Phân Bổ Số Lượng Phiếu Điều Tra Tại Địa Bàn Nghiên Cứu


Bước 2: Địa bàn điều tra:

Địa bàn điều tra chỉ bám sát cộng đồng dân cư vùng hồ thủy điện Hòa Bình gồm các xã, phường thuộc các huyện Cao Phong, Tân Lạc, Đà Bắc, Mai Châu và thành phố Hòa Bình, các du khách gặp ngay tại các điểm du lịch thuộc vùng hồ thủy điện Hòa Bình.

Bảng 2.1: Phân bổ số lượng phiếu điều tra tại địa bàn nghiên cứu


TT

Huyện/TP

Khách du lịch

Người dân địa phương

Cán bộ quản lý

1

TP Hòa Bình

Thung Nai

10

4

1

2

Cao Phong

Bình Thanh

10

4

1

Thái Thịnh

10

4

1

3

Mai Châu

Sơn Thủy

20

8

2


4


Đà Bắc

Vầy Nưa

10

4

1

Tiền Phong

10

4

1

Hiền Lương

10

4

1

5

Tân Lạc

Suối Hoa

20

8

2


Tổng số:

100

40

10

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch tại khu vực vùng hồ thủy điện Hòa Bình - 5

Bước 3: Chọn khách du lịch để điều tra:

Nghiên cứu tập trung vào các đối tượng khách du lịch nội địa đến tham quan, du lịch và lưu trú tại nhiều địa điểm khác nhau thuộc các xã vùng hồ thủy điện Hòa Bình. Khách du lịch được lựa chọn để phỏng vấn có độ tuổi từ 18 đến 60 tuổi, không phân biệt giới tính.

Bước 4: Thời gian điều tra:

Do vùng hồ thủy điện Hòa Bình có các địa điểm du lịch tương đối đa dạng để đảm bảo thông tin chính xác cần tiến hành điều tra trong thời gian 2 tháng thực tế kết hợp với thu thập số liệu cung cấp bởi ban quản lý rừng phòng hộ sông Đà, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, “Niên giám thống kê” tỉnh Hòa Bình, Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Hòa Bình.

Khảo sát thực địa với các nội dung tìm hiểu các tài nguyên du lịch, dịch vụ sẵn có, cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có và đời sống, trình độ nhận thức về du lịch sinh thái của Người dân địa phương; Thực trạng hoạt động du lịch, đánh giá


và tìm hiểu thêm các yếu tố tạo nên các sản phẩm cho loại hình du lịch. Thời gian cụ thể thực hiện như sau:

Đi thực địa tại xã Thái Thịnh, Thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình từ ngày 01 tháng 06 năm 2020 đến ngày 15 tháng 06 năm 2020.

Đi thực địa tại các xã Thung Nai, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình từ ngày 16 tháng 06 năm 2020 đến ngày 30 tháng 06 năm 2020.

Đi thực địa tại xã Suối Hoa, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình từ ngày 01 tháng 07 năm 2020 đến ngày 15 tháng 07 năm 2020.

Đi thực địa tại xã Sơn Thủy, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình từ ngày 16 tháng 08 năm 2020 đến ngày 31 tháng 08 năm 2020.

Đi thực địa tại xã Vầy Nưa, xã Tiền Phong, xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình từ ngày 01 tháng 09 năm 2020 đến ngày 15 tháng 09 năm 2020.

2.4.3. Phương pháp điều tra thực địa

- Phương pháp này nhằm điều tra, phát hiện các thông tin, nội dung cần thiết phục vụ mục đích nghiên cứu. Phương pháp này thường kết hợp với phương pháp điều tra xã hội học để nhằm đạt được kết quả cao nhất như mong muốn. Điều tra thực địa sẽ giúp góp phần phát hiện những giá trị du lịch phục vụ mục đích đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động du lịch tại khu vực vùng hồ thủy điện Hòa Bình. Bên cạnh đó phương pháp này cũng nhằm mục đích đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến đa dạng sinh học. Phương pháp này chủ yếu tiến hành quan sát và điều tra thực tế tại các tuyến, điểm du lịch tại vùng hồ thủy điện Hòa Bình.

* Phương pháp khảo sát theo tuyến:

Đi thực địa theo tuyến - khảo sát và đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến đa dạng sinh học trên các tuyến điểm du lịch của vùng hồ thủy điện Hòa Bình, các địa điểm xây dựng làm dịch vụ, cụ thể các tuyến và điểm điều tra:

- Tuyến Tuyến Vầy Nưa - Pu Canh;

- Tuyến Xóm Điêng (Tiền Phong) - Núi Biều (Cao Sơn);


- Tuyến thành phố Hòa Bình - Pu Canh - bản Nhạp (Đồng Chum), bản Thằm Luồng (Đoàn Kết).

- Xã Đồng Bảng, huyện Mai Châu.

* Phương pháp Ma trận môi trường

Phương pháp ma trận là phương pháp bán định lượng cho phép phân tích, đánh giá được tác động của các hoạt động du lịch đến ĐDSH. Trong đó, các hoạt động của hoạt động du lịch và các yếu tố bị tác động được liệt kê theo hàng ngang và hàng dọc.

- Xác định các hoạt động quan trọng của hoạt động du lịch: Những hoạt động quan trọng của hoạt động du lịch được xác định là những hoạt động có thể dẫn đến khai thác quá mức tài nguyên, gây ảnh hưởng đến đa dạng sinh học.

- Xác định các thành phần có thể bị ảnh hưởng bởi hoạt động du lịch: Với mục đích đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến ĐDSH. Nên các yếu tố tác động được lựa chọn để đánh giá trong luận văn gồm: Động vật rừng, thực vật rừng, hệ sinh thái rừng.

- Lập bảng ma trận: Với các hàng theo chiều ngang là những hoạt động chủ yếu của du lịch có thể gây tác động đến đa dạng sinh học và các hàng theo chiều dọc là những thành phần ĐDSH có thể bị tác động bởi hoạt động của du lịch.

Lập bảng đánh giá tác động của hoạt du lịch đến tài nguyên môi trường tại vùng hồ thủy điện Hòa Bình.

Các hoạt động


Các thành phần MT

Cắm trại

Lữ hành

Dịch vụ ăn uống

Lưu trú

Mua sắm


Tổng

…………………………….







Tổng







Cách cho điểm vào các ô trong bảng ma trận:

- Cho điểm về mức tác động (M) của mỗi hoạt động đến một thành phần ĐDSH, thang điểm mức tác động từ 0 đến 10 (tác động mạnh nhất trong các phương


án có thể) và có dấu (-) nếu là tác động tiêu cực, dấu (+) nếu là tác động tích cực.

- Cho điểm về tầm quan trọng (P) của từng hoạt động với từng thành phần môi trường từ 1 đến 10 (là rất quan trọng so với các hoạt động khác).

- Cho điểm về trọng số (Pc) của thành phần môi trường từ 0.1 đến 1.0 (quan trọng nhất trong số các thành phần môi trường).

- Xác định mức tác động tổng cộng.

- Xác định mức tác động đã điều chỉnh theo tầm quan trọng của các thành phần ĐDSH.

Phân tích tác động: Căn cứ vào số liệu ở các hàng và cột của bảng ma trận môi trường để phân tích tác động của hoạt động du lịch đến đa dạng sinh học, trong đó xác định được các thành phần ĐDSH bị tác động và những hoạt động của du lịch tác động mạnh nhất đến ĐDSH hay nguyên nhân gây tác động đến ĐDSH.

Trên cơ sở phân tích tác động của hoạt động du lịch, để đánh giá đề xuất những biện pháp bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học.

2.4.4. Xử lý, tính toán số liệu nội nghiệp

2.4.4.1. Tính toán sức chứa du lịch:

Hồ thủy điện Hòa Bình lượng khách tham quan ngày càng tăng, phân bố không đều theo không gian (theo các điểm, tuyến du lịch) và thời gian (theo mùa) nên việc xác định sức chứa du lịch tương đối khó khăn. Do vậy cần phân biệt các loại sức chứa theo tiêu chí sử dụng và khai thác. Vận dụng phương pháp của TS. Võ Quế - Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch đã thực hiện cho một số khu du lịch quốc gia có điều kiện tương tự (Hồ Núi Cốc). Để tính toán sức chứa của hồ thủy điện Hòa Bình, áp dụng công thức của A.M.Cifuentes và H.Cebaloos- Lascurain, trong đó:

- Khả năng chịu tải vật lý (PCC-Physical physical carrying capacity) là giới hạn tối đa cho phép về số lượng khách đến tham quan du lịch tại hồ thủy điện Hòa Bình trong thời gian nhất định là:


PCC = A .D.Rf (1)

Trong đó A là diện tích mặt nước của khu vực hồ thủy điện Hòa Bình.

D là diện tích cần thiết để đáp ứng nhu cầu khách đến tham quan hay còn gọi là mật độ khách được đáp ứng trên diện tích m2.

Rf (Rotation factor) là số lượng khách tham quan tối đa cho 01 ngày tại điểm tham quan trên hồ và nước mặt.

Thông thưởng Rf được tính bằng số thời gian được phép lưu lại điểm, khu vực tham quan/số thời gian khách lưu lại tham quan tại điểm đó, Rf được tính theo công thức:

Rf = Tcp/ Ttq (2)

Trong đó: Tcp là thời gian cho phép tham quan; Ttq: là thời gian khách lưu lại điểm tham quan.

- Sức chịu tải thực tế (ERCC- Effective Real Carrying Cappacity) là số lượng khách và thời gian tham quan tối đa phù hợp với điều kiện khu vực cho phép, đủ khả năng kiểm soát tác động nhưng thỏa mãn thời gian, số lượng Người tại điểm tham quan.

Công thức được tính như sau:

ERCC = PCC-Cf1- Cf2- Cf3- …- Cfn. (3)

Trong đó: Cfi (Conrrective factor) thưởng được gọi là hệ số giới hạn cho phép hay là hệ số các yếu tố tiêu cực cần phải loại trừ để tránh tác động xấu đến khu vực nước trong hồ thủy điện Hòa Bình thưởng được áp dụng tiêu chuẩn hoặc ngưỡng giới hạn cho phép khi áp dụng cho việc tính toán đến tác động ảnh hưởng. Các hệ số này được tính toán theo tỷ lệ phần trăm. Vì vậy ERCC của hồ thủy điện Hòa Bình có thể viết lại như sau:

ERCC=PCC. ((100- Cf1)/ 100). ((100- Cf2)/100)…((100- Cfn)/100) (4)

Hệ số giới hạn được tính là:

Cfi =Mi/Mt

Trong đó: Mi là giá trị giới hạn của yếu tố tác động thứ i, Mt là tổng các giá


trị giới hạn cho một điểm trên mặt hồ hay trên đảo của hồ mà khách du lịch đến tham quan.

Bảng tổng hợp kết quả tính toán sức chứa hồ thủy điện Hòa Bình thể hiện theo các mẫu biểu 10.

2.4.4.2. Tổng hợp và phân tích số liệu

Số liệu thu thập thông qua phiếu điều tra được tổng hợp, lượng hóa và phân tích nhằm phục vụ các nội dung nghiên cứu.


Chương 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU


3.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Hồ Hòa Bình là một trong 46 khu du lịch có tiềm năng phát triển thành khu du lịch Quốc gia. Hồ nằm trong vùng Trung du miền núi phía Bắc, liền kề với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận. Đây là điều kiện thuận lợi thu hút khách du lịch, khách công vụ, đặc biệt là khách nghỉ cuối tuần từ Hà Nội và các tỉnh thuộc tiểu vùng Tây bắc đến tham quan nghỉ dưỡng.

Hồ Hòa Bình có chiều dài khoảng 70 km, nằm trải rộng trên địa bàn 17 xã ở 5 huyện, thành phố là: huyện Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu, Đà Bắc và Thành phố Hòa Bình. Hồ được hình thành sau khi có công trình thuỷ điện Hoà Bình, rộng từ 1- 2 km, sâu từ 80 - 120 m, dung tích gần 9,5 tỷ m3 nước. Trong hồ có 47 đảo lớn nhỏ, trong đó có 11 đảo đá vôi với diện tích 116 ha và 36 đảo núi đất diện tích 157,5 ha.

Theo các quy hoạch, ranh giới Khu du lịch Hồ Hòa Bình được xác định như sau:

- Phía Đông Bắc - Thành phố Hòa Bình có: Xã Thái Bình, xã Thái Thịnh, phường Tân Thịnh và phường Phương Lâm.

- Phía Đông Nam - Huyện Cao Phong có: Xã Bình Thanh và xã Thung Nai.

- Phía Nam - Huyện Tân Lạc có: Xã Ngòi Hoa và xã Trung Hoà (nay là xã Suối Hoa).

- Phía Bắc- Huyện Đà Bắc có: Xã Đồng Ruộng, Toàn Sơn, Hiền Lương, Tiền Phong, Vầy Nưa, Yên Hoà, Tân Dân và một phần xã Cao Sơn (có bản Sưng).

- Phía Tây, Tây Nam - Huyện Mai Châu có: Xã Phúc Sạn, Tân Mai (nay là xã Sơn Thủy). Khu bảo tồn thiên nhiên Pu canh - Đà Bắc.

Thiên nhiên ưu đãi, tài nguyên du lịch có tiềm năng lớn về cảnh quan khí hậu


đồng thời có nền văn hóa Hòa Bình nổi tiếng, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái.

3.1.2. Địa hình địa thế

Vùng hồ thủy điện Hòa Bình chủ yếu là đồi núi (núi có độ cao từ 200m - 700m), bị chia cắt nhiều bởi hệ thống khe suối và các dải núi cao; diện tích núi đá vôi lớn; các con suối thường dốc và ngắn, nước chảy xiết gây ra lũ và sạt lở đất cục bộ. Liền kề với khu vực còn có các đỉnh núi cao trên 1000m, các dải núi cao có độ dốc lớn, bình quân trên 300, nhiều vực thẳm và suối sâu dẫn nước ra hồ sông Đà. Hướng nghiêng chính của địa hình thấp dần từ Tây bắc theo hướng Đông nam.

3.1.3. Khí hậu thủy văn

3.1.3.1. Khí hậu

Khu vực hồ Hoà Bình năm trong vành đai vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 đặc điểm của mùa này thời tiết nắng nóng, nhiệt độ, ẩm độ cao, lượng mưa lớn chiếm trên 88% lượng mưa cả năm; xuất hiện gió lốc, gió lào, mưa đá tập trung chủ yếu vào các tháng 6, 7. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau đặc điểm mùa này thời tiết khô hanh nhiệt độ, ẩm độ thấp, có mưa phùn giá rét, sương muối thường xuất hiện vào các tháng 1 và tháng 12.

(Theo tài liệu Trạm khí tượng - Thuỷ văn Hoà Bình).

- Nhiệt độ không khí: Cao nhất 38,0C, thấp nhất 50C, bình quân 24- 25,0C.

- Lượng mưa: Tổng lượng mưa cả năm 1.800 - 2.000 mm: Mùa mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa bình quân 1.400 - 1.600 mm, chiếm 88 % lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa bình quân 200 mm , chiếm 12 % tổng lượng mưa cả năm .

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm trung bình 84,5%, tháng cao nhất 97,7%, tháng thấp nhất 75,6%

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/09/2022