ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT
VŨ THỊ THANH TÂM
PHÁP LUẬT VỀ CHÀO BÁN CỔ PHIẾU
RA CÔNG CHÚNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Có thể bạn quan tâm!
- Pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam - 2
- Phân Loai Cổ Phiêú Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần
- Các Hình Thức Chào Bán Cổ Phiếu Ra Công Chúng Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần
Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT
VŨ THỊ THANH TÂM
PHÁP LUẬT VỀ CHÀO BÁN CỔ PHIẾU
RA CÔNG CHÚNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số : 60 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Thị Thu Thủy
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình.
Tôi xin chân thành cám ơn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả
Vũ Thị Thanh Tâm
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 3
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài 3
4. Mục đích nghiên cứu 4
5. Phương pháp nghiên cứu 4
6. Những đóng góp mới của luận văn 5
7. Kết cấu luận văn 5
CHƯƠNG 1: NHỮ NG VẤ N ĐỀ CƠ BẢ N VỀ CHÀ O BÁ N CỔ PHIẾ U RA
CÔNG CHÚ NG CỦ A NGÂN HÀ NG THƯƠNG MAI
CỔ PHẦ N 6
1.1 Khái niệm, đặc điểm chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần 6
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần 6
1.1.2 Phân loai cổ phiêú ngân hàng thương mại cổ phần 13
1.1.3 Khái niệm, đăc
điểm chào bá n cổ phiếu ra công chú ng của ngân hàng
thương mai cổ phần 17
1.2 Các hình thức chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần 20
1.2.1 Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) 22
1.2.2 Chào bán thêm cổ phần ra công chúng 23
1.3 Nguyên tắc chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần. 25
1.4 Vai trò của chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần. 28
1.5 Nội dung của pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần. 31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHÀO BÁN CỔ PHIẾU RA CÔNG CHÚNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM 35
2.1 Các chủ thể tham gia vào quan hệ chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam 35
2.1.1 Tổ chức phát hành – Ngân hàng thương mại cổ phần. 35
2.1.2 Nhà đầu tư 40
2.1.3 Tổ chức trung gian 44
2.1.4 Cơ quan quản lý nhà nước 46
2.2 Điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần 49
2.3 Trình tự, thủ tục chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại ở Việt Nam 58
2.3.1 Đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng và thẩm định đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng. 58
2.3.2 Công bố thông tin chào bán cổ phiếu ra công chúng 69
2.3.3 Phân phối cổ phiếu 70
2.4 Bảo lãnh phát hành cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần 72
2.5 Các vi phạm và xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần 77
2.5.1 Các hành vi vi phạm 77
2.5.2 Hình thức xử lý vi phạm 81
2.6 Những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam 86
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 91
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHÀO BÁN CỔ PHIẾU RA CÔNG CHÚNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM 92
3.1 Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam 92
3.1.1 Phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và chiến lược phát triển thị trường chứng khoán 92
3.1.2 Yêu cầu hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng và thị trường chứng khoán. 94
3.1.3 Khắc phục những bất cập của pháp luật chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần 95
3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng của ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam 97
3.2.1 Về phương thức chào bán cổ phiếu ra công chúng 97
3.2.2 Về hồ sơ chào bán cổ phiếu ra công chúng 98
3.2.3 Cụ thể hóa nội dung thông tin công bố 99
3.2.4 Bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư 101
3.2.5 Tăng thẩm quyền quản lý phát hành 103
3.2.6 Tăng mức xử phạt vi phạm đối với hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng 105
KẾT LUẬN 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 108
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NĐT : Nhà đầu tư
NHNN : Ngân hàng nhà nước
NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần
NHTƯ : Ngân hàng trung ương
SGDCK : Sở giao dịch chứng khoán
TCTD : Tổ chức tín dụng
TTCK : Thị trường chứng khoán
TTGDCK : Trung tâm giao dịch chứng khoán
UBCKNN : Uỷ ban chứng khoán nhà nước
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thị trường vốn là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế thị trường. Trong đó thị trường chứng khoán là công cụ đắc lực trong quá trình huy động vốn, sử dụng và luân chuyển vốn nhằm tạo cơ sở vững chắc và đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế đất nước.
Văn kiện Đại hội Đảng VIII đã khẳng định “…phát triển thị trường vốn, thu hút các nguồn vốn trung và dài hạn qua ngân hàng và các công ty tài chính để đáp ứng nhu cầu cho vay đầu tư phát triển, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để từng bước xây dựng thị trường chứng khoán phù hợp với điều kiện Việt Nam và định hướng kinh tế - xã hội của đất nước…”. Khi thị trường chứng khoán bước đầu tạo lập ở Việt Nam, Đại hội Đảng IX cũng đã xác định: “...phát triển nhanh và bền vững thị trường vốn trung và dài hạn. Tổ chức và vận hành thị trường chứng khoán…an toàn, hiệu quả”.
Chào bán cổ phiếu là tiền đề tạo lập thị trường chứng khoán (tạo hàng hóa cho thị trường), tạo kênh huy động và phân bổ nguồn vốn đầu tư trung và dài hạn cho sự phát triển kinh tế. Một trong những hàng hóa của thị trường chứng khoán là cổ phiếu của NHTMCP. Thông qua hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng NHTMCP có cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn lớn với chi phí rẻ để mở rộng kinh doanh. Cùng với đó, nguồn vốn sẽ được điều tiết từ nơi thừa sang nơi thiếu, từ nơi hoạt động kém hiệu quả đến nơi hoạt động có hiệu quả của nền kinh tế, đồng thời tạo khả năng tăng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
Trong bối cảnh kinh tế nước ta phải đối mặt với khó khăn, thách thức, trước những vấn đề đặt ra trong quá trình mở cửa và hội nhập, các văn bản pháp luật hiện có đã góp phần tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của TTCK Việt Nam cũng như hoạt động chào bán cổ phiếu, tạo lập mối quan hệ với hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng. Nhưng bên cạnh đó, các văn bản pháp luật về chào bán cổ phiếu ra công chúng và đặc biệt là chào bán cổ phiếu ra công chúng của NHTMCP còn thiếu, nhiều bất cập, chưa đồng bộ, thống nhất. Hiện tại, để nghiên