8.
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Số liệu ở bảng 3.4 cho thấy nếu năm 2015 các DNXH mới chỉ tập trung ở 8 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì đến năm 2018, số lượng các tỉnh có DNXH đã tăng lên là 16, và đến năm 2019 số lượng tăng lên là 29 địa phương. Bên cạnh thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, hai địa phương có số lượng DNXH nhiều nhất (năm 2018, lần lượt là 33 và 44 doanh nghiệp; Năm 2019 lần lượt là 52 và 58 doanh nghiệp), một số địa phương khác cũng đã có DNXH được thành lập năm 2018 và năm 2019, như: Lào Cai (03 doanh nghiệp); Thanh Hóa (02 doanh nghiệp); Quảng Nam (02 doanh nghiệp); Bình Định (02 doanh nghiệp); Bình Thuận (03 doanh nghiệp); An Giang (02 doanh nghiệp), Cà Mau (01 doanh nghiệp)... Việc gia tăng số lượng các tỉnh thành có DNXH có thể được đánh giá là một tín hiệu tích cực từ góc độ các hoạt động xã hội/môi trường của các DNXH được thành lập đã được thực hiện tại nhiều địa bàn hơn, đặc biệt trong đó có những tỉnh có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Sự xuất hiện của các DNXH, do đó, có thể góp phần vào giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường của các tỉnh mà DNXH có trụ sở.
Thứ năm, về ngành nghề kinh doanh của các DNXH
Về cơ bản, các DNXH ở Việt Nam chủ yếu hiện nay hoạt động trong các lĩnh vực cung cấp dịch vụ (xem bảng 3.5).
Bảng 3.5: Lĩnh vực hoạt động của các DNXH
2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | |
Nông nghiệp | 1 | 1 | 1 | 3 | 4 |
Công nghiệp và xây dựng | 4 | 5 | 3 | 7 | 16 |
Dịch vụ | 31 | 66 | 57 | 93 | 124 |
Tổng | 36 | 72 | 61 | 103 | 144 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Vấn Đề Pháp Lý Về Hoạt Động Của Doanh Nghiệp Xã Hội
- Pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay - 14
- Các Vấn Đề Về Giải Thể Và Tổ Chức Lại Doanh Nghiệp Xã Hội
- Phương Hướng Hoàn Thiện Pháp Luật Về Doanh Nghiệp Xã Hội Ở Việt Nam Hiện Nay
- Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Về Doanh Nghiệp Xã Hội Ở Việt Nam Hiện Nay
- Pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay - 19
Xem toàn bộ 187 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng cục thống kê Có thể thấy các DNXH hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và công nghiệp không nhiều. Năm 2015 chỉ có 1 DNXH hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và 4 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp. Con số này của năm 2019
tương ứng là 4 và 16 doanh nghiệp. Trong khi đó, các DNXH tập trung nhiều vào lĩnh vực dịch vụ: năm 2015 là 31 doanh nghiệp (chiếm 86,1%); năm 2019 là 124 doanh nghiệp (chiếm 85,7%). Các lĩnh vực dịch vụ có nhiều DNXH trong năm 2019 là: tư vấn (14 doanh nghiệp); giáo dục (8 doanh nghiệp); xúc tiến thương mại (7 doanh nghiệp)...
b) Về hoạt động của DNXH
Thực trạng thi hành các quy định pháp luật về hoạt động của DNXH có thể thấy được qua một số điểm sau đây:
Thứ nhất, về vốn của DNXH
Có thể thấy quy mô vốn chủ sở hữu của các DNXH ở Việt Nam là khá nhỏ bé (xem bảng 3.6).
Bảng 3.6: Quy mô vốn chủ sở hữu của các DNXH năm 2019
Quy mô vốn chủ sở hữu | Số lượng DNXH 2019 | |
1. | Dưới 1 tỷ VNĐ | 84 |
2. | Từ 1 tỷ đến dưới 10 tỷ VNĐ | 51 |
3. | Từ 10 tỷ đến dưới 50 tỷ VNĐ | 5 |
5. | Từ 50 tỷ đến dưới 100 tỷ VNĐ | 1 |
6. | Trên 100 tỷ VNĐ | 3 |
Tổng | 144 |
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Trong số 144 DNXH của Việt Nam năm 2019, có tới 84 DNXH có vốn chủ sở hữu dưới 1 tỷ VNĐ (chiếm 58,3%). Số DNXH có vốn chủ sở hữu từ 1 tỷ đến dưới 10 tỷ là 51 doanh nghiệp (chiếm 35,4%). Số lượng DNXH có vốn chủ sở hữu trên 100 tỷ VNĐ là rất ít, chỉ có 03 doanh nghiệp (là Công ty Cổ phần DNXH An Viên; Công ty Cổ phần Phát triển Nhà ở xã hội và Công ty TNHH DNXH Nhà may mắn). Quy mô vốn chủ sở hữu nhỏ của các DNXH có thể dẫn đến những khó khăn cho mô hình doanh nghiệp này trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này cũng đã dẫn đến nhiều DNXH phải vay vốn ngân hàng (xem bảng 3.7).
Bảng 3.7: Cơ cấu nguồn vốn vay và tài trợ của các DNXH ở Việt Nam
Nguồn vốn | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | |
1. | Nguồn vốn viện trợ nước ngoài | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
2. | Nguồn vốn viện trợ trong nước | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
3. | Trái phiếu Chính phủ | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
4. | Nguồn vốn vay của các ngân hàng thương mại | 0 | 0 | 22 | 43 | 106 |
5. | Nguồn vốn vay của các tổ chức, cá nhân khác trong nước | 0 | 1 | 12 | 24 | 82 |
6. | Nguồn khác | 0 | 0 | 11 | 9 | 16 |
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Số liệu thống kê ở bảng 3.7 cho thấy các DNXH chưa tiếp cập được các nguồn vốn viện trợ nước ngoài hoặc trong nước. Điều này cho thấy các quy định của pháp luật về tiếp nhận viện trợ từ nước ngoài đối với các DNXH chưa có “cơ hội” được áp dụng. Đối với nguồn vốn vay, nguồn vốn vay của các DNXH ở Việt Nam chủ yếu từ các tổ chức tín dụng và tổ chức, cá nhân khác trong nước. Số lượng các DNXH đi vay tiền từ các tổ chức tín dụng là 43 doanh nghiệp vào năm 2018, chiếm 41,7%; số lượng các DNXH đi vay từ các tổ chức, cá nhân khác trong nước và nguồn khác là 33, chiếm 32. Như vậy, có thể thấy từ năm 2018 trở về trước, các DNXH sử dụng nguồn vốn vay để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chưa nhiều. Điều này có thể được lý giải bởi một số nguyên nhân mà kết quả điều tra của Hội đồng Anh năm 2019 đã chỉ rất rõ là (xem biểu đồ 3.1):
Biểu đồ 3.1 Các khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn vay của DNXH
Nguồn: British Council, Social Enterprise in Vietnam, 2019, tr. 45, xem tại: https://www.britishcouncil.vn/sites/default/files/social-enterprise-in-vietnam.pdf (truy cập ngày 20/09/2020) [79].
Có thể thấy các khó khăn chính mà DNXH gặp phải là: i) tiếp cận tới các nhà đầu tư vốn (54%); ii) khoản vốn vay quá nhỏ (44%); ii) thủ tục cho vay khó đáp ứng hoặc khó hiểu (34%); iv) yêu cầu về tài sản bảo đảm (26%); v) thiếu sự hiểu biết đối với hoạt động của DNXH (25%)... Điều này cho thấy các yếu tố và quy định pháp luật về tạo điều kiện ưu đãi về vốn đối với các DNXH chưa thực sự được thực hiện tốt. Vấn đề này cũng được các cơ quan và tổ chức có liên quan đã có những bước cải tiến để tháo gỡ, giúp DNXH tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn, và kết quả đến năm 2019 con số đã tăng đáng kể, cụ thể DNXH đi vay tiền từ các tổ chức tín dụng là 106 doanh nghiệp, chiếm 73,61%; số lượng DNXH đi vay từ các tổ chức, các nhân khác trong nước và nguồn khác tăng vượt lên 98, chiếm 68%. Tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ này cần được duy trì và mở rộng hơn để hỗ trợ các DNXH có được hơn nữa các ưu đãi về vốn.
Thứ hai, về hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNXH
Trong thời gian qua, hoạt động kinh doanh của các DNXH còn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến nhiều doanh nghiệp chưa có lợi nhuận (xem bảng 3.8).
Bảng 3.8. Tình hình kinh doanh của các DNXH ở Việt Nam
2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | |
Doanh nghiệp có lợi nhuận | 11 | 27 | 13 | 23 | 64 |
Doanh nghiệp bị thua lỗ | 25 | 45 | 48 | 80 | 80 |
Tổng | 36 | 72 | 61 | 103 | 144 |
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Bảng 3.8 cho thấy tình hình kinh doanh không mấy khả quan của các DNXH, khi tỷ lệ các DNXH chưa có lợi nhuận còn khá cao. Năm 2015, có 25/36 DNXH chưa có lợi nhuận (chiếm 69,4%); năm 2016 là 45/72 doanh nghiệp (chiếm 62,5%); năm 2017 là 48/62 doanh nghiệp (chiếm 77,4%); năm 2018 là 80/103 doanh nghiệp (chiếm 77,7%); đến năm 2019, con số doanh nghiệp có lợi nhuận không đổi, nhưng so với tổng số DNXH thì lại chiếm tỷ lệ thấp (80/144, chiếm 55,6%). Việc chưa có lợi nhuận của nhiều DNXH có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu xã hội của DNXH vì yêu cầu của LDN 2014 là tối thiểu 51% lợi nhuận hằng năm phải được sử dụng cho các mục tiêu đó. Ngoài ra, việc không có lợi nhuận cũng có thể làm cho quá trình xác định DNXH chủ yếu mới được thực hiện trên cơ sở bản Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường mà DNXH đưa ra khi thành lập hoặc khi chuyển đổi mà chưa có cơ sở để thực hiện theo các yêu cầu của LDN hiện hành.
Thứ ba, về việc thực hiện các mục tiêu xã hội mà DNXH hướng tới
Nghiên cứu của Hội đồng Anh năm 2019 cho thấy các mục tiêu xã hội mà các DNXH hướng tới khá đa dạng và phong phú (xem biểu đồ 3.2).
Biểu đồ 3.2: Các mục tiêu xã hội mà DNXH ở Việt Nam hướng tới
Nguồn: British Council, Social Enterprise in Vietnam, 2019, tr. 40, xem tại: https://www.britishcouncil.vn/sites/default/files/social-enterprise-in-vietnam.pdf (truy cập ngày 20/09/2020). [79]
Có thể thấy mục tiêu tạo việc làm của các DNXH được coi trọng hàng đầu, được 62% DNXH hướng tới. Tiếp theo là các mục tiêu về thúc đẩy phát triển của một cộng đồng cụ thể (55%); hỗ trợ người dân vùng khó khăn (42%); bảo vệ môi trường (32%); cung cấp hàng hóa, dịch vụ có chất lượng (31%)... Số liệu điều tra cho thấy một DNXH có thể đưa ra nhiều tuyên bố khác nhau về mục tiêu xã hội mà doanh nghiệp đó mong muốn thực hiện.
Tuy nhiên, với những khó khăn mà DNXH gặp phải về quy mô vốn chủ sở hữu, tiếp cận nguồn vốn vay và lợi nhuận tạo ra hằng năm, việc thực hiện các mục tiêu đó là không dễ dàng. Ví dụ, nhiều DNXH đặt ra mục tiêu tạo việc làm, nhưng thực tế số lượng việc làm mà các DNXH tạo ra trong thời gian qua không lớn (xem bảng 3.9).
Bảng 3.9: Số lượng việc làm trong các DNXH ở Việt Nam giai đoạn 2015-2019
Năm | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | |
1. | Số lượng lao động | 421 | 866 | 255 | 781 | 955 |
2. | Số doanh nghiệp xã hội có dưới 10 lao động | 26 | 52 | 55 | 78 | 121 |
3. | Số lao động trung bình/1 doanh nghiệp xã hội | 11,69 | 12,03 | 4,18 | 7,58 | 6,63 |
Nguồn: Tổng cục Thống kê.
Như vậy, tổng số lao động đang làm việc trong các DNXH ở Việt Nam qua các năm là khá khiêm tốn: năm 2015 là 421 lao động; năm 2016 là 866; năm 2017 là 255; năm 2018 là 781 và năm 2019 là 955. Tỷ lệ lao động trung bình/1 doanh nghiệp dao động trên dưới 10 người. Có thể thấy từ quy mô lao động, phần lớn các DNXH ở Việt Nam đều thuộc nhóm doanh nghiệp bé hoặc siêu bé. Nói cách khác, giữa mục tiêu tuyên bố và khả năng thực hiện mục tiêu của DNXH trên thực tế còn một khoảng cách khá xa. Đây cũng là điều mà DNXH cần phải chú ý đảm bảo trong thời gian tới.
Thứ tư, về các chương trình hỗ trợ DNXH
Để thúc đẩy DNXH ở Việt Nam phát triển, một số chương trình hỗ trợ cũng đã được thực hiện. Kết quả điều tra của Hội đồng Anh năm 2019 cho thấy nhiều doanh nghiệp đã được hưởng lợi từ các chương trình hỗ trợ này (xem biểu đồ 3.3).
