện nghiêm túc quy định không mở nhạc cưới trước 6h sáng và sau 22h đêm, không mở nhạc to vượt quá quy định. Tổ chức đám cưới không gây mất an ninh trật tự và vi phạm hành lang an toàn giao thông.
Bảng 2.5: Số đám cưới thực hiện theo nếp sống văn hóa (2011-2015)
Tổng số đám cưới | Số đám cưới theo nếp sống văn hóa mới | Tỷ lệ % | Số đám cưới theo mô hình mới hiệu quả tiết kiệm | Tỷ lệ % | |
2011 | 9.255 | 8.031 | 86,8 | 4097 | 44,3 |
2012 | 8.771 | 7.871 | 89,7 | 3720 | 41,9 |
2013 | 8.209 | 7.079 | 86,2 | 3722 | 44,4 |
2014 | 7.417 | 6.395 | 86,2 | 3459 | 46,6 |
2015 | 5.557 | 5.031 | 90,5 | 2686 | 48,3 |
[Nguồn: 109, tr. 10]
Về xây dựng nếp sống văn minh trong việc tang: Việc thực hiện các nội dung trong quy định như: thời gian tổ chức đám tang, thủ tục, nghi lễ tổ chức tang lễ… cơ bản đảm bảo đúng, nghiêm trang, gọn nhẹ, tiết kiệm, tương trợ, đoàn kết cộng đồng, phù hợp với phong tục, tập quán của từng dân tộc, hoàn cảnh của gia đình và hương ước, quy ước tại cộng đồng dân cư.
Việc quàn thi hài, khâm niệm chôn cất, bốc mộ… được thực hiện theo đúng quy định của Bộ Y tế (xu hướng hiện nay ở thành phố Hòa Bình và một số huyện lân cận là thực hiện hỏa thiêu thay cho địa táng, số đám tang thực hiện việc hỏa thiêu đang tăng nhanh) bảo đảm vệ sinh môi trường. Tổ chức đám tang cơ bản đảm bảo các quy định của pháp luật, an toàn giao thông và trật tự nơi công cộng. Các tuần, tiết trong và sau lễ tang (3 ngày, 10 ngày, 49 ngày, 100 ngày…) được tổ chức trong nội bộ gia đình. Việc tổ chức tang lễ đối với cán bộ, công chức viên chức, được thực hiện theo quy định tại quy chế tổ chức tang lễ đối với cán bộ công chức, viên chức nhà nước khi từ trần (theo Nghị định 105/2012/NĐ-CP ngày 17/12/2012). Chính quyền địa phương các cấp đã từng bước quy hoạch, có kế hoạch đầu tư kinh phí cho việc xây dựng nghĩa trang tại khu dân cư.
Bảng 2.6: Số đám tang thực hiện theo nếp sống văn hóa (2011-2015)
Tổng số đám tang | Số đám tang theo nếp sống văn hóa mới | Tỷ lệ % | Số đám tang thực hiện hỏa táng | Tỷ lệ % | Số xã (phường, thị trấn) đã quy hoạch nghĩa trang/ tổng số xã | Tỷ lệ % | |
2011 | 4752 | 3908 | 82,2 | 24 | 0,05 | 97/210 | 46,1 |
2012 | 4228 | 4087 | 96,6 | 41 | 0,09 | 104/210 | 49,5 |
2013 | 4355 | 4166 | 95,6 | 129 | 0,29 | 110/210 | 52,3 |
2014 | 4364 | 4278 | 98,0 | 152 | 0,34 | 118/210 | 56,1 |
2015 | 3710 | 3026 | 81,5 | 111 | 0,29 | 119/210 | 56,6 |
[Nguồn: 109, tr.10]
Về xây dựng nếp sống văn minh trong lễ hội; Các địa phương chấp hành nghiêm túc việc tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước và các địa phương; lễ đón nhận huân chương, danh hiệu cao quý đảm bảo trọng thể, trang nghiêm tiết kiệm theo tinh thần Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 của Chính phủ về nghi thức Nhà nước trong tổ chức mít tinh, lễ kỉ niệm, trao tặng và đón nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước.
Hiện nay, tỉnh đã duy trì và phục dựng lại một số lễ hội dân gian truyền thống nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp, giàu bản sắc. Việc tổ chức lễ hội cơ bản thực hiện đúng theo quy định pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa, Quy chế tổ chức lễ hội do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành. Toàn tỉnh có 124 phong tục, tập quán, nghi thức lễ hội các dân tộc. trong đó có 36 lễ hội đã được kiểm kê, lập hồ sơ. Hàng năm, nhân dân trong tỉnh tổ chức và duy trì từ 15 đến 22 lễ hội như: Khai hạ - Mường Bi (huyện Tân Lạc), Xên bản - Xên Mường (huyện Mai Châu)…
Dù còn là một tỉnh nghèo, nguồn lực còn hạn chế những những năm gần đây, một số lễ hội mới của toàn quốc và khu vực đã được tỉnh dành nguồn kinh phí tổ chức như: Lễ hội cồng chiêng (2011), Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân
tộc vùng Tây Bắc (2013). Hàng năm, các lễ hội trong tỉnh đã phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân các dân tộc trong tỉnh và khoảng 5 đến 7 triệu lượt khách du lịch ngoài tỉnh.
Bảng 2.7: Số lễ hội được tổ chức trong tỉnh (2011-2015)
Lễ hội dân gian | Lễ hội lịch sử cách mạng | Lễ hội khác | |
2011 | 59 | 01 | 04 |
2012 | 61 | 01 | 04 |
2013 | 61 | 02 | 04 |
2014 | 63 | 01 | 04 |
2015 | 56 | 01 | 04 |
[Nguồn: 109, tr. 10].
2.2.5. Hoạt động chỉ đạo công tác thể dục thể thao
Phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” tiếp tục phát triển, thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia. Năm 2012, UBND tỉnh tổ chức lễ phát động tiếp tục thực hiện cuộc vận động toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại giai đoạn 2012 - 2020 trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo đẩy mạnh phong trào thể thao quần chúng và các giải thể thao ở cơ sở phục vụ chào mừng các ngày lễ lớn. Hàng năm, trên địa bàn tỉnh diễn ra hàng trăm giải thể thao cấp, xã, huyện, với hàng nghìn lượt vận động viên tham gia. Số người tham gia luyện tập thể dục thể thao tăng lên 25% vào năm 2011, 26% năm 2013 và lên đến 27% vào năm 2014 [103, tr. 5]. Đến năm 2015, số người luyện tập thể dục thể thao thường xuyên đạt 28.9% [107, tr. 5].
Trường Phổ thông năng khiếu Dân tộc nội trú tỉnh kiện toàn tổ chức bộ máy, thực hiện chức năng đào tạo các lớp năng khiếu và huấn luyện các đội tuyển thể thao của tỉnh. Năm 2011, trường tuyển sinh khóa học đầu tiên với 6 lớp năng khiếu gồm: Bắn nỏ, Đẩy gậy - Vật, Xe đạp, Karatedo, Boxinh, Điền kinh với tổng số 60 học sinh [100, tr. 5]. Các lớp đào tạo năng khiếu thể thao được duy trì: năm 2014 đào tạo 08 lớp với 90 học sinh, năm 2015 tăng lên 09 lớp với gần 100 học sinh [103, tr. 5].