Những Bất Cập Về Giải Quyết Khiếu Nại Đất Đai


ủy quyền cho trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên Luật chưa có hướng dẫn cụ thể về quyền và nghĩa vụ của luật sư, trợ giúp viên pháp lý, phạm vi được ủy quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khi có yêu cầu của luật sư như về yêu cầu cung cấp, sao chụp tài liệu…

- Về tổ chức đối thoại


Khoản 2 Điều 30 Luật Khiếu nại 2011 quy định: “Người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức có liên quan biết thời gian, nội dung và địa điểm đối thoại”. Tuy nhiên, nếu là khiếu nại lần đầu thì người giải quyết khiếu nại sẽ đồng thời là người bị khiếu nại, nên việc thông báo này là chưa thực sự phù hợp (người giải quyết khiếu nại thông báo bằng văn bản cho chính bản mình). Quy định này chỉ phù hợp đối với trường hợp cán bộ, công chức có hành vi hành chính bị khiếu nại thuộc quyền quản lý trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo quy định tại các Điều 17, 19, 20, 22, 23.

Mặt khác, theo Điều 39 Luật Khiếu nại 2011, trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại tiến hành đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan nhưng trên thực tế, khi người giải quyết khiếu nại lần hai là Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng thì việc trực tiếp đối thoại là rất khó khăn và rất ít được thực hiện.

- Về hình thức khiếu nại


+ Luật Khiếu nại năm 2011 và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa có quy định về hình thức mẫu đơn khiếu nại do vậy rất khó khăn khi hướng dẫn công dân, bên cạnh đó tại Điều 8 có quy định về nội dung khi khiếu nại bằng đơn nhưng lại chưa quy định đơn khiếu nại phải do công dân ký tên trực tiếp do vậy thời gian vừa qua xuất hiện rất nhiều đơn thư được sao chép, phô tô gửi đi nhiều cơ quan, tổ chức.

+ Về khiếu nại lần hai: Điều 33 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định: “Trường hợp khiếu nại lần hai thì người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo quyết định giải

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.


quyết khiếu nại lần đầu, các tài liệu có liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai”. Nếu khiếu nại lần đầu đã quá thời hạn mà vẫn không được giải quyết thì công dân có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết lần hai; tuy nhiên hồ sơ khiếu nại trong trường hợp này không có quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu. Như vậy, nếu không có quyết định giải quyết lần đầu sẽ không đủ điều kiện thụ lý dẫn đến tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm. Bên cạnh đó, Luật cũng chưa xác định rõ quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền giải quyết lần hai đối với khiếu nại lần đầu quá thời hạn thì được coi là quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hay lần hai.

Pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Lào Cai - 6

2.1.2. Những bất cập về giải quyết khiếu nại đất đai


- Về trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại


Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu và lần hai đã được quy định từ Điều 27 đến Điều 42. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn chưa đảm bảo tính công khai, minh bạch; chưa có cơ chế tranh luận bình đẳng giữa người khiếu nại và người bị khiếu nại. Trong khi đó cơ quan hành chính thụ lý, thẩm tra, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết một cách đơn phương, người khiếu nại hầu như ít có điều kiện tiếp cận các thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc, vai trò của luật sư trong quá trình giải quyết còn hạn chế, không được tranh luận một cách bình đẳng, công khai với người bị khiếu nại, cơ quan giải quyết khiếu nại. Các quy định còn chưa phân biệt rõ giữa khiếu nại đòi hủy bỏ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính với thủ tục giải quyết khiếu nại đòi bồi thường thiệt hại… Mặt khác, khiếu nại hành chính trong hầu hết các lĩnh vực đều giống nhau về trình tự, thủ tục, thời hạn. Do đó, để thuận tiện cho cá nhân, tổ chức thực hiện, hạn chế việc phải ban hành quá nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện thì những nội dung về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại cần được quy định cụ thể chi tiết trong Luật.

- Về đình chỉ việc giải quyết khiếu nại


Luật khiếu nại năm 2011 chỉ quy định duy nhất trường hợp đình chỉ việc giải quyết khiếu nại khi người khiếu nại có đơn rút khiếu nại. Nhưng trong thực tế còn phát sinh nhiều trường hợp khách quan khác phải tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải


quyết, chẳng hạn như: Người khiếu nại là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được hoặc chưa được thừa kế; cơ quan, tổ chức đã giải thể mà không có hoặc chưa có cơ quan, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ tham gia khiếu nại; người khiếu nại đã được triệu tập hợp lệ nhiều lần mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng; người khiếu nại có hành vi trốn tránh, cản trở cơ quan có thẩm quyền xác minh tại chỗ để làm rõ những nội dung vi phạm hành chính của người khiếu nại (vi phạm về trật tự xây dựng, về sử dụng đất đai); người khiếu nại mất năng lực hành vi dân sự mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật; đã hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà người khiếu nại không thể có mặt theo yêu cầu vì lý do chính đáng... Do chưa có quy định xử lý các tình huống này, nên mỗi địa phương có cách giải quyết khác nhau.

- Về tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật


Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm hiệu lực giải quyết khiếu nại, hiệu quả quản lý nhà nước, góp phần khắc phục tình trạng khiếu nại tồn đọng, phức tạp, kéo dài. Hiện nay, có không ít vụ việc đã có quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật nhưng không được tổ chức thực hiện, hoặc không được thi hành kịp thời đầy đủ khiến công dân bất bình, tiếp tục khiếu nại, làm mất thời gian, công sức của công dân và các cơ quan nhà nước. Nguyên nhân của tình trạng trên có mặt khách quan là do quy định của pháp luật chưa cụ thể, thiếu chặt chẽ về trình tự, thủ tục thi hành, thiếu các chế tài xử lý, chưa quy định rõ về việc tổ chức cưỡng chế thi hành. Nguyên nhân chủ quan là do người giải quyết, người có trách nhiệm tổ chức thi hành chưa tập trung chỉ đạo theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thi hành, báo cáo không đầy đủ, thiếu chính xác. Mặt khác việc xử lý kỷ luật hành chính chưa nghiêm đối với người phải thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại và người có trách nhiệm tổ chức thi hành đã làm giảm hiệu quả giải quyết khiếu nại, giảm kỷ cương hành chính.

Điều 46 quy định về thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật đối với những người có trách nhiệm theo 03 nhóm đối tượng là người giải quyết khiếu nại, người khiếu nại và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan; quy định


này bước đầu đã khắc phục hạn chế, bảo đảm tính khả thi trong việc thi hành, tăng cường trách nhiệm, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, thực tế việc tổ chức thi hành vẫn còn thiếu các quy định cụ thể về trách nhiệm của người giải quyết, của người bị khiếu nại, của cơ quan kiểm tra, xác minh, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành, trách nhiệm của cơ quan tổ chức thi hành… Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tính khả thi không cao của việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.

- Về xử lý đối với các hành vi vi phạm


Trên thực tế, có rất nhiều hành vi vi phạm pháp luật khiếu nại, kể cả từ phía người khiếu nại cũng như người giải quyết và những người có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại. Tuy nhiên, việc xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn, vì Luật khiếu nại chưa quy định rõ các hành vi vi phạm và chế tài xử lý cụ thể tương ứng, Điều 67, 68 mới chỉ xác định về đối tượng có hành vi vi phạm và nguyên tắc chung về xử lý hành vi vi phạm nên không thực hiện được. Để khắc phục tình trạng không có chế tài, thiếu căn cứ, cơ sở pháp lý để xử lý cần có những quy định cụ thể như: Nguyên tắc xử lý hành vi vi phạm, quy định các cấu thành về hành vi vi phạm, tương ứng với các chế tài cụ thể để áp hình thức xử lý cho từng hành vi vi phạm pháp luật khiếu nại.

- Về xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật


Trên thực tế, không ít trường hợp quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật được giải quyết hết thẩm quyền, thậm chí được xem xét giải quyết qua nhiều ngành, nhiều cấp, thời gian kéo dài nhưng không được chấp hành, người dân tiếp tục khiếu nại đến các cơ quan, tổ chức cấp trên. Trong đó có không ít trường hợp việc giải quyết chưa phù hợp với thực tiễn, chưa đúng quy định pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của người dân bị dư luận xã hội phản ứng nên đã phải rà soát và giải quyết lại nhiều lần. Hiện nay, vấn đề này chưa được quy định trong Luật khiếu nại nhưng đã được hướng dẫn tại Điều 20 Nghị định 75/2012/NĐ-CP ngày 3/10/2012, tuy chưa phù hợp với quy định của Luật, song lại rất phù hợp với yêu


cầu thực tiễn. Chính vì vậy, trong thời gian qua các bộ ngành phối hợp với nhiều địa phương đã tiến hành rà soát, xem xét giải quyết lại nhiều vụ việc đã có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, do chưa quy định chặt chẽ nên mỗi địa phương thực hiện một khác. Để khắc phục tình trạng này, Luật khiếu nại cần quy định cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ hơn về căn cứ xem xét, thẩm quyền xem xét, thời hạn, trách nhiệm xem xét và việc xử lý kết quả xem xét các quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật những vi phạm pháp luật để hạn chế những sai sót trong áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước và đảm bảo quyền lợi ích của công dân, tổ chức.

- Về thời hạn giải quyết khiếu nại


Điều 28 Luật Khiếu nại đã quy định “thời hạn giải quyết lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý. Ở vùng sâu vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý”. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều vụ việc phức tạp, liên quan đến nhiều cấp nhiều ngành phải mất nhiều thời gian xác minh do vậy việc giải quyết phải kéo dài thời gian hơn so với quy định.

- Về nhiều người khiếu nại cùng một nội dung: Có người khởi kiện tại Tòa án, có người khiếu nại tại cơ quan hành chính nhưng lại chưa được quy định để xử lý trường hợp này, vì vậy gây ra những khó khăn nhất định. Hoặc có trường hợp sau khi có quyết định giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước, có người khiếu nại lên cơ quan hành chính cấp trên, có người khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền, nhưng Luật chưa có hướng dẫn cụ thể.

- Về trưng cầu giám định: Luật khiếu nại quy định trưng cầu giám định là một trong những nội dung xác minh chỉ thực hiện khi cần thiết, tuy nhiên trong trường hợp phải trưng cầu giám định thì chưa đề cập đến thủ tục trưng cầu, kinh phí thực hiện và thủ tục thanh toán.


- Về đối tượng bị khiếu nại: Luật khiếu nại quy định đối tượng bị khiếu nại là quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật đồng thời có giải thích cụm từ “quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật”. Theo đó, quyết định hành chính là văn bản của cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước ban hành (khoản 8, Điều 2) nhưng lại chưa xác định rõ các dạng của quyết định hành chính bị khiếu nại.

2.1.3. Những bất cập của Luật Đất đai


Các quy định của pháp luật về đất đai cũng còn nhiều bất cập, cụ thể như: Quy định về đối tượng được hưởng hỗ trợ chuyển đổi nghề cần được quy định cụ thể, chi tiết hơn. Hiện nay căn cứ vào các quy định của pháp luật về hỗ trợ chuyển đổi nghề, UBND các huyện chỉ áp dụng đối với những đối tượng có hộ khẩu trong tỉnh Lào Cai và bản thân người sử dụng đất hoặc trong cùng hộ khẩu của người sử dụng đất có ít nhất một nhân khẩu sinh sống chính bằng nghề nông nghiệp. Việc áp dụng này dễ gây ra sự tùy tiện làm ảnh hưởng đến quyền lợi trực tiếp của người sử dụng đất, vì khái niệm “sinh sống chính bằng nghề nông nghiệp” rất chung chung; Các quy định về kiểm đếm bắt buộc cũng được quy định nhưng chưa được hướng dẫn cụ thể, gây khó khăn trong quá trình áp dụng. Việc xác định đối tượng được ra Quyết định kiểm đếm bắt buộc chưa được quy định; Các quy định về việc “không sử dụng đất” cũng chưa được cụ thể, thời điểm bắt đầu tính thời gian “không sử dụng đất”, cơ quan nào có thẩm quyền để xác định và việc xác định đó được thực hiện bởi trình tự thủ tục như thế nào cũng chưa được quy định.

Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai qua nhiều năm vẫn còn nhiều bất cập, thiếu sót; Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại còn dựa theo cảm tính chủ quan, nể nang, chưa đúng pháp luật, còn tồn đọng nhiều đơn thư. Chưa giải quyết tốt mối quan hệ của xã hội với lợi ích của những người có đất bị thu hồi, bên cạnh đó công tác kiểm kê, áp giá, đo đạc lập phương án bồi thường giải tỏa tại một số phương án còn thiếu chính xác, thường chỉ chú trọng đến tính cấp thiết của việc giải phóng mặt bằng mà chưa chú ý đến những vấn đề xã hội từ việc thu hồi đất, dẫn đến hệ quả không bảo đảm điều kiện khu tái định cư, không có phương án tích cực về giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi.


Theo quy định của pháp luật thì giá đất bồi thường là giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi, tuy nhiên, thực tế từ khi công bố quy hoạch đến khi thu hồi đất có thể kéo dài nhiều năm, mà khi khu đất có quy hoạch thì tại khu vực đó đã không diễn ra hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất nên thị trường đã bị “đóng băng”. Khi có quyết định thu hồi đất, xác định giá thị trường để áp giá thì lúc này giá thị trường không còn là giá thực tế trong điều kiện bình thường. Vì thế, khi đối chiếu giá nhà nước và giá thị trường sẽ không còn chính xác dẫn đến việc áp giá bồi thường thấp. Mặt khác, quy định về giá đất giữa các đoạn liền kề nhau trên cùng một tuyến đường, các khu vực có điều kiện như nhau nhưng chênh lệch lớn về giá bồi thường, hỗ trợ...

2.2. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI TẠI TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2016-2020

2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng khiếu nại về đất đai tại tỉnh Lào Cai

2.2.1.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai và sự ảnh hưởng đến công tác giải quyết khiếu nại về đất đai

* Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai


Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới, cách thủ đô Hà Nội 250km về phía tây bắc. Phía Bắc Lào Cai giáp Trung Quốc, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu có diện tích tự nhiên 6.383.9km2, gồm 1 thành phố và 8 huyện, dân số toàn tỉnh là 656.900 người với 25 dân tộc như: Hmông, Dao, Kinh, Xá phó, Tày, Giáy… Với hai vùng khí hậu đặc trưng là nhiệt đới và ôn đới, vì vậy rất phù hợp với việc phát triển các cây trồng, vật nuôi đặc hữu, mang lại giá trị kinh tế cao. Tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước và rừng rất phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều loại có chất lượng cao, trữ lượng lớn. Lào Cai là tỉnh được đánh giá là tỉnh có tốc độ phát triển công nghiệp nhanh nhất ở khu vực Tây Bắc, đặc biệt là công nghiệp khai khoáng và tuyển khoáng. Lào Cai là miền đất có nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp, hấp dẫn (SaPa, Bắc Hà), có nhiều di tích lịch sử, văn hóa lâu đời (Đền Bảo Hà, Dinh thự Hoàng A Tưởng…).


Trong 5 năm 2016 - 2020, nền kinh tế - xã hội của tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, các lợi thế về cửa khẩu, công nghiệp, dịch vụ được khai thác hiệu quả đã và đang tạo bước phát triển mạnh cho tỉnh Lào Cai. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) duy trì ở mức cao (14,1%/năm); GDP bình quân đầu người tính đến hết năm 2016 tăng gấp 2,4 lần so với năm 2011 (đạt 39,4 triệu đồng/người). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 15,7%, công nghiệp và xây dựng chiếm 43,1%, dịch vụ chiếm 41,2%. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa năm 2020 đạt 14.892 tỷ đồng, tăng 2,6 lần so với năm 2015 (Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Lào Cai, 2021, 30 năm Lào Cai sáng tạo)

Về giáo dục đào tạo, tỉnh Lào Cai là một trong những tỉnh hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở sớm trong cả nước, đồng thời duy trì được kết quả phổ cập giáo dục và đạt chất lượng giáo dục cao. Tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông, học sinh thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng nhiều góp phần nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Hệ thống y tế được củng cố và mở rộng, cơ sở vật chất và trang thiết bị được đầu tư hiện đại, chất lượng y tế ngày càng được nâng cao, công tác khám chữa bệnh cho người nghèo ngày càng được chú trọng.

Nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Nghị quyết đại hội Đảng đề ra, tỉnh Lào Cai đã xây dựng các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh liên doanh, liên kết với các đối tác trong nước và nước ngoài, tranh thủ sự tài trợ của các tổ chức quốc tế và phi chính phủ, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống, vật chất tinh thần cho nhân dân.

2.2.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Lào Cai ảnh hưởng đến công tác giải quyết khiếu nại về đất đai

Thứ nhất, tỷ lệ khiếu nại về đất đai, giải quyết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chiếm tỷ lệ cao do quá trình thu hồi đất để thực hiện các dự án

Xem tất cả 100 trang.

Ngày đăng: 14/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí