Trong số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo, số lượng đơn khiếu nại liên quan đến vấn đề đòi lại đất trước đây đưa vào hợp tác xã, cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chiếm đa số và thường rất phức tạp. Bên cạnh đó, số lượng đơn khiếu nại liên quan đến vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư cũng tăng nhiều nhất là những năm gần đây. Các tranh chấp đất như: Tranh chấp đất giữa cá nhân với các cơ quan, tổ chức liên quan đến việc ranh giới sử dụng đất, mua bán, chuyển nhượng đất, tranh chấp đất hương hỏa của các cá nhân trong dòng tộc thường cũng khá phức tạp, có những trường hợp khiếu kiện kéo dài nhiều năm.
Nhìn chung, tính chất khiếu nại, tranh chấp về nhà đất hết sức phức tạp, gay gắt, khó giải quyết. Nhiều vụ việc các bên khiếu nại, tranh chấp là bố mẹ, vợ chồng, con cái, anh chị em ruột. Thậm chí có một số trường hợp do mâu thuẫn từ việc tranh chấp nhà, đất mà dẫn đến bất hoà, đánh nhau thành thương trở thành vụ án hình sự như: vụ 6 B Hàng Bông, 2 8 Khâm Thiên, 3 Nguyễn Công Trứ...
Theo Báo cáo về tình hình tiếp công dân và GQKNTC của UBND thành phố Hà Nội chỉ trong 04 năm trở lại đây (2008-2011), tình hình khiếu nại, tố cáo trong đó có khiếu nại về đất đai nhìn chung năm sau tăng hơn năm trước, cụ thể:
- Năm 2008, toàn thành phố đã tiếp 42.454 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của .352 vụ việc, tăng 10 so với năm 200 .
Số đoàn đông người 84 lượt đoàn của 24 vụ việc.
- Năm 2009, toàn thành phố đã tiếp: 32.10 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của 6.891 vụ việc, giảm 0,8 so với năm 2008.
Số đoàn đông người: 89 lượt đoàn của 25 vụ việc.
- Năm 2010, toàn thành phố đã tiếp: 44.350 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của 9.56 vụ việc, tăng 14 so với năm 2009.
Số đoàn đông người 421 lượt đoàn đông người của 115 vụ việc.
- Năm 2011, toàn thành phố đã tiếp 11.936 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của 3.238 vụ việc, giảm 2 so với năm 2010.
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm Và Đặc Điểm Áp Dụng Pháp Luật Trong Giải Quyết Khiếu Nại Về Đất Đai
- Năng Lực, Trình Độ, Ý Thức Trách Nhiệm Của Người Có Thẩm Quyền Trong Giải Quyết Khiếu Nại Về Đất Đai
- Kinh Nghiệm Áp Dụng Pháp Luật Trong Giải Quyết Khiếu Nại Về Đất Đai Ở Tỉnh Đồng Tháp
- Những Kết Quả Đạt Được Và Những Hạn Chế Của Hoạt Động Áp Dụng Pháp Luật Trong Giải Quyết Khiếu Nại Về Đất Đai Trên Địa Bàn Thành Phố Hà
- Nguyên Nhân Của Những Kết Quả Đạt Được Và Những Hạn Chế Của Hoạt Động Áp Dụng Pháp Luật Trong Giải Quyết Khiếu Nại Về Đất Đai Trên Địa Bàn
- Hoàn Thiện Các Quy Định Của Pháp Luật Về Giải Quyết Khiếu Nại, Về Đất Đai Và Các Quy Định Khác Có Liên Quan
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
Số đoàn đông người: 198 lượt đoàn đông người của 3 vụ việc.
* Một số vụ khiếu nại, tố cáo đông người phức tạp điển hình: Đoàn 150 công dân thuộc 5 xã huyện Sóc Sơn về bồi thường, giải phóng mặt bằng đất xây dựng, mở rộng quốc lộ 18; Đoàn 200 công dân phường Dương Nội, quận Hà Đông; đoàn 250 công dân thôn Bằng A, Bằng B phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai; công dân xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn: khiếu nại một số vấn đề liên quan đến chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất; công dân thị trấn Trúc Sơn, huyện Chương Mỹ khiếu nại về việc UBND huyện Chương Mỹ cưỡng chế thu hồi đất của các hộ để làm đường vào điểm công nghiệp và xây dựng trụ sở công an huyện nhưng không làm đúng trình tự quy định của pháp luật về bồi thường, giải phóng mặt bằng; công dân số 1E Hoàng Cầu, phường Trung Liệt, quận Đống Đa: đề nghị UBND thành phố sớm có ý kiến chỉ đạo liên quan đến đề nghị của các hộ dân về việc xin cấp nhà tái định cư; đoàn 60 công dân 4 xã Thạch Hoà, Hạ Bằng, Cần Kiệm, Bình Phú, huyện Thạch Thất khiếu tố liên quan đến công tác quản lý đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Đoàn công dân ở Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm do bà Chu Thị Thanh, Chu Thị Lạc làm đại diện… Đối với các vụ khiếu nại, tố cáo đông người Lãnh đạo UBND thành phố đã kịp thời chỉ đạo UBND các quận huyện để tổ chức đối thoại với công dân hoặc giao cho các ngành của thành phố để giải quyết kịp thời những bức xúc của công dân, nhằm ổn định tình hình chính trị [35, tr. 3-4].
2.1.1.2. Nguyên nhân dẫn đến khiếu nại về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội
Khiếu nại về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội phát sinh do nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân chủ yếu sau đây:
* Nguyên nhân khách quan
- Chính sách, pháp luật của Nhà nước còn nhiều bất cập, nhất là sự thay đổi trong chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng đất làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân.
- Quy định pháp luật về GQKN còn bất cập, chưa phù hợp với thực tế; thẩm quyền, trình tự, thủ tục về GQKN giữa Luật khiếu nại, tố cáo và Luật đất đai hiện nay còn có mâu thuẫn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng các cơ quan nhà nước đùn đẩy, né tránh trách nhiệm hoặc hướng dẫn thiếu thống nhất làm cho công dân phải gửi đơn, đi lại nhiều nơi, nhiều lần dẫn đến bức xúc. Bên cạnh đó, các quy định về đảm bảo thực hiện quyết định về GQKN, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực khiếu nại cũng chưa đầy đủ, chưa cụ thể dẫn đến kỷ cương không được thực thi nghiêm minh nên tác dụng răn đe, chấn chỉnh còn hạn chế.
- Trong thời gian gần đây, chính quyền địa phương tiến hành thu hồi nhiều đất của dân để giao cho các nhà đầu tư thực hiện các dự án xây dựng khu đô thị, thương mại, du lịch, dịch vụ, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đường giao thông, công trình thuỷ lợi… nhưng vấn đề chính sách liên quan đến lợi ích của người sử dụng đất còn nhiều bất cập, nhất là về giá đất chưa phù hợp, thường xuyên thay đổi, năm sau cao hơn năm trước; có sự chênh lệch lớn giữa các địa phương; cơ chế chính sách đền bù, hỗ trợ chưa nhất quán nên khó thực hiện; có sự chênh lệch quá lớn giữa giá đất bồi thường so với giá thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế đã gây nên tâm lý chung cho người khiếu kiện cho rằng giá tiền bồi thường thu hồi đất trả rất thấp, quá xa so với thị trường, làm người dân bị thiệt thòi, nên người dân bị thu hồi đất không nhất trí với phương án bồi thường (mặc dù tính đúng, tính đủ theo quy định).
Mặt khác, trong trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của dân để làm dự án khu đô thị, khu dân cư, thương mại, dịch vụ, du lịch, giá đất để tính tiền
bồi thường cho người có đất bị thu hồi thấp hơn nhiều lần so với giá đất mà nhà đầu tư bán, chuyển nhượng lại cho người khác, dẫn đến người có đất bị thu hồi cho rằng thiếu sự công bằng về lợi ích nên khiếu nại gay gắt. Có những trường hợp mặc dù nhà đầu tư đã có sự hỗ trợ thêm nhưng cũng chưa đáp ứng được đòi hỏi của người có đất bị thu hồi dẫn đến khiếu nại kéo dài, không dứt điểm được.
Chính phủ đã nhiều lần thay đổi chính sách về bồi thường, hỗ trợ theo hướng có lợi cho người bị thu hồi đất (lần sau cao hơn, tốt hơn lần trước), tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết được các trường hợp mới thì một số trường hợp bị thu hồi đất trước đây so bì, phát sinh khiếu nại.
- Một số vụ việc khiếu nại về nhà, đất do lịch sử để lại như: Đòi lại đất nông nghiệp đưa vào hợp tác xã, tập đoàn sản xuất, sau đó giải thể, trả lại đất cho nông dân, đất sản xuất của dân nhưng sau đó đưa vào các nông - lâm trường quốc doanh và nay cổ phần hóa; Chính sách về nhà ở như tịch thu, trưng mua, trưng dụng cải tạo, quản lý nhà vắng chủ, bán nhà theo Nghị định 61/CP của Chính phủ, tranh chấp đất đai, nhà cửa trong nhân dân, tranh chấp đất đai, đòi lại cơ sở tôn giáo, đòi lại đất của đồng bào dân tộc... phát sinh trong những năm trước đây, đến nay chưa được giải quyết dứt điểm. Số vụ việc này không còn nhiều nhưng thường có tính chất gay gắt, phức tạp và rất khó khi áp dụng pháp luật để giải quyết.
- Ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận nhân dân còn hạn chế nên có những yêu cầu, đòi hỏi không đúng hoặc vượt quá quy định pháp luật. Có những vụ việc đã được giải quyết nhiều lần với nhiều biện pháp khác nhau, cơ bản là đúng chính sách, pháp luật, có lý, có tình nhưng người khiếu nại vẫn không chấp nhận kết quả giải quyết, thậm chí có những phản ứng tiêu cực, cố chấp, gây rối trật tự hoặc đã bị các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị trong và ngoài nước lợi dụng kích động, khiếu kiện kéo dài, bức xúc.
* Nguyên nhân chủ quan
- Việc thực hiện chính sách, pháp luật còn nhiều yếu kém, tình trạng thiếu trách nhiệm trong quản lý dẫn đến sự thiếu thống nhất và công bằng trong việc áp dụng pháp luật. Công tác quản lý về đất đai còn sơ hở, lỏng lẻo. Cán bộ, công chức ở một số địa phương của Hà Nội có hành vi lợi dụng, tham nhũng tiêu cực, trục lợi, làm giàu bất chính từ đất cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng nhưng không bị xử lý nghiêm minh làm giảm sút lòng tin của nhân dân.
- Công tác chỉ đạo, điều hành và quản lý nhà nước ở một số địa phương còn nhiều yếu kém, nhất là công tác quản lý đất đai, thể hiện:
+ Công tác thu hồi đất, xác định giá đất, kiểm đếm, kiểm kê đất đai, tài sản trên đất, xác định diện tích, loại đất, xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải quyết việc làm có lúc, có nơi làm chưa tốt, có khi còn để xảy ra thiếu sót, sai phạm hoặc thực hiện thiếu công khai, dân chủ, công bằng (nhất là không công khai quy hoạch, phương án bồi thường không công bằng, không đưa ra bàn trước dân trước khi triển khai dự án…) dẫn đến công dân không chấp nhận, phát sinh khiếu nại đòi quyền lợi, có trường hợp còn bức xúc dẫn đến tố cáo việc làm sai của cán bộ hoặc tập hợp đông người khiếu nại gay gắt.
+ Việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn để xảy ra sai sót, không theo quy hoạch và quy định của pháp luật. Đáng chú ý là có nhiều dự án thu hồi đất của dân rồi để hoang hóa, hoặc nhu cầu và khả năng sử dụng đất thì ít nhưng thu hồi đất với diện tích lớn hơn, nên lãng phí đất đai, công dân bức xúc khiếu nại đòi lại đất. Tình trạng quy hoạch treo, quy hoạch không đồng bộ, tính khả thi chưa cao, thiếu tính bền vững xẩy ra ở nhiều địa phương.
+ Việc quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên, khoáng sản, rừng... trước đây bị buông lỏng, hồ sơ địa chính, bản đồ lưu trữ không đầy đủ, thiếu
cập nhật thường xuyên; nhiều nơi do buông lỏng quản lý nên đã để xảy ra tình trạng lấn chiếm đất công, chuyển đổi mục đích sử dụng đất không đúng quy định, xây dựng nhà ở, công trình trái phép nhưng không được kiểm tra, xử lý kịp thời.
- Quá trình thực hiện dự án, nhiều địa phương chưa làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục vận động thuyết phục, giải thích, hòa giải ngay từ cơ sở thực hiện chưa tốt, chưa tập trung giải quyết khiếu kiện ngay từ đầu; cấp ủy chính quyền một số nơi chưa coi trọng sự lãnh đạo, chỉ đạo, chưa phát huy hết sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong việc ngăn ngừa và GQKNTC, có nơi có biểu hiện coi nhẹ ý dân, coi trọng các biện pháp hành chính, pháp luật (mệnh lệnh, phục tùng và cưỡng chế), nóng vội, chủ quan, áp đặt, quan tâm nhiều đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà thiếu quan tâm chăm lo đời sống dân sinh, ổn định cuộc sống, vấn đề chuyển đổi nghề, tạo việc làm, tái định cư không thực hiện đúng như cam kết… trong khi đời sống khó khăn dẫn đến công dân bức xúc, khiếu kiện đông người, gay gắt. Trên thực tế, có nhiều trường hợp bố trí tái định cư không hợp lý, hoặc tạo việc làm không ổn định nên sau một thời gian công dân quay lại khiếu nại.
- Công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại có nơi, có lúc chưa được quan tâm đúng mức hoặc còn xem nhẹ; trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ cơ sở còn hạn chế nên xác minh, kết luận chưa chính xác, không giải quyết dứt điểm ngay các vụ việc tại cơ sở, dẫn đến việc tái khiếu, tái tố, khiếu kiện vượt cấp lên cấp tỉnh và cấp Trung ương...
Còn nhiều lúng túng trong việc xử lý đơn vừa có nội dung khiếu nại vừa có nội dung tố cáo.
- Khi giải quyết các vụ việc đông người, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp thì sự phối hợp giữa các cấp chính quyền với các ngành, đoàn thể chưa chặt chẽ, chưa tạo được sự thống nhất, đồng thuận trong hệ thống chính trị. Việc tổ chức thực hiện các quyết định khiếu nại chưa kiên
quyết hoặc thi hành chậm, không thực hiện nghiêm túc. Một số vụ việc quá trình giải quyết còn thiếu khách quan, phương pháp giải quyết cứng nhắc, chưa phù hợp với thực tế nên ảnh hưởng tới quyền lợi của công dân...
- Công tác giám sát của cơ quan dân cử, của các tổ chức chính trị xã hội đối với cơ quan hành chính tư pháp trong công tác tiếp dân, GQKNTC chưa được tiến hành thường xuyên.
- Cơ chế GQKN hiện nay còn phức tạp, cả về thẩm quyền giải quyết, cũng như trình tự, thủ tục giải quyết, thậm chí còn gây phiền hà cho công dân. Do có sự thiếu thống nhất giữa các văn bản pháp luật nên quá trình giải quyết gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
- Rất nhiều vụ việc khiếu nại hiện nay thuộc thẩm quyền giải quyết ban đầu là của cấp huyện, nhất là khiếu nại về đất đai, tố cáo cán bộ ở cơ sở, nhưng trên thực tế, đội ngũ cán bộ tham mưu giải quyết ở cấp này còn thiếu (nhiều nơi chỉ có từ 2-4 biên chế), năng lực về chuyên môn nghiệp vụ trong thanh tra GQKN còn yếu, trình độ hiểu biết pháp luật còn thấp. Trong khi đó, người ra quyết định giải quyết là Chủ tịch UBND huyện lại có rất nhiều công việc phải thực hiện, thời gian và công sức bỏ ra để GQKN chưa được nhiều nên hạn chế kết quả giải quyết. Thực tế, có nhiều vụ việc khiếu nại không được giải quyết kịp thời, chất lượng giải quyết không cao, tái khiếu, tái tố nhiều, thậm chí có những trường hợp sai sót, vi phạm trong GQKN.
- Do pháp luật quy định về thẩm quyền tham mưu không rò ràng nên việc phân công cho cơ quan chuyên môn tham mưu giúp Chủ tịch UBND giải quyết trong nhiều trường hợp không thống nhất, có những vụ việc đáng lẽ phải giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường thì lại giao cho Sở Xây dựng, có vụ việc đáng lẽ phải giao cho Thanh tra tỉnh thì lại giao cho Sở Tài chính... dẫn đến làm hạn chế kết quả giải quyết.
Hà Nội là một trong các địa phương có nhiều đơn thư tập thể. Đa số các vụ việc khiếu nại đông người đều không thuộc thẩm quyền giải quyết của
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ đã có văn bản trả lời, hướng dẫn công dân theo quy định của pháp luật khiếu nại, tố cáo; cá biệt có những vụ việc gay gắt, kéo dài, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nhiều lần làm việc, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo hoặc gửi văn bản đề nghị nhưng địa phương không tổ chức thực hiện giải quyết dứt điểm.
2.1.2. Giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội
Nhận thức rò vị trí, ý nghĩa của công tác GQKN liên quan đến lĩnh vực đất đai, Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội luôn xác định đây là một nhiệm vụ trọng tâm. Thành uỷ, UBND thành phố đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo việc GQKNTC của các cấp, các ngành trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Thành uỷ, UBND thành phố thường xuyên chỉ đạo Thanh tra Thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND các quận, huyện phải chú trọng đến công tác GQKNTC trong đó bao gồm cả lĩnh vực GQKNTC liên quan đến đất đai. Các đơn vị định kỳ hàng năm tiến hành kiểm tra, rà soát các vụ khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, đông người có thể phát sinh "điểm nóng"; các vụ khiếu nại, tố cáo đã có văn bản giải quyết có hiệu lực pháp luật nhưng chưa thực hiện hoặc công dân còn tiếp tục khiếu nại, tố cáo để giải quyết dứt điểm và tổ chức thực hiện triệt để.
Từ năm 2003 đến nay, Thành uỷ, UBND thành phố thường xuyên chỉ đạo Thanh tra Thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường, đẩy mạnh công tác GQKNTC, trong đó tập trung vào lĩnh vực GQKNTC liên quan đến đất đai.
Ngày 31/8/200 , Thành uỷ Hà Nội có Chỉ thị 20-CT/TU về "Tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác tiếp công dân và GQKNTC trên địa bàn thành phố Hà Nội" nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với việc tiếp công dân, GQKNTC trên địa bàn thành phố.