Pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay - 12

các DNXH. Việc có một định nghĩa rõ ràng trong văn bản pháp luật giúp cho những người sáng lập doanh nghiệp có một có sở hay tiêu chí để thúc đẩy doanh nghiệp của mình tiến gần hơn đến tiêu chuẩn trở thành DNXH. Các doanh nghiệp hội đủ những điều kiện trở thành một DNXH sẽ được gắn tên DNXH rõ ràng, điều này tạo sự thoải mái, yên tâm cho các bên liên quan về sứ mệnh xã hội của doanh nghiệp, kể cả các nhà đầu tư. Hơn nữa, một định nghĩa được thông qua ở cấp Nghị viện sẽ không dễ dàng bị sửa đổi trong trường hợp có thay đổi về chính trị, kinh tế, xã hội như các định nghĩa tạm thời khác. Tuy nhiên, cách tiếp cận này cũng không tránh khỏi những bất cập. Khái niệm trong luật thường thiếu tính linh hoạt: trong trường hợp có những thay đổi trong cách hiểu về DNXH hoặc thực tiễn hoạt động kinh doanh đa dạng phát sinh những vấn đề mới thì quá trình sửa đổi luật thường phức tạp và tốn nhiều thời gian [71]. Vì vậy, các quốc gia thường tìm cách giảm thiểu quy trình sửa luật này bằng cách đưa ra một văn bản dưới luật để cung cấp thêm những quy định về vấn đề đó. Hay nói cách khác, định nghĩa pháp lý cần được diễn giải, bổ sung bằng nhiều phương thức linh hoạt khác. Nếu không nó sẽ mang lại cái nhìn hạn chế về khu vực DNXH. Hơn nữa, định nghĩa này dường như không đủ để thúc đẩy sự phát triển của DNXH, không mang lại lợi ích xã hội và kinh tế bền vững. Chẳng hạn như Hàn Quốc, có thể các DNXH nhận được sự hỗ trợ của nhà nước, nhưng nhóm doanh nghiệp này lại có tốc độ tăng trưởng chậm và tính bền vững tài chính hạn chế.

- Một định nghĩa về DNXH có thể được đưa ra bởi cơ quan hành pháp và được coi như tiêu chuẩn nhằm xem xét và hỗ trợ DNXH. Vương quốc Anh là ví dụ tiêu biểu của cách tiếp cận này. Các bộ, ngành của Anh đưa ra các định nghĩa về DNXH khác nhau tương ứng phù hợp với lĩnh vực của ngành và phục vụ các mục đích khác nhau trong hoạt động hành pháp. Ví dụ, BIS đưa ra các tiêu chí xác định DNXH để phục vụ các cuộc điều tra, khảo sát nhằm theo dõi và thống kê các DNXH ở Anh. Cách tiếp cận này cũng khá rõ ràng và giúp doanh nghiệp có thể xác định được các điều kiện cần đáp ứng để được coi là DNXH. Ngoài ra, ưu điểm nổi bật của phương pháp này là đảm bảo tính linh hoạt. Theo thời gian, các cơ quan hành pháp có thể bổ sung, thay đổi các yếu tố để giúp khái niệm DNXH có tính “động” nhất định, theo kịp sự phát triển của kinh tế- xã hộ

- Trong trường hợp cả cơ quan lập pháp và hành pháp đều không đưa ra định nghĩa về DNXH, các học giả, hiệp hội có thể lấp khoảng trống này bằng các đề xuất khái niệm về DNXH. Đây là cách tiếp cận của Hoa Kỳ. Thay vì việc đưa ra các tiêu chuẩn cứng nhắc để được “công nhận” là DNXH, các nhà làm luật Hoa Kỳ khuyến khích sự sáng tạo của giới kinh doanh, để họ tự định hình sứ mệnh, tầm nhìn của doanh nghiệp và lựa chọn

một mô hình pháp lý mà họ cho là phù hợp. Với cách quy định này, quyền tự do và sự sáng tạo của giới khởi nghiệp được khuyến khích và đề cao. Một điểm thú vị khác là sự thiếu vắng một định nghĩa pháp lý về DNXH lại thúc đẩy sự tham gia của các học giả và các hiệp hội tham gia xây dựng và phát triển các (bộ) tiêu chí để nhận diện và đánh giá DNXH. Ví dụ, B Labs – một tổ chức phi nhuận với mục tiêu thúc đẩy và ghi nhận các doanh nghiệp hoạt động vì lợi ích xã hội – hoạt động rất mạnh tại Hoa Kỳ. Một trong các hoạt động của tổ chức này là xây dựng các bộ tiêu chuẩn để đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp (bao gồm ảnh hưởng của doanh nghiệp tới cộng đồng và môi trường, tính minh bạch trong hoạt động, trách nhiệm pháp lý với xã hội,…). Khi một doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn này thì sẽ được chứng nhận là B Corporation [169] – qua đó quảng bá hình ảnh, nâng cao uy tín và thể hiện cam kết mạnh mẽ của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, cách quy định của Hoa Kỳ cũng có một số nhược điểm. do thiếu một định nghĩa pháp lý về DNXH, nếu chỉ dựa vào các mô hình tổ chức doanh nghiệp thì sẽ rất khó để xác định chính xác doanh nghiệp nào là DNXH. Thực tiễn cho thấy không phải tất cả các doanh nghiệp vì lợi ích cộng đồng (dù hội tụ đầy đủ những đặc điểm của DNXH) đều lựa chọn đăng ký thành lập dưới một trong các mô hình chuyên biệt mà các nhà làm luật Hoa Kỳ đã tạo ra. Do đó, nếu thiếu một định nghĩa thống nhất thì rất khó để “nhận dạng” DNXH tại Hoa kỳ. Điều này có thể dẫn tới bất cập trong công tác thống kê cũng như khó khăn nếu Hoa Kỳ muốn triển khai chính sách điều chỉnh, quản lý hoặc hỗ trợ DNXH trên phạm vi rộng.

3.1.2. Về thành lập doanh nghiệp xã hội

Khi thành lập DNXH, chủ doanh nghiệp phải đăng ký thành lập theo quy định của LDN 2020 như thủ tục đối với thành lập DN thông thường. Chủ doanh nghiệp có thể lựa chọn và đăng ký một trong các loại hình phù hợp với quy định của luật, bao gồm doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp nhà nước.

Về thủ tục thành lập doanh nghiệp, chủ DNXH lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào sẽ làm hồ sơ và thực hiện các thủ tục theo loại hình doanh nghiệp đó tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính. Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp được quy định tại Điều 26 LDN năm 2020, theo đó, DNXH được cấp Giấy chứng nhận Doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện: ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh; tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định pháp luật; có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ; nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí.

Có hai điểm cần lưu ý khi thành lập DNXH so với các doanh nghiệp khác là:

Về tên, tên của DNXH được đặt theo quy định của LDN và có thể bổ sung thêm cụm từ “xã hội” vào tên riêng của doanh nghiệp. Việc quy định về tên của DNXH thực chất là một chính sách hỗ trợ DNXH quảng bá được hình ảnh của mình trên thị trường, phân biệt giữa DNXH với các doanh nghiệp truyền thống. Bên cạnh đó, pháp luật cũng tôn trọng ý chí tự do của các sáng lập viên nên các quy định về việc thêm cụm từ “xã hội” trong tên riêng của DNXH là không bắt buộc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 187 trang tài liệu này.

Về hồ sơ đăng ký thành lập DNXH, ngoài những giấy tờ theo quy định chung, bộ hồ sơ cần kèm theo một số văn bản chứng minh, cam kết thực hiện các mục tiêu vì môi trường, xã hội cộng đồng để kiểm soát thực hiện mục tiêu xã hội của doanh nghiệp dự định được thành lập. Tất cả yêu cầu, thủ tục và tài liệu cần có khi cam kết thực hiện mục xã hội và môi trường đều được Chính phủ quy định chi tiết tại Điều 3 Nghị định số 47/2021/NĐ-CP. DNXH có nghĩa vụ công khai cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Các thông tin cần phải cung cấp bao gồm: i) các vấn đề xã hội, môi trường; ii) phương thức mà doanh nghiệp dự định thực hiện nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường đó; iii) thời hạn thực hiện các hoạt động nhằm mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường; iv) tỷ lệ phần trăm lợi nhuận giữa lại hằng năm được tái đầu tư giải quyết vấn đề xã hội, môi trường; v) nguyên tắc và phương thức sử dụng các khoản viện trợ, tài trợ còn dư khi doanh nghiệp giải thể hoặc chuyển đổi thành doanh nghiệp thông thường nếu có; họ tên, chữ ký của chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân; thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; thành viên, cổ đông là cá nhân, người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.

Về thời điểm công bố, DNXH có quyền lựa chọn thời điểm thực hiện nghĩa vụ công bố này, nghĩa là DNXH có thể thực hiện khi thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc trong quá trình hoạt động. Điều này cũng có nghĩa là một doanh nghiệp không bắt buộc phải là DNXH ngay từ thời điểm thành lập. Ngược lại, sau khi được thành lập và hoạt động một thời gian, một doanh nghiệp bình thường có thể trở thành DNXH và ngược lại. Trong trường hợp chấm dứt cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường, DNXH phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh về việc chấm dứt cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường. Kèm theo thông báo chấm dứt đó, phải có các tài liệu bao gồm: Quyết định và bản sao biên bản họp của doanh nghiệp hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có), trong đó nêu rõ lý do chấm dứt; Thỏa thuận với cá nhân, tổ chức liên quan về xử lý số dư tài sản hoặc tài chính đối

Pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay - 12

với nguồn viện trợ, tài trợ mà DNXH đã nhận (nếu còn). Cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện cập nhật thông tin vào hồ sơ doanh nghiệp và công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo.

Về thành lập DNXH từ cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội và quỹ từ thiện, pháp luật quy định cụ thể tại Điều 5 của Nghị định 47/2021/NĐ-CP. Thủ tục thành lập DNXH từ cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội và quỹ từ thiện tương tự như đăng ký thành lập DNXH. Ngoài hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, bản cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường phải kèm theo quyết định cho phép chuyển đổi của cơ quan đã cấp giấy phép thành lập ban đầu. DNXH sau khi được đăng ký đương nhiên kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện. Cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện chấm dứt hoạt động kể từ ngày DNXH được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

So sánh các quy định nêu trên với pháp luật một số nước, có thể thấy trình tự, thủ tục đăng ký thành lập DNXH ở Việt Nam cũng có nhiều điểm khác biệt.

Đối với DNXH thành lập theo hình thức pháp lý là CTTNHH, pháp luật Anh đưa ra một số quy định bắt buộc về giải trình và đảm bảo tính minh bạch thông tin đối với cổ đông và xã hội. Một công ty TNHH khi thành lập phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh tại Cơ quan đăng ký kinh doanh của Anh (Companies House) và đăng ký với Cục Thuế và Hải quan Hoàng gia (HMRC). Bên cạnh đó, khi CTTNHH là DNXH thì phải nêu rõ các điều khoản về mục tiêu hoạt động vì xã hội trong tài liệu đăng ký thành lập của công ty. Pháp luật Anh cũng cho phép một DNXH là CTTNHH có thể là một nhánh kinh doanh của một cơ sở từ thiện. Về thủ tục, cá nhân, tổ chức thành lập doanh nghiệp phải nộp đơn đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh, trong đó hồ sơ phải gồm các thông tin chi tiết của công ty như: tên dự kiến, địa chỉ trụ sở chính, thành viên, báo cáo về vốn hoặc báo cáo xác nhận bảo lãnh. Trong đơn thành lập doanh nghiệp cũng phải đăng ký mục tiêu xã hội mà công ty hướng tới. Sau khi công ty được thành lập, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo cho HMRC để HMRC gửi mẫu giấy tờ đến trụ sở chính thức đã đăng ký của công ty. Khi đó, công ty phải hoàn thiện thông tin trên mẫu giấy tờ và gửi HMRC để đăng ký thuế thu nhập doanh nghiệp [69]

Pháp luật Anh không đưa ra bất cứ quy định bắt buộc nào về hình thức pháp lý của DNXH, tuy nhiên các nhà làm luật cũng “thiết kế” mô hình Công ty vì lợi ích cộng đồng (Community Interest Company – CIC) – một mô hình đặc thù nhằm đáp ứng nhu cầu

hoạt động của DNXH [72]. Về thủ tục thành lập CIC, Cơ quan đăng ký kinh doanh của Anh (Companies House) đồng thời cấp đăng ký kinh doanh cho các công ty thông thường và CIC. Tuy nhiên, khác với thủ tục thành lập công ty thông thường, đối với CIC, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ chuyển một bộ bản sao hồ sơ đăng ký tới Cơ quan quản lý CIC và chờ khi có phản hồi của Bộ phận xét duyệt để tiến hành các thủ tục tiếp theo [69]. Cơ quan này có trách nhiệm thẩm định hồ sơ đăng ký thành lập CIC và nếu đủ điều kiện, Cơ quan này sẽ gửi thông báo hồ sơ đáp ứng điều kiện tới Cơ quan đăng ký kinh doanh. Sau đó, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ bắt đầu thực hiện quá trình đăng ký và cấp giấy chứng nhận cho doanh nghiệp là CIC. Theo quy định tại Điều 7, Luật Công

ty (Kiểm toán, Kiểm tra và Doanh nghiệp cộng đồng) năm 2004, CIC có thể hoạt động như là một công ty trách nhiệm hữu hạn bởi cổ phiếu (company limited by share)11 hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn bởi sự đảm bảo (company limited by guarantee).12 Ngoài ra, các loại hình công ty này cũng có thể lựa chọn chuyển đổi trở thành CIC nếu đáp ứng đủ các điều kiện [69]. Về hồ sơ thành lập công ty, Điều lệ CIC phải có đủ các thông tin sau:

1. Quy định về chuyển giao và phân bổ tài sản của công ty

2. Quy định về chi trả lợi ích về các khoản nợ, vay của công ty

3. Quy định về thành viên công ty

4. Quy định về quyền bỏ phiếu trong công ty

5. Quy định về đề cử và rút lui giám đốc

6. Quy định về quyền bầu giám đốc [69].

Bên cạnh đó, pháp luật Anh đưa ra một số quy định về tên gọi của CIC. Cụ thể, Điều 33 Luật Công ty (Kiểm toán, Kiểm tra và Doanh nghiệp cộng đồng) năm 2004 quy định: nếu không phải công ty đại chúng thì tên của doanh nghiệp đăng ký theo mô hình này phải kết thúc là “Community Interest Company” hoặc “CIC”; trường hợp là công ty đại chúng thì tên của doanh nghiệp phải kết thúc là “Community Interest Public Limited Company” hoặc “Community Interest P.L.C”. Để tránh việc các công ty có thể “lợi dụng” tên của CIC để gây nhầm lẫn hoặc nhằm mục đích quảng bá doanh nghiệp, pháp


11 Công ty TNHH bởi cổ phiếu là công ty được thành lập trên nguyên tắc trách nhiệm của các thành viên là có giới hạn chỉ trong phạm vi số vốn chưa góp (nếu có) trên các cổ phiếu mà họ nắm giữ. Công ty TNHH bởi cổ phiếu phải có vốn cổ phần, cổ phiếu của công ty được coi là tài sản riêng của mỗi thành viên và chúng được tự do chuyển nhượng.

12 Công ty TNHH bởi sự bảo đảm là công ty được thành lập trên nguyên tắc trách nhiệm của các thành viên là

hữu hạn trong phạm vi số vốn mà thành viên đó đã cam kết đóng góp vào tài sản của công ty khi công ty bị thanh lý (chấm dứt hoạt động). Khác với công ty TNHH bởi cổ phiếu, các thành viên của công ty TNHH bởi sự bảo đảm không phải đóng góp vốn ngay khi công ty được thành lập và cả trong quá trình công ty đang hoạt động, cho nên công ty này không có vốn cổ phần.

luật cũng cấm mọi cá nhân, doanh nghiệp không phải là công ty CIC tiến hành hoạt động thương mại, trong đó: dùng để giao dịch, sở hữu hoặc sử dụng tên “Community Interest Company” [69]. Nếu vi phạm thì cá nhân, doanh nghiệp sẽ bị phạt (tương đương 1.000 bảng Anh), đồng thời bất kể nhân viên trong công ty đó bị xử phạt theo. Trường hợp tiếp tục vi phạm thì công ty phải chịu mức phạt mỗi ngày là 100 bảng.

Về vấn đề chấm dứt hoạt động ở Anh quốc, nếu một DNXH hoạt động dưới hình thức pháp lý là một loại hình công ty nào đó thì việc chấm dứt đó không có điều kiện đặc biệt nào. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp DNXH không phải là chấm dứt hoàn toàn hoạt động của mình mà muốn chuyển đổi hình thức pháp lý hoặc mục tiêu hoạt động thì cần có các điều kiện. Thứ nhất, đối với DNXH được thành lập là công ty trách nhiệm hữu hạn thì cho phép các công ty này có thể chuyển đổi mục tiêu hoạt động, miễn là các thành viên đồng ý và sự chuyển đổi đó được ghi nhận trong điều lệ. Thứ hai, đối với DNXH được thành lập dưới hình thức pháp lý là công ty vì lợi ích cộng đồng (CIC) thì pháp luật Anh cho phép một CIC có thể chuyển đổi hình thức hoạt động thành một tổ chức từ thiện hoặc trở thành một hợp tác xã vì lợi ích cộng đồng hoặc tự nguyện giải thể; tuy nhiên, các CIC không được chuyển đổi thành các công ty trách nhiệm hữu hạn thông thường.

Tương tự như Anh quốc, tại Hoa Kỳ, DNXH có quyền lựa chọn thành lập theo các loại hình doanh nghiệp đa dạng: bao gồm các mô hình truyền thống hoặc các mô hình “thiết kế” riêng cho các công ty vì mục tiêu xã hội như SPC, BC, L3C hay BLLC (như đã đưa ra ở phần khái niệm DNXH của Hoa Kỳ). Tuy nhiên, khi lựa chọn thành lập theo các mô hình doanh nghiệp đặc thù (để được hưởng các ưu đãi hoặc quảng bá doanh nghiệp), thì doanh nghiệp phải tuân thủ những quy định tương đối chặt chẽ. Ví dụ, khi lựa chọn thành lập DNXH theo hình thức L3C, hồ sơ thành lập công ty phải được gửi tới cơ quan quản lý nhà nước của Bang (Secretary of State) nơi công ty được thành lập. Ngoài ra, trong thỏa thuận thành lập công ty, các thành viên cũng cần thể hiện đầy đủ các điều khoản đáp ứng điều kiện của L3C bao gồm: giải quyết vấn đề xã hội cụ thể; mục đích chính của công ty không phải là thu lợi nhuận, không được thành lập công ty vì mục đích chính trị [98].

