Quy Định Về Chủ Thể Chào Bán Cổ Phiếu Riêng Lẻ

CHƯƠNG 2


THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHÀO BÁN CHỨNG KHOÁN RIÊNG LẺ TẠI VIỆT NAM


Trong 10 năm trở lại đây, quy mô huy động vốn qua TTCK Việt Nam đáp ứng khoảng 23% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tương đương gần 60% so với cung tín dụng qua thị trường tiền tệ - tín dụng. Điều này cho thấy TTCK tại Việt Nam đang ngày càng trở thành một kênh huy động vốn quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, góp phần dần hình thành một hệ thống tài chính hiện đại trên nền tảng hài hòa giữa TTCK và thị trường tiền tệ - tín dụng.

Để đáp ứng nhu cầu ngày một phát triển của TTCK Việt Nam, rất nhiều luật cũng như nghị định, thông tư hướng dẫn được sửa đổi ban hành nhằm điều chỉnh, quản lý kịp thời các hoạt động trên TTCK. Khóa luận tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến pháp luật chào bán chứng khoán riêng lẻ tại Việt Nam sau năm 2009 (tức giai đoạn hậu khủng hoảng) nhằm tìm ra những bất cập qua đó góp ý sửa đổi bổ sung các quy định về hoạt động này để tháo gỡ khó khăn cho việc huy động vốn của các tổ chức phát hành trong giai đoạn hộ nhập kinh tế thế giới hiện nay.

LCK ra đời nhưng lại bỏ sót không điều chỉnh hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ, đây là một thiếu sót lớn của LCK 2006, Nghị định 52/2006/NĐ- CP cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Trong khi hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ vẫn diễn ra hàng ngày, khối lượng và giá trị ngày càng tăng, diễn ra khá phức tạp, đặt ra đòi hỏi phải có sự điều chỉnh của nhà nước. Đáp ứng đòi hỏi của thực tế, ngày 23/8/2008 thủ tướng chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 20/2008/CT-TTg về tăng cường quản lý thị trường chứng khoán. Chỉ thị quy định cơ quan chịu trách nhiệm quản lý hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ. Nhằm cụ thể hóa chỉ thị của thủ tướng chính phủ về hoạt chào bán chứng khoán riêng lẻ quy định tại Chỉ thị số 20/2008/CT-TTg, ngày 26/11/2008 Bộ tài chính và Uỷ ban chứng

khoán đã ban hành công văn 14285/BTC-UBCK hướng dẫn Chỉ thỉ thị số 20/2008/CT-TTg. Công văn đưa ra khái niệm cháo bán chứng khoán riêng lẻ, và hồ sơ báo cáo kế hoạch chào bán chứng khoán riêng lẻ. Sau một thời gian hình thành và phát triển, hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ đã xảy ra nhiều vấn đề cần sự quản lý và giám sát của nhà nước. Chính vì vậy, Chính phủ đã ban hành Nghị định 01/2010/NĐ-CP nhằm thắt chặt hoạt động chào bán cổ phần riêng lẻ. Tuy nhiên, sau một thời gian có hiệu lực Nghị định 01/2010/NĐ-CP đã bộc lộ nhiều thiếu sót và hạn chế. Trước những vướng mắc của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về những hạn chế trong Nghị định 01/2010/NĐ-CP về hoạt động chào bán cổ phần riêng lẻ đồng thời trả lời công văn của Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 27/01/2011 Ủy ban chứng khoán đã ban hành Công văn số 350/UBCK-QLPH về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 01/2010/NĐ-CP. Và cũng nhằm giải đáp một số vướng mắc trên thực tế đang gặp phải trong quá trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán riêng lẻ.

Nhằm khắc phục những thiếu sót của LCK năm 2006 và tháo gỡ những vướng mắc do Nghị định 01/2010/NĐ-CP và Nghị định 52/2006/NĐ-CP, ngày 24/11/2010 Quốc hội đã ban hành Luật số 60/2010/QH để sửa đổi bổ sung LCK năm 2006 (sau đây gọi tắt là LCK năm 2010) để thay thế. LCK sửa đổi đã bổ sung thêm quy định về điều kiện và thủ tục chào bán chứng khoán riêng lẻ vào LCK năm 2010 tại điều 10a. Đây là lần đầu tiên hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ được quy định vào trong luật. Theo đó, nội hàm hoạt động chào bán chứng khoán bao gồm chào bán chứng khoán ra công chúng và chào bán chứng khoán riêng lẻ. Kế tiếp đó, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định 90/2011/NĐ-CP cụ thể hóa pháp luật điều chỉnh hoạt động dành cho chào bán trái phiếu của DN mà phạm vi quy định tại Khoản 1 Điều 1 là quy định việc phát hành trái phiếu riêng lẻ trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế của DN nghĩa là Chính phủ đã ban hành riêng một nghị định điều chỉnh cho hoạt động chào bán trái phiếu riêng lẻ của DN, sau đó đến Nghị định 58/2012/NĐ-CP thay thế cho Nghị

định 14/2007/NĐ-CP, Nghị định 84/2010/NĐ-CP, Nghị định số 01/2010/NĐ-CP về Hướng dẫn thi hành một số điều của LCK năm 2010. Ngày 26 tháng 06 năm 2015, Chính Phủ tiếp tục ban hành Nghị định 60/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 58/2012/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành LCK (Khóa luận dưới đây em sẽ nói chung là Nghị định 58/2012/NĐ-CP, nếu có quy định nào được sửa đổi bổ sung và hủy bỏ bởi Nghị định 60/2015/NĐ-CP sẽ được nêu rõ).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 66 trang tài liệu này.

LCK năm 2010 định nghĩa: Chào bán chứng khoán riêng lẻ là việc tổ chức chào bán chứng khoán cho dưới một trăm nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và không sử dụng phương tiện thông tin đại chúng hoặc Internet.

Theo đó:

Pháp luật về chào bán chứng khoán riêng lẻ tại Việt Nam - 4


Khoản 1 Điều 4 Nghị định 01/2010/NĐ-CP thì: “Chào bán cổ phần riêng lẻ là việc chào bán cổ phần hoặc quyền mua cổ phần trực tiếp và không sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng cho một trong các đối tượng đó là các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp hoặc dưới 100 nhà đầu tư không phải nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp”. Tuy nhiên khi được thay thế bởi Nghị định 58/2012/NĐ-CP và sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 60/2015/NĐ-CP thì khái niệm về chào bán cổ phần riêng lẻ lại không hề được quy định.

Khoản 4 Điều 2 Nghị định 90/2011/NĐ-CP thì: “Phát hành trái phiếu riêng lẻ là việc phát hành trái phiếu cho dưới một trăm (100) nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chuyên nghiệp và không sử dụng phương tiện thông tin đại chúng hoặc internet”.

2.1. Chủ thể của chào bán chứng khoán riêng lẻ


2.1.1. Quy định về chủ thể chào bán cổ phiếu riêng lẻ

Về cơ bản CTCP với đặc điểm cổ phần được chia thành mệnh giá tương đương nhau, quyền lợi của cổ đông nhận được tương ứng với số cổ phần sở hữu, mặt khác lợi thế của CTCP so với các loại hình công ty khác là có thêm một phương thức huy động vốn là chào bán cổ phiếu. Trên thực tế những CTCP mới

thành lập thường mong muốn được thực hiện phương thức chào bán cổ phiếu riêng lẻ để huy động vốn vì chào bán cổ phiếu riêng lẻ không cần đến “vị trí – uy tín thương trường” nhiều như chào bán cổ phiếu ra công chúng. Tuy nhiên với những điều kiện chào bán cổ phiếu riêng lẻ được đặt ra thì không dễ dàng đến thế.

Trước đây theo quy định của Nghị định 01/2010/NĐ-CP thì chủ thể chào bán cổ phần riêng lẻ bao gồm: CTCP; các DN chuyển đổi thành CTCP, ngoại trừ DN 100% vốn nhà nước chuyển đổi thành CTCP. Theo công văn 14285/BTC- UBCK về thực hiện một số điều của chỉ thị 20/2008/CT-TTg thì chủ thể chào bán chứng khoán riêng lẻ bao gồm: công ty đại chúng; CTCP chứng khoán; ngân hàng thương mại cổ phần; công ty tài chính cổ phần; CTCP bảo hiểm; công ty không phải là CTCP. Mặc dù quy định về các chủ thể này có điểm cụ thể nhất định tuy nhiên lại không mang tính khái quát, gói gọn được như quy định tại Nghị định 01/2010/NĐ-CP. Khi so với Nghị định 01/2010/NĐ-CP thì Điều 3 Nghị định 58/2012/NĐ-CP có sự thay đổi về chủ thể chào bán cổ phiếu riêng lẻ bao gồm: CTCP được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp (LDN) và các văn bản pháp luật liên quan; công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) chào bán cổ phiếu riêng lẻ để chuyển đổi thành CTCP. Có thể thấy, lúc này phạm vi chủ thể chào bán cổ phần riêng lẻ đã được xác định rõ ràng và cụ thể hơn. Nhưng Nghị định 60/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung cho Nghị định 58/2012/NĐ-CP đã xóa bỏ Điều 3 của Nghị định 58/2012/NĐ-CP và thay vào đó là thu hẹp hơn về đối tượng áp dụng quy định về chào bán riêng lẻ tại Nghị định 58/2012/NĐ-CP, theo đó, chỉ bao gồm công ty đại chúng và tổ chức kinh doanh chứng khoán để đảm bảo phù hợp với quy định tại Điều 123 LDN năm 2014. Như vậy công ty chưa đại chúng không còn bị coi “ là bị bỏ quên” như ở Nghị định 58/2015/NĐ- CP nữa mà Chính phủ chính thức chỉ quy định hướng dẫn đối với công ty đại chúng và tổ chức kinh doanh chứng khoán mà thôi. Còn lại với các CTCP không phải là CTCP đại chúng thì thực hiện theo quy định tại Điều 123 LDN năm 2014. Vì thế, các chủ thể có quyền chào bán cổ phiếu riêng lẻ bao gồm: CTCP không phải là CTCP đại chúng; công ty đại chúng; tổ chức kinh doanh chứng

khoán (pháp luật về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ của tổ chức kinh doanh chứng khoán được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính không nằm trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận).

Hoạt động chào bán cổ phiếu riêng lẻ chủ yếu được DN thực hiện khi tiến hành thành lập hoặc tiến hành huy động vốn:

(i) Khi thành lập


CTCP có hai dạng chính là dạng được đăng ký từ khi đăng ký kinh doanh hoặc do kết quả của quá trình chuyển đổi hình thức sở hữu, loại hình công ty.

Khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các cổ đông sáng lập tiến hành góp vốn, mua cổ phần. Các cổ đông có thể cùng nhau mua toàn bộ cổ phần hoặc chào bán cổ phần ra bên ngoài để bảo đảm góp đủ số vốn cần thiết. Luật Doanh Nghiệp năm 2014 (LDN năm 2014) quy định cụ thể, chi tiết hoạt động góp vốn, mua cổ phần, chào bán, thanh toán cổ phần... của cổ đông sáng lập khi thành lập CTCP.

Điều 119 LDN năm 2014 quy định: “Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký DN”. Như vậy, tại thời điểm tiến hành đăng ký kinh doanh CTCP đã thực hiện hoạt động chào bán cổ phần của công ty cho các thành viên sáng lập hoặc ngoài thành viên sáng lập với mục đích đáp ứng số vốn đăng ký điều lệ. Hoạt động chào bán cổ phần này thực chất chính là hoạt động chào bán cổ phần riêng lẻ.

(ii) Khi tăng vốn điều lệ


Trước khi Nghị định 01/2010/NĐ-CP được thay thế, khó khăn đối với DN không chỉ đơn giản là việc nắm bắt, tuân thủ những quy định thường xuyên thay đổi, khó dự báo mà trực tiếp và dễ thấy hơn trong trường hợp này đó là những thiệt hại về tiền, về kinh tế từ những quy định hạn chế nói trên. Vì vậy, để tránh việc lúng túng như trong việc áp dụng Nghị định 01/2010 và quy định liên quan… DN chỉ biết chờ, trong lúc các kế hoạch huy động vốn, tăng vốn, các dự

án đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh cần vốn cũng chờ theo, thiệt hại về kinh tế là điều khó tránh khỏi.

Trong quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh của mình CTCP có quyền thực hiện thêm nhiều đợt chào bán cổ phần của mình để huy động thêm vốn với mục đích mở rộng kinh doanh, thực hiện các dự án đầu tư, tìm kiếm và giữ chân các đối tác chiến lược của công ty.

Hiện nay, Điều 122 LDN năm 2014 quy định: “Chào bán cổ phần là việc công ty tăng thêm số lượng cổ phần được quyền chào bán và bán các cổ phần đó trong quá trình hoạt động để tăng vốn điều lệ. Chào bán cổ phần có thể thực hiện theo một trong các hình thức sau đây: (a) Chào bán cho các cổ đông hiện hữu;

(b) Chào bán ra công chúng; (c) Chào bán cổ phần riêng lẻ.


Điều 124 LDN năm 2014 cũng quy định về việc chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu. Như vậy, hành vi này cũng có một phần bản chất của hoạt động chào bán cổ phần riêng lẻ (được hiểu là chào bán trong nội bộ công ty) vì đối tượng được chào bán là các cổ đông hiện hữu, không có sự tham gia của nhà đầu tư bên ngoài (Trừ trường hợp số lượng cổ phần dự kiến chào bán không được cổ đông và người nhận chuyển quyền ưu tiên mua đăng ký mua hết thì Hội đồng quản trị có quyền bán số cổ phần được quyền chào bán còn lại đó cho cổ đông của công ty hoặc người khác theo cách thức hợp lý với điều kiện không thuận lợi hơn so với những điều kiện đã chào bán cho các cổ đông). Quy định này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của các cổ đông chiến lược khi DN chào bán chứng khoán riêng lẻ.

Về hạn chế đối tượng chào bán riêng lẻ: Cụ thể, theo quy định tại Nghị định 60/2015/NĐ-CP đối với chào bán cổ phiếu để hoán đổi lấy cổ phiếu của CTCP chưa đại chúng hoặc chào bán cho một hoặc một số cổ đông xác định để hoán đổi cổ phiếu của công ty đại chúng khác hoặc chào bán cổ phiếu để hoán đổi lấy phần vốn góp tại công ty TNHH thì tổ chức phát hành không phải là công ty mẹ của tổ chức được chào bán cổ phiếu; hoặc cả hai tổ chức này không phải là các công ty con của cùng một công ty mẹ. Đây là một quy định hợp lý. Việc xác

định mối quan hệ mẹ - con giữa hai DN không quá khó khăn nhờ các thông tin trên báo cáo tài chính của công ty đại chúng. Tuy nhiên, mối quan hệ "anh - em", các công ty con của cùng một công ty mẹ lại hiếm khi được công khai nếu công ty mẹ không có nghĩa vụ công bố thông tin. Việc phát hành cổ phiếu, đặc biệt trường hợp phát hành cổ phiếu cấn trừ công nợ, không hiếm trường hợp xuất hiện nhà đầu tư được chào bán là "người quen" của tổ chức phát hành. Việc hạn chế các đối tượng có liên quan tới tổ chức phát hành (gồm công ty con của tổ chức phát hành và các công ty cùng công ty mẹ với tổ chức phát hành) sẽ giúp hạn chế dòng vốn chạy vòng quanh và những rủi ro do sở hữu chéo.

2.1.2. Quy định về chủ thể chào bán trái phiếu riêng lẻ

Theo quy định của LDN và pháp luật khác có liên quan thì chủ thể chào bán trái phiếu riêng lẻ bao gồm: CTCP, công ty nhà nước, công ty TNHH, Chính phủ, Chính quyền địa phương với quyền năng chào bán trái phiếu riêng lẻ khác nhau. Chính phủ cũng như chính quyền đia phương chào bán trái phiếu riêng lẻ phục vụ cho đầu tư phát triển, bù đắp thiếu hụt tạm thời cho ngân sách nhà nước. Hoạt động chào bán trái phiếu của các chủ thể này thường có quy định riêng, không thuộc phạm vi nghiên cứu của khóa luận. Trong đó, công ty TNHH có phần vốn góp được chia thành nhiều phần bằng nhau nhưng không thể hiện dưới hình thức cổ phần và rất khó chuyển nhượng ra bên ngoài (Điều kiện chuyển nhượng vốn góp nội bộ theo Điều 53 LDN năm 2014). Chủ thể này không được huy động vốn bằng chào bán cổ phiếu. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động công ty TNHH được chào bán trái phiếu để tăng vốn vay.

Như vậy, so với chào bán cổ phiếu riêng lẻ thì hoạt động chào bán trái phiếu riêng lẻ có phạm vi chủ thể chào bán rộng hơn.

2.2. Quy định về điều kiện chào bán chứng khoán riêng lẻ


2.2.1. Quy định về điều kiện chào bán cổ phần riêng lẻ

Trước đây, Điều 8 Nghị định 01/2010 có quy định điều kiện chào bán cổ phần riêng lẻ gồm: (a) Là DN thuộc đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này

(CTCP; các DN chuyển đổi thành CTCP, ngoại trừ các DN 100% vốn nhà nước chuyển đổi thành CTCP). (b) Có quyết định thông qua phương án chào bán cổ phần riêng lẻ và phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị theo Điều lệ công ty hoặc ủy quyền của Đại hội đồng cổ đông cho Hội đồng quản trị (đối với CTCP); hoặc Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty (đối với công ty TNHH chuyển thành CTCP); hoặc chủ DN 100% vốn nước ngoài, Hội đồng quản trị DN liên doanh (đối với DN có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi thành công ty cổ phần); Phương án chào bán phải xác định rõ đối tượng và số lượng nhà đầu tư được chào bán dưới 100 nhà đầu tư và hạn chế chuyển nhượng cổ phần tối thiểu trong vòng 01 năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán; Trường hợp chào bán cho các đối tác chiến lược, tổ chức chào bán phải xây dựng tiêu chí xác định, lựa chọn đối tác chiến lược. Đối tác chiến lược là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có năng lực tài chính, quản trị DN; chuyển giao công nghệ mới, cung ứng nguyên vật liệu, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm; gắn bó lợi ích lâu dài với DN; Những người có quyền lợi liên quan đến đợt chào bán riêng lẻ không được tham gia biểu quyết thông qua Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông về việc này. (c) Có hồ sơ đăng ký chào bán cổ phần riêng lẻ đầy đủ và hợp lệ theo quy định tại Điều 9 Nghị định này gửi tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm nhất 20 ngày trước ngày dự kiến thực hiện việc chào bán, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác. (d) Trường hợp tổ chức chào bán là DN thuộc lĩnh vực ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, ngoài việc phải đáp ứng các quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này, phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành liên quan. (e) Các đợt chào bán riêng lẻ phải cách nhau ít nhất sáu tháng.

(f) Đảm bảo tuân thủ các quy định về tỷ lệ góp vốn, hình thức đầu tư, trong trường hợp có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài.

Với những quy định đó thấy rằng pháp luật Việt Nam vẫn còn nặng nề trong các yêu cầu về thủ tục hành chính mà một CTCP phải thực hiện khi chào bán cổ phần riêng lẻ. Theo nguyên lý nói trên thì quyền chào bán cổ phần là quyền có tính chất tự nhiên, tạo nên đặc trưng của CTCP. Do đó, pháp luật chỉ

Xem tất cả 66 trang.

Ngày đăng: 08/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí