Những Vấn Đề Lý Luận Về Pháp Luật Về Dạy Nghề Đối Với Người Khuyết Tật

quan thính giác ở các mức độ khác nhau dẫn đến việc người khiếm thính không có khả năng tri giác thế giới âm thanh đặc biệt ngôn ngữ âm thanh. Hỗ trợ cần thiết với họ là phát hiện, chẩn đoán, chữa trị sớm; cung cấp phương tiện trợ giúp (máy trợ thính); giao tiếp tổng hợp.

Ngoài các dạng trên còn có một số dạng khuyết tật khác như: người bị rối loạn hành vi cảm xúc, người mắc hội chứng tự kỷ, người bị rối loạn ngôn ngữ, người đa tật.

b) Mức độ khuyết tật

Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới, có ba mức độ suy giảm là: khiếm khuyết, khuyết tật và tàn tật. Khiếm khuyết chỉ đến sự mất mát hoặc không bình thường của cấu trúc cơ thể liên quan đến tâm lý hoặc và sinh lý. Khuyết tật chỉ đến sự giảm thiểu chức năng hoạt động, là hậu quả của sự khiếm khuyết [26]. Còn tàn tật đề cập đến tình thế bất lợi hoặc thiệt thòi của người mang khiếm khuyết do tác động của môi trường xung quanh lên tình trạng khuyết tật của họ (WHO, 1999). Theo quan điểm của Tổ chức Quốc tế người khuyết tật, người khuyết tật trở thành tàn tật là do thiếu cơ hội để tham gia các hoạt động xã hội và có một cuộc sống giống như thành viên khác. Do vậy, khuyết tật là một hiện tượng phức tạp, phản ánh sự tương tác giữa các tính năng cơ thể và các tính năng xã hội mà trong đó người khuyết tật sống.

Theo pháp luật Việt Nam mức độ khuyết tật được phân loại như sau:

- Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

- Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc

không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.

- Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường nêu trên [40, Điều 3, Khoản 2].

Sự phân loại này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện các chính sách của nhà nước đối với NKT nói chung và định hướng tới dạy nghề cho NKT nói riêng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

1.1.2. Các quyền cơ bản của người khuyết tật

Trong hệ thống các văn bản pháp luật quốc tế về NKT, các văn kiện ghi nhận quyền của người khuyết tật có ý nghĩa quan trọng bậc nhất bởi lẽ như trên đã nêu, cách tiếp cận phúc lợi cùng các văn bản có tính không bắt buộc đã tỏ ra không hiệu quả. Với bản Công ước mới năm 2006 của UN dành riêng cho NKT phản ánh sự thay đổi về phương pháp tiếp cận, các quyền của NKT đã được đề cập vừa khái quát vừa toàn diện. UN yêu cầu quốc gia thành viên phải thực thi những biện pháp thích hợp để đảm bảo thực hiện những quyền đó. Bên cạnh những quyền có tính chất đặc thù, chỉ dành riêng cho người khuyết tật (ví dụ quyền được hoà nhập và hỗ trợ để hoà nhập vào cộng đồng, quyền được hỗ trợ trong việc đi lại…) còn lại là các quyền phổ quát, áp dụng chung cho tất cả mọi cá nhân nhưng kèm theo những nhấn mạnh nhằm đảm bảo cho quyền đó được giải thích và áp dụng một cách phù hợp với trường hợp NKT. Tựu chung, có thể phân chia quyền của người khuyết tật thành các nhóm cơ bản sau:

Pháp luật về dạy nghề đối với người khuyết tật ở Việt Nam - 4

- Quyền được tiếp cận giáo dục: Với người khuyết tật quyền này cần được nhấn mạnh bởi lẽ với tình trạng khuyết tật, khả năng tiếp cận giáo dục của NKT còn rất hạn chế. Đã có rất nhiều trẻ em khuyết tật không được đến trường. Người khuyết tật cần một hình thức giáo dục đặc biệt phù hợp với đặc điểm có khiếm khuyết của mình - điều này đòi hỏi đầu tư về cơ sở vật chất

nhiều hơn so với giáo dục thông thường, do đó nếu sự hỗ trợ từ phía chính quyền, cơ quan giáo dục và bản thân gia đình không tốt, việc duy trì học tập tiếp lên cao hầu như không thể thực hiện được.

Để đảm bảo quyền học tập của người khuyết tật, các quốc gia trước hết cần công nhận quyền học tập của họ. Các quốc gia cần bảo đảm có một hệ thống giáo dục hoà nhập ở mọi cấp và chương trình học tập suốt đời, hướng tới các mục tiêu như: phát triển đầy đủ tiềm năng, phẩm giá và giá trị của con người; tăng cường sự tôn trọng nhân quyền, quyền tự do cơ bản và tính đa dạng của con người; giúp người khuyết tật có thể phát triển cá tính, tài năng và sự sáng tạo riêng của họ cũng như những khả năng về trí tuệ và thể chất, phát huy hết tiềm năng; giúp người khuyết tật tham gia có hiệu quả trong một xã hội tự do. Các quốc gia cũng phải bảo đảm người khuyết tật không bị gạt ra khỏi hệ thống giáo dục chung, có những điều chỉnh hợp lý theo yêu cầu của từng người, hỗ trợ hỗ trợ cần thiết trong hệ thống giáo dục chung, giúp họ học tập có hiệu quả, cung cấp các biện pháp hỗ trợ có hiệu quả, được thiết kế cho từng cá nhân, trong các điều kiện phát huy tối đa sự phát triển về học thức và xã hội, phù hợp với mục tiêu hoà nhập toàn diện.

Các quốc gia thành viên sẽ hỗ trợ để người khuyết tật có đời sống học tập và phát triển các kỹ năng xã hội nhằm tạo thuận lợi để họ tham gia đầy đủ và bình đẳng trong giáo dục cũng như mọi thành viên khác trong cộng đồng. Để đạt mục tiêu đó, các quốc gia thành viên sẽ thực hiện các biện pháp phù hợp, bao gồm việc tạo thuận lợi cho việc học chữ nổi Braille, chữ viết in thay thế, các cách thức, phương tiện và hình thức giao tiếp phóng to chữ hay thay thế khác, các kĩ năng định hướng và di chuyển, tạo thuận lợi cho hỗ trợ đồng cảnh và tư vấn của các chuyên gia, tạo thuận lợi cho việc học ngôn ngữ ký hiệu và thúc đẩy việc thống nhất ngôn ngữ trong cộng đồng người khiếm thính. Các quốc gia cũng cần bảo đảm việc giáo dục con người, đặc biệt là

giáo dục trẻ em khiếm thị, khiếm thính hoặc vừa khiếm thính vừa khiếm thị, được thực hiện theo ngôn ngữ, cách thức và phương tiện giao tiếp phù hợp nhất với từng cá nhân và trong những môi trường nhằm phát huy tối đa sự phát triển về học thức và xã hội.

Mặt khác, để bảo đảm công nhận quyền này, các quốc gia thành viên cần thực hiện các biện pháp phù hợp để tuyển dụng các giáo viên, bao gồm các giáo viên là người khuyết tật, những người có đủ trình độ về chữ nổi Braille hay ngôn ngữ ký hiệu, đào tạo đội ngũ chuyên gia và nhân viên, những người làm việc ở mọi cấp học của ngành giáo dục. Các chương trình đào tạo đó sẽ kết hợp với nhận thức về khuyết tật và việc sử dụng các cách thức, phương pháp và dạng giao tiếp phóng to hay thay thế, các kỹ thuật và vật liệu giáo dục phù hợp để hỗ trợ người khuyết tật.

Các quốc gia thành viên bảo đảm NKT có thể tiếp cận với bậc đại học hoặc cao đẳng, hệ dạy nghề, giáo dục dành cho người lớn và chương trình học tập suốt đời chung, dựa trên cơ sở bình đẳng với người khác và không bị phân biệt đối xử. Để đạt được điều đó, các quốc gia thành viên sẽ bảo đảm cung cấp sự điều chỉnh hợp lý dành cho người khuyết tật [26].

- Quyền có cơ hội công việc và việc làm: Việc từ chối các cơ hội việc làm công bằng cho người khuyết tật chính là một trong những nguyên nhân gốc rễ dẫn đến sự nghèo đói và tình trạng bị phân biệt đối xử cho nhiều trong số những người khuyết tật. Đây cũng là lý do vì sao vấn đề việc làm cho người khuyết tật được cả UN và ILO đặc biệt quan tâm.

Tỉ lệ người khuyết tật không có việc làm thường cao hơn tỉ lệ những người khác không có khuyết tật. Kể cả khi người khuyết tật có việc làm, đó cũng thường là những việc không thuộc thị trường lao động chính thức, với đồng lương rẻ mạt, những vị trí đòi hỏi kỹ năng thấp, có ít hoặc không có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp… Tình trạng trên tồn tại cơ bản là vì người

sử dụng lao động thường cho rằng người khuyết tật không có khả năng làm việc hoặc họ sợ phải chi phí tốn kém. Tuy nhiên người lao động khuyết tật thường rất nỗ lực. Các nghiên cứu cho thấy lao động là người khuyết tật làm việc ổn định tại các doanh nghiệp chiếm tỷ lệ cao. Hàng ngàn người khuyết tật thành công với vị trí là chủ doanh nghiệp nhỏ.

Để tạo cơ hội về việc làm của người khuyết tật, UN quy định: các quốc gia phải công nhận quyền được làm việc của người khuyết tật, trên cơ sở bình đẳng với người khác; trong đó bao gồm cả quyền có cơ hội kiếm sống bằng một công việc được tự do lựa chọn hoặc được chấp nhận trong thị trường lao động và môi trường làm việc mở, hòa nhập và dễ tiếp cận đối với người khuyết tật. Các quốc gia thành viên phải bảo vệ và thúc đẩy việc công nhận quyền làm việc của cả những người bị khuyết tật, bằng cách thực thi những bước phù hợp, bao gồm cả biện pháp luật pháp, như sau:

i) Nghiêm cấm phân biệt đối xử vì lý do khuyết tật trong các vấn đề có liên quan đến tất cả các hình thức về việc làm, bao gồm các điều kiện tuyển dụng, thuê và nhận vào làm, duy trì việc làm, thăng tiến trong sự nghiệp, và các điều kiện lao động an toàn và bảo đảm sức khỏe; ii) Bảo vệ quyền của người khuyết tật, trên cơ sở bình đẳng với người khác, nhằm tạo điều kiện lao động công bằng và thuận lợi, bao gồm bình đẳng về cơ hội, được bình đẳng trả công, các điều kiện làm việc an toàn và bảo đảm sức khỏe, bao gồm việc bảo vệ khỏi bị quấy rối và nạn nhân được bồi thường; iii) Bảo đảm người khuyết tật có thể thực hiện quyền lao động và quyền về công đoàn bình đẳng với người khác; iv) Bảo đảm người khuyết tật tiếp cận có hiệu quả tới các chương trình chung về hướng dẫn kỹ thuật và dạy nghề, các dịch vụ sắp xếp việc làm và chương trình đào tạo và bổ túc nghề; v) Nâng cao cơ hội có việc làm và sự thăng tiến trong sự

nghiệp của người khuyết tật trong thị trường lao động, cũng như hỗ trợ họ trong việc tìm việc làm, duy trì việc làm và trở lại làm việc; vi) Tăng cường khả năng tự tạo việc làm, lập doanh nghiệp, phát triển các hợp tác xã và bắt đầu tạo dựng sự nghiệp riêng; vi) Tuyển dụng người khuyết tật trong khu vực công; vii) Thúc đẩy việc làm của người khuyết tật trong khu vực tư nhân thông qua các chính sách và biện pháp phù hợp; viii) Bảo đảm có sự điều chỉnh hợp lý đối với người khuyết tật tại nơi làm việc; ix) Nâng cao sự tiếp thu kinh nghiệm làm việc của người khuyết tật trong thị trường lao động mở;

x) Thúc đẩy phục hồi nghề nghiệp và chuyên môn, duy trì việc làm và trở lại làm việc của người khuyết tật; xi) Bảo đảm người khuyết tật không bị bắt lao động cực nhọc như nô lệ hay khổ sai; và họ được bảo vệ, trên cơ sở bình đẳng với những người khác, trước những công việc lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc [26].

Thông qua Công ước số 159, ILO cũng quy định: mọi quốc gia thành viên phải theo điều kiện, thực tiễn và khả năng quốc gia để hình thành, thực hiện và định kỳ xem xét lại chính sách quốc gia đối với việc tái thích ứng nghề nghiệp cho những người có khuyết tật [46]. Chính sách đó phải có mục tiêu bảo đảm rằng những biện pháp tái thích ứng nghề nghiệp phải trong tầm sử dụng của mọi đối tượng người khuyết tật và phải thúc đẩy được những cơ hội việc làm của người khuyết tật trên thị trường lao động tự do. Chính sách đó phải dựa trên nguyên tắc bình đẳng về cơ hội giữa những người lao động có khuyết tật nói chung, giữa người lao động nam giới có khuyết tật với người lao động nữ giới có khuyết tật. Các quốc gia cũng phải có các biện pháp để xúc tiến việc tạo lập và phát triển các dịch vụ về tái thích ứng nghề nghiệp và về việc làm cho những người có khuyết tật trong các vùng nông thôn và ở các tập thể xa xôi…

ILO hướng dẫn thúc đẩy cơ hội việc làm bình đẳng cho người khuyết tật không chỉ bao gồm việc ngăn cấm phân biệt đối xử vì lý do khuyết tật. Hơn thế nữa, công việc này còn đòi hỏi các quốc gia phải có chính sách việc làm ưu đãi nhằm đảm bảo rằng người khuyết tật sẽ được tiếp cận các cơ hội việc làm trên thị trường lao động. Một trong những chính sách việc làm ưu đãi đã được thực hiện ở một số quốc gia và được ILO khuyến khích như quy định trách nhiệm của chủ sử dụng lao động phải nhận một số lượng hoặc một tỉ lệ lao động người khuyết tật. Ngoài ra ILO cũng nhắc nhở một số công việc có những yêu cầu mà người khuyết tật khó thực hiện tốt được, điều này có thể được giảm thiểu bằng cách tránh những việc liên quan đến hạn chế của người khuyết tật, chẳng hạn khuyết tật ở chân thì không nên tìm những việc phải đi lại quá nhiều, hoặc một số công việc đòi hỏi về ngoại hình thì người khuyết tật cũng khó tiếp cận.

Cùng với các quyền trên, theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, quyền cơ bản của người khuyết tật được ghi nhận trực tiếp tại Luật Người khuyết tật năm 2010. Đó là các quyền:

a) Tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội;

b) Sống độc lập, hòa nhập cộng đồng;

c) Được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội;

d) Được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật [40, Điều 4, Khoản 1].

Ngày 22/10/2007, Việt Nam ký cam kết tham gia Công ước về quyền của NKT của Liên Hiệp Quốc. Đây là một văn kiện quốc tế khẳng định mọi tiếp cận của NKT đều dựa trên quyền của NKT được quy định trong Công ước. Công ước về quyền của NKT có ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy, bảo vệ và đảm bảo bình đẳng và đầy đủ tất cả quyền con người và quyền tự do cơ bản, đồng thời, thúc đẩy sự tôn trọng phẩm giá vốn có cho NKT. Trên cơ sở đó có thể khẳng định ở Việt Nam người khuyết tật được ghi nhận đầy đủ các quyền theo quy định của pháp luật quốc tế cũng như có những quyền khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

1.2. Những vấn đề lý luận về pháp luật về dạy nghề đối với người khuyết tật

1.2.1. Khái niệm dạy nghề đối với người khuyết tật

Để có cơ hội và có thể tham gia vào quan hệ lao động nhằm tìm kiếm việc làm cũng như tự tạo việc làm, con người cần phải được học tập, rèn luyện và tích lũy. Học nghề là một trong những hướng đi quan trọng giúp con người có thể tìm kiếm và tự tạo việc làm. Để người tham gia học nghề lĩnh hội được kiến thức cũng như đạt được trình độ nghề nhất định cần phải thực hiện được tốt vấn đề dạy nghề. Thông qua hoạt động dạy nghề, người học nghề sẽ nắm bắt và lĩnh hội được các kiến thức nghề nghiệp để hướng tới mục tiêu giải quyết việc làm.

Theo nghĩa chung nhất, dạy nghề là quá trình truyền đạt kiến thức nghề nghiệp cho người học nhằm giúp họ đạt được trình độ nghề nhất định. Khái niệm dạy nghề được quy định rõ tại Luật dạy nghề số 76/2006/QH11 do Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006. Theo đó, "Dạy nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khoá học" [35].

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 21/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí