Pháp luật về hóa đơn giá trị gia tăng ở Việt Nam - 8

- Thực hiện pháp luật về hóa đơn GTGT có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý hóa đơn của cơ quan thuế khi góp phần khiến cho quy trình quản lý hóa đơn nói chung của cơ quan thuế nề nếp và trở nên khoa học hơn. Qua đó, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người nộp thuế về thủ tục hành chính thuế.

- Dưới góc độ về kinh tế, chính trị: thực hiện tốt các chính sách pháp luật về hóa đơn GTGT cũng góp phần không nhỏ trong việc tạo môi trường pháp lý ổn định cho hoạt động kinh doanh, sản xuất của các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư tại Việt Nam. Có thể biến các quy định pháp luật về hóa đơn GTGT thành công cụ hữu hiệu trong việc khuyến khích và thu hút hoạt động đầu tư phát triển kinh tế một quốc gia.

- Thực hiện pháp luật hóa đơn GTGT góp phần vào việc thực hiện mục tiêu tổng quát đã nêu trong Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 – 2020 (sau đây gọi tắt là Quyết định số 732/QĐ-TTg): “Xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa…” [29].

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Việc thực hiện quy định pháp luật về hóa đơn GTGT ở Việt Nam bước đầu đã gặt hái được những thành công nhất định. Song, hiện nay vẫn còn tồn tại những bất cập và hạn chế cần được khắc phục trong tương lai gần. Những hạn chế chủ yếu trên các phương diện sau:

Một là, về các quy định về hóa đơn GTGT

Những hạn chế bộc lộ được chỉ ra trong hoạt động xây dựng, ban hành các quy định pháp luật về hóa đơn GTGT như sau:

Các quy định về hóa đơn, trong đó có hóa đơn GTGT nằm rải rác ở nhiều văn bản có hiệu lực pháp lý khác nhau khiến cho đối tượng áp dụng khó tiếp cận và nắm bắt đầy đủ các quy định pháp luật về hóa đơn GTGT. Các quy định pháp luật về hóa đơn GTGT vì thế chưa đi sâu, rộng vào đời sống và ít nhiều gây cản trở tới quá trình áp dụng, thực hiện pháp luật.

Các quy định pháp luật về hóa đơn GTGT được ban hành chưa đầy đủ, chặt chẽ và thiếu tính tiên liệu. Sự thiếu hụt của các quy định pháp luật thể hiện ở chỗ: nhiều tình huống phát sinh mà Luật hay văn bản dưới Luật chưa điều chỉnh khiến cho cơ quan thuế cấp dưới rơi vào trạng thái bế tắc khi xử lý và phải xin ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn của Tổng Cục thuế trong quá trình thực hiện. Ví dụ: Các quy định về xử phạt vi phạm hành chính chưa bao quát hết các hành vi cần xử lý khi sử dụng sai loại hóa đơn; hay chưa phân định rõ cách thức xác định trách nhiệm của bên bán, bên mua trong một số sai phạm; chưa có quy định cụ thể về phương thức thông báo thông tin hóa đơn hợp pháp để đối tượng nộp thuế dễ dàng tiếp cận… Nhiều khoảng trống trong các quy định pháp luật hóa đơn GTGT là biểu hiện của việc thiếu tính chặt chẽ trong xây dựng, ban hành các quy định dẫn tới đối tượng nộp thuế lợi dụng để trục lợi. Tính tiên liệu của các quy định pháp luật về hóa đơn GTGT chưa cao được minh chứng: nhiều quy định được xây dựng, ban hành và đưa vào áp dụng chưa lâu nhưng nhanh chóng bị sửa đổi, thay thế bởi các quy định mới trong thời gian ngắn buộc đối tượng áp dụng phải liên tục cập nhật, tổng hợp thông tin và gặp nhiều lúng túng trong thực hiện các quy định trên thực tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Sự thiếu thống nhất, mâu thuẫn và chồng chéo giữa các quy định pháp luật về hóa đơn GTGT gây khó khăn cho cả cơ quan thuế cũng như đối tượng áp dụng. Và những bất cập trên vô hình dung làm giảm giá trị pháp lý của các quy định pháp luật về hóa đơn GTGT.

