Các Vấn Đề Về Giải Thể Và Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp Xã Hội

đầu tiên từ năm 1998, là sáng kiến thử nghiệm hợp tác giữa các tổ chức xã hội dân sự được ngân sách nhà nước tài trợ thông qua “Ủy ban Quốc gia về khắc phục tình trạng thất nghiệp” để tạo công ăn việc làm tạm thời và ổn định thu nhập cho các hộ gia đình nghèo, thất nghiệp. Đến giữa năm 2003, “Chính sách tự hỗ trợ - Self support Policy” được ban hành trong khuôn khổ “Luật quốc gia đảm bảo an ninh sinh kế cơ bản” đã ảnh hưởng đáng kể đến phong trào thể chế hóa các dự án tạo việc làm của các tổ chức xã hội dân sự theo hai hướng hoặc để đáp ứng nhu cầu thị trường hoặc vì lợi ích tập thể. Tuy vậy, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ nghèo đói vẫn tương đối cao. Vì các chương trình/chính sách chỉ tiếp cận được tỷ lệ nhỏ dân nghèo. Còn đại đa số các hộ thu nhập thấp vẫn chưa được hỗ trợ gì đáng kể. Do vậy, từ năm 2003 đến năm 2006 chính phủ quyết định thực hiện chương trình tạo việc làm xã hội (Social Employment Creation Scheme – SECS). Nhờ đó, không chỉ các tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh vực phúc lợi xã hội, mà cả các mạng lưới/hiệp hội khác nhau như môi trường, phụ nữ …đều tham gia vào phong trào đào tạo việc làm, kết hợp với mục tiêu xã hội ban đầu của họ. Luật phát triển DNXH được ban hành năm 2007 (Social Enterprise Promotion Act – SEPA) nhờ đó các hoạt động DNXH được định hình rõ nét hơn và tích cực có xu hướng thay đổi tích cực. Luật ra đời nhằm hỗ trợ các hoạt động kinh doanh có mục đích giải quyết các vấn đề xã hội thông qua việc cung cấp việc làm và các sản phẩm dịch vụ cho các nhóm yếu thế. Họ có thể là doanh nghiệp, tổ chức NGO hay hiệp hội. Quyền lợi của các DNXH được công nhận là được tiếp cận các gói hỗ trợ tài chính của Chính phủ trong quá trình khởi nghiệp; trợ giúp tư vấn về quản lý, miễn thuế, ưu tiên khi đấu thầu các hợp đồng dịch vụ công. Hiện có khoảng 300 DNXH nhận được hỗ trợ này của Chính phủ [139].

Có thể thấy đây là một yếu tố quan trọng trong thúc đẩy sự phát triển của DNXH. DNXH phải gánh trên vai nghĩa vụ sử dụng phần lớn lợi nhuận hàng năm để tái đầu tư cho các mục tiêu xã hội do đó việc được hỗ trợ và ưu đãi là hợp lý và cần thiết. Hầu hết các quốc gia đều dành những ưu đãi và hỗ trợ riêng để khuyến khích thành lập và hoạt động của các DNXH nhằm giảm bớt gánh nặng của Nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề xã hội. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy việc xây dựng chính sách cần có đảm bảo tính toàn diện, thống nhất, từ đó tạo ra một “hệ sinh thái” cho các doanh nghiệp này tồn tại và phát triển.

Vương quốc Anh được coi một trong những quốc gia đi đầu về xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật cũng như ban hành chính sách nhằm hỗ trợ sự phát triển của DNXH. Ưu điểm nổi bật của pháp luật về DNXH ở Anh là đã tính thống nhất và toàn diện. Với mục tiêu hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của DNXH, Chính phủ Anh đã thực

hiện một kế hoạch tổng thể từ việc xây dựng chương trình, chính sách, hoàn thiện thể chế, khung pháp lý tới việc hướng dẫn và triển khai. Chính nhờ vậy, với những chính sách tích cực hướng tới DNXH cùng với nỗ lực trong việc hoàn thiện khung pháp lý, ở Anh đã hình thành một “hệ sinh thái” tương đối toàn diện cho sự phát triển của DNXH [73].

Tương tự, Thái Lan cũng đưa ra các hoạt động khá đa dạng nhằm hỗ trợ đối với DNXH như hỗ trợ tiếp cận vốn, hỗ trợ trong đào tạo, đổi mới công nghệ, ưu đãi thuế... Mặc dù vậy, vấn đề là các điều kiện để được hưởng ưu đãi theo quy định pháp luật chưa thực sự rõ ràng. Ví dụ như tiêu chuẩn để được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp theo Sắc lệnh số 621 (như phân tích ở trên) là quá chặt chẽ, mang nặng tính thủ tục hành chính và tạo ra cơ chế „xin – cho‟ kém minh bạch. Do đó, thực tế là có ưu đãi nhưng để tiếp cận các ưu đãi này cũng không hề dễ dàng đối với doanh nghiệp [127].

Bên cạnh đó, cũng cần có sự phân định rõ về thẩm quyền ban hành chính sách ưu đãi và hỗ trợ cho DNXH giữa chính quyền trung ương và địa phương. Hoa Kỳ cho thấy thành công trong sự phân định rõ ràng giữa thẩm quyền ban hành luật và chính sách phát triển DNXH giữa Nhà nước Liên bang và chính quyền từng bang. Trong khi các chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp do chính quyền liên bang ban hành, từng bang vẫn có sự tự chủ nhất định trong việc xây dựng pháp luật (ví dụ xây dựng các loại hình doanh nghiệp mới) và ban hành một số chính sách ưu đãi phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương. Theo hướng này, chính quyền các bang có thể tập trung nguồn lực và sự ưu đãi cho các doanh nghiệp với mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội “nhức nhối” tại địa phương.

3.1.4. Các vấn đề về giải thể và tổ chức lại doanh nghiệp xã hội

Về giải thể, DNXH giải thể khi thuộc các trường hợp quy định tại LDN 2020. Hồ sơ, trình tự thủ tục giải thể được thực hiện theo quy định tương ứng của LDN về giải thể doanh nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, DNXH có thể nhận được viện trợ từ nhà nước hoặc từ các tổ chức trong và ngoài nước. Vì thế, khi DNXH dự định chấm dứt hoạt động, bên cạnh việc tuân thủ quy định LDN hiện hành, DNXH phải đáp ứng điều kiện về xử lý tài chính đối với tài sản được viện trợ. Cụ thể, số dư tài sản hoặc tài chính còn lại đối với nguồn tài sản, tài chính mà DNXH đã nhận phải được trả lại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã viện trợ, tài trợ hoặc chuyển cho DNXH khác, tổ chức khác có mục tiêu xã hội tương tự. Do đó, hồ sơ giải thể phải có thỏa thuận với cá nhân, tổ chức liên quan về xử lý số dư tài sản hoặc tài chính đối với nguồn viện trợ, tài trợ mà DNXH đã nhận [1, điều 8, khoản 3]. Mục tiêu của các khoản ủng hộ, tài trợ này để nhằm hỗ trợ DNXH thực hiện các mục tiêu xã hội, công cộng khác nhau. Chính vì vậy, khi không

còn hoạt động nữa, phần tài sản này phải được trả lại hoặc chuyển cho DNXH khác nhằm thực hiện đúng mục đích ban đầu của nó. Đồng thời, yêu cầu nêu trên cũng sẽ giúp tránh tình trạng lợi dụng việc thành lập DNXH để kêu gọi tài trợ, viện trợ sau đó giải thể để trục lợi.

