bàn thành phố; Chỉ thị số 16/CT-UB ngày 8/4/2002 về tổ chức thực hiện kháng nghị 01 ngày 14/1/2002 của VKSNDTC về khắc phục và xử lý vi phạm đất đai trên địa bàn thành phố; Chỉ thị số 17/CT-UB ngày 9/4/2002 về một số biện pháp tăng cường quản lý đất đai, ngăn chặn xử lý việc mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp trái pháp luật; đồng thời ban hành Quyết định số 04/2002/QĐ-UB ngày 16/1/2002 về Quy định xử lý, thu hồi đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn thành phố. Mới đây, ngày 5/5/2004, UBND thành phố đã ban hành Quyết định 16/2004/CT-UB về việc triển khai Luật Đất đai năm 2003 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đánh giá chung về tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội
* Việc thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai ở Hà Nội:
- UBND thành phố đã ban hành được nhiều văn bản pháp quy về lập quy hoạch, giao đất, thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất, chuyển quyền sử dụng đất, đăng ký địa chính, cấp GCNQSDĐ, thanh tra xử lý các vi phạm về đất đai...
- Đã hoàn thành cơ bản công tác đo, lập Bản đồ Địa chính trên địa bàn thành phố và giao cho UBND các quận, huyện, phường, xã, thị trấn, để phục vụ kịp thời công tác quản lý đất đai.
- Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất: Thành phố đã xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm, quy hoạch kế hoạch sử dụng đất thành phố đến năm 2010.
- Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất:
+ Công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn thành phố: đã đáp ứng được yêu cầu sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội song trong thực tiễn công tác này còn nặng về thủ tục hành chính, thiếu kiểm tra xem xét sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất đối với các dự án đầu tư. Do đó tình hình giao đất, cho thuê đất không đúng thẩm quyền, sử dụng đất đai sai mục đích được giao, được thuê còn xảy ra khá phổ biến. Thành phố đã cơ bản hoàn thành công tác giao đất nông nghiệp ổn định lâu
dài và cấp GCNQSDĐ nông nghiệp cho các hộ gia đình và cá nhân theo Nghị định 64/CP, toàn thành phố đã cấp được 170.771 giấy chứng nhận đạt 87,7%.
+ Thu hồi đất: Một trong những khó khăn nhất trong thời gian qua là việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư cho người có đất bị thu hồi. Nói chung, công việc này cũng đáp ứng được một phần việc xây dựng các công trình nhưng còn quá nhiều bất cập, cụ thể: Quá trình tiến hành dài, không dứt điểm; giải quyết vấn đề giá trị bồi thường chưa hợp lý đã gây nên tình trạng khiếu kiện nhiều của người bị thu hồi đất; có những công trình đã giải quyết tốt việc tái định cư cho dân, nhưng cũng có nhiều công trình chưa thỏa mãn được nhu cầu tối thiểu về chỗ ở được như chỗ ở cũ.
- Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về đất đai, công tác thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có nhiều chuyển biến, giải quyết tập trung có hiệu quả, xử lý được một số điểm nóng, các vụ khiếu kiện chính sách nhà tồn đọng, không để các vụ mới phát sinh, kiên quyết xử lý thu hồi đất của các tổ chức, đơn vị sử dụng đất để hoang hóa không sử dụng, sử dụng sai mục đích đã đạt được những kết quả tích cực, các tổ chức, cá nhân đã từng bước nhận thức đúng đắn việc quản lý, sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật, khai thác sử dụng đất có hiệu quả:
+ Kết quả thực hiện Chỉ thị 15/CT-UB đã tập trung chỉ đạo bám sát cơ sở, nắm chắc tình hình, phối hợp chặt chẽ với quận, huyện tranh thủ sự đồng tình của các cơ quan trung ương và sự chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố trong triển khai thực hiện Chỉ thị 15/2001/CT-UB, trình UBND thành phố thu hồi đất của 31 đơn vị để đất hoang hóa, sử dụng sai mục đích, vi phạm Luật Đất đai; UBND thành phố đã ký 19 quyết định thu hồi đất với diện tích đất 12,05ha, hiện nay các quận, huyện đang triển khai công tác bồi thường cho đơn vị bị thu hồi đất và lập phương án sử dụng diện tích đất thu hồi, phù hợp với quy hoạch, có hiệu quả.
+ Kết quả thực hiện Chỉ thị 16/2002/CT-UB về khắc phục và xử lý vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn thành phố: Sở Địa chính Nhà đất (nay là Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất) đã thông báo hủy hợp đồng thuê đất tạm thời (mẫu II) theo Chỉ
thị số 245/TTg của 1927 đơn vị chưa có giấy tờ đất và nộp tiền thuê đất theo quy định; đồng thời phối hợp với UBND quận, huyện đôn đốc các đơn vị thực hiện, với các trường hợp cố tình không thực hiện thì lập hồ sơ và xử lý thu hồi đất theo chỉ thị 15/CT-UB. Đến nay đã thông báo chấm dứt hợp đồng thuê đất đối với 820 tổ chức chưa có giấy tờ sử dụng đất hợp pháp đã ký hợp đồng thuê đất; năm 2003 có 1.110 tổ chức đã đến Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất để được hướng dẫn lập hồ sơ hợp thức hóa quyền sử dụng đất, trong đó có 304 tổ chức sử dụng 347 ô đất đã nộp đủ hồ sơ để Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất thẩm định trình UBND thành phố hợp thức hóa quyền sử dụng đất đạt tỉ lệ 30%. Đã có 32 tổ chức/ 150 tổ chức có giấy tờ sử dụng đất hợp pháp đến Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất ký hợp đồng thuê đất theo quy định đạt tỉ lệ 20% số đơn vị cần phải khắc phục, đồng thời thông báo đến 83 tổ chức sử dụng đất vi phạm thẩm quyền giao đất, thiếu luận chứng kinh tế kỹ thuật đến Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đất để làm thủ tục hoàn công.
+ Kết quả thực hiện Chỉ thị 17/2002/CT-UB về một số biện pháp cấp bách tăng cường quản lý đất đai: Ngăn chặn, xử lý việc mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp trái pháp luật trên địa bàn thành phố. Bước đầu đã ngăn cản được tình trạng mua bán, chuyển nhượng và chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trái pháp luật nhất là tại các khu vực quy hoạch phát triển đô thị, theo số liệu tổng hợp của các quận, huyện đã có thông báo (Đông Anh,
Sóc Sơn, Gia Lâm, Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Tây Hồ) có 510 trường hợp mua bán đất nông nghiệp với diện tích là 472.970 m2 đất, 2.173 trường hợp tự chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp với diện tích là 396.738 m2 đất. Đến nay, UBND các quận, huyện đã xử lý buộc khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu của 335 trường hợp; thu hồi đất của 165 trường hợp và đề nghị khởi tố 9 trường hợp; cưỡng chế dỡ bỏ công trình xây dựng trái phép trên đất nông, lâm nghiệp của 165 trường hợp; đề nghị xem xét xử lý cấp GCNQSDĐ cho 895 trường hợp sử dụng đất ổn định, không tranh chấp, phù hợp với quy hoạch.
+ Thanh tra theo chương trình và chuyên đề: UBND thành phố đã chỉ đạo ngành địa chính nhà đất, Thanh tra Nhà nước thành phố cùng UBND các quận, huyện
tiến hành kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất và giải quyết nhiều vụ tranh chấp về đất đai giữa các tổ chức và tổ chức, giữa tổ chức với dân và giữa dân với dân. Là một địa bàn rất phức tạp về đất đai, vì thế công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo... được xem là một nội dung rất quan trọng trong công tác quản lý đất đai ở Hà Nội. Năm 1995 Sở Địa chính đã xử lý 67% trong tổng số 171 đơn khiếu nại, tố cáo, kiểm tra 8 vụ theo yêu cầu của UBND thành phố; tổ chức 6 vụ thanh tra theo chương trình. Năm 1996 Sở Địa chính cũng đã thanh tra và có kết luận 64/ 78 đơn đạt 82,5%. Trong năm 1997 thanh tra địa chính đã phát hiện được 11 cuộc theo chương trình và chuyên đề; nhận đơn, xét khiếu tố 128 trường hợp; phát hiện xử lý 2 vụ tham nhũng; các phòng địa chính quận, huyện đã tổ chức kiểm tra, xử lý các vi phạm trong công tác quản lý và sử dụng đất đai tại các phường, xã, thị trấn. Các quận Tây Hồ, Ba Đình, Hai Bà Trưng là các đơn vị làm tốt công tác này, kịp thời ngăn chặn nhiều hành vi lấn chiếm đất công, tranh chấp đất đai, tự chuyển đổi đất nông nghiệp sang xây dựng, kịp thời hòa giải và giải quyết các khiếu nại về tranh chấp đất đai từ cấp phường. Thành phố đã chỉ đạo thực hiện thường xuyên công tác tiếp dân về vấn đề đất đai tại cơ quan địa chính thành phố.
* Kết quả thực hiện Quyết định 273/ QĐ-TTg ngày 12/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm tra việc đầu tư xây dựng, quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố [48, tr. 7-9].
UBND thành phố đã giao nhiệm vụ cho các Sở, Ngành và UBND các quận, huyện tổ chức triển khai thực hiện việc kiểm tra quản lý sử dụng đất trên địa bàn thành phố và đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ số 65/BC-UB ngày 6/12/2002, trong đó có đánh giá tình hình sử dụng đất của các tổ chức và hộ gia đình, cá nhân; cụ thể:
Các trường hợp không sử dụng đất quá 12 tháng kể từ ngày được giao đất: Đã thực hiện kiểm tra 5.983 tổ chức sử dụng 6.865 ha đất, phát hiện 1.925 tổ chức (chiếm 32,17% tổ chức thực hiện kiểm tra) có vi phạm về quản lý sử dụng đất, trong đó số tổ chức được giao đất còn để hoang hóa chưa sử dụng là 128,5 ha (chiếm 26,46% diện tích đất vi phạm). Năm 2003, UBND thành phố đã tiến hành rà soát và xử lý thu hồi
của 68 trường hợp, đã có quyết định thu hồi đất của 28 đơn vị để đất hoang hóa không sử dụng với tổng diện tích đất là 243.900,9 m2; toàn bộ diện tích đất thu hồi trên đã được giao cho UBND các quận, huyện để quản lý, lập phương án bồi thường cho các chủ sử dụng đất bị thu hồi, giải phóng mặt bằng và đề xuất phương án sử dụng đất có hiệu quả, chủ yếu hướng đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi công cộng như
trường học, công trình văn hóa, thể dục thể thao cho khu vực. Hiện nay UBND thành phố đã có chủ trương giao đất thu hồi cho 8 đơn vị lập dự án đầu tư để sử dụng hiệu quả với tổng diện tích đất là 162.039 m2.
Kết quả triển khai thực hiện Quyết định 273/QĐ-TTg trên địa bàn 12 quận huyện có 182 trường hợp được giao đất sau 12 tháng liên tục không sử dụng với tổng diện tích 2.644.252 m2; đã được chính quyền các cấp xử lý 61 trường hợp với diện tích là 474.382 m2; trong đó:
+ Cấp phường, xã, thị trấn xử lý 47 trường hợp vi phạm có diện tích đất là
335.463 m2 đất với hình thức xử lý:
Phạt hành chính 43 trường hợp với diện tích là 316.017 m2 đất.
Lập hồ sơ, kiến nghị thu hồi 4 trường hợp với diện tích 19.446 m2 đất.
+ Cấp quận, huyện xử lý 13 trường hợp, diện tích 82.487 m2 đất với hình thức lập hồ sơ, kiến nghị UBND thành phố thu hồi đất.
+ Cấp thành phố xử lý 24 trường hợp diện tích 231.564,9 m2 với hình thức quyết định thu hồi đất.
+ Đối với trường hợp tồn đọng, UBND các quận, huyện đề xuất hướng xử lý:
Phạt hành chính 21 trường hợp.
Thu hồi đất 77 trường hợp.
Các trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích được giao: Trên địa bàn thành phố có tổng số 1.585 trường hợp sử dụng không đúng mục đích được giao với tổng diện tích đất 1.546.238 m2 đất; trong đó chuyển đổi đất nông nghiệp sang sử
dụng vào mục đích khác trái pháp luật là 802 trường hợp với diện tích chuyển đổi 192.878 m2 đất; đã được các cấp xử lý 926 trường hợp với diện tích 282.248 m2 đất; trong đó:
+ Cấp quận, huyện xử lý 81 trường hợp, diện tích 94.212 m2 đất với hình thức
xử lý:
UB.
Lập biên bản phạt cảnh cáo, cưỡng chế dỡ bỏ 44 trường hợp.
Kiến nghị UBND thành phố thu hồi đất 37 trường hợp theo Chỉ thị 15/CT-
+ Cấp thành phố xử lý 2 trường hợp có diện tích 5.561 m2 đất với hình thức xử
lý thu hồi đất theo Chỉ thị 15/CT-UB.
Các trường hợp lấn chiếm đất đai: Tổng số 2.220 trường hợp với tổng diện tích 233.264 m2 đất, đã được xử lý 1.203 trường hợp, diện tích 91.064 m2 đất; trong đó:
+ Cấp phường, xã, thị trấn xử lý 1.167 trường hợp, diện tích 84.937 m2 đất với hình thức xử lý:
Thu hồi 181 trường hợp, diện tích thu hồi 20.714,9 m2 đất.
Lập biên bản kiểm tra, xử lý dỡ bỏ công trình xây dựng, trả lại hiện trạng là 986 trường hợp với diện tích 64.223 m2 đất.
+ Cấp quận, huyện xử lý 34 trường hợp, diện tích 6.127 m2 đất với hình thức xử lý thu hồi đất.
+ Cấp thành phố xử lý 2 trường hợp, diện tích 6.775 m2 đất với hình thức xử lý thu hồi đất.
- Đối với trường hợp còn tồn đọng, UBND các quận, huyện tiếp tục kiểm tra và có biện pháp kiên quyết xử lý.
Các trường hợp chuyển nhượng trái pháp luật: Tổng số 358 trường hợp với diện tích 80.682 m2 đất; trong đó chuyển nhượng đất nông nghiệp 294 trường hợp với diện tích
57.573 m2 đất; được phân theo thời gian chuyển nhượng:
+ Chuyển nhượng từ ngày 15/10/1993 đến ngày 31/12/2001: 349 trường hợp, diện tích 78.256 m2 đất; trong đó chuyển nhượng đất nông nghiệp là 286 trường hợp, diện tích 55.371 m2 đất.
- Chuyển nhượng từ ngày 01/1/2001 đến nay: 9 trường hợp, diện tích 2.426 m2 đất; trong đó đất nông nghiệp 8 trường hợp, diện tích 2.166 m2 đất.
Đã xử lý 36 trường hợp, diện tích 9.380 m2 đất với hình thức: xử lý 3 trường hợp thu tiền sử dụng đất, thuế, lệ phí và đã được UBND thành phố quyết định hợp thức quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận; 33 trường hợp đã được báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi.
2.1.2. Tình hình tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai
Trước năm 1993, chính sách pháp luật đất đai của nước ta nghiêm cấm mọi hành vi chuyển nhượng đất đai; khi tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng đất đai phải thông qua việc giao đất hay thuê đất của Nhà nước. Quan hệ đất đai trong thời kỳ này thực hiện theo cơ chế bao cấp "xin - cho" và đất đai không được xác định giá. Luật Đất đai 1993 đã cho phép người dân được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp và xác định đất có giá. Những chính sách đổi mới như vậy đã tác động mạnh đến việc quản lý và sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước. Bên cạnh những mặt tích cực, việc đổi mới chính sách đất đai đã làm nảy sinh nhiều vụ tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo có liên quan đến đất đai. Tính chất phức tạp của vấn đề có nguồn gốc từ chỗ đất đai trước đây chỉ là tư liệu sản xuất thuần túy có giá trị thấp, nay đất đai trở thành tài sản đặc biệt và quyền sử dụng đất có giá trị cao. Vì vậy đã nảy sinh các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai từ những mối quan hệ đất đai do lịch sử để lại, từ việc bồi thường khi nhà nước thu hồi đất.
Trong những năm gần đây, tình hình khiếu nại tố cáo của người dân trong cả nước về đất đai có xu hướng gia tăng cả về số lượng và mức độ phức tạp, đặc biệt đã xuất hiện nhiều đoàn khiếu kiện đông người, khiếu kiện vượt cấp lên thẳng Trung ương. Có lúc vấn đề đất đai trở thành điểm nóng của cả huyện, cả tỉnh, cả vùng; có ảnh hưởng tới trật tự, an toàn chính trị, xã hội ở địa phương.
Theo thống kê của Thanh tra nhà nước, hàng năm cả nước có trên 10 vạn vụ khiếu kiện liên quan đến đất đai (chiếm trên 65% tổng số vụ việc khiếu kiện của công dân gửi đến các cơ quan nhà nước), riêng Thanh tra nhà nước hàng năm tiếp nhận từ
5.000 - 7.000 đơn khiếu kiện vượt cấp liên quan đến đất đai. Qua thực tiễn cho thấy tranh chấp khiếu kiện về đất đai được thể hiện chủ yếu trong mối quan hệ hành chính giữa cơ quan nhà nước và công dân, quan hệ dân sự giữa công dân với công dân.
Kết quả giải quyết khiếu nại về đất đai của cơ quan hành chính các cấp trong cả nước trong 5 năm (1997- 2001) như sau: [1, tr. 45]
Khiếu nại về đất đai | |||
Tổng số vụ việc | Vụ việc đã giải quyết | Tỷ lệ | |
1997 | 96.840 | 77.278 | 79,8 |
1998 | 103.942 | 84.089 | 80,9 |
1999 | 99.366 | 80.446 | 80,96 |
2000 | 124.373 | 90.177 | 86,55 |
2001 | 120.311 | 86.739 | 83,6 |
Có thể bạn quan tâm!
- Giải quyết tranh chấp đất đai - 1
- Giải quyết tranh chấp đất đai - 2
- Giai Đoạn Từ Khi Hiến Pháp 1980 Có Hiệu Lực Đến Trước Khi Luật Đất Đai 1987 Ra Đời
- Tình Hình Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Của Ủy Ban Nhân Dân
- Thẩm Quyền Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Của Ubnd
- Đánh Giá Tình Hình Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Của Ubnd
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
* Trên địa bàn thành phố, trong thời gian qua các tranh chấp đất đai thường tập trung vào các dạng sau:
- ở các quận nội thành: