● Được kéo dài thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi thêm không quá 15 năm đối với dự án đầu tư có quy mô lớn và công nghệ cao hoặc mới cần đặc biệt thu hút đầu tư.
● Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp. Thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế. Trường hợp doanh nghiệp không có thu nhập chịu thuế trong 03 năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư mới thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư dự án đầu tư mới phát sinh doanh thu.
● Được giảm thuế nếu thuộc các trường hợp quy định tại Điều 21 Thông tư 78/2014/TT-BTC, ngày 18/06/2014 Hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP, ngày 26/12/2013 Hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ngoài ra, điều 19, điều 20, điều 21 của Thông tư số 78/2014/TT-BTC ban hành ngày 18/6/2014 có hiệu lực từ ngày 2/8/2014 có cho phép doanh nghiệp được hưởng thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn mười lăm năm (15 năm) áp dụng đối với thu nhập của doanh nghiệp từ:
● Thực hiện dự án đầu tư mới tại: địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP
● Thực hiện dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường, bao gồm: sản xuất thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường, thiết bị quan trắc và phân tích môi trường; xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường; thu gom, xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn; tái chế, tái sử dụng chất thải.
Hơn nữa, mặc dù đã có quy định chuyển đổi các loại hình phi doanh nghiệp thành DNXH, nhưng vẫn chưa giải quyết hết các vấn đề thực tiễn, đó là trong trường hợp các doanh nghiệp truyền thống vì lợi nhuận mong muốn chuyển mục tiêu thực hiện vì phúc lợi xã hội thì chưa có quy định chi tiết về hồ sơ để các cơ quan có thẩm quyền thực hiện vẫn vấp phải nhiều khó khăn.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể được hưởng thuế suất ưu đãi 10% trong suốt thời gian hoạt động áp dụng đối với thu nhập của doanh nghiệp từ:
● Hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường (sau đây gọi chung là lĩnh vực xã hội hóa).
● Thực hiện dự án đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua đối với các đối tượng quy định tại Điều 53 Luật nhà ở.
Có thể bạn quan tâm!
- Pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay - 11
- Pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay - 12
- Các Vấn Đề Pháp Lý Về Hoạt Động Của Doanh Nghiệp Xã Hội
- Các Vấn Đề Về Giải Thể Và Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp Xã Hội
- Cơ Cấu Nguồn Vốn Vay Và Tài Trợ Của Các Dnxh Ở Việt Nam
- Phương Hướng Hoàn Thiện Pháp Luật Về Doanh Nghiệp Xã Hội Ở Việt Nam Hiện Nay
Xem toàn bộ 187 trang tài liệu này.
● Thực hiện trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng; nuôi trồng nông, lâm, thủy sản ở địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn; sản xuất, nhân và lai tạo giống cây trồng, vật nuôi; sản
xuất, khai thác và tinh chế muối trừ sản xuất muối quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP, đầu tư bảo quản nông sản sau thu hoạch, bảo quản nông, thủy sản và thực phẩm.
● Hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp không thuộc địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn và địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
(ii) Chính sách thuế ưu đãi cho cơ sở thực hiện xã hội hóa giáo dục – đào tạo (XHHGDĐT).
Các cơ sở XHHGDĐT đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Quyết định 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 có thu nhập từ hoạt động xã hội hóa được áp dụng thuế suất thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Điều 8 của Nghị Định 69/2008/NĐ-CP như sau:
● Cơ sở thực hiện xã hội hóa có thu nhập từ hoạt động xã hội hóa được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong suốt thời gian hoạt động.
● Cơ sở thực hiện xã hội hóa mới thành lập kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5 năm tiếp theo.
● Trường hợp cơ sở thực hiện xã hội hóa được thành lập mới kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành tại các địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định tại Phụ lục B ban hành kèm theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 (có hiệu lực đến hết ngày 26/12/2015 - được thay thế bởi Nghị định 118/2015/NĐ-CP) của Chính phủ thì được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế, giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 9 năm tiếp theo và được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong suốt thời gian hoạt động.
● Cơ sở thực hiện xã hội hóa được thành lập trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo nguyên tắc: Thời gian hưởng ưu đãi theo các quy định trước đây đã hết thì được hưởng thuế suất 10% kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành. Trường hợp thời gian hưởng ưu đãi theo quy định trước đây vẫn còn thì tiếp tục được hưởng ưu đãi theo quy định tại Nghị định này sau khi trừ đi thời gian đã được hưởng ưu đãi trước đây. Giao Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể đối với những trường hợp này.
● Đối với cơ sở thực hiện xã hội hóa có nhiều loại hình kinh doanh khác nhau phải tổ chức hạch toán riêng thu nhập từ hoạt động xã hội hóa để được áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này.
● Cơ sở thực hiện xã hội hóa có thu nhập từ các hoạt động khác ngoài các hoạt động trong lĩnh vực xã hội hóa quy định tại Nghị định này thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.
Như vậy các cơ sở xã hội hóa giáo dục đào tạo đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Quyết định 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 có thu nhập từ hoạt động xã hội hóa được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) 10% trong suốt thời gian hoạt động. Cơ sở thực hiện xã hội hóa mới thành lập được miễn thuế TNDN trong 4 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% thuế TNDN trong 5 năm tiếp theo. Trường hợp cơ sở thực hiện xã hội hóa thành lập mới tại các địa bàn ưu đãi đầu tư được miễn thuế trong 4 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% thuế TNDN trong 9 năm tiếp theo.
Như vậy, cho rằng DNXH không được hưởng các ưu đãi thuế là không chính xác, song các ưu đãi đặc biệt thì thực sự chưa có. Bởi vì hiện nay, các ưu đãi của Chính phủ cho DNXH chủ yếu tương ứng với các loại hình doanh nghiệp thường cũng có. Tuy nhiên rõ ràng rằng là các DNXH được thành lập nhằm giải quyết các vấn đề xã hội thay vì tối đa hóa lợi nhuận như các DN thường và khi thành lập, hoạt động phải cung cấp nhiều thủ tục, tài liệu và báo cáo phức tạp hơn rất nhiều nhưng vẫn không nhận được bất kỳ ưu đãi vượt trội hơn từ phía các nhà lập pháp trong lĩnh vực này. Do đó khi tham gia vào thị trường cạnh tranh công bằng, có một sự không công bằng đối với DNXH khi chính nó thực hiện một mục tiêu cao cả có tầm quan trọng và bền vững đối với giải quyết và phát triển xã hội.
- Các quy định về ưu đãi vốn cho DNXH
DNXH ngoài huy động vốn từ những cách thức huy động vốn từ các chủ sở hữu hoặc những thành viên góp vốn khác như các doanh nghiệp thông thường theo quy định của LDN 2020 còn có thể được tiếp nhận các nguồn vốn từ các nguồn khác như được quy định tại Điều 4 Nghị định số 47/2021/NĐ-CP, cụ thể: “DNXH tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài để thực hiện mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường theo quy định của pháp luật về tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài; Ngoài các khoản viện trợ quy định nói trên, DNXH được tiếp nhận tài trợ bằng tài sản, tài chính hoặc hỗ trợ kỹ thuật từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam để thực hiện mục tiêu giải quyết vấn đề xã hội, môi trường”. Bên cạnh đó, Khoản 2 Điều 10 LDN 2020 cũng quy định rằng DNXH không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường mà doanh
nghiệp đã đăng ký. Trường hợp được nhận các ưu đãi, hỗ trợ, DNXH phải định kỳ hàng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
- DNXH phải duy trì mục tiêu xã hội, môi trường, mức lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư và nội dung khác ghi tại Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường trong suốt quá trình hoạt động. Trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường và mức lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư, DNXH phải hoàn lại toàn bộ các ưu đãi, khoản viện trợ, tài trợ dành riêng cho DNXH. Đồng thời, chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân, thành viên đối với công ty hợp danh và công ty trách nhiệm hữu hạn, cổ đông đối với công ty cổ phần đã ký tên trong Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường và thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần chịu trách nhiệm liên đới hoàn lại các ưu đãi, tài trợ đã nhận và bồi thường các thiệt hại phát sinh trong trường hợp DNXH vi phạm quy định này.
Có thể thấy Chính phủ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc thành lập và hoạt động của DNXH. Đồng thời, Chính phủ vẫn đặt ra những quy định nghiêm ngặt để đảm bảo sử dụng nguồn tài chính nhận được đúng với mục tiêu xã hội của DNXH. Như vậy, các quy định pháp luật hiện hành tạo một hành lang pháp lý cho DNXH tự do trong khuôn khổ nhưng vẫn đảm bảo được mục tiêu xã hội của nó.
Về vấn đề này, pháp luật Việt Nam cũng có những quy định khác biệt so với pháp luật của một số nước.
Kinh nghiệm các nước trên thế giới cho thấy sự phát triển của DNXH đòi hỏi một “hệ sinh thái” thuận lợi, trong đó các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước đóng vai trò cốt lõi.
Trong các chính sách ưu đãi của chính phủ, các ưu đãi về thuế được sử dụng như một công cụ hữu hiệu. Ví dụ, tại Hoa Kỳ, mô hình L3C ra đời nhằm hỗ trợ các DNXH tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tư nhân và được hưởng ưu đãi theo cơ chế Program Related Investments (PRI) nhằm tạo điều kiện cho nguồn vốn tư nhân “chảy vào các lĩnh vực vì lợi ích cộng đồng”. PRI bắt đầu được đưa ra tại Hoa Kỳ trong Đạo luật Cải cách thuế năm 1969 (Tax Reform Act), cho phép các quỹ tư nhân đầu tư vào các dự án/tổ chức phục vụ mục đích xã hội trong khi đó vẫn tạo ra thu nhập tài chính (thường có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn lãi suất huy động vốn trên thị trường). Một khoản đầu tư đáp ứng các điều kiện của PRI thì được xếp vào nhóm hoạt động được miễn thuế [120]. Trong khi cơ chế PRI được thiết kế nhằm tạo chính sách hỗ trợ sự phát triển của các DNXH tại Hoa Kỳ, thu hút nguồn lực tư nhân để giải quyết các vấn đề xã hội, vấn đề đặt ra là rất khó cho các quỹ đầu tư xác định chính xác dự án đầu tư nào sẽ đủ tiêu chuẩn được
hưởng ưu đãi theo cơ chế này. Sự ra đời của mô hình L3C giải quyết vấn đề này. Việc đầu tư vào L3C cho phép các quỹ đầu tư tư nhân được hưởng chế độ trách nhiệm hữu hạn và những quy định linh hoạt về tổ chức quản lý áp dụng cho CTTNHH đồng thời được hưởng ưu đãi thuế theo cơ chế PRI [84].
Tương tự, Trung Quốc cũng dành ưu đãi thuế cho một số nhóm doanh nghiệp nhất định hoạt động về mục tiêu xã hội. Ví dụ như chính sách ưu đãi thuế dành cho doanh nghiệp phúc lợi xã hội căn cứ theo tỷ lệ lao động khuyết tật mà doanh nghiệp sử dụng. Nếu doanh nghiệp có trên 35% lao động là người khuyết tật thì sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ lao động khuyết tật từ 10% đến 35% thì doanh nghiệp được giảm 50% thuế Theo thống kê của Chính phủ Trung Quốc thì trong năm 2001, có khoảng 38.000 doanh nghiệp phúc lợi xã hội ở nước này và sử dụng 699.000 người khuyết tật [98]. Điều này cho thấy những doanh nghiệp phúc lợi xã hội đóng phần quan trọng trong việc giải quyết vấn đề việc làm cho người khuyết tật. Tuy nhiên, những nhược điểm lớn của các doanh nghiệp này là quản lý kém hiệu quả, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao, do đó họ gặp rất nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với các doanh nghiệp thương mại, đặc biệt sau khi nền kinh tế Trung Quốc ngày càng mở cửa và hội nhập.
Một ví dụ thành công trong việc xây dựng chính sách hỗ trợ và chương trình toàn diện nhằm thúc đẩy DNXH phát triển phải kể tới Anh quốc. Năm 2006, Chính phủ Anh đưa ra Kế hoạch hành động về doanh nghiệp, trong đó có sự tham gia liên ngành của 12 bộ, ngành khác nhau và Văn phòng Khu vực thứ Ba để thúc đẩy và hỗ trợ DNXH thông qua hàng loạt chính sách như (i) chương trình đào tạo DNXH, thúc đẩy truyền thông; (ii) Tư vấn thành lập và thông tin phát triển DNXH; (iii) Cải thiện tiếp cận nguồn vốn tài chính và đa dạng hóa các hình thức đầu tư như: phát triển dịch vụ công,xây dựng quỹ đầu tư mạo hiểm, Chương trình đầu tư xã hội để cung cấp vốn và tăng khả năng thanh toán cho các tổ chức trung gian đầu tư và các DNXH, khuyến khích đầu tư vào DNXH, tập huấn về quản lý tài chính; (iv) Tạo điều kiện hợp tác giữa DNXH với Chính phủ.
Năm 2010, Thủ tướng Anh David Cameron khởi xướng Tầm nhìn về một Xã hội lớn (Big Society) để giúp người dân hợp tác và cải thiện đời sống của mình. Đây được coi là một nỗ lực lớn của Chính phủ nhằm xác định lại vai trò của nhà nước và thúc đẩy tinh thần doanh nhân trong cộng đồng. Văn phòng Xã hội Dân sự giúp điều phối các bộ, ban ngành liên quan và thực hiện chính sách này của Chính phủ. Quỹ Xã hội lớn (Big Society Capital Fund) được thành lập tháng 3 năm 2012 với tổng số tiền 600 triệu bảng Anh được sử dụng từ các tài khoản bị đóng băng trong 15 năm để đầu tư cho các dự án
xã hội. Các dự án hoạt động hiệu quả, có lợi nhuận thì sẽ trả lại vốn và lãi cho Quỹ. Quỹ này không đầu tư trực tiếp cho DNXH mà tập trung vào các tổ chức trung gian tài chính đầu tư xã hội và tìm kiếm cả hai nguồn thu về đầu tư về tài chính và xã hội.
Ngoài ra, Chính phủ Anh đã thành lập một cơ quan riêng phụ trách xây dựng chính sách, hỗ trợ hoạt động của DNXH. Năm 2002, chính phủ Anh lần đầu tiên đưa ra Chiến lược phát triển DNXH và thành lập Cơ quan DNXH (Social Enterprises Unit - SEU) trực thuộc Bộ Thương mại và Công nghiệp. Cơ quan này hoạt động chính để xây dựng các chính sách phát triển DNXH, xác định các rào cản đối với DNXH và phổ biến các bài học thành công tới các DNXH khác. Năm 2006, Bộ phận này trở thành Văn phòng Khu vực thứ Ba (Office of the Third Sector), thuộc Văn phòng Nội các (Cabinet office). Năm 2010, Văn phòng Khu vực thứ Ba trở thành Văn phòng Xã hội Dân sự (Office for Civil Society) thuộc Văn phòng Nội các, chịu trách nhiệm hỗ trợ các DNXH, tổ chức tình nguyện và tổ chức từ thiện [159].
Riêng đối với mô hình CIC, mặc dù Chính phủ Anh không dành cho mô hình này các ưu đãi riêng về thuế nhưng có một loạt các chương trình hỗ trợ tài chính mà CIC có thể tiếp cận. Một CIC có thể cấu trúc doanh nghiệp dưới dạng công ty TNHH bởi sự đảm bảo nếu muốn thu hút vốn chủ yếu dựa vào tài trợ hoặc các khoản quyên góp. Mặt khác, công ty cũng có thể sử dụng mô hình công ty TNHH bởi cổ phiếu (thậm chí có thể trở thành công ty đại chúng) nếu muốn hoạt động dựa trên vốn chủ sở hữu. Hiện nay, mô hình CIC dưới dạng công ty TNHH bởi sự đảm bảo có xu hướng phổ biến hơn (vì khi thành lập các thành viên chỉ cần cam kết số vốn, không phải góp vốn thực tế), tuy nhiên số lượng CIC TNHH bởi cổ phiếu cũng đang tăng dần do thay đổi các quy định về mức cổ tức trần linh hoạt hơn. Khi xây dựng CIC dựa trên mô hình Công ty TNHH thì ưu điểm nổi bật là tăng tính minh bạch về tài chính, do đó CIC có thể dễ dàng tiếp cận với vốn vay ưu đãi của ngân hàng [146]. CIC không được hưởng chính sách thuế riêng, tuy nhiên pháp luật đưa ra một số một số lợi ích gián tiếp nhằm khuyến khích vốn đầu tư vào CIC. Ví dụ, theo Quy định về miễn thuế đầu tư xã hội (Social Investment Tax Relief) được ban hành năm 2014, khi thực hiện các khoản đầu tư xã hội (trong đó có đầu tư vào CIC cũng như đầu tư vào các tổ chức vì mục đích cộng đồng khác, hoặc các quỹ từ thiện), nhà đầu tư được giảm trừ 30% chi phí đầu tư khỏi thu nhập chịu thuế của năm đó hoặc của năm liền trước đó [132]. Ngoài ra, CIC cũng có thể hưởng lợi từ Đạo luật về Dịch vụ Công (Lợi ích xã hội) (Public Services (Social Value) Act) ban hành năm 2012 và có hiệu lực từ năm 2013, theo đó các cơ quan chính phủ khi lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ công phải đánh giá tới cả yếu tố về ảnh hưởng và lợi ích mang lại cho cộng
đồng. Chính phủ Anh khẳng định rằng một trong những động lực chính cho sự ra đời của Đạo luật này là nhằm “tạo điều kiện cho các DNXH trong việc tham gia cung cấp các dịch vụ công” [132].
Học tập từ mô hình của Anh, năm 2010, Thủ tướng Thái Lan đã ban hành Nghị định về Thúc đẩy DNXH, trên cơ sở đó Văn phòng DNXH của Thái (Thai Social Enterprise Office – TSEO) được thành lập. Ưu tiên hàng đầu của TSEO là đẩy mạnh hợp tác giữa các DNXH, mở rộng mạng lưới của họ tại Thái Lan. Ngoài ra, TSEO cũng quan tâm và kết nối với tất cả các doanh nhân có mối quan tâm tới những vấn đề môi trường và xã hội. Cơ quan này là đơn vị chủ trì các sự kiện quan trọng như Tọa đàm DNXH, Giải thưởng DNXH của Thái Lan,[78]. TSEO cũng đóng vai trò trung gian hỗ trợ DNXH tiếp cận các nguồn lực tài chính và đã kêu gọi thành lập quỹ lên tới 1 tỷ Bath để thu hút vốn từ công chúng cho hoạt động của các doanh nhân khởi nghiệp trong lĩnh vực DNXH [56]. Chính vì vậy, TSEO đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nên một môi trường thuận lợi hỗ trợ phát triển cho DNXH ở Thái Lan.
Về chính sách thuế, Sắc lệnh Miễn thuế của Hoàng gia số 621 (B.E. 2559) được thông qua năm 2016 (Sắc lệnh số 621) dành một số ưu đãi nhất định cho DNXH. Sắc lệnh này định nghĩa DNXH là các doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
(i) Được thành lập theo luật của Thái Lan với mục đích hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ;
(ii) Hướng tới mục tiêu giải quyết việc làm tại nơi doanh nghiệp thành lập hoặc giải quyết các vấn đề xã hội hoặc phát triển cộng đồng địa phương, phát triển xã hội hoặc cải thiện môi trường;
(iii) Không nhấn mạnh mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông hoặc các thành viên, với ít nhất 70% lợi nhuận được tái đầu tư vào hoạt động của doanh nghiệp hoặc cho các hoạt động vì lợi ích của nông dân, người nghèo, người khuyết tật, nhóm người bất lợi hoặc những lợi ích chung khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ tài chính [48].
Tuy nhiên, Sắc lệnh cũng quy định rõ rằng không phải mọi DNXH đều được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, việc miễn thuế chỉ áp dụng cho các DNXH đáp ứng các điều kiện sau:
(i) Có cụm từ “doanh nghiệp xã hội” trong tên doanh nghiệp;
(ii) Được chứng nhận là một DNXH bởi cơ quan được phép của Tổng cục trưởng Tổng Cục thuế;
(iii) Đã nộp đơn để được coi là DNXH và được chấp nhận của Tổng cục trưởng;
(iv) Không chi trả phần lợi nhuận tính thuế cho cổ đông hay các thành viên
(v) Không chuyển nhượng tài sản được sử dụng trong hoạt động kinh doanh, trừ khi được sự cho phép của Tổng Cục trưởng;
(vi) Không ký kết hợp đồng với cổ đông hoặc thành viên mà không có bất cứ khoản thanh toán dưới dạng thù lao nào cho cổ đông hoặc thành viên công ty, bao gồm cả nhân viên của cổ đông hoặc thành viên đó, trừ khi có ngoại lệ do quy định của Tổng cục trưởng;
(vii) Không được chuyển đổi mô hình kinh doanh từ một DNXH sang các loại hình kinh doanh khác trước khi kết thúc 10 kỳ kế toán kể từ kỳ kế toán mà doanh nghiệp được chấp nhận là một DNXH;
(viii) Tuân thủ các quy định, quy trình và điều kiện khác theo quy định của Tổng cục trưởng [97]
Như vậy, có thể thấy các điều kiện để DNXH được hưởng ưu đãi thuế là không hề dễ dàng. Không chỉ phải đáp ứng các tiêu chí là DNXH và đã có chứng nhận bởi một cơ quan thứ ba có thẩm quyền, doanh nghiệp còn phải đáp ứng rất nhiều tiêu chí chặt chẽ khác (ví dụ phải tái đầu tư 100% lợi nhuận vào hoạt động của doanh nghiệp, tài sản bị hạn chế chuyển nhượng,…) Ngoài ra, quy định pháp luật cũng cho thấy sự tồn tại của cơ chế “xin-cho” khá rõ, khi mà DNXH để được miễn thuế phải có sự chấp thuận của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế nhưng không nêu rõ các tiêu chí mà dựa vào đó cơ quan Nhà nước sẽ xem xét đơn yêu cầu của doanh nghiệp. Quy định thiếu rõ ràng này do đó cho phép cơ quan thuế được toàn quyền xem xét việc có chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu miễn thuế của doanh nghiệp và rủi ro cao là dẫn tới hiện tượng tiêu cực trong quá trình xét duyệt. Không chỉ miễn thuế cho DNXH, Sắc lệnh cũng dành một số ưu đãi thuế cho các nhà đầu tư, nhà tài trợ khi đầu tư vào loại hình doanh nghiệp này. Ví dụ, các công ty khi đầu tư vào DNXH có thể được miễn toàn bộ thuế thu nhập đối với số tiền dự kiến đầu tư [153].
Để hoàn thiện các quy định về hỗ trợ DNXH, Đạo Luật về Thúc đẩy DNXH mới được thông qua tại Thái Lan cũng thành lập một Ủy ban về thúc đẩy DNXH do Thủ tướng hoặc Phó thủ tướng đứng đầu, chịu trách nhiệm lên kế hoạch tổng thể và chiến lược hoạt động để thúc đẩy sự phát triển của DNXH, đệ trình các đề xuất tới nội các và tư vấn cho nội các về các vấn đề chính sách liên quan [154]. Tuy nhiên, vì Đạo Luật mới được thông qua đầu năm 2019 nên hiệu quả thực thi trên thực tế là một câu hỏi còn bỏ ngỏ.
Tại Hàn Quốc, sự phát triển của DNXH là mối tương quan giữa các nỗ lực tìm kiếm giải pháp về chính sách của Chính phủ với các hoạt động, hỗ trợ đồng hành của các tổ chức xã hội dân sự từ đợt khủng hoảng tài chính năm 1997. Cụ thể, trong giai đoạn