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ các DNXH nhận hỗ trợ từ các chương trình hỗ trợ DNXH
Nguồn: British Council, Social Enterprise in Vietnam, 2019, tr. 50, xem tại: https://www.britishcouncil.vn/sites/default/files/social-enterprise-in-vietnam.pdf (truy
cập ngày 20/09/2020). [79]
Biểu đồ 3.3 cho thấy có tới 74,4% các DNXH ở Việt Nam trả lời điều tra khẳng định nhận được các hỗ trợ từ các tổ chức trung gian. Số lượng DNXH không nhận được hỗ trợ là 17,8% và không trả lời điều tra là 7,8%. Các hình thức hỗ trợ mà DNXH nhận được chủ yếu là hướng dẫn (40%), đào tạo (70%), tài trợ (49%)... Một trong những đơn vị trung gian có nhiều hoạt động hỗ trợ DNXH được đánh giá cao trong thời gian qua là Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội [79].
3.2.3. Đánh giá
a. Những thuận lợi
Một là, Vì hoạt động theo mục đích xã hội, do đó, những người sáng lập DNXH, ban lãnh đạo, quản lý hoặc những tình nguyện viên đều là những con người tâm huyết với lựa chọn. Họ có thể khắc phục những khó khăn từ tài chính tới thiếu vắng các quy định pháp luật để hoạt động. Do đó, các DNXH đã có những nền tảng, lịch sử phát triển và hoạt động lâu dài, kể từ trước khi LDN 2014 và 2020 có hiệu lực.
Hai là, ưu thế của DNXH so với những doanh nghiệp khác đó chính là việc Nhà nước tạo hành lang pháp lý để mô hình doanh nghiệp này được ưu đãi về vốn, tiếp nhận tài trợ. Các DNXH nói chung có thể tiếp nhận viện trợ phi Chính phủ nước ngoài theo quy định của pháp luật về tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài. Ngoài ra, DNXH
được tiếp nhận tài trợ từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và nước ngoài đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam. Đó chính là nguồn lực quan trọng để các DNXH có thể thực hiện được mục tiêu xã hội, môi trường đã đăng ký.
Ba là, Các DNXH mới thường áp dụng tốt sự phát triển khoa học kỹ thuật như I- Nature hoặc MTTS, do đó sản phẩm làm ra có giá cả cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại. Ngoài ra, sự phát triển và ứng dụng của kinh tế chia sẻ đã huy động được số lượng lớn cộng đồng quan tâm tới cá dự án của những DNXH mới này.
b. Những vướng mắc trong triển khai thực hiện các quy định pháp luật về doanh nghiệp xã hội trong thực tiễn
Hiện nay, DNXH ở nước ta ngày càng có vai trò quan trọng, góp phần giải quyết hiệu quả, bền vững các vấn đề xã hội. Tuy nhiên, so với các quy định của pháp luật và thực tiễn hoạt động của các DNXH, thì vẫn còn không ít những vướng mắc, bất cập cần được tháo gỡ và cải thiện, đặc biệt là về cơ chế, khung khổ pháp luật cho sự phát triển của loại hình doanh nghiệp này.
(i) Hạn chế về mô hình và phạm vi hoạt động của DNXH
Theo quy định của LDN hiện hành, tất cả các DNXH đều phải đăng ký hoạt động dưới một trong các hình thức công ty hoặc doanh nghiệp tư nhân. Nói các khác, luật này chỉ công nhận một doanh nghiệp là DNXH khi và chỉ khi được thành lập dưới bốn hình thức pháp lý hiện có trong LDN, đây là một điều kiện tiên quyết trước đầu tiên để được thành lập. Ngoài ra, Điều 5 Nghị định số 47/2021/NĐ-CP đã quy định một cách thức khác được công nhận là một DNXH là cho phép các cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội và quỹ từ thiện chuyển thành DNXH. Quy định trên tạo điều kiện thuận lợi cho việc thống nhất quản lý nhà nước về doanh nghiệp nhưng lại gây ra một sự xáo trộn lớn trong cộng đồng. Bởi lẽ các DNXH thực tế đang tồn tại dưới các hình thức linh hoạt có tính tương tác cao như hợp tác xã, các trung tâm, hiệp hội, câu lạc bộ, quỹ sẽ phải giải quyết nhiều vấn đề về vốn, cơ cấu tổ chức và phương hướng hoạt động để chạy đua chuyển đổi thành các doanh nghiệp. Đặc biệt là đối với các hiệp hội vì lợi ích cộng đồng, chưa được pháp luật nhìn nhận như những mô hình pháp lý của DNXH. Các hội này được coi là các hội dân sự tự nguyện và chịu sự điều chỉnh của bộ luật dân sự 2015 và Nghị định số 45.2010/NĐ-CP của chính phủ ngày 21/4/2010 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang trong giai đoạn chuyển đổi hiện nay ở Việt Nam, các hiệp hội đang là những liên kết tích cực, thúc đẩy sự gắn kết, hỗ trợ kinh tế giữa các hội viên trong môi trường kinh doanh rất đặc thù. Đây chính là những DNXH rất tiềm năng cần được pháp luật sớm quan tâm và điều chỉnh.