Các quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực

Pháp luật về hóa đơn giá trị gia tăng ở Việt Nam - 8

hóa đơn có tính răn đe nhưng chưa cao và thiếu chế tài xử phạt nghiêm khắc. Nhiều hành vi vi phạm lặp đi lặp lại có tính phổ biến dẫn tới việc coi thường các quy định pháp luật về hóa đơn GTGT.

Hoạt động xây dựng, ban hành các quy định pháp luật về hóa đơn GTGT ở nước ta chưa thực sự khoa học, tiên tiến và hiện đại. Tư duy lập pháp xa rời thực tiễn khiến cho các quy định ban hành khi đưa vào thực hiện mang lại kết quả đảo chiều. Trao quyền tự chủ tự in, đặt in hóa đơn GTGT cho các doanh nghiệp là phù hợp với yêu cầu và đòi hỏi của thực tại khách quan. Song, trao cho quá nhiều doanh nghiệp sẽ khiến khả năng kiểm soát của cơ quan thuế giảm dần do tương quan lực lượng giữa cơ quan thuế và đối tượng sử dụng khá chênh lệch. Đồng thời, việc xây dựng, ban hành các quy định pháp luật về hóa đơn GTGT thiếu tính động viên, khích lệ với đối tượng sử dụng tuân thủ nghiêm túc các quy định. Nói cách khác, các quy định pháp luật hóa đơn GTGT chưa cân bằng được lợi ích giữa Nhà nước – Doanh nghiệp – Người tiêu dùng khiến cho hành vi vi phạm về hóa đơn GTGT còn diễn ra phổ biến.

Hoạt động tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về hóa đơn GTGT cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Việc tuyên truyền để đối tượng sử dụng nắm bắt các quy định cũng như nhận thức được chức năng, vai trò quan trọng của hóa đơn GTGT chưa thực sự phát huy hiệu quả nên thường nảy sinh tâm lý coi nhẹ giá trị pháp lý của hóa đơn GTGT.

Hai là, về hệ thống tổ chức bộ máy quản lý và năng lực cán bộ thuế

Bộ máy quản lý thuế hoạt động, vận hành có linh hoạt và hiệu quả hay không phụ thuộc phần nhiều vào việc tổ chức, sắp xếp. Nói cách khác, tính hiệu quả trong công việc phản ánh cách sắp xếp, tổ chức bộ máy quản lý của cơ quan thuế. Có thể nói việc tổ chức, sắp xếp bộ máy quản lý là yếu tố quyết định sự thành bại của việc quản lý thuế nói chung và quản lý hóa đơn GTGT nói riêng.

Thực tế cho thấy, những năm qua việc tổ chức bộ máy quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu về công tác quản lý thuế, trong đó bao gồm công tác quản lý hóa đơn. Bên cạnh đó, số lượng và chất lượng của độ ngũ cán bộ thuế thiếu và chưa đồng đều ít nhiều cũng chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tế. Chưa kể, một bộ phận cán bộ thuế có tinh thần, trách nhiệm chưa cao nên công tác phòng, chống các hành vi vi phạm về hóa đơn GTGT chưa đạt kết quả như mong muốn.

Công tác thanh tra, kiểm tra hóa đơn GTGT tại trụ sở cơ quan thuế chưa đạt được hiệu quả cao. Nhiều vi phạm không được phát hiện hoặc phát hiện chưa kịp thời dẫn tới gây thất thoát tiền thuế cho ngân sách nhà nước.

Ba là, về ứng dụng công nghệ thông tin

Theo thống kê của tổ chức Business Monitor International, Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng internet đứng thứ 15 trên thế giới và đứng thứ 7 Châu Á về số lượng người dùng internet. Việc sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý hóa đơn GTGT bước đầu đã được thực hiện nhưng các con số thống kê được chưa phản ảnh đầy đủ, toàn diện và chính xác công tác quản lý nên hiệu quả chưa cao. Quá trình khai thác, sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế diễn ra chưa thật mạnh mẽ nên toàn ngành chưa hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu chung, thống nhất.

Đã có một số phần mềm được đưa vào sử dụng song hiệu quả chưa cao. Hệ thống tra cứu hóa đơn thường gặp lỗi do cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ. Chưa có phần mềm ứng dụng sử dụng cho việc xác minh hóa đơn nên gây chậm trễ, mất nhiều thời gian do khối lượng hóa đơn nhiều cộng với cách thức thực hiện mang tính thủ công, truyền thống do ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc chưa mạnh mẽ. Cùng với sự thiếu hụt nhiều thông tin về hoạt động của doanh nghiệp cũng là một trở ngại không nhỏ trong công tác quản lý hóa đơn.

Nhìn chung, ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng trong công tác quản lý hóa đơn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có ở Việt Nam.

2.3.2.2. Nguyên nhân

Từ một số kết quả đạt được cũng như những hạn chế nhất định thông qua việc thực hiện pháp luật về hóa đơn GTGT có thể rút ra một số nguyên nhân khách quan và chủ quan như sau:

Về nguyên nhân khách quan

- Các quy định về thuế GTGT nói chung và quy định về hóa đơn GTGT nói riêng là những phạm trù rất tiên tiến, hiện đại và rất mới. Vì vậy, khi áp dụng các quy định về hóa đơn GTGT cần chuẩn bị chu đáo những điều kiện cần và đủ. Những kết quả đã đạt trong một số hoạt động về hoá đơn GTGT chưa cao, hành vi vi phạm trong sử dụng hóa đơn GTGT diễn ra nhiều. Hay nói cách khác, những điều kiện để áp dụng pháp luật về thuế GTGT nói chung và hóa đơn GTGT nói riêng ở Việt Nam là chưa chín muồi. So với nhiều nước trên thế giới, điều kiện cần và đủ ở Việt Nam chưa đạt: “điều kiện kinh tế - xã hội đã đạt đến trình độ cao; cơ chế tự kiểm soát của thương trường đã đạt độ chín; hệ thống kiểm toán, ngân hàng, bảo hiểm…. chưa đạt trình độ tinh nhuệ; hình thức thanh toán không phải chủ yếu bằng tiền mặt như ở nước ta hiện nay” [16, tr.279].

Thêm vào đó, ý thức pháp luật và chấp hành pháp luật, thói quen sử dụng hóa đơn của người dân chưa đạt tới trình độ văn minh. Với nền tảng và xuất phát điểm đã nêu là một trở ngại có tác động không nhỏ tới kết quả thực hiện pháp luật về hóa đơn GTGT.

- Việc xây dựng, ban hành các quy định về hóa đơn GTGT chưa thực sự bám sát vào tình hình thực tế ở Việt Nam nên các quy định nhanh chóng bị thay đổi hoặc phủ định khiến cho việc tổ chức thực hiện của nhà nước cũng như đối tượng áp dụng trở nên lúng túng. Điều này cho thấy tầm nhìn chiến lược của các nhà làm luật cũng như các nhà hoạch định chính sách còn xa rời thực tại khách quan. Hóa đơn GTGT chưa được trả về đúng với vị thế đặc biệt

của mình. Hóa đơn GTGT không đơn thuần chỉ là hình thức pháp lý ghi nhận sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh mà phải được coi như một ấn chỉ đặc biệt có giá trị ngang tiền nhưng mệnh giá vô thời hạn.

- Việc tổ chức hoạt động tuyên truyền các quy định pháp luật về hóa đơn GTGT cũng như vị trí, vai trò của hóa đơn GTGT trong đời sống nhân dân chưa sâu, rộng.

- Khâu tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về hóa đơn GTGT còn chưa cao và chưa mang tính chặt chẽ khiến cho hiệu quả mang lại không được như mong đợi. Sự phối kết hợp với các cơ quan chức năng còn chưa được nhịp nhàng, uyển chuyển khiến cho kết quả thu được còn thấp hơn nhiều so với khả năng có thể đạt được.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác triển khai các quy định về hóa đơn GTGT chưa đầy đủ và hiện đại là một rào cản không nhỏ tới việc sử dụng và quản lý hóa đơn GTGT ở Việt Nam.

- Tiềm lực kinh tế của đa số các doanh nghiệp ở Việt Nam còn thấp nên việc áp dụng hình thức hóa đơn điện tử trong thanh toán - xu thế tất yếu của tương lai song lại là phương án chưa phổ biến ở thời điểm hiện tại.

- Trình độ văn hóa và khả năng nhận thức về pháp luật hóa đơn GTGT của các đối tượng sử dụng hóa đơn GTGT là không đồng đều về ngành nghề, quy mô doanh nghiệp… nhìn chung còn ở mức độ thấp nên việc tiếp cận, nắm bắt các quy định còn nhiều hạn chế.

Về nguyên nhân chủ quan

Yếu tố con người đóng vai trò quyết định. Năng lực chuyên môn nghiệp vụ cộng với phẩm chất đạo đức của cán bộ và lãnh đạo thuế là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến cho việc thực hiện pháp luật về hóa đơn GTGT còn nhiều những hạn chế. Bên cạnh đó còn là các yếu tố là phương tiện hỗ trợ quản lý hóa đơn GTGT còn chưa phát huy được hiệu quả cũng khiến cho việc thực hiện pháp luật hóa đơn GTGT ít nhiều bị ảnh hưởng.

- Lực lượng cán bộ thuế còn mỏng so với khối lượng công việc phát sinh trên thực tế của ngành thuế đã đặt ra. Vì vậy, hoạt động rà soát, tìm hiểu thông tin về đối tượng chưa bám sát được tình hình hoạt động của đối tượng in, sử dụng hóa đơn GTGT nên việc nắm bắt kịp thời thông tin của các đối tượng này còn hoạt động hay đã bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh còn hạn chế.

- Các quy định về báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn GTGT về việc in, phát hành và sử dụng; công tác rà soát về xử lý hóa đơn GTGT của một số cơ quan thuế địa phương còn chưa được chú trọng đúng mức.

- Do đội ngũ cán bộ thuế chưa có sự đồng đều về trình độ chuyên môn cũng như các kỹ năng sử dụng các công cụ trong quản lý hóa đơn GTGT. Để triển khai và thực hiện tốt các quy định pháp luật về hóa đơn GTGT rất cần có những cán bộ “toàn diện” vững vàng về nghiệp vụ và giỏi về kỹ năng, đặc biệt là với hoạt động thanh tra, kiểm tra. Tuy nhiên, với nền tảng phát triển của Việt Nam đòi hỏi cần có lộ trình thích hợp để hoàn thiện.

- Khả năng tham mưu của cán bộ với lãnh đạo, của cơ quan thuế cấp dưới với cơ quan thuế cấp trên chưa thực sự được chú trọng và khai thác một cách triệt để.

- Do trách nhiệm của một bộ phận lãnh đạo chưa cao, chưa đi sâu đi sát đến công tác quản lý hóa đơn GTGT. Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ cán bộ thuế yếu kém về phẩm chất đạo đức đã có hành vi tiếp tay cho các sai phạm của đối tượng nộp thuế nhằm trục lợi hoặc sách nhiễu, gây phiền hà cho đối tượng nộp thuế khiến cho tính hiệu quả trong việc thực hiện các quy định pháp luật về hóa đơn GTGT giảm rõ rệt.

- Chưa có phần mềm trong công tác quản lý hóa đơn GTGT giúp cho cơ quan thuế giữa các địa phương trao đổi thông tin về các đối tượng nghỉ kinh doanh hoặc bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh, thông tin về các doanh

nghiệp không còn hoạt động… khiến cho việc nắm bắt và thực hiện các quy định về xử lý các hóa đơn GTGT đạt hiệu quả chưa cao.

Những vấn đề đặt ra đối với pháp luật về hóa đơn GTGT ở Việt Nam cho thấy cần phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về hóa đơn nói chung và hóa đơn GTGT nói riêng. Việc hoàn thiện có đạt hiệu quả hay không cần có phương hướng nhất định và nghiêm túc tuân theo cơ chế bảo đảm thực hiện.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/12/2023