Pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam - 2

cứu lĩnh vực này, chúng ta chỉ có thể tập trung vào một số văn bản pháp luật chung như Luật Chứng khoán, Nghị định số 58/2012/NĐ – CP của Chính phủ ngày 20/07/2012 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Nghị định số 85/2010/NĐ - CP của Chính phủ ngày 02/08/2010 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, Thông tư 204/2012/TT – BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn hồ sơ, thủ tục đăng kí chào bán chứng khoán ra công chúng, Quyết định số 13/2007/QĐ-BTC ngày 13 tháng 3 năm 2007 Ban hành Mẫu bản cáo bạch trong Hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng và Hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán, Quyết định số 787/2004/QĐ – NHNN ngày 24/06/2004 của Thống đốc ngân hàng nhà nước ban hành Quy định tạm thời về việc Ngân hàng thương mại cổ phần đăng ký niêm yết và phát hành cổ phiếu ra công chúng.Bên cạnh đó, các văn bản này còn không ít những bất cập, chồng chéo giữa pháp luật và thực tiễn áp dụng. Đó là bất cập về điều kiện thực hiện chào bán. Các quy định về điều kiện chào bán khá cụ thể nhưng không đầy đủ, chưa có cơ chế kiểm soát báo cáo tài chính của ngân hàng phát hành. Cùng với đó, thủ tục tiến hành chào bán còn phức tạp, trải qua nhiều công đoạn khắt khe với thời gian dài gần hai tháng khiến các chủ thể tham gia IPO bị bỏ lỡ cơ hội đầu tư. Như vậy, việc điều chỉnh pháp lý các hoạt động này chưa mang lại hiệu quả cao, chưa khuyến khích được các NHTMCP tăng tỉ lệ chào bán cổ phiếu ra công chúng.

Hơn nữa trước xu hướng hội nhập kinh tế trong nước với kinh tế quốc tế cần xây dựng một hệ thống các quy định pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP hoàn thiện, đồng bộ, thống nhất phù hợp với tình hình phát triển đất nước cũng như phù hợp với chuẩn mực chung của khu vực và quốc tế, phát huy được vai trò tích cực của hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP nói riêng và của thị trường chứng khoán nói chung. Trước tình hình đó, tôi đã quyết định chọn đề tài luận văn:“Pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam” để nghiên cứu.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Nghiên cứu về hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng đã được xem xét trong một số đề tài nghiên cứu cấp Bộ do UBCK và Bộ Tư pháp chủ trì. Những công trình nghiên cứu đã đưa ra cơ sở lý luận quan trọng cho sự vận hành và hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngoài ra, đề tài về chào bán cổ phiếu ra công chúng cũng được nghiên cứu ở một số luận văn thạc sỹ ở các khía cạnh khác nhau. Ví dụ: đề tài “Pháp luật về phát hành chứng khoán công ty ở Việt Nam

– thực trạng và phương hướng hoàn thiện” của Nguyễn Minh Hiếu năm 2008, đề tài “Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng theo pháp luật Việt Nam” của Vũ Thị Minh Thu năm 2008, đề tài “Pháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng công ty cổ phần Việt Nam, những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Nguyễn Minh Hằng năm 2010….Bên cạnh các công trình lớn còn có các bài bình luận, nghiên cứu về vấn đề này ở một số báo và tạp chí: Nhà nước và pháp luật, Chứng khoán Việt Nam, Đầu tư chứng khoán, Tạp chí ngân hàng…Tuy nhiên việc nghiên cứu hoạt động chào bán cổ phiếu ở khía cạnh chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP còn là đề tài kén người tham gia, số lượng công trình đi sâu vào nghiên cứu không nhiều. Xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài trong giai đoạn hiện nay và thực tiễn tình hình nghiên cứu, chúng ta cần có nhiều hơn nữa các công trình phân tích, tổng hợp về vấn đề này để nhằm hỗ trợ và phát triển hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP.