Về tổ chức lại, theo quy định tại Điều 6 của Nghị định 47/2021/NĐ-CP, vấn đề chia, tách, hợp nhất, sáp nhập đối với DNXH được thực hiện trong các trường hợp sau: DNXH được chia hoặc tách thành các doanh nghiệp xã hội; Các doanh nghiệp, DNXH hợp nhất thành doanh nghiệp xã hội; Sáp nhập doanh nghiệp, DNXH vào DNXH. Hồ sơ, trình tự, thủ tục chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể doanh nghiệp xã hội được thực hiện theo quy định tương ứng của LDN năm 2020.

Về chuyển đổi DNXH, đây là vấn đề đang được nhiều nhà nghiên cứu bàn luận và trao đổi. Có thể nhận thấy là việc chuyển đổi DNXH có phần phức tạp hơn, bởi thuật ngữ “chuyển đổi DNXH” đang được hiểu đồng thời theo ba hướng: (i) Các tổ chức đang có hoạt động từ thiện vì cộng đồng muốn chuyển đổi thành DNXH; (ii) DNXH chuyển thành doanh nghiệp thông thường; (iii) DNXH chuyển đổi mô hình kinh doanh. Như vậy, quan điểm về chuyển đổi DNXH đang được mở rộng hơn so với việc chuyển đổi doanh nghiệp.

Điều 5 Nghị định 47/2021/NĐ-CP quy định cách thức chuyển đổi một số tổ chức xã hội thành DNXH như sau:

Thứ nhất, cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện được dùng toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ để đăng ký DNXH sau khi có Quyết định cho phép chuyển đổi thành DNXH bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép thành lập cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

Thứ hai, DNXH sau khi được đăng ký đương nhiên kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện. Cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện chấm dứt hoạt động kể từ ngày DNXH được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Tuy nhiên, bên cạnh quy định của Nghị định số 47/2021/NĐ-CP, dù đã thay thế cho Nghị định 96/2015/NĐ-CP, việc chuyển đổi quỹ xã hội, quỹ từ thiện còn chịu sự điều chỉnh của Nghị định 30/2012/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện. Theo đó, Nghị định 30 không có cơ chế cho phép các quỹ được chuyển đổi thành doanh nghiệp mà chỉ có các quy định về giải thể quỹ. Vì vậy, trong thực tiễn thi hành, các quỹ này muốn chuyển đổi thành DNXH thì phải giải thể. Tuy

nhiên nhiều khó khăn khi giải thể các quỹ là tài sản còn lại buộc phải sung vào quỹ nhà nước [23]. Trong khi đó, Nghị định số 30/2012/NĐ-CP, tại Điều 37 Khoản 5, nhấn mạnh: “Sau khi thanh toán các khoản nợ và chi phí giải thể, số tiền và tài sản còn lại của quỹ do cơ quan thuộc cấp nào cho phép thành lập thì được nộp vào ngân sách cấp đó”. Như vậy, việc tồn tại hai nghị định có hiệu lực cùng điều chỉnh hoạt động tổ chức lại của quỹ xã hội, quỹ từ thiện đã tạo nên không thống nhất trong hệ thống pháp luật về DNXH gây ra những khó khăn cho việc thực thi pháp luật. Vì thế cần có hướng dẫn cụ thể của Chính phủ về hiệu lực thi hành và phạm vi áp dụng của những văn bản này.

Mặc dù LDN 2020 đã thay thế LDN 2014, NĐ 47/2021/NĐ-CP đã thay thế NĐ 96/2015/NĐ-CP nhưng về cơ bản, các quy định dành cho DNXH không có thay đổi nhiều. Cụ thể, các quy định về định nghĩa; trách nhiệm; thành lập; chuyển đổi; tiếp nhận viện trợ, tài trợ; các trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập DNXH… trong LDN 2020 và NĐ 47/2021/NĐ-CP vẫn tương tự như trong LDN 2014 và NĐ 96/2015/NĐ-CP.

3.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay

3.2.1. Tổng quan doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay

Một nghiên cứu năm 2011 do Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng (CSIP) - Hội đồng Anh phối hợp cùng với Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) đã cho thấy, ở Việt Nam, có đến gần 200 tổ chức có đầy đủ đặc điểm để trở thành một DNXH. Tổ chức mang tính chất như vậy được hình thành sớm nhất vào năm 1973 là Hợp tác xã Nhân đạo thuộc Hội người khuyết tật Hà Nội. Tuy nhiên, cho đến khi LDN 2014, LDN 2020, Nghị định số 96/2015/NĐ-CP, Nghị định số 47/2021/NĐ-CP và Thông tư số 04/2016/TT-BKHĐT ngày 17/5/2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định các biểu mẫu văn bản sử dụng trong đăng ký DNXH, thì DNXH mới được pháp luật ghi nhận và nhận diện một cách khá đầy đủ. Tính đến thời điểm cuối năm 2016, số liệu do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội công bố cho thấy, trong hơn 1 năm, số lượng DNXH tại Việt Nam đã tăng lên gấp đôi, từ khoảng 3.000 doanh nghiệp lên hơn 6.000 doanh nghiệp [60]. Một số DNXH tiêu biểu có thể kể đến là Zó-Project, Trang trại Hữu cơ Tôi tự nhiên (I-Nature), Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch Phát triển Cộng đồng… Mặc dù đã có cơ sở pháp lý cho việc thành lập, hoạt động và phát triển của DNXH tại Việt Nam, song số lượng DNXH chưa nhiều, quy mô còn nhỏ và ảnh hưởng xã hội chưa lớn.

Có thể nói, trước khi LDN 2014 có hiệu lực, các DNXH đã có những nền tảng, lịch sử phát triển và hoạt động lâu dài do sự tận tâm của các DNXH. Các DNXH nói chung có thể có nhiều cơ hội tiếp nhận viện trợ phi Chính phủ nước ngoài theo quy định của

pháp luật về tiếp nhận viện trợ phi Chính phủ nước ngoài và các tài trợ từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và nước ngoài đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam. Đó chính là nguồn lực quan trọng để các DNXH có thể thực hiện được mục tiêu xã hội, môi trường đã đăng ký. Các DNXH mới thường áp dụng tốt sự phát triển khoa học kỹ thuật như I – Nature hoặc MTTS, do đó sản phẩm làm ra có giá cả cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại. Ngoài ra là sự phát triển và ứng dụng của “kinh tế chia sẻ” đã huy động được số lượng lớn cộng đồng quan tâm tới các dự án của những DNXH mới này.

Ví dụ điển hình về DNXH tại Việt Nam hiện nay có thể nhắc đến DNXH KOTO, doanh nghiệp này được mệnh danh là người anh cả của DNXH tại Việt Nam. Năm 2016, KOTO trở thành DNXH được công nhận đầu tiên tại Việt Nam. Sự kiện KOTO chính thức được cấp giấy phép công nhận là DNXH không chỉ mang ý nghĩa to lớn với bản thân KOTO mà đó chính là dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của cộng đồng DNXH Việt Nam [150]. Cùng với những chuyên gia và các đối tác đã đồng hành cùng CSIP trong các hoạt động nghiên cứu thúc đẩy và vận động chính sách cho DNXH như Hội đồng Anh, Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương CIEM... CSIP tin tưởng rằng, trong tương lai, nối tiếp “người anh cả” KOTO sẽ là thêm nhiều tin vui nữa từ các DNXH Việt Nam. Vào năm 2015, hai mạng lưới cộng đồng hỗ trợ DNXH là Mạng lưới DNXH Việt Nam (VSEN) và Mạng lưới học giả DNXH Việt Nam (VSES) đã ra đời đón đầu trào lưu này với nhiều hoạt động sôi động bổ trợ cho việc hình thành hệ sinh thái DNXH và hỗ trợ các DNXH phát triển. Đặc biệt, tháng 5/2017, CIEM đã tổ chức Tọa đàm “Lấy ý kiến góp ý Dự thảo Cẩm nang hướng dẫn hoạt động DNXH”. Dự thảo bao gồm ba phần chính: i) Tổng quan khung khổ pháp luật về DNXH; ii) Hướng dẫn thành lập và hoạt động DNXH; và iii) Hướng dẫn DNXH đăng ký một số chính sách khuyến khích. Và đến năm 2020, bước đầu đã chính thức có Cẩm nang hướng dẫn thành lập DNXH phiên bản dùng trong không gian văn hóa sáng tạo, nhằm hỗ trợ, hướng dẫn các không gian văn hóa sáng tạo về quy trình đăng ký thành lập DNXH và chuyển đổi sang DNXH theo quy định của pháp luật hiện hành.

Ngoài ra, hiện nay ở Việt Nam có nhiều các tổ chức xã hội hỗ trợ DNXH như CSIP. Đây là tổ chức tiên phong trong việc thúc đẩy và hỗ trợ sự phát triển DNXH tại Việt Nam. CSIP phát triển hệ sinh thái cho DNXH và góp phần xây dựng một đội ngũ DNXH vững mạnh trong nước và trong khu vực, thông qua các hoạt động truyền cảm hứng; kết nối và tăng cường quyền năng cho các cá nhân và tổ chức đang giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường bằng các giải pháp kinh doanh sáng tạo và bền vững.

3.2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam

Các phân tích dưới đây sẽ tập trung làm rõ thực trạng áp dụng pháp luật về DNXH tại Việt Nam trong thời gian qua16, trong đó nhấn mạnh tới các khía cạnh chính là: i) đăng ký thành lập DNXH; ii) hoạt động của DNXH; và iii) chấm dứt và tổ chức lại DNXH. Cụ thể:

a) Về đăng ký thành lập DNXH

Thực trạng áp dụng pháp luật về đăng ký thành lập DNXH được thể hiện ở một số khía cạnh sau đây:

Thứ nhất, về số lượng DNXH được thành lập và hoạt động qua các năm

Như ở trên đã phân tích, các DNXH được thành lập theo các thủ tục chung được quy định trong LDN 2014, LDN 2020 và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Sự thông thoáng trong các thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp cũng đã tạo điều kiện cho các DNXH được thành lập một cách nhanh chóng và thuận lợi. Nhờ đó, số lượng DNXH đã có xu hướng tăng lên trong thời gian qua (xem bảng 3.1):

Bảng 3.1. Số lượng DNXH ở Việt Nam từ 2015-2018


Năm

2015

2016

2017

2018

2019

Số lượng DNXH hoạt động

36

72

62

103

144

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 187 trang tài liệu này.

Pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay - 15

Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Số liệu từ bảng 3.1 cho thấy, sau khi LDN 2014 có hiệu lực, đã có 36 DNXH được thành lập. Điều này cho thấy các chủ thể đã nắm bắt được các quy định mới của LDN 2014, từ đó, thành lập và cho ra đời các DNXH theo đúng quy định của LDN 2014 để thực hiện các mục tiêu xã hội/môi trường. Con số DNXH năm 2016 đã tăng lên gấp đôi so với năm 2015, tuy nhiên năm 2016, lại bị giảm đi. Sự sụt giảm DNXH của năm 2017 so với năm 2016 được giải thích là năm 2016, Tổng cục Thống kê đã tính một số chi nhánh của Ngân hàng xã hội tại Lào Cai là DNXH và sau đó loại bỏ khỏi danh sách DNXH của năm 2017. Giữ nguyên cách tính của năm 2017, đến năm 2018, số lượng DNXH đã tăng từ 62 lên 103, với tốc độ tăng là 68%; và đến năm 2019 con số tăng lên là 144, với tốc độ tăng cũng là 68%. Dù số lượng DNXH ở Việt Nam so với tổng số doanh nghiệp đang hoạt động của từng năm là khá khiêm tốn, sự gia tăng số lượng DNXH cho thấy mô hình này đã nhận được sự chú ý, quan tâm của các tổ chức, cá nhân muốn thành lập doanh nghiệp nhằm mục tiêu xã hội/môi trường. Từ góc độ này, có thể khẳng định đây là tín hiệu tích cực và khả quan ban đầu cho mô hình DNXH



