Thực Trạng Pháp Luật Về Giải Quyết Khiếu Nại Đất Đai


“Trong quá trình giải quyết khiếu nại đất đai lần đầu, nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai lần đầu tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại về đất đai, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại; việc đối thoại phải tiến hành công khai, dân chủ” (Điều 30, Luật Khiếu nại 2011)

Trong giải quyết khiếu nại nói chung và giải quyết khiếu nại đất đai nói riêng, đối thoại là giai đoạn quan trọng. Hoạt động này thể hiện tinh thần công khai, dân chủ trong quá trình giải quyết khiếu nại, là cơ hội để người giải quyết khiếu nại về đất đai trực tiếp lắng nghe ý kiến của các bên liên quan (người sử dụng đất, người có thẩm quyền quản lý đất đai đã có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan) để làm rõ nội dung khiếu nại và những vấn đề còn khúc mắc mà có thể qua xác minh chưa phản ánh hết, từ đó có căn cứ và cơ sở giải quyết vụ việc. Quy định về đối thoại trong giải quyết khiếu nại lần đầu của Luật khiếu nại 2011 cũng có điểm khác so với Luật khiếu nại, tố cáo trước đây. Nếu Luật khiếu nại, tố cáo trước đây quy định việc gặp gỡ, đối thoại trong giải quyết khiếu nại lần đầu là yêu cầu bắt buộc thì Luật khiếu nại hiện nay quy định trong giải quyết khiếu nại lần đầu chỉ tổ chức đối thoại nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau. Quy định này có ý nghĩa quan trọng nhằm đơn giản hóa về thủ tục giải quyết khiếu nại đất đai, góp phần tiết kiệm thời gian, công sức cho người giải quyết khiếu nại đất đai và các bên có liên quan, đồng thời vẫn đảm bảo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại.

Thứ năm, về giải quyết khiếu nại đất đai lần đầu


- Người giải quyết khiếu nại đất đai lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại.

Quyết định giải quyết khiếu nại đất đai lần đầu phải có các nội dung: “Ngày, tháng, năm ra quyết định; Tên, địa chỉ người khiếu nại, người bị khiếu nại; Nội


dung khiếu nại; Kết quả xác minh nội dung khiếu nại; Kết quả đối thoại (nếu có); Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại; Kết luận nội dung khiếu nại; Giữ nguyên, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại; giải quyết các vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại đất đai; Việc bồi thường thiệt hại cho người bị khiếu nại (nếu có); Quyền khiếu nại lần hai, quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.” (Khoản 2, Điều 31, Luật Khiếu nại 2011)

“Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại đất đai lần đầu có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người giải quyết khiếu nại hoặc người có thẩm quyền, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã chuyển khiếu nại đất đai đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp” (Điều 32, Luật Khiếu nại 2011).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

“Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 28 của Luật khiếu nại năm 2011 mà khiếu nại đất đai lần đầu không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại đất đai lần đầu mà người khiếu nại về đất đai không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.Trường hợp khiếu nại đất đai lần hai thì người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo quyết định giải quyết khiếu nại đất đai lần đầu, các tài liệu có liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai lần hai. Hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 28 Luật khiếu nại năm 2011 mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính” (Điều 33, Luật Khiếu nại 2011)

- Thủ tục giải quyết khiếu nại đất đai lần hai

Pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Lào Cai - 5


Thứ nhất, về thụ lý giải quyết khiếu nại đất đai lần hai


Việc thụ lý giải quyết khiếu nại đất đai lần 2 được thực hiện theo quy định tại


Điều 36 Luật Khiếu nại năm 2011: “Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 11 của Luật khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần hai phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết; trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do”. Thời hạn này tương tự như giải quyết khiếu nại lần đầu.

Thứ hai, thời hạn giải quyết khiếu nại đất đai lần hai


Theo quy định tại Điều 37 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định: “Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý”.

Thứ ba, xác minh nội dung khiếu nại đất đai lần hai


Theo Điều 38 Luật khiếu nại năm 2011, xác minh nội dung khiếu nại đất đai lần 2 được thực hiện như sau: “Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đất đai lần hai căn cứ vào nội dung, tính chất của việc khiếu nại, tự mình tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại đất đai hoặc giao cho người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại và kiến nghị giải quyết khiếu nại. Việc xác minh thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 29 của Luật khiếu nại năm 2011”. Như vậy, trình tự, thủ tục xác minh nội dung khiếu nại đất đai lần hai cũng tương tự như việc xác minh trong quá trình giải quyết khiếu nại đất đai lần đầu.

Thứ tư, tổ chức đối thoại trong giải quyết khiếu nại đất đai lần 2


“Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại đất đai tiến hành đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại, hướng giải quyết khiếu nại” (Điều 39 – Luật


Khiếu nại 2011). Việc tổ chức đối thoại lần hai thực hiện theo quy định tại Điều 30 của Luật khiếu nại năm 2011 tức là tương tự như việc đối thoại trong giải quyết khiếu nại lần đầu.

Việc quy định về đối thoại trong giải quyết khiếu nại đất đai lần hai là bắt buộc trong thủ tục giải quyết khiếu nại đất đai lần hai bởi vì đối với những vụ việc khiếu nại lần hai thường phức tạp, ý kiến của người khiếu nại với cơ quan quản lý nhà nước về đất đai không thống nhất, nên các cơ quan giải quyết khiếu nại đất đai phải tổ chức đối thoại trong tất cả các trường hợp.

Thứ năm giải quyết khiếu nại đất đai lần hai


Quyết định giải quyết khiếu nại đất đai lần hai phải có các nội dung theo quy định tại Điều 40 – Luật Khiếu nại 2011, bao gồm: “Ngày, tháng, năm ra quyết định; tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại; nội dung khiếu nại; kết quả giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại đất đai lần đầu; kết quả xác minh nội dung khiếu nại; kết quả đối thoại; căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại; kết luận nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ. Trường hợp khiếu nại là đúng hoặc đúng một phần thì yêu cầu người có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại sửa đổi, hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại. Trường hợp kết luận nội dung khiếu nại là sai toàn bộ thì yêu cầu người khiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan thực hiện nghiêm chỉnh quyết định hành chính, hành vi hành chính; việc bồi thường cho người bị thiệt hại nếu có và quyền khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án.”

Việc gửi quyết định giải quyết khiếu nại đất đai lần hai: Khoản 1 Điều 41 Luật khiếu nại quy định: “Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần hai phải gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến”.


Việc công khai quyết định giải quyết khiếu nại đất đai lần hai: Công khai quyết định giải quyết định giải quyết khiếu nại là nội dung mới của Luật khiếu nại so với Luật khiếu nại, tố cáo trước đây. Theo Điều 41 của Luật khiếu nại năm 2011 thì việc công khai quyết định giải quyết khiếu nại được thực hiện đối với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai. Quy định này được xây dựng nhằm bảo đảm sự minh bạch trong hoạt động giải quyết khiếu nại của các cơ quan hành chính nhà nước, đáp ứng yêu cầu của Luật phòng, chống tham nhũng.

“Hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 37 Luật Khiếu nại năm 2011 mà khiếu nại không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính”. Bên cạnh đó, hồ sơ giải quyết khiếu nại đất đai lần hai còn kèm theo ý kiến bằng văn bản của hội đồng tư vấn (nếu có). Đây chính là điểm khác biệt của hồ sơ giải quyết khiếu nại đất đai lần hai so với hồ sơ giải quyết khiếu nại đất đai lần đầu vì theo quy định của Luật khiếu nại, trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại có thể thành lập hội đồng tư vấn để tham khảo ý kiến giải quyết khiếu nại.


Kết luận Chương 1


Qua nghiê n cứ u các vấn đề lý luận liên quan đến pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai, Chương 1 luậ n vă n đã làm rõ các nội dung sau:

Thứ nhất: Làm rõ khái niệm và đặc điểm của khiếu nại về đất đai và giải quyết

khiếu nại đất đai.

Thứ hai: Nêu khái niệm và phân tích khái niệm đặc điểm của pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai. Đồng thời, luận văn cũng đã trình bày nội dung của pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai: Thẩm quyền, trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại đất đai.

Những vấn đề phâ n tích ở Chương 1 sẽ là cơ ̉ để tiếp tuc nghiê n cứ u và luậ n

giải, chỉ ra những bất cập trong các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại đất đai nói chung và thực trạng áp dụng pháp luật về giải quyết khiếu nại về đất đai ở tỉnh Lào Cai nói riêng trong Chương 2 của luận văn .


Chương 2


THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI VÀ THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI ĐẤT ĐAI

TẠI TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2016-2020


2.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI ĐẤT ĐAI


2.1.1. Những bất cập trong quy định về khiếu nại


- Về chủ thể khiếu nại


Chủ thể khiếu nại chưa được quy định thống nhất, theo khoản 1, khoản 2 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 thì người nước ngoài và người không quốc tịch sống trên lãnh thổ Việt Nam không có quyền khiếu nại. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1- Điều 3 Luật Khiếu nại 2011: “Khiếu nại của cơ quan, tổ chức cá nhân nước ngoài tại Việt Nam và việc giải quyết khiếu nại được áp dụng theo quy định của Luật này, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác” thì cá nhân nước ngoài vẫn có quyền khiếu nại và thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật khiếu nại.

Bên cạnh đó việc quy định chủ thể giải quyết khiếu nại cũng còn chưa thống nhất: Khoản 6 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 quy định: “Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại”. Nhưng tại khoản 1 Điều 7 lại quy định: “Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính”. Quy định trên không thống nhất với quy định thẩm quyền giải quyết được ghi nhận từ Điều 17 đến Điều 26 (chỉ xác định thẩm quyền của cá nhân mà không quy định thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức).

- Vấn đề ủy quyền khiếu nại


+ Về ủy quyền khiếu nại: Điểm a, khoản 1 Điều 12 Luật Khiếu nại quy định


“Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại”. Trên thực tế, có nhiều trường hợp ủy quyền nhưng trong giấy ủy quyền không ghi rõ lý do, không thống nhất về mẫu giấy ủy quyền và cơ quan xác nhận việc ủy quyền, chưa có quy định cụ thể về “lý do khách quan khác” hoặc “người khác có năng lực hành vi dân sự” để thực hiện việc ủy quyền. Chính vì vậy đã gây nhiều khó khăn cho việc thực hiện của công dân và việc xử lý của cơ quan chức năng.

+ Về ủy quyền cho luật sư: Điểm b khoản 1 Điều 12 – Luật Khiếu nại 2011 quy định người khiếu nại có quyền ủy quyền cho luật sư để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, nội dung, phạm vi ủy quyền quy định chưa rõ, chưa chặt chẽ, chưa phù hợp với quy định của Luật Luật sư, pháp luật về dân sự, vì vậy gây khó khăn trong việc thực hiện ủy quyền cho luật sư. Bên cạnh đó, Luật Khiếu nại chưa có quy định về việc ủy quyền trong trường hợp khiếu nại đông người.

+ Về đại diện thực hiện việc khiếu nại: Vấn đề này đã được quy định tại Điều 12 – Luật Khiếu nại 2011. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện chưa thống nhất. Trên thực tế, đã có trường hợp phát sinh nhưng chưa được pháp luật quy định như: Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự mà không có cha mẹ, người giám hộ thì chưa xác định được ai là người đại diện, chưa xác định được người đại diện cơ quan, tổ chức thực hiện việc khiếu nại; người đại diện cơ quan, tổ chức thực hiện việc khiếu nại có được ủy quyền cho luật sư để thực hiện việc khiếu nại hay không? Trường hợp người khiếu nại đang khiếu nại bị chết, mất tích thì xử lý như thế nào?

- Về quyền của người khiếu nại, của luật sư, trợ giúp viên pháp lý


Luật Khiếu nại năm 2011 quy định người khiếu nại có quyền nhờ luật sư tư vấn về pháp luật, bên cạnh đó còn có thể ủy quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ, quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong trường hợp là người thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý thì được trợ giúp viên pháp lý tư vấn về pháp luật hoặc có thể

Xem tất cả 100 trang.

Ngày đăng: 14/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí