đô ̣đươc
quy điṇ h trong văn bản pháp luâṭ của các quốc gi a là khác nhau nhưng co
thể hiểu chào bán chứ ng khoán ra công chúng là thưc
hiên
bán chứ ng khoán ra công
chúng với số lượng nhà đầu tư lớn, công khai, chính thức nhằm huy động lượng vốn lớn trên thi ̣trường.
Chào bán chứng khoán ra công chúng phải bỏ ra một khoản chi phí phát
hành cao hơn so với việc phát hành riêng lẻ. Chẳng hạn trên thị trường sơ cấp Hoa Kỳ, chi phí cho một đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng chiếm đến 6,17% tổng số vốn huy động. Bên cạnh đó, các công ty phát hành chứng khoán ra công chúng phải thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin.
Phân biệt giữa phát hành riêng lẻ và chào bán chứng khoán ra công chúng thường dựa vào một số tiêu thức nhất định do luật pháp mỗi nước quy định. Chẳng hạn Mỹ, Luật Chứng khoán năm 1933 phân biệt phát hành riêng lẻ và chào bán chứng khoán ra công chúng dựa vào hai tiêu thức là tổng giá trị đợt phát hành và số lượng người mua chứng khoán của đợt phát hành. Việc phân biệt hai phương thức chào bán này nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, phục vụ cho công tác quản lý phát hành chứng khoán. Đồng thời sự phân biệt giữa phát hành riêng lẻ và chào bán ra công chúng nhằm xác định phạm vi thị trường của các loại chứng khoán. Chỉ có các chứng khoán được phát hành rộng rãi ra công chúng mới được giao dịch trên thị trường chứng khoán thứ cấp tập trung và những chứng khoán này mới có tính thanh khoản cao. Các công ty chào bán chứng khoán rộng rãi ra công chúng được gọi là công ty đại chúng.
Các công ty chào bán chứng khoán rộng rãi ra công chúng và được niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung có lợi thế trong việc quảng bá tên tuổi của công ty. Để chào bán chứng khoán ra công chúng, các doanh nghiệp phát hành phải có đủ những điều kiện nhất định và đó là những công ty có tiềm lực tài chính phát triển ổn định. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong quá trình tìm kiếm bạn hàng và kí kết các hợp đồng kinh doanh. Đồng thời, chào bán chứng khoán ra công chúng còn giúp công ty có thể thu hút, duy trì đội ngũ nhân viên giỏi, làm tăng chất lượng và độ chính xác của các báo cáo của công ty do các bản báo cáo phải được lập theo những quy định của cơ quan quản lý.
Có thể bạn quan tâm!
- Pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam - 1
- Pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam - 2
- Phân Loai Cổ Phiêú Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần
- Vai Trò Của Chào Bán Cổ Phiếu Ra Công Chúng Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.
- Thực Trạng Pháp Luật Về Chào Bán Cổ Phiếu Ra Công Chúng Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần
- Điều Kiện Chào Bán Cổ Phiếu Ra Công Chúng Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần.
Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.
Chào bán chứng khoán ra công chúng là phương thức tài trợ vốn chủ yếu cho các doanh nghiệp và có những ưu thế nhất định. Đối với những nước đang phát triển, hình thức huy động vốn thông qua phương thức chào bán chứng khoán ra công chúng mang ý nghĩa quan trọng. Đặc biệt là khu vực doanh nghiệp tư nhân thường xuyên thiếu vốn trong khi khả năng đáp ứng của Ngân sách Nhà nước cũng như khả năng vay vốn ngân hàng còn hạn chế.
Việc chào bán chứng khoán ra công chúng với sự tham gia đông đảo của các nhà đầu tư giúp các công ty bán được chứng khoán với giá hợp lý. Cho nên, trên thị trường, giá cả của những chứng khoán chào bán ra công chúng thường cao hơn giá của các chứng khoán phát hành riêng lẻ.
Một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển kinh tế của nhiều nước phát triển thị trường chứng khoán nhằm khuyển khích và huy động vốn dài hạn phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế quốc dân.
Chào bán chứng khoán ra công chúng với sự tham gia của các tổ chức bảo lãnh phát hành có uy tín, đảm bảo sự thành công của đợt chào bán.
Chào bán chứng khoán ra công chúng được phân biệt giữa chào bán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và trái phiếu. Tuy nhiên hiện nay trên thực tế chưa có quy định cụ thể nào về việc chào bán cổ phiếu ra công chúng nên chúng ta chỉ có thể nghiên cứu khái niệm, đặc điểm chào bán cổ phiếu ra công chúng nói chung và của NHTMCP nói riêng trên nền của chào bán chứng khoán ra công chúng đã nói ở trên. Như vậy, có thể hiểu một cách khái quát, chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP là hình thức huy động vốn bằng cách bán cổ phiếu rộng rãi chosố lượng công chúng đầu tư không hạn chế, đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân của NHTMCP.
Đặc điểm của hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP:
Hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP chỉ diễn ra trên thị trường sơ cấp. Đây là hoạt động duy nhất có thể thiết lập được mối quan hệ giữa ngân hàng phát hành và nhà đầu tư, giúp nhà đầu tư có cơ hội góp vốn vào NHTMCP. Các loại hình công ty khác ngoài công ty cổ phần như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, nhà đầu tư muốn trở thành chủ sở hữu công ty bắt buộc phải tham gia vào hoạt động thành lập công ty đó. Hình thức công ty cổ
phần có nhiều ưu điểm do nhà đầu tư chỉ cần có một lượng vốn nhất định là có thể tham gia sở hữu cổ phiếu của công ty, qua đó sở hữu một phần công ty. Công ty cổ phần muốn tăng vốn điều lệ bằng cách bán cổ phần của mình cho các nhà đầu tư bắt buộc phải thông qua hoạt động chào bán cổ phiếu. Trong tất cả các hoạt động của thị trường cổ phiếu chỉ có hoạt động chào bán cổ phiếu là thiết lập mối quan hệ giữa tổ chức phát hành và nhà đầu tư. Khi chào bán cổ phiếu của mình ngân hàng phát hành công bố những thông tin về tình hình tài chính, lĩnh vực kinh doanh, kết quả hoạt động kinh doanh, bộ máy quản trị công ty. Nhà đầu tư phân tích những thông tin do ngân hàng phát hành cung cấp và quyết định đầu tư vào cổ phiếu và trở thành cổ đông của ngân hàng.
Trong quá trình chào bán cổ phần ra công chúng, ngân hàng phát hành và nhà đầu tư không trực tiếp liên hệ với nhau mà bắt buộc phải qua trung gian là công ty chứng khoán thực hiện tổ chức đấu giá cổ phần(như của Vietinbank là Công ty Chứng khoán Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam (VICS)hoặc công ty chứng khoán thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành cho ngân hàng. Ngân hàng phát hành không được phép tự mình bán cổ phiếu cho nhà đầu tư mà buộc phải tuân theo một quy trình nghiêm ngặt để đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư.
1.2 Các hình thức chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần
Hiện tại, chưa có một văn bản pháp luật chuyên ngành nào quy định cụ thể về hình thức chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP nên tất cả những nghiên cứu về vấn đề này đều dựa trên các quy định về chào bán chứng khoán, chào bán cổ phiếu ra công chúngnói chung và những quy định về tổ chức và hoạt động của NHTM, TCTD.
Luật Chứng khoán 2006 đưa ra hai hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng là chào bán lần đầu và chào bán thêm. Khoản 1 Điều 11 Luật Chứng khoán 2006 quy đinh:“Hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng bao gồm chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng, chào bán thêm cổ phần hoặc quyền mua cổ phần ra công chúng và các hình thức khác”.
Cũng như Luật Chứng khoán Việt Nam, Luật Chứng khoán và giao dich chứng khoán Hàn Quốc đưa ra hai hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng là chào bán chứng khoán ra công chúng của một đợt phát hành mới và chào bán ra công chúng các chứng khoán còn tồn đọng. Tuy tên gọi có khác biệt so với Việt Nam nhưng về bản chất hai hình thức chào bán này cũng giống chào bán lần đầu và chào bán thêm theo Luật Chứng khoán Việt Nam.
- "Chào bán chứng khoán ra công chúng của một đợt phát hành mới" là kêu gọi thuyết phục mua các chứng khoán mới phát hành theo các điều khoản và điều kiện thống nhất theo các điều kiện được quy định bởi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Chứng khoán được thành lập theo Điều 118 luật này. (Đã được sửa đổi theo Luật số 4469 ngày 31/12/1991).
- "Chào bán ra công chúng các chứng khoán còn tồn đọng" là việc chào bán, bán hoặc đề nghị mua các chứng khoán còn tồn đọng theo các điều khoản và điều kiện thống nhất theo các quy định của Ủy ban. (Đã được sửa đổi theo Luật số 4469 ngày 31/12/1991).
Điều 10 Nghị định số 58/2012/NĐ – CP ngày 20/07/2012 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán đã quy định cụ thể hơn về hai hình thức chào bán này:
1. Chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng bao gồm:
a) Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng để huy động vốn cho tổ chức phát hành;
c) Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng để trở thành công ty đại chúng thông qua thay đổi cơ cấu sở hữu nhưng không làm tăng vốn điều lệ của tổ chức phát hành;
d) Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng để thành lập doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng, lĩnh vực công nghệ cao, hoặc thành lập tổ chức tín dụng cổ phần;
2. Chào bán thêm chứng khoán ra công chúng bao gồm:
a) Công ty đại chúng chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng hoặc phát hành quyền mua cổ phần cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ;
Như vậy, có thể hiểu chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP có hai hình thức chính là chào bán lần đầu ra công chúng và chào bán thêm.
Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của NHTMCP chia thành 4 hình thức: i) Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng để huy động vốn cho NHTMCP phát hành, ii) Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng để trở thành công ty đại chúng thông qua thay đổi cơ cấu sở hữu nhưng không làm tăng vốn điều lệ của NHTMCP phát hành, iii) Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng để thành lập tổ chức tín dụng cổ phần; iv) Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng để cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước.
Chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP chỉ gồm: Công ty đại chúng (NHTMCP sau khi IPO đã trở thành công ty đại chúng) chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng hoặc phát hành quyền mua cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ.
1.2.1 Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).
Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của NHTMCP là trường hợp riêng của chào bán chứng khoán ra công chúng. Theo thông lệ tài chính trong kinh doanh, việc chào bán này có ý nghĩa là một ngân hàng lần đầu tiên huy động vốn rộng rãi từ công chúng bằng cách phát hành các cổ phiếu phổ thông, nghĩa là cổ phiếu ghi nhận quyền sở hữu đúng nghĩa và người nắm giữ có quyền biểu quyết tương ứng tại kì họp Đại hội đồng cổ đông thường niên hay bất thường. Một phần của IPO có thể là chuyển nhượng cổ phần của cổ đông hiện hữu. Như vậy có thể hiểu IPO có hai hình thức: IPO sơ cấp (cổ phần được bán lần đầu ra công chúng nhằm tăng vốn) và IPO thứ cấp (cổ phần được bán lần đầu từ số cổ phần hiện hữu). Nhìn chung IPO có một số đặc điểm sau:
- Về hàng hóa: Cổ phiếu là đối tượng tiến hành IPO của NHTMCP. Cổ phiếu có tính thanh khoản cao, lợi nhuận lớn và tất nhiên yếu tố rủi ro cũng khá cao. Do vậy, gắn liền với các đặc tính của cổ phiếu, quá trình IPO đòi hỏi sự tham gia quản lý hiệu quả của các cơ quan chức năng, sự minh bạch của thị trường cộng với vai trò
của tổ chức tài chính chuyên nghiệp. Theo các chuyên gia tài chính thế giới, chào bán cổ phiếu ra công chúng được coi là thị trường sơ cấp chỉ dành cho các tổ chức tài chính chuyên nghiệp tham gia như ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ...Cá nhân muốn đấu giá cứ đưa ra mức giá của mình nhưng phải ủy thác cho công ty tài chính làm trung gian hoặc để công ty tài chính đấu giá hộ và chịu mất phí. Sau khi hoàn thành bảo lãnh đấu giá ở thị trường sơ cấp, cổ phiếu mới chào bán cho công chúng ở thị trường thứ cấp.
- Về bản chất: Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng thực chất cũng là quá trình chuyển quyền sở hữu từ tổ chức phát hành sang nhà đầu tư theo quy định của pháp luật. NHTMCP có thể huy động vốn bằng cách giữ nguyên vốn điều lệ, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn hoặc bán bớt phần vốn có sẵn của ngân hàng.
- Về ý nghĩa: Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng có vai trò quan trọng đối với hoạt động của NHTMCP, là phương thức huy động lượng vốn lớn từ các nhà đầu tư trên thị trường. IPO là cơ hội quảng bá hình ảnh của ngân hàng trên thị trường, nâng cao vị thế của ngân hàng. Các hoạt động giao dịch tiếp theo trên thị trường thứ cấp chỉ thay đổi quan hệ sở hữu giữa các cổ đông chứ không tạo thêm vốn cho ngân hàng.
1.2.2 Chào bán thêm cổ phần ra công chúng.
NHTMCP sau khi đã chào bán cổ phiếu lần đầu thành công trở thành công ty đại chúng, có kết quả hoạt động kinh doanh tốt muốn tăng vốn điều lệ, mở rộng qui mô có thể chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng. Trình tự chào bán cổ phiếu thêm ra công chúng cũng giống như chào bán cổ phiếu lần đầu. Ngân hàng phải chứng minh được năng lực tài chính và năng lực quản trị của mình trong hồ sơ chào bán cổ phiếu gửi lên UBCKNN sau đó tiến hành hoạt động chào bán như chào bán cổ phiếu lần đầu. Đặc điểm khác biệt của chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng là ngân hàng phải dành quyền ưu tiên cho cổ đông của mình để đảm bảo quyền lợi của họ không thay đổi khi ngân hàng thay đổi quy mô vốn điều lệ. Quyền ưu tiên được thể hiện bằng quyền mua cổ phiếu do ngân hàng phát hành cung cấp cho các cổ đông, theo đó cổ đông được mua thêm một số lượng cổ phiếu mới theo giá nhất
định trong một thời hạn nhất định để đảm bảo tỷ lệ sở hữu đối với phần vốn điều lệ của ngân hàng. Cổ đông có thể sử dụng quyền ưu tiên của mình hoặc chuyển nhượng cho người khác. Giá đăng ký mua cổ phiếu và thời hạn đăng ký mua cổ phiếu trong quyền mua cổ phần do ngân hàng phát hành quy định. Giá đăng ký mua cổ phiếu luôn thấp hơn giá thị trường của cổ phiếuvà thời hạn đăng ký ngắn chỉ từ một đến sáu tuần.
Cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi cũng có quyền ưu tiên mua như cổ đông phổ thông. Ngân hàng phát hành có thể phát hành cho cổ đông ưu đãi chứng quyền hoặc bảo chứng phiếu. Bảo chứng phiếu cũng quy định số lượng cổ phiếu phổ thông được quyền mua nhưng có thời hạn dài hơn chứng quyền, hoặc thời hạn vĩnh viễn.
Công ty đại chúng chào bán thêm cổ phần ra công chúng để thay đổi cơ cấu sở hữu mà không làm tăng thêm vốn điều lệ: Đây là trường hợp công ty đại chúng đã thực hiện chào bán cổ phần ra công chúng nhưng chưa bán hết số lượng cổ phiếu được phép phát hành. Tổ chức phát hành thực hiện đợt chào bán thêm cổ phiếu chưa phát hành ra công chúng. Do công ty cổ phần chưa phát hành hết cổ phiếu của mình ra công chúng nên khi thực hiện chào bán thêm cổ phiếu, công ty không phát hành kèm theo chứng quyền cho cổ đông của công ty.
Trên thực tế, các NHTMCP đều thực hiện chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng theo cách này. Ví dụ như ở Vietcombank, qua 4 lần phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn điều lệ kể từ khi chuyển đổi thành NHTMCP tháng 6/2008, Vietcombank chào bán cổ phiếu với giá bằng mệnh giá cho các cổ đông hiện hữu. Sau khi làm thủ tục trình và được NHNN chấp thuận cho tăng vốn điều lệ bằng hình thức phát hành thêm cổ phiếu phổ thông cho cổ đông hiện hữu với giá bán và tỷ lệ bán do ĐHĐCĐ quyết định, Vietcombank tổ chức họp ĐHĐCĐđể thông qua Phương án tăng vốn điều lệ. Trên cơ sở văn bản chấp thuận của NHNN và phương án tăng vốn điều lệ được ĐHĐCĐ thông qua, Vietcombank lập hồ sơ trình UBCKNN xin giấy phép pháp hành cổ phiếu ra công chúng. Khi có được Giấy phép phát hành cổ phiếu ra công chúng, Vietcombank gửi văn bản cho Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam đề nghị chốt danh sách cổ đông để thực hiện quyền. Các cổ đông có tên trong
Danh sách này có quyền đăng ký mua cổ phiếu phát hành thêm theo giá và tỷ lệ do ĐHĐCĐ quyết định.
1.3 Nguyên tắc chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần.
Chào bán cổ phiếu ra công chúng là một trong những hoạt động chính yếu của TTCK nên để hoạt động này diễn ra một cách suôn sẻ thì cần phải tuân thủ các nguyên tắc hoạt động của TTCK, cụ thể là:
Đi ề u 4 Lu ậ t C h ứ n g k h o á n q u y đ ị nh :
1. Tôn trọng quyền tự do mua, bán, kinh doanh và dịch vụ chứng khoán của tổ chức, cá nhân.
2. Công bằng, công khai, minh bạch.
3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.
4. Tự chịu trách nhiệm về rủi ro.
5. Tuân thủ quy định của pháp luật.
Trước đây, về vấn đề này Điều 2 Nghị định 144/NĐ – CP của Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán quy đinh:“Các hoạt động phát hành chứng khoán ra công chúng, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, dịch vụ chứng khoán và các hoạt động có liên quan khác phải đảm bảo nguyên tắc công khai, công bằng và minh bạch, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư”
Tương tự như Việt Nam, Luật Chứng Khoán Trung Quốc năm 1998 quy định:
Điều 3:“Các hoạt động phát hành và giao dịch chứng khoán phải tuân theo nguyên tắc công khai, công bằng và minh bạch”
Điều 4:“Các đương sự trong các hoạt động phát hành và giao dịch chứng khoán có địa vị pháp luật bình đẳng, phải tuân theo nguyên tắc tự nguyện, thoải mái, thành thực”.
Như vậy, để việc chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP được thực hiện một cách suôn sẻ thì các hoạt động trong lĩnh vực này phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản như tự do cạnh tranh, công bằng, công khai, minh bạch...