3. Phạm vi nghiên cứu đề tài

Xuất phát từ đề tài đã chọn, luận văn sẽ phân tích về hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP nhằm đưa ra những phương hướng và giải pháp nhất định. Chủ yếu luận văn phân tích các quy định pháp lý trong pháp luật Việt Nam được đề cập trong Luật Chứng khoán, Luật các Tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn, thông tư, nghị định như Nghị định số 58/2012/NĐ – CP ngày 20/07/2012 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Thông tư số 40/2011/TT-NHNN quy định về việc cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của

TCTDnước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng, Nghị định số 85/2010/NĐ - CP ngày 02/08/2010 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, Quyết điṇ h số 20/2008/QĐ – NHNN ban

hành ngày 4 tháng 7 năm 2008 về viêc

̉ a đổi bổ sung môt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

số điều của Quy điṇ h về

cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và vốn điều lệcủa Ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và nhân dân, Thông tư số 24/2011/TT-NHNN ngày 31/08/2011 về việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động ngân hàng theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước, T h ô n g t ư số 204/2012/TT-BTC ngày 19/11/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn Hồ sơ, thủ tục chào bán chứng khoán ra công chúng …và lấy thực tiễn làm cơ sở kiểm nghiệm.

Pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam - 2

4. Mục đích nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP trên khía cạnh pháp lý và thực tiễn áp dụng pháp luật về vấn đề này tại Việt Nam. Bên cạnh việc xem xét định nghĩa, đặc điểm, bản chất và trình tự cơ bản để tiến hành chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP thì còn so sánh với cách thức áp dụng trong thực tế để thấy được tính khả thi và phù hợp của quy định pháp lý như thế nào. Trên cơ sở đó, đánh giá những vấn đề còn vướng mắc, những quy định pháp lý còn bất cập, đưa ra phương hướng hoàn thiện hơn nữa pháp luật về hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP.

5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, lấy quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về phương diện thị trường vốn nói chung và phương diện TTCK nói riêng làm cơ sở lý luận. Bên cạnh đó, luận văn còn triệt để sử dụng phương pháp thống kế, phương pháp duy vật lịch sử để xem xét quá trình hình thành, phát triển một cách khách quan và sự vận động nội tại bên trong của TTCK, cụ thể đi sâu vào hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP.

Phương pháp so sánh giữa quy định pháp lý và thực tiễn áp dụng pháp luật để thấy được những vấn đề bất cập được sử dụng một cách triệt để. Cùng với đó là sự so sánh có phân tích với quy định pháp luật của một số quốc gia trên thế giới,

xem xét mô hình và học hỏi kinh nghiệm. Ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp tổng hợp, quy nạp, diễn giải...để làm sàn đỡ các nội dung nghiên cứu trong đề tài. Đây là cơ sở quan trọng để đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP ở Việt Nam.

6. Những đóng góp mới của luận văn

Trên cơ sở nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ thực trạng pháp luật hiện hành về chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP, luận văn sẽ làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn, đề xuất quy định đặc thù nhằm giải quyết một cách có hiệu quả các vấn đề pháp lý liên quan đến lĩnh vực này. Cụ thể luận văn sẽ có những đóng góp mới sau đây:

- Nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc áp dụng cơ chế riêng cho các vấn đề liên quan đến chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP.

- Xác định những điểm đặc thù trong hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP so với chào bán chứng khoán ra công chúng của các chủ thể khác.

- Nhận diện và trình bày những mô hình pháp lý áp dụng cho hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP.

- Đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này, từ đó xác định những vướng mắc, khó khăn của việc áp dụng pháp luật.

- Kiến nghị phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP ở Việt Nam.

7. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn chia làm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần.

Chương 2: Thực trạng pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam.

Chương 3: Phương hướng hoàn thiện pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam.

CHƯƠNG 1:NHỮ NG VẤ N ĐỀ CƠ BẢ N VỀ CHÀ O BÁ N CỔ PHIẾ U RA

CÔNG CHÚ NG CỦ A NGÂN HÀ NG THƯƠNG MAI

̉ PHẦ N


1.1 Khái niệm, đặc điểm chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần.

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần.

Sư ̣ ra đời của cổ phiếu là một thành tựu to lớn đối với hoạt động kinh doanh và là cơ sở quan trọng để mở rộng quy mô sản xuất . Có thể thấy rằng cổ phiếu gắn chăṭ với những phát minh lớn ở cuối thế kỉ XIX và trong suốt thế kỉ XX đầy sôi

đôṇ g, cổ phiếu tiếp tuc

là cái phao nâng đỡ con tàu tiến bô ̣của loài người trên con

đường tìm cái mới. Giáo sư Wolfran Engel trong tác phẩm “Thi ̣trườ ng chứ ng khoá n và công ty cổ phần” đã khẳng điṇ h “Không có sá ng k iến tìm ra cổ phần thì không

thể nghĩ đến phá t triển . Cổ phần đã trở thà nh công cụ để chuyển moi dà nh dum

trong tầng lớ p dân cư và o đầu tư sản xuất . Cổ phần tao

điều kiên

tá ch bac̣ h chứ c

năng của nhà kinh doanh vớ i chứ c năng của nhà cấp vốn . Môt ngườ i có tà i kinh

doanh có thể trở thà nh nhà kinh doanh kể cả khi anh ta không già u” .

Cổ phiếu là môt trong cać loaị chứ ng khoań cơ ban̉ , gắn chăṭ với sư ̣ ra đời và

phát triển của công ty cổ phần. Trên thế giới có rất nhiều cách hiểu về cổ phiếu:

_ Theo Francis Lemenier trong cuốn “Nguyên lý thưc

hà nh luât

thương mai ,

luât

kinh doanh” về L uâṭ Pháp thì cổ phiếu là chứ ng thư xác nhân

quyền sở ̃u

môt

tài sản nhất đ ịnh nên được coi là tài sản thực sự . Cổ phiếu tồn taị dưới daṇ g

chứ ng thư , có mệnh giá , thời han

hiêu

lưc

ít ra bằng thời han

tồn taị của doanh

nghiêp

ghi trong điều lê.̣

_ Theo Luật Chứng khoán Cộng hòa Belarus ngày 12 tháng 3 năm 1992thì:

Cổ phiếu là một chứng khoán, chứng nhận quyền của người sở hữu đối với phần tiền đóng góp trong tài sản của công ty, cho phép người này nhận phần chia lợi nhuận của công ty là cổ tức và tham gia quản lý công ty”.

_ Theo Luâṭ Chứ ng khoán Việt Nam năm 2006, cổ phiếu là loaị chứ ng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.

_ Theo Điều 85 Luâṭ Doanh nghiêp 2005:

Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc không ghi tên. Cổ phiếu phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;

b) Số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) Số lượng cổ phần và loại cổ phần;

d)Mệnh giá mỗi cổ phần và tổng mệnh giá số cổ phần ghi trên cổ phiếu;

đ) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của cổ đông là tổ chức đối với cổ phiếu có ghi tên;

e) Tóm tắt về thủ tục chuyển nhượng cổ phần;

g) Chữ ký mẫu của người đại diện theo pháp luật và dấu của công ty;

h) Số đăng ký tại sổ đăng ký cổ đông của công ty và ngày phát hành cổ phiếu;

i) Các nội dung khác theo quy định tại các điều 81, 82 và 83 của Luật này đốivới cổ phiếu của cổ phần ưu đãi.

Như vậy có thể thấy cổ phiếu tồn taị dưới dạng xác định được như chứng chỉ, bút toán ghi sổ… xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành.

Khoản 3 Điều 2 Thông tư số 40/2011/TT-NHNN quy định về việc cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng:“Ngân hàng thương mại cổ phần làngân hàng thương mại được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần”. Vậy nên trong luận văn này cổ phiếu của NHTMCP sẽ được nghiên cứu dưới góc độ cổ phiếu của công ty cổ phần tuy nhiên vẫn có những đặc điểm riêng biệt của NHTMCP.

Theo Khoản 4 Điều 2 Quyết điṇ h số 1122/2001/QĐ-NHNN của NHNN ban hành ngày 4 tháng 9 năm 2001 Quy định về cổ đông , cổ phần, cổ phiếu và vốn điều

lệcủa Ngân hàng thương mại cổ phần của Nhà nước và nhân dân và Quyết điṇ h sô

20/2008/QĐ – NHNN ban hành ngày 4 tháng 7 năm 2008 về viêc sử a đổi bổ sung

môt

số điều của Quy điṇ h về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và vốn điều lệcủa Ngân hàng

thương mại cổ phần của Nhà nước và nhân dân thì: “Cổ phiếu là chứng chỉ do Ngân hàng thương mại cổ phần phát hành xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của Ngân hàng thương mại cổ phần đó. Cổ phiếu của Ngân hàng thương mại cổ phần có thể có ghi tên và không ghi tên theo qui định của Điều lệ Ngân hàng thương mại cổ phần”.

Điều lê ̣của các NHTMCP cũng thống nhất vớ i quy điṇ h này , cụ thể như Điều lệ NHTMCP Techcombank, tại Mục 1 Điều 1 Điểm o:“Cổ phiếu là chứ ng chỉ

do ngân hàng phát hành hoăc

bút toán ghi sổ xác nhân

quyền sở ̃u môt

hoăc

môt

số cổ phần của ngân hàng . Cổ phiếu của ngân hàng có thể g hi tên hoăc

không ghi

tên”; Điều lệ NHTMCP Nam Viêṭ cũng quy điṇ h : “Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của Ngân hàng phát hành, là chứng chỉ do Ngân hàng phát hành xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của Ngân hàng. Cổ phiếu của Ngân hàng có thể là cổ phiếu ghi tên hay cổ phiếu không ghi tên theo quy định” – Điểm n Khoản 1 Điều 1;

Điều lệ NHTMCP Vietcombank:“Cổ phiếu là chứ ng chỉ hoăc bút toań ghi sổ của

ngân hàng phát hành xác nhân

quyền sở ̃u môt

hoăc

môt

số cổ phần của ngân

hàng” – Điểm r Khoản 1 Điều 1.

Điều 18 Quyết điṇ h số 1122/2001/QĐ – NHNN quy điṇ h nôi


dung chủ yếu

của cổ phiếu NHTMCP tương tự như quy định về cổ phiếu của công ty cổ phần trong Luật Doanh nghiệp:

a) Tên, trụ sở chính của Ngân hàng thương mại cổ phần;

b) Số và ngày cấp Giấy phép thành lập và hoạt động;

c) Số lượng cổ phần và loại cổ phần;

d) Mệnh giá mỗi cổ phần và tổng mệnh giá số cổ phần ghi trên cổ phiếu;

e) Tên cổ đông (đối với cổ phiếu có ghi tên);

f) Tóm tắt về thủ tục chuyển nhượng cổ phiếu;

g) Chữ ký mẫu của người đại diện theo pháp luật và dấu của Ngân hàng thương mại cổ phần;

h) Số đăng ký tại sổ đăng ký cổ đông và ngày phát hành cổ phiếu;

i) Đối với cổ phiếu của cổ phần ưu đãi biểu quyết ngoài những yếu tố trên còn phải ghi rõ mức được biểu quyết theo qui định tại Điều lệ Ngân hàng thương mại cổ phần.

Vậy cổ phiếu của NHTMCP là loại cổ phiếu do NHTMCP phát hành, có những đặc điểm khác biệt so với cổ phiếu của các công ty cổ phần khác và khác biệt với các loại giấy tờ có giá khác do NHTMCP phát hành.

Theo Quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế phát hành giấy tờ có giá trong nước của tổ chức tín dụng thì giấy tờ có giá do TCTD phát hành gồm giấy tờ có giá ngắn hạn (kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác), giấy tờ có giá dài hạn (trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn và các giấy tờ có giá dài hạn khác), giấy tờ có giá ghi danh và giấy tờ có giá vô danh. Sau đây, ta sẽ xem xét sơ lược sự khác biệt của các loại giấy tờ có giá này với cổ phiếu do NHTMCP phát hành.

- Về cổ phiếu:

Là một chứng thư xác nhận quyền sở hữu trong ngân hàng và cho phép người sở hữu nó được hưởng các quyền lợi thông thường trong NHTMCP. Cổ phiếu là giấy biên nhận số vốn cổ phần nên thuộc chứng khoán vốn.Cổ phần là phần vốn góp kinh doanh có tính chất lời ăn lỗ chịu nên không có kỳ hạn.Người mua cổ phiếu là cổ đông được sở hữu một phần tài sản của NHCP theo tỷ lệ góp.Người mua cổ phiếu không được rút vốn trở lại.Người mua cổ phiếu có quyền đầu phiếu (trừ khi mua cổ phiếu ưu đãi).

- Về trái phiếu:

Trái phiếu là giấy biên nhận số nợ ngân hàng vay nên thuộc chứng khoán nợ. Trái phiếu có kỳ hạn, dù ngân hàng thua lỗ họ vẫn trả lãi cho người mua trái phiếu. Người mua trái phiếu chỉ là chủ nợ ngân hàng. Người mua trái phiếu được hoàn vốn

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 04/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí