Thẩm Quyền Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Tại Ubnd


Hội nông dân, Hội Phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh”20.

Như vậy, so với Luật đất đai năm 2003 thì Luật đất đai năm 2013 đã bổ sung thêm tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, ấp và đại diện một số hộ dân sinh sống lâu năm tại xã biết rõ nguồn gốc, quá trình sử dụng đất vào thành phần Hội đồng hòa giải. Việc bổ sung này là cần thiết, góp phần tăng tính thuyết phục và uy tín của những người tiến hành hòa giải nhằm tăng khả năng hòa giải thành tranh chấp. Tuy nhiên, trên thực tế cũng phát sinh những bất cập nhất định sẽ được phân tích ở chương 2 của Luận văn.

Thứ ba, tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan21. Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi có sự tham gia đầy đủ của các bên. Trường hợp vắng mặt lần thứ nhất thì hoãn cuộc họp nhưng vẫn phải lập biên bản và ghi rõ lý do hoãn.

- Lập biên bản hòa giải


Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai được lập thành biên bản và phải thể hiện các nội dung: “Thời gian, địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự; tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân tranh chấp; ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận”22. Biên bản phải có chữ ký đầy đủ của các thành viên Hội đồng hòa giải, của các bên tranh chấp có mặt và phải đóng dấu của UBND cấp xã. “Đối với trường hợp kết quả giải quyết tranh chấp đất đai là hòa giải thành mà có sự thay đổi hiện trạng về ranh giới,



20 Điểm b khoản 1 Điều 88 Nghị địnhsố 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

21 Điểm c khoản 1 Điều 88 Nghị địnhsố 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.

22Khoản 2 Điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.

Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai - Thực tiễn tại huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương và một số kiến nghị - 5


người sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác. Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới của thửa đất và cấp mới GCNQSDĐ”23. Như vậy, UBND cấp xã chỉ là trung gian tổ chức và ghi nhận kết quả hòa giải giữa các bên tranh chấp chứ không được ra quyết định công nhận kết quả và cũng không được giao phân định quyền sử dụng đất trong tranh chấp.

Để khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong quá trình thi hành Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ đã đặt ra các trường hợp có thể xảy ra trên thực tế khi tiến hành hòa giải như sau:

- Trường hợp các bên có mặt và không thỏa thuận được về việc giải quyết tranh chấp thì lập biên bản hòa giải không thành;

- Trường hợp một trong các bên vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành;

- Trường hợp “trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành”24;

- Trường hợp “sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì UBND cấp xã lập biên bản hòa giải không thành



23 Khoản 5 Điều 202 Luật đất đai năm 2013.

24Khoản 3 Điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ.


và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo”25.

Công tác hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được tiến hành kịp thời, nhanh chóng sẽ góp phần làm giảm bớt khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện của người dân trong lĩnh vực đất đai. Phần lớn việc hòa giải thành được các bên tự giác thực hiện. Tuy nhiên, cũng tồn tại những trường hợp không thực hiện kết quả hòa giải thành mà tiếp tục phát sinh tranh chấp, nguyên nhân là do thỏa thuận tại UBND cấp xã chưa mang tính pháp lý, không bắt buộc thi hành. Do đó, để tạo điều kiện cho các bên tham gia hòa giải thànhđược thực hiện việc đề nghị TAND công nhận kết quả hòa giải thành theo quy định tại BLTTDS năm 201526. Khi được TAND công nhận thì việc thi hành sẽ mang tính bắt buộc với các bên tranh chấp và sẽ cưỡng chế thi hành nếu không thực hiện.

Ngoài 03 hình thức hòa giải trên, hòa giải tranh chấp đất đai còn được tiến hành theo thủ tục tố tụng tại TAND. Mặc dù Luật đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành không trực tiếp quy định về việc hòa giải tranh chấp đất đai tại TAND, tuy nhiên căn cứ theo BLTTDS thì khi giải quyết tranh chấp đất đai, TAND thụ lý vụ việc sẽ tiến hành hòa giải tranh chấp theo thủ tục chung, tương tự như đối với các loại vụ án khác theo quy định tại Điều 10 BLTTDS, trừ trường hợp những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được (Điều 206, Điều 207). Tranh chấp trước đó đã được hòa giải nhiều lần ở cơ sở, tại UBND cấp xã nhưng khi TAND thụ lý vẫn tiến hành hòa giải, điều đó cho thấy được pháp luật nước ta rất chú trọng công tác hòa giải, kiên trì đối với việc hòa giải. Điều này xuất phát từ một nguyên tắc cơ bản trong pháp luật dân sự là “việc dân sự cốt ở đôi bên” hay nói cách khác là nguyên tắc tự thỏa thuận của các bên tham gia vào quan hệ dân sự. Ở bất cứ giai đoạn nào trong quá trình giải quyết, các bên đều có thể tự thỏa thuận, hòa giải với nhau về các vấn đề phát sinh tranh chấp và việc hòa giải này



25 Khoản 4 Điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ.

26 Từ Điều 416 đến 419 BLTTDS.


được pháp luật công nhận nếu không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội (Khoản 2 Điều 3 BLDS năm 2015).

1.2.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai


Xuyên suốt theo các văn bản pháp luật về đất đai của nước ta qua các thời kỳ thì chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai gồm cơ quan hành chính tại UBND và cơ quan tư pháp là TAND.

1.2.2.1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND


Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai lần đầu tiên được quy định tại Quyết định số 201/CP ngày 01/7/1980 của Hội đồng Chính phủ về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước. Theo đó, trường hợp “tranh chấp về ruộng đất giữa các cơ quan Nhà nước, các cơ sở quốc doanh, các hợp tác xã, các đoàn thể nhân dân với nhau đều do hệ thống cơ quan chấp hành của Nhà nước từ dưới lên trên giải quyết sau khi lấy ý kiến của cơ quan quản lý ruộng đất và của ngành chủ quản sử dụng ruộng đất đó”27. Còn đối với “tranh chấp xảy ra giữa các công dân với nhau hoặc giữa một bên là cơ quan, tổ chức và một bên là công dân sẽ do Tòa án xét xử. Đối với các vụ tranh chấp trong nội bộ nhân dân với nhau, nhất là những việc tranh chấp có tinh thần điều chỉnh ruộng đất giữa các hộ với nhau (căn cứ vào nhân khẩu và diện tích bình quân đầu người) thì UBND xã bàn bạc với hợp tác xã hoặc nơi chưa có hợp tác xã thì bàn với nông hội để lãnh đạo nhân dân thương lượng với nhau trên tinh thần đoàn kết nhân nhượng và giúp đỡ lẫn nhau, giải quyết có lý có tình. Nếu UBND xã giải quyết không xong thì đưa lên UBND huyện, khi cần thiết lắm mới đưa ra Tòa án xét xử”28. Như vậy, trên cơ sở nguyên tắc việc giải quyết tranh chấp đất đai sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành pháp, trường hợp cần thiết mới thuộc thẩm quyền của TAND.



27 Mục 1 phần VII Quyết định số 201/CP ngày 01/7/1980 của Hội đồng Chính phủ về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước.

28 Mục 2 phần VII Quyết định số 201/CP ngày 01/7/1980 của Hội đồng Chính phủ về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước.


Đến Luật đất đai năm 1987 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 21, theo đó: “Các tranh chấp về quyền sử dụng đất đai do UBND nơi có đất đai bị tranh chấp giải quyết theo quy định: UBND xã, thị trấn giải quyết các tranh chấp đất đai giữa cá nhân với cá nhân; UBND huyện giải quyết các tranh chấp giữa cá nhân với tổ chức và giữa các tổ chức thuộc quyền mình quản lý; UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đơn vị hành chính tương đương giải quyết các tranh chấp giữa cá nhân với tổ chức, giữa tổ chức với nhau, nếu tổ chức đó thuộc quyền quản lý của mình hoặc trực thuộc Trung ương. Trường hợp không đồng ý với quyết định của UBND đã giải quyết tranh chấp, đương sự có quyền khiếu nại lên cơ quan chính quyền cấp trên. Quyết định của chính quyền cấp trên trực tiếp có hiệu lực thi hành”29. Do đó, Luật đất đai năm 1987 đã quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai do UBND các cấp giải quyết trên cơ sở nguyên tắc phân cấp giải quyết, phân chia đối tượng tranh chấp và có quy định rõ quyết định nào có hiệu lực thi hành nhằm chấm dứt tình trạng tranh chấp kéo dài.

Theo quy định tại Luật đất đai năm 1993 thì “UBND có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất không có giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: UBND cấp huyện giải quyết các tranh chấp giữa cá nhân, hộ gia đình với nhau, giữa cá nhân, hộ gia đình với tổ chức, giữa tổ chức với tổ chức nếu các tổ chức đó thuộc quyền quản lý của mình; UBND cấp tỉnh giải quyết các tranh chấp giữa tổ chức với tổ chức, giữa tổ chức với hộ gia đình, cá nhân nếu tổ chức đó thuộc quyền quản lý của mình hoặc của Trung ương. Trong trường hợp không đồng ý với quyết định của Uỷ ban nhân dân đã giải quyết tranh chấp, đương sự có quyền khiếu nại lên cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên. Quyết định của cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên trực tiếp có hiệu lực thi hành”30. Như vậy, UBND cấp xã chỉ có thẩm quyền tiến hành hòa giải còn UBND



29 Điều 21 Luật đất đai năm 1987.

30 Khoản 2 Điều 38 Luật đất đai năm 1993.


cấp huyện và cấp tỉnh mới có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp người sử dụng đất chưa được cấp GCNQSDĐ.

Kế thừa quy định của Luật đất đai năm 1993, Luật đất đai năm 2003 tiếp tục quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của UBND các cấp như sau: “Các tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có GCNQSDĐ hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 được giải quyết như sau: Trường hợp Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết; quyết định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh là quyết định giải quyết cuối cùng còn trường hợp Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là quyết định giải quyết cuối cùng”31.

Đến Luật đất đai năm 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của UBND có sự thay đổi đáng kể so với quy định tại Luật đất đai năm 2003. Nếu như Luật đất đai năm 2003 quy định thẩm quyền của UBND trong việc giải quyết một số tranh chấp đất đai mang tính bắt buộc thì Luật đất đai năm 2013 quy định UBND không bắt buộc là cơ quan giải quyết tranh chấp nữa. Việc giải quyết tranh chấp đất đai của UBND phụ thuộc vào sự lựa chọn của một trong các bên tranh chấp đất đai, khi đó UBND mới có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. UBND sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai nếu được các bên lựa chọn trong trường hợp:

Thứ nhất, tranh chấp đất đai mà đương sự không có GCNQSDĐ;


Thứ hai, tranh chấp đất đai mà đương sự không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai năm 2013, bao gồm:



31 Khoản 2 Điều 36 Luật đất đai năm 2003.


+ “Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 (ngày Luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực) do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ GCNQSDĐ tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

+ Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

+ Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được UBND cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

+ Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

+ Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;

+ Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.

+ Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ trên đây mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về chuyển QSDĐ có chữ ký của các bên liên quan nhưng đến trước ngày 01/7/2014 chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

+ Trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của TAND, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết


quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”32.

Luật đất đai năm 2013 cũng quy định rõ ràng về các loại vụ việc tranh chấp đất đai tương ứng với thẩm quyền giải quyết của từng cấp UBND. Việc phân định rõ loại việc theo cấp thẩm quyền của UBND giúp các bên tranh chấp dễ dàng trong việc xác định cơ quan nào có thẩm quyền, tránh tình trạng cơ quan Nhà nước làm khó khi vụ việc vừa thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, vừa thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác, cụ thể như sau:

- “Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của Chủ tịch UBND cấp huyện thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh...”33.

- “Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của Chủ tịch UBND cấp tỉnh thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường...”34.

Từ những phân tích trên đây cho thấy, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của UBND đã thu hẹp hơn so với quy định trong các Luật đất đai trước đây, trong khi đó mở rộng thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại TAND.

1.2.2.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại TAND


Giải quyết tranh chấp bằng con đường tư pháp thông qua TAND là “phương thức giải quyết tranh chấp phổ biến và lâu đời nhất. Hình thức giải quyết này thông qua TAND là cơ quan quyền lực có chức năng xét xử để đưa ra một bản án, quyết



32 Điều 100 Luật đất đai năm 2013.

33 Điểm a khoản 3 Điều 203 Luật đất đai năm 2013.

34 Điểm b khoản 3 Điều 203 Luật đất đai năm 2013.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/10/2023