Thay vì thụ lý và giải quyết theo thủ tục giải quyết khiếu nại, ban hành quyết
định giải quyết khiếu nai, UBND thành phố Lào Cai đã tiến hành trả lời ông Thanhbằng con đường Công văn. Điều này là chưa đúng so với trình tự thủ tục giải quyếtkhiếu nại.
Thứ tư, một số vụ việc công tác chỉ đạo giải quyết khiếu nại về đất đai còn thiếu quyết liệt, chưa toàn diện; việc tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai có hiệu lực pháp luật còn chưa quyết liệt, vẫn tồn đọng những quyết định chưa được thực hiện dứt điểm từ đó gây nhiều phiền hà cho công dân.
Giải quyết khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư mới chỉ chú trọng giải quyết đúng thẩm quyền mà chưa quan tâm đến chất lượng giải quyết, giải quyết dứt điểm vụ việc. Vẫn còn tình trạng né tránh giải quyết, đùn đẩy, thấy sai nhưng không chịu sửa... Vì vậy, hiệu quả giải quyết khiếu nại không cao.
Thứ năm, công tác giải quyết khiếu nại về đất đai trong một số trường hợp còn chưa dứt điểm dẫn đến chậm trễ, kéo dài, vượt cấp, nhất là trong thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội, lợi ích công cộng trên địa bàn các huyện. Trong giải quyết các khiếu nại liên quan đến tranh chấp đất đai vẫn còn một số vụ việc chưa đảm bảo chứng cứ, việc xác định thẩm quyền, thời hiệu, thời hạn để thụ lý một số việc còn thiếu chính xác.
Ví dụ: ngày 27/7/2017, Ban Tiếp công dân Trung ương đã có Văn bản số 481/BTCDTW-TH về việc thành lập Đoàn Thanh tra tại tỉnh Lào Cai gửi Cục Giải quyết Khiếu nại, Tố cáo và Thanh tra Khu vực I (Cục I - Thanh tra Chính phủ).
Ngày 28/6/2017, Ban Tiếp công dân Trung ương có Văn bản số 417/BTCDTW-TH gửi Tổng Thanh tra Chính phủ, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Đức Hạnh về việc giải quyết khiếu nại của ông Lê Bảo Khánh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu Bảo Khánh (tổ 9, thị trấn SaPa, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai) liên quan đến việc đền bù, giải phóng mặt bằng, thu hồi 8.740,24 m2 đất của gia đình ông tại thửa đất cạnh Quốc lộ 4D, thuộc tổ 11, thị trấn Sa Pa để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng công trình Trường nội trú liên thông Trung học cơ sở - Trung học phổ thông và Trường Trung học phổ thông số 1 huyện Sa Pa.
Thứ sáu, giải quyết khiếu nại về đất đai, trong đó khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của một số cơ quan nhà nước còn cứng nhắc, thiếu quan tâm đến quyền lợi hợp pháp của công dân.
Có thể bạn quan tâm!
- Những Bất Cập Về Giải Quyết Khiếu Nại Đất Đai
- Tổng Hợp Khiếu Nại, Kiến Nghị, Phản Ánh Liên Quan Đến Đất Đai Trên Địa Bàn Tỉnh Lào Cai Từ Năm 2016-2020
- Tổng Hợp Khiếu Nại, Kiến Nghị, Phản Ánh Về Đất Đai Thuộc Thẩm Quyền Giải Quyết Của Ubnd 05 Huyện Ở Tỉnh Lào Cai Từ Năm 2016-2020
- Giải Quyết Khiếu Nại Về Đất Đai Là Nhiệm Vụ Quan Trọng Góp Phần Ổn Định Chính Trị, Phát Triển Kinh Tế Địa Phương; Bảo Đảm Các Quyền Của
- Pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Lào Cai - 11
- Pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Lào Cai - 12
Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.
Quy trình giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật nhận được sự hài lòng tương đối cao của người dân (80% người dân hài lòng), nhưng do lượng đơn khiếu nại trên địa bàn các huyện khá lớn nên việc đảm bảo thời hạn giải quyết khiếu nại luôn là hạn chế còn tồn tại trong công tác giải quyết khiếu nại trong nhiều năm qua. Tỷ lệ người dân không hài lòng với chính sách đền bù, hỗ trợ, tái định cư mặc dù không phải là đa số, xong tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp. Một số nội dung còn khiếu nại nhiều như: công tác giải phóng mặt bằng còn chậm, thời gian chi trả tiền còn kéo dài; giá đất bồi thường giữa các khu vực có chênh lệch khá cao; giá đền bù còn quá thấp so với giá thị trường; thời gian giải quyết khiếu nại còn kéo dài. Đây chính là những vấn đề cần giải quyết nhằm hạn chế các bức xúc của người khiếu nại. Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất còn một số nơi chưa nhận được sự đồng tình của người dân nên khiếu nại đông người, khiếu nại vượt cấp vẫn xảy ra, gây những phức tạp trong tình hình an ninh, trật tự, kinh tế, xã hội trên địa bàn các huyện, ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, tập thể và cá nhân.
Qua thực tiễn thực hiện công tác thanh tra liên quan đến lĩnh vực đất đai cho thấy, hiện nay vấn đề người dân quan tâm nhất ngoài vấn đề bồi thường khi bị thu hồi đất, chính là chỗ ở sau khi phải nhường đất cho công trình, công tác bố trí tái định cư, ổn định cuộc sống sau khi bị thu hồi đất. Tuy nhiên, công tác này trong thời gian qua của UBND các huyện giải quyết chưa tốt. Do cùng lúc thực hiện nhiều dự án nên việc bố trí khu tái định cư còn chưa kịp thời. Trong công tác quản lý nhà nước thì việc bố trí tái định cư còn diễn ra chậm, người dân thì cho rằng vào khu tái định cư thì không đảm bảo cuộc sống bởi họ là nông dân, ngư dân chỉ biết lao động nông nghiệp, khi vào khu tái định cư yêu cầu họ phải chuyển qua hành nghề mua bán, kinh doanh.. nên không làm được vì vậy khi tái định cư họ chỉ nhận tiền, nếu không thì sau đó cũng bán suất tái định cư rồi đi làm thuê, làm mướn. Từ đó vấn đề tái định cư luôn được người dân quan tâm khi phải nhường đất cho công trình bởi sự ảnh hưởng lâu dài cho cuộc sống của họ.
* Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế
- Những nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, do đặc thù lịch sử trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, nên trên địa bàn một số huyện như huyện SaPa, thành phố Lào Cai có nhiều trường hợp đã bị thu hồi đất sau Thanh tra. Tuy nhiên trên thực tế, dù có Quyết định thu hồi đất sau Thanh tra, nhưng các hộ vẫn tiếp tục quản lý, sử dụng. Đối với những trường hợp này, theo quy định của pháp luật về đất đai năm 2003 thì không đủ điều kiện được bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi bị ảnh hưởng trong các dự án. Thực tế, trước và sau khi thu hồi đất sau Thanh tra, các hộ đều trực tiếp sử dụng và đã có thành quả nhất định trên phần diện tích đất đã bị thu hồi. Do đó, việc buộc các hộ này giao đất cho nhà đầu tư khi không được xem xét bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là một vấn đề rất khó thực hiện.
Thứ hai, Cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính trên lĩnh vực đất đai còn bất cập, thiếu tính thống nhất về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết... tạo ra những rào cản cho hoạt động khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai.
Quy định về Luật khiếu nại và Luật Tố tụng Hành chính chưa có sự thống nhất về thời hiệu khiếu nại và khiếu kiện. Cụ thể Điều 9 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định: “thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định hành chính hoặc biết được Quyết định hành chính hoặc hành vi hành”. Nhưng Điều 104 Luật Tố tụng Hành chính quy định “Thời hiệu khởi kiện của Quyết định hành chính, hành vi hành chính là 01 năm, kể từ ngày nhận được hoặc biết được Quyết định hành chính đó”. Mâu thuẫn này dẫn đến có một số Quyết định hành chính không bị khiếu nại và đã có hiệu lực thi hành, khi các cơ quan Nhà nước đã thi hành xong Quyết định hành chính đó nhưng vẫn bị khiếu kiện đến Tòa án Nhân dân; Trong thực tế, một số Quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật phát hiện có vi phạm pháp luật, nhưng người giải quyết khiếu nại không thể tự sửa đổi hoặc hủy bỏ Quyết định giải quyết khiếu nại đó. Vì theo quy định tại Điều 20, Nghị định số 75/2012/NĐ-CP về việc hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại thì phải có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết lại vụ việc
khiếu nại, hoặc giao Tổng thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ kiểm tra, xem xét lại vụ việc, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải quyết. Với quy định trên, gây khó khăn cho các địa phương trong việc chủ động xem xét lại Quyết định giải quyết khiếu nại không đúng quy định pháp luật; Việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người giải quyết khiếu nại, người khiếu nại và những người khác có liên quan được quy định tại Điều 67, 68, Luật Khiếu nại là rất khó thực hiện trong thực tế, do chưa có hướng dẫn cụ thể việc xử phạt vi phạm trong lĩnh vực khiếu nại (nhất là khiếu nại sai, xúi giục, lôi kéo người khác khiếu nại, xúc phạm danh dự, uy tín của cơ quan, CBCC) và trên thực tế chưa quy định
biện pháp chế tài để xử lý các hành vi này; Theo quy điṇ h hiên
hành, công dân chỉ
có quyền khiếu nai
môt
quyết điṇ h hành chính mang tính cá biêt
mà không co
quyền khiếu nai
quyết điṇ h mang tính quy pham
của cơ quan nhà nướ c. Đây là môt
han
chế đối vớ i quyền khiếu nai
của công dân vì trên thưc
tế, chính những quyết
điṇ h này mớ i gây nhiều bứ c xúc trong nhân dân và thâm chí dẫn đến những khiếu
naị đông ngườ i, vươt
cấp.
- Những nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, trách nhiệm của các cấp chính quyền trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại còn nhiều nơi chưa tốt và bộc lộ yếu kém, một số trường hợp cán bộ làm công tác tham mưu giải quyết khiếu nại còn yếu.
Trách nhiệm của các cấp chính quyền trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại còn nhiều nơi chưa tốt và bộc lộ yếu kém, vi phạm, khuyết điểm. Cán bộ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng không chấp hành đúng quy định về trình tự, thủ tục tiến hành bồi thường, hỗ trợ - tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất như: ra thông báo thu hồi đất để tiến hành thu hồi đất mà không có quyết định thu hồi, giải thích quy hoạch và việc lấy ý kiến của người dân về quy hoạch sử dụng đất thực hiện sơ sài, không sâu rộng; quyết định thu hồi không đúng thẩm quyền; tiến hành cưỡng chế giao đất khi chưa bố trí tái định cư. Lực lượng cán bộ cơ sở còn thiếu về số lượng và yếu về chuyên môn không nắm vững quy định của pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại nên hướng dẫn người dân phải đi lại nhiều nơi. Công tác quán triệt,
tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhất là pháp luật về khiếu nại trong lĩnh vực thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tuy có được quan tâm nhưng chưa được thường xuyên. Việc tuyên truyền chưa đi sâu, chưa tập trung vào vấn đề chính yếu.
Pháp luật đã quy định trách nhiệm đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc quản lý đất đai mà không có quy định biện pháp chế tài. Từ đó dẫn đến tình trạng khi cơ quan có thẩm quyền để thực hiện quản lý đất đai như trong thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và người có thẩm quyền trong cơ quan đó khi ban hành quyết định hành chính sẽ không tránh khỏi có những quyết định sai trái cũng như phát sinh những hành vi tiêu cực trong việc quản lý đất đai cũng như trong quá trình thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Do đó, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người dân cũng như người sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi nên dẫn đến khiếu nại.
Thứ hai, công tác, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo của chính quyền các cấp ở một số nơi còn thiếu quyết liệt.
Một số vụ việc, UBND cấp huyện chỉ dựa vào lý do hết thời hiệu để không xem xét, giải quyết, hoặc cho rằng, đã giải quyết hết thẩm quyền dù người dân đã cung cấp thêm thông tin, tài liệu dẫn chứng. Ngoài ra, một số cán bộ làm nhiệm vụ tiếp công dân, tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo ở địa phương còn thiếu tinh thần trách nhiệm; thiếu quan tâm đến quyền, lợi ích chính đáng của người dân; có động cơ không trong sáng nên giải quyết vụ việc chưa khách quan, chính xác, kịp thời, chưa giải quyết hợp lý nên người dân không đồng ý, tiếp tục khiếu nại. Cán bộ ở một số nơi, nhất là cấp huyện còn thiếu, hoặc chưa đủ năng lực, kinh nghiệm….
Thứ ba, chưa giải quyết tốt lợi ích của nhà đầu tư và lợi ích của người có đất bị thu hồi, chỉ tính đến mục đích thu hút đầu tư, nóng vội trong giải phóng mặt bằng nên quyết định giá đất quá thấp so với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường. Mặc dù, chính sách, pháp luật về đất đai đã được sửa đổi, bổ sung để giải quyết những vấn đề vướng mắc tồn tại trong công tác thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng nhưng chưa giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất, nhất là trong vấn đề bồi thường.
Thứ tư, nhận thức người dân về chính sách, pháp luật đất đai, pháp luật về khiếu nại, giải quyết khiếu nại còn chưa đầy đủ.
Một bộ phận dân chúng bị kẻ xấu lợi dụng kích động, xúi giục làm cho tình hình khiếu nại ngày càng phức tạp; số lượng đơn thư khiếu nại phản ánh, kiến nghị cùng một lúc phát sinh nhiều. Bên cạnh đó, trong tiềm thức của một số bộ phận người dân vẫn quan niệm đất đai là của tổ tiên, ông cha để lại. Một số khác lại quan niệm rằng đất đai của Nhà nước nhưng khi Nhà nước đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đã sử dụng lâu dài thì là của họ không ai có thể bắt họ di dời. Chính vì những nhận thức chưa đúng này của người dân nên trong điều kiện kinh tế thị trường đất đai ngày càng trở nên có giá thì việc giải phóng mặt bằng càng gặp nhiều khó khăn hơn.
Người dân không am hiểu về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư còn mang nặng tư tưởng lợi ích cá nhân nên khi được công bố quy hoạch thì còn một bộ phận người dân vẫn xây dựng các công trình trái phép, trồng thêm cây để đòi thêm tiền hỗ trợ; còn mang suy nghĩ ở lâu sẽ được thêm tiền nên đã không chịu di dời phải đợi cưỡng chế. Vì thế, khi không được hỗ trợ thêm, khi bị cưỡng chế di dời thì những hộ, gia đình này thường chống đối và khiếu nại gay gắt. Ý thức chấp hành pháp luật cũng như sự hiểu biết pháp luật của một bộ phận nhân dân còn hạn chế. Một số công dân chưa nhận thức đầy đủ về chính sách, pháp luật, nhưng đòi hỏi quyền lợi của mình theo ý muốn chủ quan, dẫn đến phát sinh khiếu nại nhiều, đôi lúc một số vụ việc khiếu nại bị kẻ xấu lợi dụng kích động, xúi giục làm cho tình hình khiếu nại ngày càng phức tạp.
Thứ năm, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo trong giải quyết khiếu nại về đất đai; cố tình khiếu nại chây ỳ, tố cáo sai sự thật, dẫn đến việc công dân đeo bám khiếu nại, tố cáo được thì hưởng, sai cũng không ảnh hưởng đến quyền lợi, chưa được quan tâm xử lý.
Ngoài những nguyên nhân nói trên thì nguyên nhân của việc phát sinh khiếu nại còn là do chính sách bồi thường, hỗ trợ ngày càng được quy định có lợi hơn cho người có đất so với trước đây, dẫn tới nhiều trường hợp đã nhận bồi thường nay lại
tiếp tục đòi được áp dụng chính sách mới, khiến việc khiếu nại kéo dài. Việc tổ chức thực hiện quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và các quy định pháp luật khác có liên quan tới giải quyết khiếu nại, tố cáo còn vướng mắc, chưa phù hợp với thực tế như: việc đối thoại giải quyết khiếu nại lần hai; việc ủy quyền tham gia tố tụng; trình tự, thủ tục, giải quyết khiếu nại lần hai; việc xem xét lại quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật…
Kết luận chương 2
Qua phân tích tình hình khiếu nại và thực trạng giải quyết khiếu nại tại tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020, luận văn đã chỉ ra những bất cập của hệ thống pháp luật về đất đai và giải quyết khiếu nại đất đai cũng như những khó khăn trong thực hiện pháp luật về khiếu nại đất đai tại địa phương này. Mặc dù tình hình khiếu nại về đất đai khá phức tạp, còn nhiều khó khăn vướng mắc từ hệ thống pháp luật và những khó khăn xuất phát từ những yếu tố chủ quan của tỉnh Lào Cai nhưng công tác giải quyết khiếu nại ở địa phương này đã được thực hiện tương đối tốt góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Bên cạnh những kết quả đạt được đã trình bày trong Chương 2, luận văn đã chỉ ra những hạn chế trong công tác giải quyết khiếu nại về đất đai tại tỉnh Lào Cai và nguyên nhân của hạn chế. Từ đó, luận văn đề xuất các giải pháp về hoàn thiện pháp luật và giải pháp tăng cường hiệu quả giải quyết khiếu nại đất đai tại tỉnh Lào Cai trong thời gian tới.
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI ĐẤT ĐAI VÀ TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI TẠI TỈNH LÀO CAI
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG BẢO ĐẢM GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI Ở TỈNH LÀO CAI
3.1.1. Quán triệt quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
Tiếp tục quán triệt chỉ đạo thực hiện tốt Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26-5- 2014 của Bộ Chính trị về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Nghị quyết số 39/2012/QH13 ngày 23-11- 2012 của Quốc hội về Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai, Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18-5-2012 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương các cấp trên địa bàn tỉnh Lào Cai phải trực tiếp lãnh đạo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai, những vụ việc xảy ra ở cấp nào thì phải giải quyết dứt điểm ở cấp ấy; tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài; tổ chức thực hiện nghiêm túc, triệt để các quyết định, kết luận giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có hiệu lực pháp luật và vụ việc đã có ý kiến chỉ đạo giải quyết của Thủ tướng Chính phủ, của UBND Tỉnh, Thanh tra Tỉnh Lào Cai. Quá trình thực hiện, nếu phát hiện có sai sót, bất hợp lý, thì phải điều chỉnh, sửa sai, có phương án giải quyết khác để bảo đảm quyền lợi của công dân, chấm dứt được khiếu kiện.
Các cơ quan hành chính nhà nước, người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cần quan tâm đến công tác tiếp công dân, giải quyết đúng đắn, kịp thời khiếu nại của công dân, phát huy dân chủ đi đối với tăng cường kỷ cương, ngăn ngừa tình trạng gây mất trật tự nơi công sở, đặc biệt là phòng làm việc hoặc nhà riêng các