Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Về Doanh Nghiệp Xã Hội Ở Việt Nam Hiện Nay

người bị kỳ thị… có được việc làm và thu nhập từ việc tham gia làm việc tại các DNXH. Có thể thấy, pháp luật về DNXH ở Việt Nam ra đời muộn hơn so với sự ra đời của các mô hình có đặc trưng của DNXH. Trong giai đoạn trước đổi mới, Việt Nam cũng đã có một số mô hình có thể được coi là các DNXH, đó là các Hợp tác xã tạo việc làm cho người khuyết tật. Sau năm 1986, đường lối đổi mới và chính sách mở cửa của Nhà nước đã thực sự tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế, các tổ chức từ thiện, phát triển cộng đồng trong và ngoài nước. Từ giữa những năm 1990, một số DNXH thực thụ đã bắt đầu xuất hiện như trường Hoa Sữa, Nhà hàng KOTO tại Hà Nội, Mai Handicrafts tại TP Hồ chí Minh. Tuy nhiên, nhận thức xã hội vẫn in đậm sự tách bạch giữa hai loại hình doanh nghiệp vì lợi nhuận và các tổ chức không vì lợi nhuận, do đó, các DNXH chỉ mới phát triển ở mức độ đơn lẻ, quy mô hạn chế. Từ năm 2010, Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình thấp, dòng vốn tài trợ có xu hướng giảm, không ít tổ chức phi lợi nhuận đã chuyển đổi thành DNXH để tìm hướng đi mới cho mình. Luật Doanh nghiệp Việt Nam hiện hành đã chính thức thừa nhận loại hình mới mẻ này trong Điều 10, và được hướng dẫn thi hành cụ thể tại Nghị định số 47/2021/NĐ-CP, tuy nhiên với một số quy định này là chưa đủ và chứa đựng nhiều bất cập (như đã phân tích ở phần nhược điểm của Pháp luật về DNXH ở Việt Nam), thậm chí khó áp dụng.

Thứ hai, Hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp xã hội phải căn cứ vào thực trạng pháp luật hiện hành điều chỉnh doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam

Thực trạng pháp luật hiện hành về DNXH ở Việt Nam mang những đặc thù sau:

- Pháp luật về DNXH ở Việt Nam xuất hiện muộn hơn so với sự ra đời của các mô hình có đặc trưng của DNXH. Hay nói cách khác, pháp luật về DNXH ở Việt Nam mang tính phản ánh các quan hệ kinh tế đã có trên thị trường. Theo Báo cáo khảo sát về DNXH do SCIP năm 2011, thực hiện với sự hỗ trợ của Hội đồng Anh cho rằng: có thể xem DNXH đầu tiên được thành lập tại Việt Nam vào những năm 1973, với sự ra đời của Hợp tác xã Nhân đạo thuộc Hội Người khuyết tật Việt Nam; có khoảng 167 tổ chức có các đặc điểm của một DNXH trong khoảng 500 tổ chức có định hướng hoạt động gần với mục tiêu xã hội [34]. Như vậy, cũng như hầu hết các chế định pháp luật khác, pháp luật về DNXH ra đời nhằm điều chỉnh các quan hệ kinh tế đã xuất hiện trong nền kinh tế và cần được luật hóa bằng các quy định cụ thể

- Pháp luật về DNXH ở Việt Nam dù được đánh giá là tiến bộ khi lần đầu tiên chính thức thừa nhận mô hình này tại Luật Doanh nghiệp năm 2014, được quy định tương tự trong LDN 2020, tuy nhiên vẫn chưa đầy đủ và khá nhiều bất cập. Cụ thể, các

quy định về loại hình này còn quá ít, chỉ bao gồm một điều luật (Điều 10) và 4 điều từ Điều 3 đến Điều 6 NĐ 47/2021/ NĐ-CP ). Với những nội dung phức tạp và khá nhiều đặc thù về thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi mô hình; về tổ chức hoạt động; về vốn; về các chính sách ưu đãi hỗ trợ.. đối với DNXH, các quy định như trên là chưa đủ và thống nhất để điều chỉnh mô hình kinh doanh này. Cùng với đó, những quy định hiện hành cũng bộc lộ nhiều bất cập khiến các DNXH gặp khó khăn (về hình thức pháp lý; về chính sách ưu đãi; hỗ trợ…). Hơn nữa, trong hệ thống pháp luật về thuế, đất đai, lao động… cũng không có quy định đặc thù điều chỉnh riêng về DNXH khiến các ưu đãi khó áp dụng; kèm thêm nhận thức và hiểu biết của các cơ quan quản lý nhà nước đối với mô hình này còn nhiều hạn chế, khiến các DNXH khó tồn tại và hoạt động hiệu quả tại Việt Nam.

Thứ ba, Hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp xã hội phải phù hợp với thói quen kinh doanh và văn hóa kinh doanh của người Việt Nam

DNXH thường có quy mô nhỏ, thậm chí siêu nhỏ, tuy nhiên lại đang là mô hình thu hút các đối tượng yếu thế, các đối tượng cần được quan tâm, trợ giúp đặc biệt để giải quyết công ăn việc làm, cung cấp các sản phẩm phục vụ trước hết cho nhu cầu của họ. Do vậy, đây là mô hình khá phù hợp với thói quen kinh doanh và văn hóa kinh doanh của người Việt Nam. Tuy nhiên, để mô hình này phát triển, hoàn thiện, thu hút đông đảo các doanh nhân nói chung và doanh nhân xã hội nói riêng thì cần một khoảng thời gian để mô hình này phát huy hơn nữa hiệu quả điều chỉnh cũng như cần một hệ thống pháp luật đồng bộ để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các DNXH hoạt động.

4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay

4.2.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện pháp luật về Doanh nghiệp xã hội

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 187 trang tài liệu này.

Để việc thực hiện pháp luật về DNXH đạt kết quả tốt và DNXH hoạt động hiệu quả trong thời gian tới, Nhà nước cần chú trọng tới việc hoàn thiện pháp luật về DNXH. Một số giải pháp mà Nhà nước cần xem xét thực hiện là:

a) Chỉnh sửa khái niệm về doanh nghiệp xã hội trong Luật Doanh nghiệp năm 2020

Pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay - 18

Như đã phân tích, quy định của LDN hiện hành đã tạo ra khoảng cách pháp lý giữa DNXH theo luật định và "DNXH thực tế" đang tồn tại trên thị trường, có rất nhiều tổ chức đang được gọi là DNXH ở Việt Nam hiện nay không chỉ bao gồm doanh nghiệp mà còn được được tổ chức dưới nhiều mô hình khác nhau như trung tâm, hiệp hội, hợp tác xã bị luật bỏ sót. Cách quy định "DNXH là doanh nghiệp" đã khiến "DNXH thực tế" được hình thành từ lâu và đang thực hiện rất hiệu quả những hoạt động vì cộng đồng như DNXH trở nên mất đi tư cách pháp lý và không được hưởng các quyền lợi của mô hình

DNXH. Điều này đi ngược lại với tinh thần phát triển DNXH của Nhà nước. Từ kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới như đã phân tích, thì DNXH được coi là một hoạt động chứ không phải là hình thức tổ chức. Bất kỳ tổ chức vì lợi nhuận hoặc tổ chức phi lợi nhuận nào cũng có thể tham gia vào hoạt động của DNXH. Nói cách khác, hoạt động xã hội doanh nghiệp không cần phải được thực hiện bởi các tổ chức thường được gọi là “DNXH” hay một doanh nghiệp. Khi quy định về khái niệm DNXH, pháp luật của một số quốc gia trên thế giới chỉ quy định DNXH là mô hình hoặc tổ chức thực hiện các hoạt động vì cộng đồng. Điều này là hợp lí bởi sứ mệnh của DNXH không nhằm mục tiêu phát triển các mô hình kinh doanh mà là nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức đối với xã hội. Nhà nước và cộng đồng đều được hưởng những lợi ích từ trách nhiệm này của DNXH. Vì thế từ góc độ pháp lý, chúng ta không nên có những quy định hạn chế sự ra đời của DNXH hoặc loại trừ những tổ chức có mong muốn đóng góp cho xã hội. Việc bó hẹp DNXH chỉ trong bốn hình thức pháp lý được quy định trong luật DNXH là chưa thực sự hợp lý, làm giảm khả năng lan rộng của mô hình DNXH đồng thời gây khó khăn cho những DNXH để thực hiện các sáng tạo xã hội liên quan. Do vậy, điều cần thiết là các nhà làm luật cần phải tiếp tục làm rõ các tiêu chí nhận diện DNXH và có các hướng dẫn chi tiết nhằm Khuyến khích sự phát triển của loại hình này. Ngoài ra, như đã phân tích trong chương 2, về khái niệm DNXH, tác giả có đưa ra khái niệm theo quan điểm riêng, cụ thể đó là: DNXH là doanh nghiệp có mô hình hoặc dự án kinh doanh mà phần lớn lợi nhuận thu được dùng cho các mục tiêu xã hội, môi trường.

Bằng việc học hỏi kinh nghiệm lập pháp trên thế giới, LDN 2014 và LDN 2020 đã xác định được tiêu chí nhận diện DNXH, tuy nhiên vẫn chưa đưa ra một khái niệm chính xác về DNXH là gì. Mặc dù có thể coi những tiêu chí đã được quy định là một cách để định nghĩa nhưng những tiêu chí này lại chưa thực sự đầy đủ, chưa lột tả rõ ràng được bản chất, chưa nhấn mạnh vào yếu tố kinh doanh mà chỉ tập trung vào yếu tố mục tiêu xã hội của DN. Yếu tố kinh doanh của DNXH chính là các giải pháp sáng tạo và bền vững được thực hiện bằng hình thức kinh doanh, đây chính là khung xương mang lại ưu thế cho DNXH so với các tổ chức phi chính phủ và từ thiện khác, nhờ có yếu tố kinh doanh mà DNXH chủ động hơn trong việc giải quyết các vấn đề xã hội. Sự ra đời của Nghị định 96/2015/NĐ-CP và Nghị định 47/2021/NĐ-CP cũng không góp phần làm rõ khái niệm này.

Từ kinh nghiệm của Thái Lan, thời gian đầu, quốc gia này luôn có sự thay đổi trong các khái niệm được quy định trong những văn bản khác nhau. Từ kinh nghiệm của

Thái Lan cho thấy sự ra đời của định nghĩa hoàn chỉnh về DNXH để tránh các doanh nghiệp khác không phải DNXH lợi dụng sự lỏng lẻo nhằm đạt được những ưu đãi đặc biệt. Trong khi đó, kinh nghiệm của Anh và Hoa Kỳ cũng cho thấy việc đưa ra một khái niệm DNXH cứng nhắc trong luật có thể hạn chế sự linh hoạt vì các DNXH là một xu thế mới, thường có tính sáng tạo cao, đặc biệt về cơ cấu tổ chức cũng như phương thức kinh doanh.

Quay trở lại Việt Nam, Điều 10 LDN 2020 vẫn quy định DNXH dựa trên sự rõ ràng về tiêu chí, nhưng những tiêu chí này chưa thực sự dễ dàng cho DNXH và cơ quan quản lý để xác định thế nào là DNXH. Thay vào đó, một khái niệm DNXH ngoài bao gồm các tiêu chí nhận diện còn có cả các quy định tính chất bắt buộc như (1) quá trình sản xuất, việc thực hiện công việc, cho đến các sản phẩm, dịch vụ không gây ảnh hưởng xấu đến xã hội, sức khỏe và môi trường về lâu dài (2) có sự quản lý, tổ chức tốt; (3) có khả năng tự tạo sự ổn định về tài chính cho doanh nghiệp về lâu dài; (4) lợi nhuận phần lớn được tái đầu tư trở lại để mở rộng doanh nghiệp nhằm hoàn thành mục tiêu đề ra, hoặc đem lợi ích thu được đó đầu tư trở lại cho xã hội hoặc người sử dụng dịch vụ; (5) Có sự đa dạng về hình thức tổ chức, kinh doanh. Như vậy, có thể bảo đảm DNXH, công chúng khi nhìn vào đều có thể mường tượng rõ về DNXH và đủ chặt chẽ để những cá nhân, tổ chức khác không có cơ hội trục lợi từ mô hình DNXH.

b) Giải quyết mâu thuẫn giữa luật doanh nghiệp và Bộ luật dân sự

Như đã phân tích ở trên, giữa Bộ Luật dân sự 2015 và Luật Doanh nghiệp 2020 (thay thế Luật Doanh nghiệp 2014) có sự mâu thuẫn rất lớn về việc phân chia lợi nhuận cho các thành viên đối với DNXH. Mâu thuẫn này đã mang lại rất nhiều bất cập, khó khăn cho hoạt động của DNXH và hoạt động quản lý, giám sát của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc nhận thức, thực hiện và áp dụng quy định của pháp luật. Vì vậy, việc giải quyết mâu thuẫn này là cần thiết và cấp bách.

Mặc dù Bộ Luật dân sự 2015 ra đời sau Luật doanh nghiệp 2014 nhưng việc đưa ra quy định “Pháp nhân phi thương mại có lợi nhuận cũng không được chia cho các thành viên” là không phù hợp với bản chất của DNXH được Luật Doanh nghiệp quy định tồn tại dưới hình thức một doanh nghiệp. DNXH theo như đặc điểm đã phân tích từ quy định của Luật doanh nghiệp tới các đặc điểm chung rút ra từ các khái niệm khác nhau, từ thực tiễn của các nước, thì DNXH hoàn toàn là một doanh nghiệp có kinh doanh và kiếm lợi nhuận, tuy nhiên sẽ trích lợi nhuận để thực hiện mục tiêu xã hội và môi trường. Như vậy, DNXH vẫn có hoạt động như một doanh nghiệp thông thường và theo quy định của Luật doanh nghiệp thì DNXH hoạt động dưới năm hình thức doanh nghiệp, theo đó có các

quyền và nghĩa vụ sẽ tương ứng với từng loại hình, và tất nhiên trong đó các thành viên sẽ phải có quyền được chia lợi nhuận. Hơn nữa, một trong những tiêu chí để nhận biết DNXH theo điểm c khoản 1 điều 10 luật doanh nghiệp 2020 là “ sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký”. Như vậy, luật không hề quy định 49% lợi nhuận còn lại được sử dụng để làm gì, do đó lợi nhuận đó hoàn toàn có thể chia cho các thành viên. Nếu quay lại áp dụng theo bộ luật dân sự 2015 thì nhiều nhất 49% lợi nhuận này không được chia cho thành viên, điều này mâu thuẫn với các quy định của Luật doanh nghiệp hiện hành. Không chỉ vậy, ta không thể phủ nhận sự phát triển của doanh nghiệp luôn gắn chặt với lợi ích của các thành viên trong doanh nghiệp theo hai chiều tác động qua lại. Khi các thành viên nhận được lợi ích càng nhiều từ doanh nghiệp thì họ càng đóng góp, gắn bó chặt chẽ với doanh nghiệp hơn, từ đó doanh nghiệp càng có động lực, cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn. Hay nói cách khác, nếu nhiều nhất 49% lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp được chia cho các thành viên thì họ sẽ trung thành, nhiệt huyết vì doanh nghiệp hơn, ra sức đóng góp cả vật chất và trí tuệ để phát triển DNXH, từ đó doanh nghiệp sẽ có nền tảng phát triển mục tiêu xã hội của mình hơn. Và trên thực tế, các DNXH ở nước ta hiện nay vẫn sử dụng lợi nhuận còn lại sau khi trừ đi lợi nhuận dùng để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký (ít nhất 51%) để chia cho các thành viên của doanh nghiệp xã hội.

Xuất phát từ những lý do trên, Bộ Luật dân sự 2015 nên sửa đổi để hoàn thiện hệ thống pháp luật, tránh mâu thuẫn và chồng chéo gây khó khăn trong thực hiện và quản lý. Theo đó, bộ luật dân sự 2015 nên có thêm quy định “trong số các pháp nhân phi thương mại, riêng DNXH có thể chia lợi nhuận cho các thành viên” hoặc “DNXH là pháp nhân phi thương mại có thể chia lợi nhuận cho các thành viên theo quy định của luật doanh nghiệp”. Và để chặt chẽ hơn trong các quy định pháp luật, luật doanh nghiệp hiện hành có thể quy định cụ thể hơn: “Lợi nhuận của DNXH sau khi trừ đi lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký (ít nhất 51%) có thể sử dụng theo mục đích mà doanh nghiệp mong muốn”. Việc sửa đổi quy định theo hướng này, sẽ tạo được sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật, đồng thời sẽ phù hợp hơn với bản chất, đặc điểm của doanh nghiệp xã hội và phù hợp với hoạt động thực tiễn.

c) Xây dựng một nghị định hướng dẫn Luật doanh nghiệp năm 2020 về doanh nghiệp xã hội

Ở thời điểm hiện tại, khi chưa có một luật đặc thù quy định về DNXH thì việc hoàn thiện pháp luật về DNXH theo hướng sửa đổi, bổ sung các quy định về DNXH ở các văn bản pháp luật chuyên ngành (cụ thể là LDN 2020) và các văn bản pháp luật có liên quan (như Luật Thuế, Luật Hải quan, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu…) là cần thiết để DNXH có thể có cơ sở pháp lý phù hợp cho việc hình thành, hoạt động và phát triển.

Có thể nói, các quy định về DNXH đã bước đầu tạo cho mô hình này một sự chính danh, một thừa nhận về mặt pháp lý, nhưng trên thực tế các hỗ trợ hay việc áp dụng các quy định vẫn rất mờ nhạt. Điển hình như về ưu đãi đầu tư, mọi doanh nghiệp (bao gồm DNXH) thành lập, hoạt động trong những ngành nghề, địa bàn thuộc phạm vi ngành nghề ưu đãi đầu tư và địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định tại Điều 16 của Luật Đầu tư năm 2014 thì được hưởng các chính sách, ưu đãi, Khuyến khích, bao gồm: ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định, nguyên liệu, vật tư, linh kiện để thực hiện dự án đầu tư; miễn, giảm tiền thuê đất,tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất [23]. Rõ ràng, pháp luật hiện hành không có quy định ưu đãi dành riêng cho DNXH. Mọi doanh nghiệp thuộc địa bàn, lĩnh vực ưu đãi đầu tư và thuộc đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư đều được miễn, giảm thuế theo quy định. Do vậy, các quy định về hỗ trợ thuế cần phải chỉnh sửa, bổ sung ở Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Hải quan, hay các quy định giúp các DNXH tiếp cận với nguồn vốn vay sẽ liên quan đến các chính sách về tài chính, quy định về mở rộng đấu thầu, tạo điều kiện cho DNXH tham gia cung ứng dịch vụ công sẽ điều chỉnh bởi Luật Đấu thầu. Những ưu đãi đầu tư cũng cần được sửa đổi quy định riêng cho DXNH.

Đặc biệt, đối với DNXH, việc ghi nhận sự hỗ trợ khác biệt là cần thiết để đảm bảo sự tồn tại không bị yếu thế trước các thực thể pháp lý khác nhưng đồng thời cũng cần đảm bảo không ảnh hưởng đến tính cạnh tranh giữa các DNXH với nhau, DNXH với DN truyền thống. Đây là điều đặc thù trong việc quản lý mô hình doanh nghiệp này, chính vì vậy sau luật DN 2020 thì các luật chuyên ngành cũng cần có cập nhật và điều chỉnh.

Khẳng định DNXH là một mô hình doanh nghiệp đặc thù, có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển một nền kinh tế bền vững, đặc biệt là trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, vì thế một khung pháp lý đầy đủ, thông thoáng tạo điều kiện cho DNXH phát triển là vô cùng cần thiết. Kinh nghiệm từ các quốc gia thành công trong việc phát triển DNXH như Anh hay Hoa Kỳ cho thấy, để có một hệ thống DNXH phát triển thì đều cần đi từ mặt pháp luật đầu tiên. Trước hết, Nhà nước cần ban hành những văn bản pháp lý

cụ thể, quy định cụ thể, rõ ràng về địa vị pháp lý của DNXH, đồng thời nêu rõ quan điểm chính sách hỗ trợ của Nhà nước đó đối với DNXH. Một văn bản quy phạm pháp luật ở mức độ nghị định riêng quy định về DNXH sẽ là tổng hợp của những quy định đã xuất hiện rải rác trong những văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để tạo thành một luật hoàn chỉnh, đầy đủ, toàn diện về DNXH. Văn bản luật này sẽ bao gồm các nội dung về đối tượng, trách nhiệm pháp lý, cụ thể hóa các quy định về hỗ trợ, thiết lập nên một bộ phận quản lý về đăng kí kinh doanh và thủ tục thành lập riêng, cùng với việc quy định các cơ quan có trách nhiệm trong việc quản lý, xúc tiến các chương trình ươm tạo DNXH, cung cấp các chương trình nâng cao năng lực, quản trị nhân sự… cho DNXH.

Một số nội dung mà nghị định này nên hướng tới điều chỉnh là:

- Quy định trong vấn đề chuyển cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội và quỹ từ thiện thành doanh nghiệp xã hội

Đối với vấn đề chuyển cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội và quỹ từ thiện thành DNXH là một quy định mới và tiến bộ trong pháp luật Việt Nam, quy định này giúp cho các tổ chức trên có cơ hội được lựa chọn mô hình hoạt động, làm sao cho phù hợp điều kiện, khả năng và hoạt động đặc thù nhất, có thể mang lại hiệu quả tối ưu trong hoạt động nội bộ và hoạt động thực hiện mục tiêu xã hội. Nên việc quy định các tiêu chí cụ thể để các tổ chức này chuyển đổi thành DNXH là rất quan trọng, không nên chỉ chờ vào “quyết định” của cơ quan có thẩm quyền.

Pháp luật nước ta cần đưa ra các điều kiện, tiêu chí cụ thể để các chủ thể trên có thể trở thành DNXH thay vì quy định “sau khi có Quyết định cho phép chuyển đổi thành doanh nghiệp xã hội bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép thành lập cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện”, để tránh việc cơ quan có thẩm quyền lạm dụng quyền lực gây khó khăn hay chính các chủ thể không nắm rõ mình có thể chuyển đổi được hay không để thực hiện việc chuyển đổi. Các tiêu chí cần phải bao hàm được các nội dung sau đây: Các chủ thể này phải đảm bảo tài chính sau khi chuyển thành DNXH, phải có khả năng kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận, không chuyển đổi nhằm mục đích thực hiện các hành vi lách luật hay trốn tránh các nghĩa vụ, sau khi thực hiện phải đủ khả năng về tài chính và năng lực quản lí để duy trì và phát triển doanh nghiệp xã hội, tránh rủi ro khi vừa thực hiện chuyển đổi sang mô hình DNXH, thì chỉ tồn tại được trong một thời gian ngắn đã sụp đổ….

- Xây dựng các biện pháp khuyến khích DNXH

Ở Thái Lan, trước khi đưa ra Luật Khuyến khích DNXH, DNXH Thái chủ yếu hoạt động dưới những quy định của Văn phòng DNXH, Nghị định xúc tiến DNXH Quốc

gia 2011 do Văn phòng Thủ tướng Chính phủ Thái Lan phê duyệt và Đạo luật Thương mại và dân sự 1992. Thực tế cho thấy, việc Thái Lan ra dự luật Khuyến khích DNXH chỉ là một bước cuối cùng tổng hợp lại những quy định trong quá trình họ tạo dựng và phát triển DNXH chứ không có nhiều quy định mới so với Nghị định vào năm 2011. Nó cung cấp một văn bản pháp lý đầy đủ, toàn diện, từ đó người dân, các DNhXH và các chủ thể khác có thể dễ dàng tiếp cận và tra cứu. Trung Quốc, mặc dù không đưa ra một đạo luật nào, các DNXH lại nhận được sự quan tâm đáng kể khi trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 17, Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào đề cập sự cần thiết phải tạo ra chính sách cho các tổ chức xã hội để giải quyết các vấn đề xã hội [114]. Bên cạnh đó, Trung Quốc có một hệ thống các đạo luật Phúc lợi xã hội vô cùng chặt chẽ điều chỉnh cụ thể mọi loại hình tồn tại của DNXH hiện nay, ngoài ra việc này cũng là do tránh sự trùng lặp trong luật, giảm tải các văn bản pháp luật, cô đọng, linh hoạt điều chỉnh và thúc đẩy phát triển từng mô hình cụ thể và dễ tra cứu cho xã hội. Theo thời gian, Chính phủ Trung Quốc vẫn luôn thay đổi và điều chỉnh các luật này sao cho phù hợp với thực tại và hỗ trợ nó phát triển trong việc giải quyết các vấn đề xã hội. Có thể thấy, DNXH để phát triển không thể chơi trong một sân chơi tự do không có sự điều chỉnh của pháp luật, chỉ là mỗi nước có những cách điều chỉnh pháp luật khác nhau.

Xem xét tình hình Việt Nam hiện tại, DNXH đang được điều chỉnh bởi Điều 10 LDN 2020, đi kèm với đó là Nghị định 47/2021 của Chính phủ, tuy nhiên, như đã phân tích ở phần trên, việc quy định “DNXH như một loại doanh nghiệp” là không hợp lý, do đó, chúng ta có thể hướng đến việc xây dựng một Đạo luật Khuyến khích DNXH quy định đầy đủ những loại hình tiềm năng cho DNXH, dựa trên việc xem xét Luật DN và các luật liên quan khác như Luật Thuế, Luật Đầu tư, Luật Hải quan, Luật về các tổ chức xã hội, Luật HTX…Các quy định trong luật Khuyến khích DNXH vẫn sẽ cần dẫn chiếu đến Luật DN, Luật HTX khi áp dụng các quy định về hình thức pháp lý, quy định về chia tách giải thể, phá sản, nhưng việc không quy định DNXH trong luật DN sẽ không gây ra sự hiểu nhầm và không rõ ràng về mục đích cuối cùng của DNXH. Việc xây dựng một đạo luật mới về DNXH cũng góp phần giải quyết vấn đề hình thức pháp lý cho DNXH. Dù được hình thành dưới dạng DN truyền thống, hay HTX hoặc Trung tâm, thì khi đăng kí thành lập DNXH sẽ được điều chỉnh bởi luật DNXH, sẽ có thủ tục đăng ký và giấy phép đăng kí riêng. Như vậy, DNXH, theo đề xuất của nhóm nghiên cứu, cần một Đạo luật Khuyến khích DNXH hoạt động song song với sự điều hành và chịu trách nhiệm chính thức công khai của một cơ quan chuyên trách. Cơ chế này sẽ không bỏ sót một số chủ thể như hiện nay mà vẫn linh hoạt phát triển các tổ chức hiện có, không gây

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2023