16 Số liệu tác giả phân tích chỉ lấy từ năm 2015 đến 2019 vì số liệu của Tổng cục thống kê về DNXH mới đến hết năm 2019.

tại Việt Nam. Với LDN 2020, quy định về thành lập DNXH không có thay đổi gì nên số lượng DHXN được thành lập có thể sẽ tăng hơn so với năm 2018 và năm 2019, cũng là tín hiệu khả quan để cho thấy mô hình này là phù hợp với nền kinh tế, xã hội của Việt Nam.

- Thứ hai, về tên của các DNXH

Vì pháp luật Việt Nam quy định tên riêng của DNXH có thể bao gồm cụm từ “xã hội” để giúp phân biệt DNXH với các doanh nghiệp truyền thống, nên nhiều DNXH đã áp dụng khá triệt để quy định này (xem bảng 3.2).

Bảng 3.2: Số lượng các DNXH có cụm từ “xã hội” trong tên riêng


Năm

2015

2016

2017

2018

2019

Số lượng DNXH có cụm từ "xã

hội" trong tên riêng

36

72

62

103

144

Tổng số DNXH

36

72

62

103

144

Tỷ lệ DNXH có cụm từ "xã hội"

trong tên riêng

100%

100%

100%

100%

100%

Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Số liệu ở bảng 3.2 cho thấy 100% các DNXH đều sử dụng cụm từ “xã hội” trong tên riêng. Tuy nhiên, cách đưa cụm từ “xã hội” trong tên riêng của DNXH là không đồng nhất. Với một số DNXH, cụm từ “xã hội” được đặt ngay sau cụm từ chỉ loại hình doanh nghiệp (như Công ty TNHH xã hội...17; Công ty cổ phần xã hội...18). Một số DNXH lại kết hợp cụm từ xã hội với những cụm từ khác trong tên riêng, như: Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ và Truyền thông Liên kết Xã hội; Công ty Cổ phần Đào

tạo – An sinh Xã hội Cadif. Ngoài ra, một số DNXH đưa cả cụm từ “DNXH” vào tên riêng, như: Công ty Cổ phần DNXH Samanta; Công ty TNHH DNXH Vsmile; Công ty TNHH DNXH Hải Đăng... Như vậy, có thể thấy các chủ sở hữu DNXH ở Việt Nam cũng đã khá linh hoạt vận dụng quy định của pháp luật vào việc đặt tên cho doanh nghiệp của mình.

Thứ ba, về loại hình pháp lý của DNXH

Vì LDN quy định DNXH có thể được thành lập dưới nhiều hình thức pháp lý khác nhau, nên các tổ chức, cá nhân muốn thành lập DNXH có thể lựa chọn được loại hình pháp lý doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng và khả năng quản trị của mình (xem bảng 3.3).



17 Ví dụ như: Công ty TNHH Xã hội Thanh Tân; Công ty TNHH Xã hội Hoàng Tiến; Công ty TNHH Xã hội Phú Tài Đức Hà Tĩnh…

18 Ví dụ như: Công ty Cổ phần Xã hội hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và kinh doanh; Công ty Cổ phần Xã hội Trung

tâm tri thức cộng đồng;

Bảng 3.3. Các loại hình pháp lý của DNXH ở Việt Nam


Loại hình doanh nghiệp

2015

2016

2017

2018

2019

Công ty cổ phần

17

21

16

37

44

Công ty TNHH

14

30

42

63

94

Doanh nghiệp tư nhân

0

2

2

2

2

Hình thức khác

5

19

2

1

4

Tổng

36

72

62

103

144

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Bảng 3.3 cho thấy loại hình pháp lý được nhiều DNXH lựa chọn là công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn, trong đó, công ty trách nhiệm hữu hạn có số lượng lớn nhất, như năm 2017 là 42/62 doanh nghiệp, chiếm 67,7%; năm 2018 là 63/103 doanh nghiệp, chiếm 61,2%; năm 2019 là 94/144 doanh nghiệp, chiếm 65,3%). Việc nhiều DNXH lựa chọn loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn có thể được giải thích từ mô hình quản trị nội bộ công ty và các quy định pháp luật điều chỉnh ít phức tạp hơn so với công ty cổ phần. Số liệu cũng cho thấy không có DNXH nào tồn tại dưới loại hình công ty hợp danh. Số lượng DNXH tồn tại theo loại hình doanh nghiệp tư nhân được duy trì ổn định là 02 doanh nghiệp từ năm 2016 đến nay (là Doanh nghiệp tư nhân Dịch vụ xã hội 391 và Doanh nghiệp tư nhân Xã hội An toàn Trọng Ân). Thống kê của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy ở Việt Nam có sự tồn tại của các loại hình tổ chức khác hoạt động như DNXH (năm 2018 có một tổ chức được xếp vào nhóm này là Viện Phát triển Kinh tế Xã hội; năm 2019 có 04 tổ chức được xếp vào nhóm này). Đối chiếu với quy định của LDN hiện hành, có thể thấy tổ chức này không được coi là DNXH vì không tồn tại dưới dạng doanh nghiệp. Nói cách khác, ở đây có sự “vênh” giữa quy định của LDN hiện hành với cách thống kê DNXH của Tổng cục Thống kê.

Thứ tư, về địa bàn hoạt động của các DNXH

Thống kê về địa bàn hoạt động của các DNXH có thể được thấy ở bảng 3.4 dưới đây (xem bảng 3.4).

Bảng 3.4: Địa bàn hoạt động của các DNXH ở Việt Nam


STT

Địa bàn hoạt động

2015

2016

2017

2018

2019

1.

Hà Nội

23

29

26

44

52

2.

Thái Nguyên

1

0

0

0

0

3.

Hải Phòng

1

1

1

0

1

4.

Hưng Yên

0

1

1

1

1

5.

Lào Cai

0

9

0

1

2

6.

Lai Châu

0

5

0

0

0

7.

Bắc Giang

0

1

0

3

3

Thanh Hóa

0

0

0

1

1

9.

Nghệ An

0

0

0

2

3

10.

Hà Tĩnh

0

0

0

0

1

11.

Quảng trị

0

0

0

0

1

12.

Thừa Thiên Huế

0

0

0

1

3

13.

Đà Nẵng

1

1

1

3

3

14.

Quảng Nam

0

0

0

1

1

15.

Hà Tĩnh

0

0

1

1

1

16.

Bình Định

0

0

0

1

1

17.

Bình Thuận

0

0

0

1

2

18.

Gia Lai

0

0

0

2

1

19.

Kon Tum

0

1

0

0

0

20.

Đắc Lắc

0

0

1

1

1

21.

Lâm Đồng

0

0

1

1

0

22.

Bà Rịa - Vũng Tàu

0

0

0

1

1

23.

Tp. Hồ Chí Minh

7

21

25

33

58

24.

Long An

0

0

1

1

1

25.

Đồng Tháp

1

0

1

0

2

26.

An Giang

1

1

0

1

1

27.

Cần Thơ

0

2

2

2

2

28.

Sóc Trăng

1

0

0

0

0

29.

Cà Mau

0

0

0

1

1


Tổng

36

72

61

103

144








..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2023