Đối với các quy định về chấm dứt hoạt động, L3C là mô hình giúp tăng tỷ lệ đầu tư thành công từ các quỹ, đồng thời phân bố rủi ro cho các hoạt động đầu tư này, nhằm đảm bảo một sự đầu tư an toàn cho mục đích phát triển cộng đồng. Thực tế L3C là một mô hình phát triển trên nền tảng mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn nên không có những quy định đặc biệt dành cho công ty này trong điều kiện về chấm dứt hoạt động.

Trong khi đó, ở Thái Lan, trước khi Đạo Luật về Thúc đẩy DNXH ra đời thì việc thành lập và đăng ký DNXH chưa được đưa vào luật định. Theo Nghị định của Thủ tướng về Thúc đẩy DNXH năm 2010, sau khi các doanh nghiệp thành lập thì có thể thực hiện thêm một thủ tục xin chứng nhận DNXH tại TSEO. Quy định này tạo ra nhiều bất cập. Ví dụ, khi thành lập doanh nghiệp (nhưng chưa được chứng nhận bởi TSEO) thì có được sử dụng cụm từ “DNXH” trong tên doanh nghiệp hay không? Việc phát sinh thêm thủ tục chứng nhận cũng dẫn tới thủ tục rườm rà và gây khó khăn cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, Đạo luật mới đã đưa ra quy định chi tiết về điều kiện và thủ tục đăng ký DNXH. TSEO là cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xem xét hồ sơ đăng ký DNXH và chỉ doanh nghiệp nào đã được đăng ký với TSEO thì mới có thể sử dụng cụm từ “DNXH” trong tên doanh nghiệp [121]. Ngoài ra, Đạo luật mới không đưa ra một mô hình pháp lý mới dành riêng cho DNXH, các doanh nghiệp này sử dụng các mô hình tổ chức doanh nghiệp truyền thống.

Về chấm dứt hoạt động các DNXH ở Thái Lan, theo nguyên tắc, sẽ tập trung vào việc giải quyết tài sản của doanh nghiệp. Cụ thể là trong trường hợp DNXH ngừng hoạt động sau khi đã thanh toán mọi khoản nợ, phần tài sản còn lại ngoài vốn đầu tư thì lợi nhuận tích lũy sẽ được sử dụng theo mong muốn của chủ doanh nghiệp trong đó có phần tài sản được chia cho Quỹ Khuyến khích DNXH.

Tại Hàn Quốc, quy định DNXH phải có hình thức pháp lý cụ thể. Tuy nhiên, các hình thức được phép áp dụng rất rộng, bao gồm các loại doanh nghiệp có lợi nhuận và phi lợi nhuận. Vì vậy, tương tự ở nhiều quốc gia khác, DNXH ở Hàn Quốc có thể lựa chọn cho mình một hình thức pháp lý thích hợp. Trong SEPA 2007, Để được thừa nhận là DNXH, doanh nghiệp đó phải đáp ứng 2 Điều kiện

Thứ nhất, là tổ chức có tư cách pháp nhân phù hợp. Ví dụ cụ thể như hình thức Doanh nghiệp hợp tác (Associative Corporation) theo quy định của Luật Dân sự; hình thức công ty theo quy định của Luật Thương mại; hình thức Tổ chức tư nhân phi lợi nhuận; hình thức hợp tác xã tiêu dùng; hay đơn vị phúc lợi xã hội được đăng ký theo quy định của các luật liên quan [71, Điều 8]

Thứ hai, các tổ chức có hoạt động kinh doanh sản phẩm dịch vụ vì lợi ích xã hội, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân thuộc nhóm yếu thế thông qua tạo việc làm hoặc cung cấp dịch vụ xã hội, với ít nhất 50% người hưởng dịch vụ hoặc lao động trong tổ chức là người thuộc nhóm yếu thế [71, Điều 2]

Các doanh nghiệp muốn hoạt động theo hình thức pháp lý này cần có được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền là Ủy ban hỗ trợ DNXH của Bộ lao động Hàn Quốc.

Về việc chấm dứt hoạt động các DNXH tại Hàn Quốc, theo SEPA, không có quy định đặc biệt nào dành riêng cho việc chấm dứt hoạt động của các DNXH hoạt động theo luật này. Tức là, việc chấm dứt hoạt động tùy theo loại hình doanh nghiệp lựa chọn khi thành lập.

Ở Trung Quốc, trong khi chưa có một khung pháp lý riêng biệt cho hoạt động của mô hình DNXH, các doanh nghiệp này có thể lựa chọn thành lập theo một trong số loại hình sau: hợp tác xã, doanh nghiệp phúc lợi xã hội, các tổ chức phi chính phủ và các công ty thương mại. (Xem phụ lục 1)

Trước tiên, với sứ mệnh theo đuổi các lợi ích xã hội, một số tổ chức có thể lựa chọn thành lập như một tổ chức phi chính phủ hoặc tổ chức phi lợi nhuận. Những loại mô hình này theo pháp luật Trung Quốc bao gồm các tổ chức xã hội (shehui tuanti - 社会团体)

hoặc các tổ chức dân sự phi doanh nghiệp (minban feiqiye danwei - 民 办 非 企 业 单 位 ) hoặc các quỹ (jijinhui - 基 金 会 ). Trong khi hai mô hình đầu tiên là các tổ chức tình nguyện thực hiện các hoạt động phi lợi nhuận thì các quỹ lại sử dụng tài sản được tài trợ để thực hiện những hoạt động vì lợi ích công cộng. Các văn bản pháp lý về thành lập và

đăng ký các tổ chức này bao gồm Nghị định về Đăng ký và Quản lý các Tổ chức xã hội (Shehui tuanti dengji guanli tiaoli 社会团体登记管理条例),13 [155] Nghị định tạm thời

về Đăng ký và Tổ chức dân sự phi doanh nghiệp14 (Minban fei qiye danwei dengji guanli zanxing tiaoli 民办非企业单位登记管理暂行).15 Ngoài ra, doanh nghiệp phúc lợi

xã hội là loại hình pháp lý điển hình về DNXH tại Trung Quốc [143]. Về căn bản, đây là các doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận với mục tiêu tăng cường phúc lợi thông qua việc tạo ra việc làm cho những người khuyết tật. Điều kiện để được coi là doanh nghiệp phúc lợi xã hội là doanh nghiệp đó phải đáp ứng một tỷ lệ lao động là người khuyết tật nhất định. Một loại hình tổ chức phi lợi nhuận khác là các hợp tác xã. Mô hình này thường được thành lập bởi các nhóm yếu thế hoặc không có tiềm lực kinh tế, nổi bật là các hợp tác xã của nông dân. Các tổ chức này hướng tới thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, mang lại lợi ích kinh tế cho các thành viên tham gia thông qua lợi nhuận (có thể phân chia) và hỗ


13 Xem bản dịch tiếng Anh tại https://www.cecc.gov/resources/legal-provisions/regulations-on-the-registration- and-management-of-social-organizations truy cập ngày 14/2/2019. Nghị định này hiện đang được xem xét sửa đổi, bản dự thảo Nghị định mới xem thêm tại http://www.chinadevelopmentbrief.cn/news/the-new-draft-on- the-registration-of-social-organisations-15-points-of-note/ truy cập ngày 14/2/2019.

14 Xem bản dịch tiếng Anh tại https://www.cecc.gov/resources/legal-provisions/temporary-regulations-on-the-

registration-and-management-of-non-1

15 Xem bản dịch tiếng Anh tại https://www.cecc.gov/resources/legal-provisions/regulations-on-the- management-of-foundations-chinese-text truy cập ngày 14/2/2019.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2023